Đặc điểm huyết động của van động mạch chủ nhân tạo Saint-Judes và thay đổi cấu trúc-chức năng tim sau thay van

TÓM TẮT

Mở đầu: Cho đến nay chưa có nghiên cứu khảo

sát các đặc điểm huyết động bình thường của van

nhân tạo cơ học Saint Judes ở vị trí van động mạch

chủ trên người bệnh Việt Nam. Mục tiêu nghiên

cứu là xác định các trị số bình thường về huyết

động của van nhân tạo Saint Judes ở vị trí van động

mạch chủ và sự thay đổi cấu trúc-chức năng tim của

người bệnh được phẫu thuật thay van tại Viện Tim

TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên

cứu mô tả cắt ngang tiến cứu. Đối tượng là những

bệnh nhân tuổi ≥ 18 đã được thay van động mạch

chủ bằng van nhân tạo Saint Judes ít nhất 6 tháng sau

mổ đang tái khám định kỳ tại Khoa Khám bệnh Viện

Tim trong tình trạng lâm sàng ổn định. Các thông

số huyết động của van Saint Judes được khảo sát

gồm: Vmax (vận tốc tối đa của dòng máu qua van),

PPG (độ chênh áp tối đa qua van), MPG (độ chênh

áp trung bình qua van), EOA (diện tích lỗ van hiệu

dụng) và EOAI (chỉ số diện tích lỗ van hiệu dụng).

Kích thước các buồng tim, phân suất tống máu thất

trái và áp lực động mạch phổi tâm thu đo bằng siêu

âm tim sau mổ được so sánh với trước mổ

pdf 6 trang phuongnguyen 3540
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm huyết động của van động mạch chủ nhân tạo Saint-Judes và thay đổi cấu trúc-chức năng tim sau thay van", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm huyết động của van động mạch chủ nhân tạo Saint-Judes và thay đổi cấu trúc-chức năng tim sau thay van

