Chính sách tài khóa năm 2017 và định hướng năm 2018

Nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2017 được thực hiện trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã

hội có nhiều chuyển biến tích cực, song còn nhiều biến động bất ổn. Trước tình hình đó, chính sách tài khóa

ngay từ đầu năm đã được triển khai theo hướng chủ động, linh hoạt, chặt chẽ và tiết kiệm, đảm bảo nguồn

lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đây là cơ sở vững chắc để đảm bảo

thắng lợi cho việc thực hiện chính sách tài khóa năm 2017 và đề ra định hướng cho năm 2018.

pdf 4 trang phuongnguyen 280
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách tài khóa năm 2017 và định hướng năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách tài khóa năm 2017 và định hướng năm 2018

Chính sách tài khóa năm 2017 và định hướng năm 2018
Xuân Mậu Tuất
25TÀI CHÍNH - Tháng 01/2018
Xuân Mậu T ất
tranh của nền kinh tế, thực hiện cơ cấu lại NSNN, 
quản lý nợ công để đảm bảo bền vững nền tài chính 
quốc gia. Theo đó, ngay từ đầu năm 2017, Chính phủ 
đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2017 về 
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực 
hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội (KT-XH) và 
dự toán NSNN; Nghị quyết 70/NQ-CP ngày 3/8/2017 
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến 
độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; 
Chỉ thị 14/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 
thúc đẩy tăng trưởng ngành, lĩnh vực nhằm thực 
hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nhiệm vụ tài 
chính NSNN. Theo đó, chính sách tài khóa năm 2017 
được thực hiện theo hướng thận trọng, chặt chẽ, tiếp 
tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát 
triển, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia gắn với 
3 đột phá chiến lược. Cụ thể:
Thu NSNN: Tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, 
chính sách nhằm sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành 
mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, 
đẩy mạnh công tác quản lý thu trên cơ sở tăng cường 
công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu thuế, 
góp phần cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao 
năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của 
nền kinh tế. 
Chi NSNN: Thực hiện chi NSNN tiết kiệm, chặt 
chẽ, hiệu quả gắn với thực hiện cơ cấu lại NSNN và 
quản lý nợ công an toàn, bền vững. Trong điều hành 
chi NSNN, thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi 
thường xuyên, đảm bảo hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm; 
Đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý chi 
NSNN, quản lý chặt chẽ và hạn chế tối đa việc ứng 
trước dự toán NSNN và chi chuyển nguồn sang năm 
sau. Các địa phương chủ động sắp xếp điều chỉnh 
Chính sách tài khóa năm 2017 
2017 là năm đầu tiên triển khai nhiều nghị quyết 
của Trung ương (như Nghị quyết 05-NQ/TW, Nghị 
quyết 07-NQ/TW) và các quy định pháp luật tài 
chính ngân sách mới (như Luật Ngân sách nhà nước 
(NSNN) 2015, Luật Phí và lệ phí 2015), cùng với 
việc triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm giai 
đoạn 2016 - 2020 như: Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh 
tế, Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, Kế hoạch đầu 
tư công trung hạn với trọng tâm là nâng cao chất 
lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh 
chíNh sách Tài KhÓa Năm 2017 
và ĐịNh hưỚNg Năm 2018
Ts. NguyễN viếT lợi - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) *
Nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2017 được thực hiện trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã 
hội có nhiều chuyển biến tích cực, song còn nhiều biến động bất ổn. Trước tình hình đó, chính sách tài khóa 
ngay từ đầu năm đã được triển khai theo hướng chủ động, linh hoạt, chặt chẽ và tiết kiệm, đảm bảo nguồn 
lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đây là cơ sở vững chắc để đảm bảo 
thắng lợi cho việc thực hiện chính sách tài khóa năm 2017 và đề ra định hướng cho năm 2018.
Từ khóa: Tài chính, tài khóa, chính sách, kinh tế - xã hội, thuế, hải quan, môi trường kinh doanh
The duty of finance and state budget of 
2017 has been implemented under the 
context of both positive socio-economic 
changes and negative fluctuation. To deal 
with this situation, the financial policy was 
implemented from the early year and in the 
manner of activeness, flexibility, tightened 
and saving to ensure the resouces for socio-
economic sustainable development. This is a 
firmly base for successful financial policy of 
2017 and orientation for 2018.
