Đánh giá kết quả xa sau điều trị mất da cẳng tay, bàn tay bằng vạt da cuống bẹn

TÓM TẮT

Mục tiêu: đánh giá kết quả xa sau điều trị mất da cẳng tay, bàn tay bằng vạt da cuống bẹn

tại Khoa Vi phẫu Tạo hình, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh. Đối

tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang bệnh nhân có khuyết hổng mất da

cẳng bàn tay được điều trị bằng vạt da cuống bẹn từ 10 - 2011 đến 05 - 2013 có thời gian theo

dõi tối thiểu 12 tháng. Thu thập số liệu dựa vào bệnh án mẫu ghi nhận khi tái khám bệnh nhân.

Đánh giá kết quả dựa vào màu sắc, mật độ, độ nhô cao của vạt so với xung quanh, tình trạng

sẹo quanh vạt da, sẹo co rút, nhiễm khuẩn, rò vạt da, chức năng và cảm giác của cẳng tay và

bàn tay sau điều trị. Kết quả: 38 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh được đưa vào nghiên

cứu từ 10 - 2011 đến 05 - 2014. Khả năng che phủ của vạt cuống bẹn từ < 60="" cm2="" đến=""> 300 cm2.

Màu sắc da như xung quanh (10,5%), sậm màu hơn (89,5%). Độ nhô cao hơn vùng nhận

65,8%, bằng vùng nhận 34,2%. Vạt mềm mại chiếm 97,4%, hơi cứng 2,6%. Sẹo quanh vạt da

bằng với xung quanh (76,3%) và nhô cao hơn xung quanh (23,7%). Không ghi nhận trường

hợp nào loét, nhiễm trùng vạt. Sau phẫu thuật, 13 trường hợp (34,2%) vận động bàn tay bình

thường và 14 trường hợp (36,8%) cầm nắm khó khăn. Kết luận: vạt bẹn có cuống là phương

pháp điều trị hiệu quả các khuyết hổng da vùng cẳng tay bàn tay.

pdf 9 trang phuongnguyen 6060
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả xa sau điều trị mất da cẳng tay, bàn tay bằng vạt da cuống bẹn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả xa sau điều trị mất da cẳng tay, bàn tay bằng vạt da cuống bẹn