Đặc điểm huyết động của van động mạch chủ nhân tạo Saint-Judes và thay đổi cấu trúc-chức năng tim sau thay van
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
41TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 82.2018
Đặc điểm huyết động của van động mạch chủ 
nhân tạo Saint-Judes và thay đổi cấu trúc-chức 
năng tim sau thay van
Ngô Hùng Quang Minh*, Hồ Huỳnh Quang Trí**
Khoa Y, Đại học Trà Vinh*
Viện Tim TP. Hồ Chí Minh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Cho đến nay chưa có nghiên cứu khảo 
sát các đặc điểm huyết động bình thường của van 
nhân tạo cơ học Saint Judes ở vị trí van động mạch 
chủ trên người bệnh Việt Nam. Mục tiêu nghiên 
cứu là xác định các trị số bình thường về huyết 
động của van nhân tạo Saint Judes ở vị trí van động 
mạch chủ và sự thay đổi cấu trúc-chức năng tim của 
người bệnh được phẫu thuật thay van tại Viện Tim 
TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên 
cứu mô tả cắt ngang tiến cứu. Đối tượng là những 
bệnh nhân tuổi ≥ 18 đã được thay van động mạch 
chủ bằng van nhân tạo Saint Judes ít nhất 6 tháng sau 
mổ đang tái khám định kỳ tại Khoa Khám bệnh Viện 
Tim trong tình trạng lâm sàng ổn định. Các thông 
số huyết động của van Saint Judes được khảo sát 
gồm: Vmax (vận tốc tối đa của dòng máu qua van), 
PPG (độ chênh áp tối đa qua van), MPG (độ chênh 
áp trung bình qua van), EOA (diện tích lỗ van hiệu 
dụng) và EOAI (chỉ số diện tích lỗ van hiệu dụng). 
Kích thước các buồng tim, phân suất tống máu thất 
trái và áp lực động mạch phổi tâm thu đo bằng siêu 
âm tim sau mổ được so sánh với trước mổ.
Kết quả: Có 85 bệnh nhân (tuổi trung bình 43,3 
± 11,4, nam giới chiếm tỉ lệ 29,4%) được tuyển vào 
nghiên cứu. Kết quả đo các thông số huyết động như 
sau: Vmax 2,24 ± 0,56 m/s; PPG 21,23 ± 10,81 mm 
Hg; MPG 11,85 ± 6,65 mm Hg; EOA 1,58 ± 0,50 
cm2; EOAI 0,96 ± 0,31 cm2/m2. Dựa trên EOAI, bất 
tương xứng giữa van nhân tạo với bệnh nhân mức 
độ trung bình được ghi nhận ở 10 người (18,5%) 
và mức độ nặng được ghi nhận ở 9 người (16,7%). 
Kích thước thất trái và áp lực động mạch phổi tâm 
thu sau mổ giàm có ý nghĩa so với trước mổ.
Kết luận: Nghiên cứu xác định được các trị số 
bình thường về huyết động của van động mạch 
chủ Saint Judes trên người bệnh Việt Nam. Việc đo 
EOAI là cần thiết nhằm phát hiện các trường hợp 
có bất tương xứng giữa van nhân tạo với bệnh nhân.
Từ khóa: Van nhân tạo Saint Judes; Chỉ số diện 
tích lỗ van hiệu dụng; Bất tương xứng giữa van nhân 
tạo với bệnh nhân. 
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật thay van tim nhân tạo là một 
phương pháp điều trị hiệu quả, giúp cải thiện triệu 
chứng suy tim và kéo dài tuổi thọ của người mắc 
bệnh van tim [1,2]. Từ năm 2007 van nhân tạo cơ 
học Saint-Judes bắt đầu được dùng tại nhiều trung 
tâm ở Việt Nam. Cho đến nay chưa có nghiên cứu 
khảo sát các đặc điểm huyết động bình thường của 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
42 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 82.2018
van nhân tạo Saint Judes ở vị trí van động mạch chủ 
ở người bệnh Việt Nam, để từ đó có thể phát hiện 
các trường hợp van hoạt động bất thường trong quá 
trình theo dõi sau mổ. Nghiên cứu dưới đây được 
thực hiện nhằm xác định các trị số bình thường về 
huyết động của van nhân tạo Saint Judes ở vị trí van 
động mạch chủ và sự thay đổi cấu trúc-chức năng 
tim của bệnh nhân được phẫu thuật thay van tại 
Viện Tim TP. Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu. Đối tượng 
nghiên cứu là những bệnh nhân tuổi ≥ 18 đã được 
thay van động mạch chủ bằng van nhân tạo Saint 