Keywords: Finance, fiscal, policy, socio-economics, tax and 
customs, business environment
Ngày nhận bài: 15/12/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 4/1/2018
Ngày duyệt đăng: 5/1/2018
*Email: nguyenvietloi@mof.gov.vn
26
các nhiệm vụ phát triển KT-XH. 
Các bộ, ngành và địa phương đã nghiêm túc 
chấp hành chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng 
Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, chi 
trong phạm vi dự toán được giao, đúng chế độ, 
tiêu chuẩn, định mức chi; rà soát, sắp xếp, tiết kiệm 
chi thường xuyên; mua sắm tài sản theo đúng chế 
độ quy định; đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện 
điều chỉnh tiền lương, các chính sách an sinh xã 
hội, chi đầu tư phát triển... 
Trong điều kiện cân đối ngân sách trung ương 
còn khó khăn, Bộ Tài chính đã tham mưu Chính 
phủ xử lý, điều hành ngân sách chủ động, tích cực 
đảm bảo những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách 
như: Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chính trị, tổ 
chức thành công Hội nghị APEC 2017, thực hiện 
điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội 
và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức 
lương cơ sở từ ngày 01/7/2017 và hỗ trợ tiền lương 
tăng thêm cho các địa phương ngân sách khó 
khăn không cân đối được nguồn theo quy định. 
Bên cạnh đó, đã chi hỗ trợ trên 4,2 nghìn tỷ đồng 
từ dự phòng ngân sách trung ương để khắc phục 
hậu quả bão, mưa lũ, khôi phục sản xuất sau thiên 
tai; xuất cấp trên 127,3 nghìn tấn gạo dự trữ quốc 
gia để cứu đói, cứu trợ cho nhân dân, hỗ trợ học 
sinh vùng khó khăn; chi trả kịp thời kinh phí bồi 
thường thiệt hại do sự cố về môi trường biển từ 
nguồn đền bù của Formosa.
Tính đến 31/12/2017, các nhiệm vụ chi thường 
xuyên đã cơ bản thực hiện xong theo dự toán, đáp 
ứng kịp thời, đầy đủ nhiệm vụ chuyên môn của cơ 
quan, đơn vị sử dụng ngân sách.
Thứ ba, huy động vốn và cân đối ngân sách được 
đảm bảo. 
Với những kết quả tích cực trong thu NSNN 
của các địa phương và thực hiện chính sách chi tiết 
kiệm, bội chi NSNN năm 2017 trong phạm vi dự 
toán Quốc hội quyết định, ước khoảng 174,3 nghìn 
tỷ đồng, bằng 3,48% GDP thực hiện. Đây là một tín 
hiệu tích cực trong thực hiện nhiệm vụ tài chính - 
NSNN với chính sách tài khóa thắt chặt, đảm bảo 
nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH. 
Hoạt động huy động vốn TPCP từ thị trường có 
những chuyển biến tích cực, danh mục TPCP được 
cải thiện về kỳ hạn và lãi suất, giảm áp lực nợ trong 
ngắn hạn, giảm rủi ro thanh khoản. Năm 2017, Kho 
bạc Nhà nước đã thực hiện huy động qua Sở Giao 
dịch chứng khoán Hà Nội được 159,9 nghìn tỷ đồng, 
trong đó 100% trái phiếu huy động có kỳ hạn 5 năm 
trở lên; kỳ hạn vay bình quân là 13,52 năm, cao hơn 
nhiệm vụ chi NSNN phù hợp với khả năng thu ngân 
sách địa phương, nhất là các khoản chi đầu tư phát 
triển gắn với tiến độ một số nguồn thu tập trung cho 
đầu tư (thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết). Tăng 
cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đối với các 
dự án đầu tư từ nguồn NSNN và nguồn trái phiếu 
chính phủ (TPCP). 