Đánh giá kết quả xa sau điều trị mất da cẳng tay, bàn tay bằng vạt da cuống bẹn
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 80 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XA SAU ĐIỀU TRỊ MẤT DA CẲNG TAY, 
BÀN TAY BẰNG VẠT DA CUỐNG BẸN 
Phạm Hiếu Liêm1; Võ Ngọc Minh Việt2; Nguyễn Anh Tuấn3 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: đánh giá kết quả xa sau điều trị mất da cẳng tay, bàn tay bằng vạt da cuống bẹn 
tại Khoa Vi phẫu Tạo hình, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh. Đối 
tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang bệnh nhân có khuyết hổng mất da 
cẳng bàn tay được điều trị bằng vạt da cuống bẹn từ 10 - 2011 đến 05 - 2013 có thời gian theo 
dõi tối thiểu 12 tháng. Thu thập số liệu dựa vào bệnh án mẫu ghi nhận khi tái khám bệnh nhân. 
Đánh giá kết quả dựa vào màu sắc, mật độ, độ nhô cao của vạt so với xung quanh, tình trạng 
sẹo quanh vạt da, sẹo co rút, nhiễm khuẩn, rò vạt da, chức năng và cảm giác của cẳng tay và 
bàn tay sau điều trị. Kết quả: 38 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh được đưa vào nghiên 
cứu từ 10 - 2011 đến 05 - 2014. Khả năng che phủ của vạt cuống bẹn từ < 60 cm
2
 đến > 300 cm
2
. 
Màu sắc da như xung quanh (10,5%), sậm màu hơn (89,5%). Độ nhô cao hơn vùng nhận 
65,8%, bằng vùng nhận 34,2%. Vạt mềm mại chiếm 97,4%, hơi cứng 2,6%. Sẹo quanh vạt da 
bằng với xung quanh (76,3%) và nhô cao hơn xung quanh (23,7%). Không ghi nhận trường 
hợp nào loét, nhiễm trùng vạt. Sau phẫu thuật, 13 trường hợp (34,2%) vận động bàn tay bình 
thường và 14 trường hợp (36,8%) cầm nắm khó khăn. Kết luận: vạt bẹn có cuống là phương 
pháp điều trị hiệu quả các khuyết hổng da vùng cẳng tay bàn tay. 
* Từ khóa: Vạt da cuống bẹn; Tổn thương da cẳng tay bàn tay; Kết quả xa. 
Evaluate the Effectiveness of Treatment of Skin Defects in the 
Forearms and Hands using Pedicle Groin Flap 
Summary 
Objectives: To evaluate the effectiveness of treatment of skin defects in the forearms and 
hands using pedicle groin flap at the Department of Plastic and Microsurgery in Orthopedic & 
Trauma Hospital - Hochiminh City. Subjects and methods: Retrospective, description study of 
patients with skin defect in the forearm and hand treated with pedicled groin flap from Nov 2011 
to May 2013 with a minimum follow-up period of 12 months. Data were recorded based on the 
medical document. Evaluate the results based on color, density, the height of flap compared to 
the surrounding, condition of scar surrounding the flap, contracted scar, infection, fistula, 
function, and the sensation of the forearms and hands after treatment. Results: 38 cases met 
the selection criteria and were included in the study from 10 - 2011 to 5 - 2014. The coverage of 
1.
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh 
2. Phòng khám chuyên khoa Tạo hình Thẩm mỹ Sky Diamond, TP. Hồ Chí Minh 
3. Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Hiếu Liêm (drliempham@pnt.edu.vn) 
Ngày nhận bài: 15/04/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 07/05/2019 
 Ngày bài báo được đăng: 20/05/2019 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 81 
the pedicled groin flap was from < 60 cm