Judes (gọi tắt là van động mạch chủ Saint Judes) ít 
nhất 6 tháng sau mổ đang tái khám định kỳ tại Khoa 
Khám bệnh Viện Tim trong tình trạng lâm sàng ổn 
định. Tiêu chuẩn loại trừ gồm: bệnh nhân đã được 
xác định là có bất thường của van động mạch chủ 
nhân tạo, bệnh nhân được thay van hai lá đồng 
thời, bệnh nhân có hẹp và/hoặc hở van hai lá mức 
độ vừa-nặng, bệnh nhân có tật tim bẩm sinh kèm 
theo, bệnh nhân có tràn dịch màng phổi hoặc tràn 
dịch màng tim (khoảng trống siêu âm hơn 5 mm). 
Thời gian thu thập số liệu là từ tháng 1/2017 đến 
hết tháng 6/2017. 
Đồng thời với việc ghi nhận các số liệu nhân trắc 
và đặc điểm phẫu thuật, chúng tôi đánh giá kích 
thước các buồng tim, phân suất tống máu thất trái, 
áp lực động mạch phổi tâm thu, khối lượng cơ thất 
trái và các thông số huyết động của van động mạch 
chủ Saint Judes bằng siêu âm Doppler tim qua thành 
ngực. Máy siêu âm được dùng là máy Philips HD7, 
đầu dò 3,5 MHz. Phân suất tống máu thất trái được 
tính theo công thức Teicholz. Áp lực động mạch 
phổi tâm thu được tính theo công thức Bernouilli 
từ dòng hở van ba lá. Khối lượng thất trái được tính 
theo công thức Devereux [3]. Các thông số huyết 
động của van động mạch chủ Saint Judes được 
khảo sát gồm: Vmax (vận tốc tối đa của dòng máu 
qua van), PPG (độ chênh áp tối đa qua van), MPG 
(độ chênh áp trung bình qua van), EOA (Effective 
orifice area, là diện tích lỗ van hiệu dụng) và EOAI 
(EOA index, là chỉ số diện tích lỗ van hiệu dụng). 
EOA được tính theo công thức: EOA = (CSALVO x 
VTILVO)/VTIAo, với CSALVO là diện tích đường ra 
thất trái, VTILVO là tích phân vận tốc-thời gian của 
dòng máu qua đường ra thất trái đo bằng Doppler 
xung và VTIAo là tích phân vận tốc - thời gian qua van 
đo bằng Doppler liên tục [2]. Tính EOAI bằng cách 
chia EOA cho diện tích cơ thể. Bất tương xứng giữa 
van nhân tạo với bệnh nhân (prosthesis-patient 
mismatch) được xếp loại trung bình nếu EOAI 
trong khoảng 0,65 - 0,85 cm2/m2 và nặng nếu EOAI 
< 0,65 cm2/m2.
 Phân tích thống kê: Các biến định tính được 
trình bày ở dạng tỉ lệ phần trăm. Các biến liên tục 
được trình bày ở dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. 
So sánh biến liên tục giữa các nhóm (theo cỡ van) 
bằng phân tích phương sai. So sánh các kết quả siêu 
âm tim là biến liên tục trước và sau mổ bằng phép 
kiểm t cho số liệu từng cặp. Ngưỡng có ý nghĩa 
thống kê là P < 0,05.
KẾT QUẢ
Có 85 bệnh nhân được thay van động mạch chủ 
Saint Judes tại Viện Tim từ tháng 1/2017 đến hết 
tháng 6/2017 thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh, trong 
đó có 54 bệnh nhân được đo đầy đủ các thông số 
siêu âm Doppler tim. Thời gian từ lúc phẫu thuật 
đến thời điểm khảo sát là 6 tháng đến 1 năm ở 14 
người, 1 năm đến 2 năm ở 14 người và trên 2 năm 
ở 57 người, trung bình là 24,7 ± 11,6 tháng. Đặc 
điểm của bệnh nhân được nêu trên bảng 1. Có 
15 bệnh nhân (17,6%) được thay van cỡ 19, 21 
bệnh nhân (24,7%) được thay van cỡ 21, 42 bệnh 
nhân (49,4%) được thay van cỡ 23 và 7 bệnh nhân 
(8,2%) được thay van cỡ 25.
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
43TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 82.2018
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân tham gia nghiên cứu (n = 85)
Tuổi trung bình (nhỏ nhất – lớn nhất) (năm) 43,3 ± 11,4 (18 - 64)
Giới nam 25 (29,4%)
BSA trung bình (nhỏ nhất – lớn nhất) (m2) 1,65 (1,28 – 2,04)
Kiểu tổn thương van hai lá
 Hẹp đơn thuần hoặc chủ yếu
 Hở đơn thuần hoặc chủ yếu
 Hẹp kèm hở
13 (14,9%)
33 (39,1%)
39 (46,0%)
Các thông số huyết động của van động mạch 