Trong cân đối NSNN và quản lý nợ công: Thực 
hiện kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN; Tập trung 
quản lý nợ công chặt chẽ, chủ động, đảm bảo theo 
Chương trình quản lý nợ trung hạn, kế hoạch vay, 
trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 
2017; Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về nợ 
công, về huy động vốn trên thị trường tài chính; 
Đa dạng hóa các sản phẩm TPCP đối với các kỳ 
hạn dài, tăng nguồn lực cho NSNN, giảm áp lực nợ 
ngắn hạn; Hạn chế tối đa việc cấp bảo lãnh Chính 
phủ cho các khoản vay mới, không chuyển vốn 
vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn 
cấp phát NSNN; Thực hiện đánh giá đầy đủ các 
tác động lên nợ công, nợ chính quyền địa phương 
và khả năng trả nợ trong trung hạn trước khi thực 
hiện các khoản vay mới. 
Kết quả thực hiện nhiệm vụ 
tài chính – ngân sách năm 2017
Thứ nhất, thu NSNN tích cực, vượt dự toán NSNN 
năm 2017. 
Mặc dù kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 
2017 có nhiều biến động tác động nhất định đến công 
tác thu NSNN, nhưng nhờ có chính sách tài khoá chủ 
động nên thu NSNN đạt kết quả tích cực. Đến ngày 
31/12/2017, thu cân đối NSNN ước đạt 1.283,2 nghìn 
tỷ đồng, vượt 71 nghìn tỷ đồng, vượt 5,9% so dự toán, 
tăng 43,7 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội đạt mức 
động viên 25,6% so GDP; trong đó, thuế, phí ước đạt 
21% GDP. Thực hiện thu NSĐP đạt kết quả tích cực 
so với dự toán, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho 
cân đối ngân sách địa phương (NSĐP). 
Công tác quản lý thu, chống thất thu và giảm nợ 
đọng thuế đã đạt hiệu quả tương đối. Năm 2017, 
cơ quan thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 86,55 
nghìn doanh nghiệp, xử lý tăng thu thuế trên 16,3 
nghìn tỷ đồng, thu vào NSNN gần 12 nghìn tỷ đồng; 
thực hiện đôn đốc, cưỡng chế thu khoảng 39,8 nghìn 
tỷ đồng tiền nợ thuế năm 2016 chuyển sang. Cơ quan 
Hải quan đã thực hiện trên 8,2 nghìn cuộc kiểm tra 
sau thông quan, tăng thu cho NSNN gần 2,2 nghìn tỷ 
đồng; Xử lý và thu nộp NSNN khoảng 589,7 tỷ đồng 
nợ thuế phát sinh từ ngày 31/12/2016 trở về trước. 
Thứ hai, chi NSNN đảm bảo nguồn lực thực hiện 
Xuân Mậu Tuất
27TÀI CHÍNH - Tháng 01/2018
Ba là, thực hiện giao dự toán vốn đầu tư 
còn chậm, nên ảnh hưởng tới tiến độ giải 
ngân vốn đầu tư từ NSNN và TPCP đạt 
thấp ở nhiều bộ, ngành, địa phương. Việc 
giao kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn NSNN 
và TPCP trong năm 2017 còn chậm và nhiều 
lần. Cuối tháng 4/2017, Quốc hội mới thông 
qua danh mục và mức vốn TPCP cho từng 
dự án và giao vốn thành 3 lần vào tháng 
4/2017, tháng 5/2017 và tháng 9/2017. Tính 
đến 31/12/2017, giải ngân vốn đầu tư nguồn 
NSNN đạt 75,9% dự toán; vốn TPCP năm 
2017 mới chỉ đạt khoảng 23,5% dự toán. 
Bốn là, khó khăn trong huy động vốn 
trong dài hạn. Chi phí huy động vốn vay 
nước ngoài có xu hướng ngày càng tăng, 
khả năng tiếp cận các khoản vay ODA của 
Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu 
Á cũng như các nhà tài trợ khác trong thời gian tới 
sẽ giảm dần và việc giảm các ưu đãi cho đầu tư, 
giảm các ưu đãi trong chi trả nợ khiến cho chi phí 
lãi vay tăng, nghĩa vụ nợ nước ngoài tăng. Điều này 
ảnh hưởng rất lớn đến tính bền vững nợ nước ngoài 
quốc gia. 