2
 to > 300 cm
2
. The skin color was matched with the 
surrounding in 10.5% of cases, darker in 89.5% of cases. The height of the flap was higher than 
the receiving area in 65.8% of cases and equal in 34.2% of cases. The flap was soft accounted 
for 97.4%, slightly stiff 2.6%. Scars around the skin flap were equal to the surrounding (76.3%) 
and higher than the surrounding (23.7%). We did not record any cases of ulcers, flap infections. 
After surgery, there were 13 cases of normal hand function taking 34.2%; 14 cases of difficulty 
handling took for 36.8%. Conclusion: The pedicle groin flap was an effective treatment for skin 
defects in the forearms and hands. 
* Keywords: Groin flap; Skin defect in the forearm and hand; Long-term results. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bàn tay là một bộ phận quan trọng 
trong cuộc sống, là vốn quý của mỗi 
người. Trong lao động, bàn tay luôn phải 
đối mặt mọi rủi ro, nguy cơ chấn thương 
bàn tay thường đưa đến hậu quả nặng nề 
như làm giảm sức lao động, gây tàn phế, 
làm tổn thương cả thể chất và tinh thần 
cho cá nhân và xã hội. Mất da mô mềm 
bàn tay chiếm tỷ lệ cao trong chấn 
thương bàn tay. Do đặc điểm giải phẫu và 
chức năng, mất da và mô mềm ở bàn tay 
dễ làm lộ gân, xương khớp dẫn đến nguy 
cơ nhiễm trùng, hoại tử các gân cơ, 
xương khớp, làm giảm hoặc mất chức 
năng bàn tay. Do đó, mất da bàn tay cần 
được che phủ sớm, đúng cách với vật 
liệu tốt không quá dày, mềm mại, không 
co rút nhằm khôi phục lại chức năng, sự 
mềm mại, khéo léo của động tác cũng 
như thẩm mỹ. 
Các phương pháp giúp che phủ bao 
gồm: ghép da bào rời chỉ là biện pháp 
tạm thời vì sau đó dễ gây sẹo co rút và 
không thể dùng cho trường hợp lộ gân và 
xương. Nếu dùng xoay da tại chỗ vạt 
trượt, hoán chuyển hình Z, diện tích che 
phủ quá nhỏ không phù hợp. Phương 
pháp vạt da chuyển ghép tự do có khâu 
nối mạch máu nuôi (vạt da vai, vạt da 
lưng rộng): vạt da này có tính linh động 
cao, có khả năng che phủ được khuyết 
hổng ở bất cứ nơi nào, nhưng kỹ thuật 
phức tạp, đòi hỏi phẫu thuật viên nhiều 
kinh nghiệm vi phẫu và trang thiết bị 
chuyên ngành như kính hiển vi, dụng cụ 
phẫu thuật chuyên dụng. Phương pháp 
vạt da có cuống mạch gần (vạt da liên 
cốt, vạt da cẳng tay quay, vạt da trụ dưới: 
vạt này sống tốt nhờ có mạch máu nuôi 
chính được lấy từ một trục động mạch 
chính) hoặc phụ tại cẳng tay, đảm bảo 
khả năng sống tốt của vạt da nhưng có 
thể ảnh hưởng tới chức năng, cảm giác, 
vận động của bàn tay sau này nếu phải 
hy sinh động mạch chính. Ngoài ra, diện 
tích che phủ nhỏ không cơ động, chi sau 
che phủ chịu lạnh kém; phương pháp vạt 
da có cuống mạch từ xa gồm vạt da từ xa 
có cuống ngẫu nhiên (vạt da cuống ngực, 
vạt da cuống bụng), vạt da này dễ thực 
hiện, kỹ thuật đơn giản, tỷ lệ thành công 
cao nhưng phải tuân theo tỷ lệ về chiều 
dài và chiều rộng vạt để đảm bảo cấp 
máu tốt cho đầu xa của vạt, thời gian nằm 
viện dài (do phải chờ 3 tuần mới có thể 
cắt cuống), phẫu thuật nhiều lần, khó 
khăn khi cố định vạt da. Hoặc vạt da từ xa 
có cuống mạch máu nuôi như vạt da 
cuống bẹn (VDCB) là vạt da có cuống từ 
xa, được bó mạch mũ chậu nông nuôi. 