chủ Saint-Judes được nêu trên bảng 2 và của từng 
cỡ van được nêu trên bảng 3. Trong số 54 bệnh 
nhân được đo đầy đủ các thông số siêu âm Doppler 
tim, có 10 người (18,5%) có bất tương xứng giữa 
van nhân tạo với bệnh nhân mức độ trung bình và 
9 người (16,7%) có bất tương xứng mức độ nặng. 
Tỉ lệ có bất tương xứng giữa van nhân tạo với bệnh 
nhân (tính chung 2 mức trung bình và nặng) ở 
những người được thay van cỡ 19, 21, 23 và 25 lần 
lượt là: 63,6%, 45,5%, 25,9% và 0%. So với những 
người không có bất tương xứng giữa van nhân tạo 
với bệnh nhân, 2 nhóm có bất tương xứng mức độ 
trung bình và nặng có khối lượng thất trái giảm ít 
hơn sau mổ (32,6% so với 20,6% và 21,7%), tuy 
nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Các thay đổi cấu trúc và chức năng tim tại thời điểm 
khảo sát so với trước mổ được biểu diễn trên bảng 4. 
Bảng 2. Các thông số huyết động của van động mạch chủ Saint-Jude.
 Thông số huyết động Trung bình ± độ lệch chuẩn Trị số nhỏ nhất – lớn nhất
Vmax (m/s) (n = 85) 2,24 ± 0,56 1,35 – 3,93
PPG (mm Hg) (n = 85) 21,23 ± 10,81 7,29 – 61,90
MPG (mm Hg) (n = 85) 11,85 ± 6,65 4,00 – 41,10
EOA (cm2) (n = 54) 1,58 ± 0,50 0,44 – 2,86
EOAI (cm2/m2) (n = 54) 0,96 ± 0,31 0,25 – 1,95
Bảng 3. Các thông số huyết động của từng cỡ van.
Thông số
Cỡ 19 
(n = 15)
Cỡ 21
(n = 21)
Cỡ 23
(n = 42)
Cỡ 25 
(n = 7)
P
Vmax (m/s) 2,58 ± 0,52 2,42 ± 0,61 2,05 ± 0,48 2,07 ± 0,38 0,002
PPG (mm Hg) 27,42 ± 10,60 25,04 ± 13,58 17,72 ± 8,28 17,60 ± 6,49 0,004
MPG (mm Hg) 15,14 ± 6,23 14,81 ± 8,84 9,58 ± 4,80 9,98 ± 4,50 0,003
EOA (cm2) 1,22 ± 0,36 1,33 ± 0,38 1,74 ± 0,44 2,12 ± 0,60 <0,001
EOAI (cm2/m2) 0,77 ± 0,20 0,83 ± 0,26 1,03 ± 0,28 1,29 ± 0,28 <0,001
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
44 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 82.2018
Bảng 4. Cấu trúc và chức năng tim trước và sau mổ đánh giá bằng siêu âm tim
Trước mổ Sau mổ P
IVSd (mm) 11,56 ± 2,63 10,78 ± 2,29 0,019
LVIDd (mm) 56,73 ± 10,25 46,68 ± 5,18 <0,001
LVPWd (mm) 11,21 ± 2,24 10,57 ± 1,84 0,022
IVSs (mm) 14,67 ± 3,47 13,75 ± 2,66 0,028
LVIDs (mm) 35,88 ± 9,29 29,14 ± 4,46 <0,001
LVPWs (mm) 15,31 ± 2,58 14,56 ± 2,27 0,034
EF (%) 64,87 ± 11,10 67,06 ± 7,63 0,069
LVMI (g/m2) 169,1 ± 59,3 111,6 ± 28,1 <0,001
LAD (mm) 36,71 ± 6,70 36,43 ± 7,23 0,762
PAPs (mm Hg) 33,73 ± 9,10 27,68 ± 4,94 <0,001
Ghi chú: IVSd = bề dày vách liên thất thì tâm 
trương; LVIDd = đường kính thất trái thì tâm 
trương; LVPWd = bề dày thành sau thất trái thì tâm 
trương; IVSs = bề dày vách liên thất thì tâm thu; 
LVIDs = đường kính thất trái thì tâm thu; LVPWs 
= bề dày thành sau thất trái thì tâm thu; EF = phân 
suất tống máu thất trái; LVMI = chỉ số khối lượng 
thất trái; LAD = đường kính nhĩ trái; PAPs = áp lực 
động mạch phổi tâm thu.
BÀN LUẬN
Trong thực hành thường ngày, bác sĩ khám 
nghiệm bằng siêu âm Doppler tim cho bệnh nhân 
được thay van tim nhân tạo thường chỉ đo các chỉ 
số thông thường (kích thước các buồng tim, phân 
suất tống máu thất trái, áp lực động mạch phổi tâm 
thu) và tường trình một số thông tin chính liên 
quan với van nhân tạo như độ chênh áp qua van 
và sự hiện diện hay không của hở cạnh vòng van. 
Một lý do chính khiến bác sĩ siêu âm không khảo 
sát cặn kẽ hơn là sự thiếu thông tin về các thông số 
huyết động bình thường (được dùng làm chuẩn so 
sánh) của các loại van nhân tạo ở người bệnh Việt 
Nam. Nghiên cứu của chúng tôi lần đầu tiên cung 
cấp những thông số huyết động chi tiết của các cỡ 
van động mạch chủ Saint Judes ở người bệnh Việt 
Nam. Hầu hết các thông số này (độ chênh áp qua 