Định hướng tài chính – ngân sách năm 2018 
Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV khẳng định 
thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về cơ cấu lại 
NSNN và quản lý nợ công, chính sách tài khóa 2018 
tiếp tục thực hiện theo hướng chủ động, chặt chẽ, 
siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN; Chống 
chuyển giá, chống thất thu, nợ đọng thuế, tăng cường 
kiểm soát chi NSNN bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, 
kiểm soát tốt các chỉ tiêu nợ công, đảm bảo trong giới 
hạn cho phép. Theo đó, mục tiêu tài chính NSNN 
năm 2018 là: Tổng thu NSNN 1.319,2 nghìn tỷ đồng, 
tổng số chi NSNN là 1.523,2 nghìn tỷ đồng, mức bội 
chi NSNN là 204 nghìn tỷ đồng, tương đương với 
3,7% GDP; Tổng mức vay của NSNN, bao gồm vay 
để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của NSNN là 
363,3 nghìn tỷ đồng. 
Để ứng phó với những thách thức cũng như thực 
hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 
2018, thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp 
trọng tâm sau: 
Một là, chủ động theo dõi diễn biến kinh tế, 
tài chính, ngân sách để có những dự báo và phản 
ứng chính sách tài khóa kịp thời; Phối hợp đồng 
bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền 
tệ nhằm hỗ trợ DN sản xuất kinh doanh phát 
triển, ổn định kinh tế vĩ mô; Tổ chức thực hiện 
mức 8,71 năm năm 2016, lãi suất vay bình quân năm 
là 6,07%/năm, thấp hơn mức 6,49%/năm của năm 
2016, giảm chi phí vay cho NSNN. Bên cạnh đó, công 
tác phát hành TPCP cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam 
đạt 63 nghìn tỷ đồng với kỳ hạn 10 năm, lãi suất 
5,82%/năm. 
Những thách thức đặt ra
Một là, vẫn còn những khoản thu, sắc thuế thực 
hiện thu đạt thấp so với dự toán, cơ cấu thu chưa thực 
sự bền vững khi các khoản thu lớn liên quan đến hoạt 
động sản xuất kinh doanh như thu từ doanh nghiệp 
nhà nước (DNNN), thu từ DN có vốn đầu tư nước 
ngoài, thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 
thấp so với dự toán. Thu từ DNNN ước đạt 87,9% dự 
toán, thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 
85,1% và thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 
đạt 93,1%. Nguyên nhân chủ yếu do tăng trưởng kinh 
tế những tháng đầu năm còn nhiều biến động (quý I 
chỉ 5,15%, quý II chỉ 6,28%) đã ảnh hưởng đến hoạt 
động sản xuất kinh doanh của DN. Ngoài ra, việc điều 
chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết 
tại các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) cũng có ảnh 
hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất của các DN 
có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, lộ trình cổ phần 
hóa DNNN chậm cũng phần nào tác động đến thu 
ngân sách. 
Hai là, cơ cấu lại chi NSNN chưa thực sự hiệu 
quả, khi tỷ trọng chi NSNN/GDP năm 2017 vẫn ở 
mức 28,2%, cao hơn mức mục tiêu 24-25% GDP giai 
đoạn 2016-2020; đồng thời, việc tăng cường hiệu quả 
nguồn lực công trong cung cấp dịch vụ công còn hạn 
chế, khi lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn 
vị sự nghiệp công lập còn chậm, chưa thực sự thu hút 
nguồn lực ngoài NSNN vào cung cấp dịch vụ công. 
(Ước thực hiện)
HìNH 1: THu, CHI NSNN vÀ TốC Độ TăNG THu, CHI NSNN 
GIaI ĐoạN 2012-2017
Nguồn: Bộ Tài chính 
28
soát chặt khoản vay của chính quyền địa phương, 
DNNN; Thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý 
nợ công, nhất là quản lý sử dụng có hiệu quả vốn 
vay, quản lý tốt nợ trung hạn và quỹ tích lũy trả 
nợ, quản lý và xử lý kịp thời rủi ro, tiếp tục cơ cấu 
lại các khoản vay; Tăng cường quản lý các khoản 
vay mới, khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ. 
Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường 
vốn trong nước, chuyển đổi các khoản nợ vay theo 
hợp đồng từ các quỹ tài chính sang hình thức đầu tư 
bằng TPCP để tăng tính thanh khoản, linh hoạt của 
thị trường. Đồng thời, xây dựng cơ chế huy động vốn 
vay trên thị trường để tạo bước đệm trong chuyển 
đổi phương thức huy động vốn vay ODA, vay ưu đãi 
sang vay theo điều kiện thị trường. 