Loại vạt này có ưu điểm là che phủ diện 
tích da lớn, kỹ thuật không quá khó để 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 82 
thực hiện tại các bệnh viện đa khoa tuyến 
dưới, tỷ lệ thành công cao, không gây tổn 
thương mạch máu cẳng tay và có tính 
thẩm mỹ tương đối dễ chấp nhận hơn các 
vạt da khác, chỗ cho vạt da có thể che 
dấu được. Khuyết điểm là phải chờ sau 3 
- 4 tuần mới có thể cắt cuống, việc cố 
định đôi khi khó khăn. So với vạt da ngẫu 
nhiên từ xa, VDCB có mạch máu nuôi 
khắc phục nhược điểm không cần tuân 
theo tỷ lệ nhất định về chiều dài và chiều 
rộng của vạt da. Chính điểm này làm cho 
VDCB trở nên đơn giản và dễ thực hiện 
hơn. Ngoài ra, VDCB còn có mô đệm dày 
giúp che phủ tốt các mô quý, từ đó có thể 
giúp vận động sớm các khớp cổ tay và 
bàn tay, nên VDCB thường được lựa 
chọn để che phủ khuyết hổng mô mềm 
đặc biệt mất da vùng cẳng tay và bàn tay. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh 
giá kết quả xa sau điều trị mất da cẳng 
tay, bàn tay bằng VDCB tại Khoa Vi phẫu 
Tạo hình, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh 
hình Thành phố Hồ Chí Minh. 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣợng nghiên cứu. 
Tất cả bệnh nhân (BN) có khuyết hổng 
mất da vùng cẳng tay, bàn tay được điều 
trị tại Khoa Vi Phẫu Tạo hình, Bệnh viện 
Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ 
Chí Minh từ tháng 10 - 2011 đến 05 - 
2013 thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu: 
- Tiêu chuẩn chọn bệnh: thời gian theo 
dõi sau phẫu thuật tối thiểu 12 tháng (kết 
quả xa); có hồ sơ bệnh án lưu trữ đầy đủ; 
có tư liệu hình ảnh trước mổ, sau mổ và 
các lần tái khám đầy đủ; không có tổn 
thương gây giới hạn vận động trước khi 
phẫu thuật. 
- Tiêu chuẩn loại trừ: có chấn thương 
sau khi phẫu thuật; không đồng ý tham 
gia nghiên cứu. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
- Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu mô tả 
cắt ngang. 
- Trong nghiên cứu của chúng tôi thu 
thập được 38 trường hợp. 
- Phương pháp thu thập số liệu: thu 
thập qua sổ nhập viện của Khoa Vi phẫu 
Tạo hình. Thu thập số liệu qua bệnh án 
mẫu thông qua hồ sơ cũ. BN thỏa mãn 
tiêu chuẩn chọn bệnh được hẹn tái khám 
sau các thời điểm khác nhau (sau ít nhất 
2 tháng) để đánh giá kết sau phẫu thuật 
gồm: màu sắc vạt da, mật độ, độ nhô cao 
của vạt so với da xung quanh, tình trạng 
sẹo quanh vạt da, có sẹo co rút, loét hay 
nhiễm trùng, rò vạt da, chức năng và cảm 
giác của cẳng tay, bàn tay sau phẫu thuật. 
- Kết quả được mã hóa và xử lý theo 
phương pháp thống kê y học dựa trên 
phần mềm thống kê Stata 12 for Windows. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Từ 10 - 2011 đến 05 - 2013, 38 BN có 
khuyết hổng da mô mềm vùng cẳng tay, 
bàn tay được che phủ bằng vạt bẹn có 
cuống tại Khoa Tạo hình Vi Phẫu, Bệnh 
viện Chấn Thương Chỉnh hình Thành phố 
Hồ Chí Minh: 
1. Đặc điểm chung của BN. 
- Tuổi trung bình 27,6; nhỏ nhất 16 tuổi 
và lớn nhất 51 tuổi. Nam chiếm 81,6%, 
công nhân 76,2%. Nguyên nhân tổn 
thương chủ yếu do tai nạn giao thông 
(81,6%), tai nạn sinh hoạt 10,5%, tiếp 
theo là tai nạn lao động và các nguyên 
nhân khác chiếm 2,6% và 5,3%. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 83 