van, EOA) phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất 
van nhân tạo là St. Jude Medical và tương tự kết quả 
nghiên cứu của Chafizadeh [4,5]. Trong nghiên cứu 
của chúng tôi, EOAI tỉ lệ thuận với cỡ van. Nhiều 
nhóm tác giả khác cũng đã báo cáo hiện tượng này 
[5-7]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
một vấn đề quan trọng là sự bất tương xứng giữa 
van nhân tạo với bệnh nhân, một hiện tượng chỉ có 
thể phát hiện được khi đo EOAI [8]. Nghiên cứu 
của Mohty-Echahidi và cộng sự thuộc Mayo Clinic 
(Mỹ) trên 388 bệnh nhân được thay van động mạch 
chủ Saint Judes các cỡ 19 và 21 cho thấy hiện tượng 
này không phải hiếm gặp: 17% bệnh nhân có bất 
tương xứng mức độ nặng và 43% có bất tương xứng 
mức độ trung bình [9]. Một phân tích gộp số liệu 
của 34 nghiên cứu quan sát trên 27.186 bệnh nhân 
được thay van động mạch chủ nhân tạo đã chứng 
minh là bất tương xứng giữa van nhân tạo với bệnh 
nhân có ảnh hưởng xấu trên tiên lượng dài hạn, làm 
tăng 19% tử vong do mọi nguyên nhân và 32% tử 
vong liên quan với tim [10]. Đó là lý do vì sao các 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
45TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 82.2018
chuyên gia phẫu thuật tim cố gắng tránh bất tương 
xứng khi thay van nhân tạo cho người có bệnh lý 
van động mạch chủ [8,10]. Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi là một cảnh báo về việc cần cân nhắc kỹ 
khi dùng van động mạch chủ Saint Judes cỡ nhỏ (19 
và 21) cho người bệnh Việt Nam.
Trong nghiên cứu này, kích thước các buồng 
tim trái và áp lực động mạch phổi giảm rõ rệt sau 
thay van. Chúng tôi không ghi nhận ảnh hưởng 
của bất tương xứng trên sự thoái triển phì đại thất 
trái sau mổ, một hiện tượng đã được một số tác giả 
khác báo cáo [11,12]. Tuy nhiên nghiên cứu của 
chúng tôi không được thiết kế để chứng minh hiện 
tượng này. 
ABSTRACT
Evaluation of hemodynamic characteristics of the Saint Judes prosthetic heart valve in the aortic 
position
Background: Currently, there are no data on the hemodynamic characteristics of the Saint Judes prosthetic 
heart valve in the aortic position in Vietnamese patients. The objective of this study was to define the normal 
values of hemodynamic parameters of the Saint Judes valve in the aortic position and postoperative changes 
in cardiac structure and function in patients operated at the Heart Institute, Ho Chi Minh city.
Methods: Prospective observational study in patients who had aortic valve replacement with the Saint 
Judes valve at least 6 months before and who were in stable clinical condition. The following hemodynamic 
parameters were studied: Vmax (maximal velocity of transaortic flow), PPG (peak pressure gradient), MPG 
(mean pressure gradient), EOA (effective orifice area), and EOAI (effective orifice area index). Postoperative 
and preoperative left ventricular dimensions and ejection fraction, left atrial diameter, and systolic pulmonary 
artery pressure measured by echocardiography were compared. 
Results: 85 patients (mean age 43.3 ± 11.4, male 29.4%) were included in the study. The values were 
as follow: Vmax 2,24 ± 0,56 m/s; PPG 21,23 ± 10,81 mm Hg; MPG 11,85 ± 6,65 mm Hg; EOA 1,58 ± 
0,50 cm2; EOAI 0,96 ± 0,31 cm2/m2. Based on the EOAI, we identified 10 patients with moderate and 9 
patients with severe prosthesis-patient mismatch. After valve replacement, left ventricular dimensions and 
systolic pulmonary artery pressure decreased significantly.
Conclusion: Our study defined the normal values for hemodynamic parameters of the Saint Judes 