Bảy là, tăng cường quản lý tài chính DN, đẩy 
mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa DNNN. Rà soát, 
đánh giá toàn diện thực trạng và phân loại các 
DNNN, dự án, công trình đầu tư và vốn, tài sản 
nhà nước tại DN để có giải pháp cơ cấu, xử lý phù 
hợp; Kiên quyết xử lý dứt điểm các DNNN, các 
dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả. Đẩy mạnh 
thoái vốn đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh 
chính, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư phân 
tán, dàn trải... 
Tài liệu tham khảo: 
1. Báo cáo NSNN hàng tháng của Bộ Tài chính;
2. Báo cáo của Chính phủ số 489/BC-CP ngày 22/10/2017 về kết quả thực hiện 
Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017; Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2018; 
3. Báo cáo của Chính phủ số 464/BC-CP ngày 18/10/2017 về đánh giá tình hình 
thực hiện NSNN năm 2017 và dự toán NSNN năm 2018; 
4. Thông cáo báo chí ngày 8/1/2018 của Bộ Tài chính về đánh giá tình hình thực 
hiện nhiệm vụ tài chính – NSNN năm 2017, triển khai nhiệm vụ tài chính – 
NSNN năm 2018. 
tốt các luật về thuế, Luật NSNN 
và Luật Đầu tư công, Luật Quản lý 
nợ công; Tập trung thực hiện có 
hiệu quả các nghị quyết, kết luận 
của Quốc hội, Chính phủ về cơ cấu 
lại nền kinh tế, cơ cấu lại NSNN và 
quản lý nợ công
Hai là, nghiên cứu sửa đổi, bổ 
sung một số chính sách pháp luật về 
thuế theo hướng cơ cấu lại nguồn 
thu, đảm bảo bền vững trong thu 
NSNN; Tiếp tục rà soát, đẩy mạnh 
cải cách thủ tục hành chính thuế tạo 
môi trường thuận lợi cho DN phát 
triển. Trong điều hành thu NSNN 
cần tạo sự phối hợp đồng bộ giữa 
các cơ quan trong thực hiện quản lý thu NSNN; 
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, quản 
lý chặt chẽ hoàn thuế; Đẩy mạnh thực hiện các biện 
pháp chống thất thu, chống chuyển giá, buôn lậu, 
gian lận thương mại; Tập trung xử lý thu hồi nợ 
đọng thuế và đôn đốc thu hồi các khoản phải thu. 
Ba là, tiếp tục thực hiện chính sách chi tiết kiệm, 
hiệu quả; Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản 
chi, hạn chế ứng trước dự toán và chi chuyển nguồn; 
Chủ động rà soát, sắp xếp các khoản chi theo thứ tự 
ưu tiên; Đẩy mạnh việc mở rộng khoán xe ô tô công 
đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả Rà soát, ưu tiên phân 
bổ nguồn lực đầu tư từ NSNN, đảm bảo khả năng 
hoàn thành của các dự án hiệu quả. Các bộ, ngành, 
địa phương cần tiếp tục rà soát các vướng mắc trong 
cơ chế chính sách tạo thuận lợi trong giải ngân vốn 
đầu tư và hoàn thiện các thủ tục thanh toán vốn; 
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, 
giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản 
lý đầu tư công. 
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế tự chủ đơn vị 
sự nghiệp công lập; Thực hiện cơ chế quản lý như 
DN đối với đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều 
kiện; Cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công có đủ 
điều kiện, trừ các bệnh viện, trường học; Giải thể 
đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động kém hiệu quả. 
Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính 
sách “xã hội hóa” đầu tư trong một số lĩnh vực như 
y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao để tăng thêm nguồn 
vốn đầu tư, mặt khác tăng tính cạnh tranh trong 
cung cấp sản phẩm dịch vụ thông qua việc khuyến 
khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển, 
cung cấp dịch vụ công. 
Năm là, tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả 
vốn vay, chỉ vay trong khả năng trả nợ; Kiểm 
Dự ToáN NGâN SáCH NHÀ NướC Năm 2018
Nguồn: Quyết định số 2610/QĐ-BTC

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_tai_khoa_nam_2017_va_dinh_huong_nam_2018.pdf