- Thời gian từ lúc tổn thương đến lúc 
BN được phẫu thuật che phủ khuyết hổng 
bằng VDCB trung bình 12,7 ngày, thời 
gian phẫu thuật sau chấn thương từ 6 - 
10 ngày nhiều nhất (36,8%). 
- Thời gian phẫu thuật trung bình 60,92 
phút. BN nằm viện trung bình 41,16 ngày 
(25 - 67 ngày). 
2. Đặc điểm tổn thương. 
- Dập nát đứt lìa, dập nát, lột găng và 
mất da là 4 loại tổn thương thường gặp 
nhất, chiếm lần lượt 23,8%; 21,1%; 18,4% 
và 15,7%. 
- Tổn thương phối hợp lộ gân xương 
khớp và gãy xương chiếm đa số (18% và 
11%). 
3. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật. 
- Màu sắc vạt da: hầu hết BN đều than 
phiền về vạt da che phủ vùng khuyết 
hổng sậm màu hơn da xung quanh (34/38 
trường hợp = 89,5%), hồng như da xung 
quanh 10% (4/38 trường hợp). Nghiên 
cứu của Huỳnh Quang Huy [2] theo dõi 
sau 2 tháng gặp 18/35 trường hợp màu 
vạt sậm hơn, 10/35 trường hợp hồng như 
da xung quanh. Như vậy, theo thời gian, 
màu vạt da có xu hướng sậm màu từ từ 
so với màu da xung quanh, mặc dù 
VDCB lấy từ vùng kín thường có màu 
nhạt hơn. 
- Độ nhô cao vạt da: 25/38 trường hợp 
(65,8%) nhô cao hơn vùng nhận; 34,2% 
BN vạt da còn lại phù hợp với vùng nhận. 
- Độ mềm của vạt: hầu hết vạt (37/38 
trường hợp) mềm mại sau phẫu thuật. 
- Sẹo quanh vạt: 29/38 trường hợp sẹo 
bằng mặt da, 9/38 trường hợp sẹo lồi ít. 
Không có trường hợp nào bị co rút do 
sẹo, không có trường hợp nào loét trên 
nền vạt da, hoặc nhiễm khuẩn, xì rò vạt. 
4. Đánh giá sẹo. 
Bảng 1: Đánh giá sẹo bằng thang điểm PSOAS (Patients and Observer Assessment 
Scales) [4]. 
Bảng đánh giá dành cho người quan 
sát và BN lần lượt 19,5/60 và 20,7/60 là 
mức BN chấp nhận được. Theo y văn thế 
giới, có nhiều thang điểm đánh giá trình 
trạng sẹo của vạt da, phân tích tình trạng 
sẹo trên nhiều thang điểm để đánh giá, 
xem xét từng trường hợp sau khi phân 
loại tình trạng sẹo thành 12 nhóm (dựa vào 
nguyên nhân hình thành của vết sẹo, biểu 
hiện lâm sàng, vị trí và phương pháp điều 
trị) cho thấy POSAS được sử dụng rộng 
rãi nhất [5]. Chúng tôi quyết định chọn thang 
điểm này để đánh giá tình trạng sẹo của 
BN. Trong nghiên cứu, 6 điểm là điểm số 
thấp nhất, tương ứng với sẹo gần như da 
bình thường, 46 điểm là điểm số cao nhất. 
Ghi nhận một số trường hợp sẹo giãn, lồi, 
thâm đen. Số điểm trung bình giành cho BN 
tự đánh giá là 20/60, độ lệch chuẩn là 11,73, 
nhỏ nhất 6 điểm và lớn nhất 51 điểm. 
Thang điểm POAS Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn 
 Đánh giá sẹo dành cho người quan sát 6 46 19,5 10,97 
 Đánh giá sẹo dành cho BN 6 51 20,7 11,734 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 84 
5. Đánh giá cảm giác vạt sau phẫu thuật. 
Bảng 2: Đánh giá cảm giác sau phẫu thuật theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Nghiên cứu 
Y khoa Hoa Kỳ. [1]. 
Cảm giác 
Thời điểm 
S1 S2 S2+ S3 Tổng cộng 
12 - 18 tháng 3 3 1 0 7 
19 - 24 tháng 1 2 1 1 5 
25 - 30 tháng 3 7 3 2 15 
31- 36 tháng 1 2 5 3 11 
Tổng cộng 8 14 10 6 38 
Trong nghiên cứu, BN đã phục hồi 
cảm giác từ từ theo thời gian. 8/38 trường 
hợp bắt đầu phục hồi cảm giác đau, 
14/38 trường hợp phục hồi cảm giác va 
chạm, 10/38 trường hợp phục hồi cảm 