valve in the aortic position in Vietnamese patients. Calculation of EOAI is necessary to identify patients 
with prosthesis-patient mismatch.
Keywords: Saint Judes prosthetic heart valve; Effective orifice area index; Prosthesis-patient mismatch.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 85 bệnh nhân được thay van động 
mạch chủ Saint Judes hoạt động bình thường tại 
Viện Tim, chúng tôi tính được trị số trung bình cùng 
với khoảng dao động của các thông số huyết động như 
trên bảng 2 và trị số trung bình của các thông số huyết 
động theo từng cỡ van như trên bảng 3. So với trước 
mổ, sau mổ bệnh nhân có tái định dạng thuận lợi của 
thất trái và có giảm rõ rệt áp lực động mạch phổi tâm 
thu. Chúng tôi cho rằng ở bệnh nhân được thay van 
động mạch chủ Saint-Judes, đặc biệt là những người 
được thay van cỡ 19 và 21, việc đo EOAI là rất cần 
thiết nhằm phát hiện các trường hợp có bất tương 
xứng giữa van nhân tạo với bệnh nhân. 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
46 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 82.2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nishimura RA, Otto CM, Bonow RO, et al. 2014 AHA/ACC guideline for the management of 
patients with valvular heart disease: a report of the American College of Cardiology/American Heart 
Association Task Force on practice guidelines. Circulation 2014;129:e1-e308.
2. Zoghbi WA, Chambers JB, Dumesnil JG, et al. Recommendations for evaluation of prosthetic valves 
with echocardiography and Doppler ultrasound. J Am Soc Echocardiogr 2009;22:975-1014.
3. Devereux RB, Alonso DR, Lutas EM, et al. Echocardiographic assessement of left ventricular 
hypertrophy: comparison to necropsy findings. Am J Cardiol 1986;57:450.
4. Effective orifice area index calculator. Pocket guide. St. Jude Medical. www.sjm.com.
5. Chafizadeh ER, Zoghbi WA. Doppler echocardiographic assessment of the St. Jude Medical prosthetic 
valve in the aortic position using the continuity equation. Circulation 1991;83:213-223.
6. Bach DS, Sakwa MP, Goldbach M, et al. Hemodynamic and early clinical performance of the St. Jude 
Medical Regent mechanical aortic valve. Ann Thorac Surg 2002;74:2003-2009.
7. Sezai A, Kasamaki Y, Abe K, et al. Assessment of the St. Jude Medical Regent prosthetic valve by 
continuous-wave Doppler and dobutamine stress echocardiography. Ann Thorac Surg 2010;89:87-92.
8. Pibarot P, Dumesnil JG. Prosthesis-patient mismatch: definition, clinical impact, and prevention. Heart 
2006;92:1022-1029. 
9. Mohty-Echahidi D, Malouf JF, Girard SE, et al. Impact of prosthesis-patient mismatch on long-term 
survival in patients with small St Jude Medical mechanical prostheses in the aortic position. Circulation 
2006;113:420-426.
10. Head SJ, Mohkles MM, Osnabrugge RLJ, et al. The impact of prosthesis-patient mismatch on 
long-term survival after aortic valve replacement: a systematic review and meta-analysis of 34 observational 
studies comprising 27186 patient with 133141 patient-years. Eur Heart J 2012;331518-1529. 
11. Del Rizzo DF, Abdoh A, Cartier P, et al. Factors affecting left ventricular mass regression after aortic 
valve replacement with stentless valves. Semin Thorac Cardiovasc Surg 1999;11:114-120.
12. Tasca G, Brunelli F, Cirillo M, et al. Impact of valve prosthesis-patient mismatch on left ventricular 
mass regression following aortic valve replacement. Ann Thorac Surg 2005;79:505-510.

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_huyet_dong_cua_van_dong_mach_chu_nhan_tao_saint_jud.pdf