giác va chạm và đau, còn dị cảm, 6 
trường hợp phục hồi cảm giác va chạm 
và đau, mất hoàn toàn dị cảm. Các 
trường hợp trong nghiên cứu, hầu như 
chỉ phục hồi cảm giác nông, đau và va 
chạm. Không trường hợp nào phục hồi 
được cảm giác tinh vi như phân biệt 2 
điểm. Theo chúng tôi, thời gian theo dõi 
càng lâu, khả năng phục hồi cảm giác 
càng tăng theo thời gian. Tương tự, trong 
nghiên cứu của Mai Trọng Tường, sau 
che phủ vạt da thần kinh hiển ngoài, thời 
gian theo dõi 5 năm 88/162 trường hợp, 
phục hồi cảm giác đa số đến S2 +, cảm 
giác va chạm, đau còn dị cảm [1]. Võ Văn 
Châu nghiên cứu trên vạt da liên cốt sau 
cẳng tay cũng nhận thấy đa số phục hồi 
cảm giác đến S2+ [3]. Tang X và CS 
nghiên cứu VDCB trong che phủ khuyết 
hổng cẳng tay và bàn tay cho 13 trường 
hợp, được theo dõi 6 - 36 tháng, trung 
bình 20 tháng cũng thấy phục hồi cảm 
giác từ S2+ trở lên [7]. 
6. Đánh giá đặc điểm vận động sau 
phẫu thuật. 
- Phục hồi vận động khớp vai và khớp 
khuỷu sau khi bị bất động: 100% trường 
hợp phục hồi vận động khớp vai và khớp 
khuỷu bị cố định trở về vận động hoàn 
toàn trong giới hạn bình thường. 
- Phục hồi cẳng tay, bàn tay bị tổn 
thương. 
* Đặc điểm vận động sau phẫu thuật 
12 tháng: 
- Vận động bàn tay: gần như bình 
thường: 13 BN (34,2%); cầm nắm khó 
khăn: 14 BN (36,8%); không thể cầm 
nắm: 3 BN (7,9%); hạn chế đối ngón: 
2 BN (5,3%); hạn chế duỗi ngón: 2 BN 
(5,3%). 
- Vận động cổ tay: hạn chế duỗi cổ tay: 
1 BN (2,6%); hạn chế gấp cổ tay: 1 BN 
(2,6%); hạn chế vận động cổ tay: 2 BN 
(5,3%). 
Tuy nhiên, về tính thẩm mỹ, các BN 
tương đối hài lòng vì ưu điểm của VDCB 
nơi da cho ở vùng kín, người khác không 
thấy được, VDCB có mô đệm dày, sau 
che phủ vạt thường nhô cao hoặc lớn 
hơn mô xung quanh. Vì vùng vạt da cho 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 85 
nằm ở vùng bẹn có lớp mỡ đệm dày hơn 
ở vùng cẳng tay, khi phẫu thuật che phủ 
vùng ngón thường dính lại với nhau. Hầu 
hết BN đều được mổ lọc mỡ để làm giảm 
bớt độ dày của vạt da và tách ngón để 
giải phóng vùng ngón đã bị dính khi phẫu 
thuật, giúp tăng tính thẩm mỹ hơn. 27/38 
BN cần ít nhất một lần phẫu thuật lọc mỡ, 
tách ngón. 5 BN được phẫu thuật 2 lần. 1 
BN khi tái khám được tư vấn phẫu thuật 
lọc mỡ thêm một lần nữa sẽ đạt kết quả 
thẩm mỹ hơn, nhưng BN đã hài lòng với 
kết quả hiện tại, nên không tiếp tục phẫu 
thuật. 5/38 BN còn lại không phải phẫu 
thuật lọc mỡ, do vạt da đã cơ bản hoàn 
thiện, BN hài lòng hoặc do điều kiện kinh 
tế không cho phép, hoặc không muốn 
chịu một lần phẫu thuật nữa. Trong 
nghiên cứu, 1 BN tổn thương lột găng 
ngón một tay phải, sau khi lọc mỡ một 
lần, kết quả độ nhô cao của vạt gần bằng 
mô xung quanh, BN hoàn toàn hài lòng 
Theo Huỳnh Quang Huy, sau xuất viện 
2 - 8 tháng, 30/35 trường hợp (86%) phục 
hồi vận động khớp vai và khớp khuỷu bên 
bị bất động và 5/35 trường hợp (14%) 
tương đối khó khăn và cứng khớp nhẹ 
[2]. Nghiên cứu 30 BN, Graf và Biemer 
chỉ ra việc bất động có thể gây giới hạn 
vận động khớp vai và khớp khuỷu, đặc 
biệt thường gặp ở khớp vai [8]. Phục hồi 
chức năng vùng cẳng tay và bàn tay của 
BN bị tổn thương. Nghiên cứu Huỳnh 
Quang Huy thấy không trường hợp nào 
chức năng bàn tay trở về hoàn toàn bình 
thường, 57% trường hợp cầm nắm được 
nhưng tương đối khó khăn, 34% không 
thể cầm nắm [2]. 
* Đánh giá khiếm khuyết của cẳng tay và bàn tay theo thang điểm The Quick DASH 
[6] sau 12 tháng phẫu thuật: 
Bảng 3: 
 Số lƣợng Tỷ lệ % 
0 - 29: quay lại công việc 16 42,1 
30 - 49: khó khăn khi quay lại công việc cũ 14 36,8 
50 - 69 rất khó khăn khi quay lại công việc cũ 8 21,1 
Số điểm nhỏ nhất: 4,5; số điểm lớn 
nhất: 63,6; số điểm trung bình: 28,4. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tái 
khám sau xuất viện ít nhất 14 tháng đối 
với BN vận động bàn tay gần như bình 
thường (13/38 trường hợp = 34,2%), các 
tổn thương chỉ gây mất da mà không có 
tổn thương gân cơ hoặc xương như tổn 
thương lột găng hoặc lóc da. 2 trường 
hợp đối ngón khó khăn là do BN bị tổn 
thương vừa lột găng vừa mất xương đốt 
xa. Các trường hợp vận động hạn chế ở 
cổ tay thường do tổn thương nội tại như 
dập nát cổ tay, mất gân xương. Những 
trường hợp không thể cầm nắm, 1 BN bị 
dập nát bàn tay phải tháo đến 1/2 bàn tay 
và 2 BN còn lại làm mỏm cụt đến gần 
khớp bàn ngón và tổn thương mất da mặt 
lòng bàn tay, xương gãy nhiều gây cứng 
khớp và sẹo co rút. Từ thống kê trên, để 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 86 
đánh giá phục hồi chức năng cho từng 
phần cẳng tay và bàn tay rất khó khăn, 
phụ thuộc nhiều yếu tố như mức độ tổn 
thương gân, xương, hoại tử mất gân 
xương và mỏm cụt Kết quả nghiên cứu: 
16/38 trường hợp (42,1%) có điểm < 29, 
có khả năng quay lại công việc. 8 trường 
hợp (21,1%) số điểm lớn > 50, đều có 
mức độ tổn thương nặng ở cẳng và bàn 
tay, rất khó khi quay lại công việc cũ. Như 
vậy, dựa vào bảng đánh giá The Quick 
DASH, số điểm càng cao, khiếm khuyết 
chức năng cẳng bàn tay càng kém. 
7. Biến chứng. 
Trong nhóm BN nghiên cứu, chúng tôi 
không ghi nhận BN nào loét trên sẹo 
quanh da hoặc nhiễm trùng. 
* Ca lâm sàng: 
BN nam, sinh 1986. Chẩn đoán: vết 
thương mài mòn vùng cẳng tay, cổ tay, 
mặt gan bàn tay lộ gân cơ. 
Hình 1: Vạt bẹn mặt gan tay ngay sau khi 
cắt cuống. 
Hình 2: Vạt bẹn mặt gan tay ngay sau khi 
lọc mỡ lần 1 sau phẫu thuật 
vạt bẹn 3 tháng. 
Hình 3: Vận động cầm nắm trong giới hạn 
bình thường sau 18 tháng phẫu thuật vạt 
bẹn. 
Hình 4: Vận động cổ tay trong giới hạn 
bình thường sau 18 tháng 
phẫu thuật vạt bẹn.
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 87 
BÀN LUẬN 
Bảng 4: So sánh diện tích vạt bẹn giữa các nghiên cứu. 
 Kích thƣớc nhỏ nhất (cm
2
) Kích thƣớc nhỏ nhất (cm
2
) 
Nghiên cứu của chúng tôi 30 310 
Huỳnh Quang Huy [2] 66 312 
Trần Hoa [4] 75 250 
Tang X [7] 48 216 
Molski M [9] 35 260 
So sánh diện tích vạt bẹn giữa các tác giả cho thấy kết quả tương đối tương đồng, 
diện tích che phủ tối đa 250 cm2 đến > 300 cm2. Với khả năng che phủ lớn như vậy, có 
thể chỉ định cho những trường hợp tổn thương gây khuyết hổng lớn ở vùng cẳng bàn 
tay mà các vạt da khác không thể che phủ được, đồng thời có đủ da để giải quyết các 
di chứng như tái tạo gân, xương, phục hồi chức năng hoạt động bàn tay. Trong nghiên 
cứu này chúng tôi không dùng phương pháp che phủ nào để hỗ trợ ngoài vạt bẹn. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu đánh giá kết quả xa 
điều trị mất da cẳng tay và bàn tay bằng 
VDCB sau ít nhất 12 tháng, 38 trường 
hợp đạt tiêu chuẩn chọn bệnh, thời gian 
theo dõi gần nhất 14 tháng, xa nhất 36 
tháng, chúng tôi rút ra kết luận: 
 - Vạt da cuống bẹn có diện tích che 
phủ cơ động, thích hợp cho nhiều vị trí 
trên cẳng bàn tay, đặc biệt vùng ngón tay, 
là vùng mà các vạt da xoay tại chỗ khó 
làm được. 
- Vạt da có mô đệm dày, thường nhô 
cao hơn vùng da xung quanh, vì vậy sau 
khi che phủ mất da cẳng bàn tay, BN cần 
thêm ít nhất một lần phẫu thuật lọc mỡ 
tách ngón, làm mỏng bớt vạt da để tăng 
tính thẩm mỹ cho vạt da. 
- Đánh giá theo thang điểm POSAS, kết 
quả 19,5/60 và 20,7/60 là mức BN hài lòng. 
- Đánh giá cảm giác của vạt da dựa vào 
thang điểm đánh giá cảm giác theo Hiệp 
hội Nghiên cứu Y Khoa Hoa Kỳ cho kết quả 
VDCB che phủ là vạt da có khả năng 
phục hồi cảm giác tăng dần theo thời gian. 
- Theo dõi kết quả xa cho thấy 100% 
không có cứng khớp vai và cứng khớp 
khuỷu. 
- Sẹo vùng lấy vạt nằm ngay vùng bẹn 
có thể che dấu được, làm tăng tính thẩm 
mỹ, BN hài lòng, tuy nhiên có những 
trường hợp lấy vạt da lớn để lại sẹo giãn, 
cọ xát nhiều gây tình trạng ngứa, dị cảm 
khó chịu cho BN, không trường hợp nào 
phải ghép da do không thể khâu khép 
vùng lấy vạt da. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 88 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Mai Trọng Tường. Khảo sát giải phẫu 
cuống mạch đầu xa đảo da cân thần kinh hiển 
ngoài, áp dụng và cải tiến trên lâm sàng. Luận 
án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Dược 
Thành phố Hồ Chí Minh. 2011. 
2. Huỳnh Quang Huy. Sử dụng vạt da 
cuống bẹn che phủ mất da vùng cẳng tay và 
bàn tay. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại 
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2012. 
3. Võ Văn Châu. Sử dụng đảo da liên cốt 
sau ngược dòng để che phủ nơi thiếu phần 
mềm ở bàn tay. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí 
Minh. 2000. tr.112-122. 
4. Trần Hoa. Vạt da cuống bẹn che phủ 
mất da và phần mềm cẳng tay bàn tay. Tạp chí 
Y học TP. Hồ Chí Minh. 2004, 9 (2), tr.71-74. 
5. Draaijers L.J, Botman Y.A. Skin elasticity 
meter or subjective evaluation in scars: A 
reliability assessment. Burns. 2004, 30 (2), 
pp.109-114. 
6. Gummesson C, Ward M.M. The shortened 
disabilities of the arm, shoulder and hand 
questionnaire (Quick DASH): Validity and 
reliability based on responses within the full-
length DASH. BMC Musculoskeletal Disorders. 
2006, 7 (44), pp.1-7. 
7. Tang X, Wei Z. Improved pedicled 
superficial iliac circumflex artery flap for 
reconstruction of hand and forearm wounds. 
Chinese Journal of Repoerative and Reconstructive 
Surgery. 2012, 26 (8), pp.943-945. 
8. Graf P, Biemer E. Morbidity of the groin 
flap transfer: Are we getting something for 
nothing. Br J Plast Surg. 1992, 45, pp.86-88. 
9. Molski M, Potocki K, Stańczyk J, 
Komorowska A, Murawski M. Use of pedicled 
cutaneous groin flaps in distal reconstruction 
of the upper extremity. Chirurgia Narzadow 
Ruchu i Ortopedia Polska. 2000, 65 (6), 
pp.611-617.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_xa_sau_dieu_tri_mat_da_cang_tay_ban_tay_ban.pdf