Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với việc xây dựng giai cấp công nhân ở Việt Nam hiện nay
TÓM TẮT
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ, toàn diện đến đời sống kinh
tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Đứng trước bối cảnh đó, các nước trên thế giới đều đã có
những bước đi đầu tiên nhằm thích ứng và tận dụng cuộc cách mạng này. Việt Nam đang trong quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại”. Thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm
cho nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại đó là trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân mà giai cấp công nhân là nòng cốt. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện
tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, điều
đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần nhạy bén, nắm bắt cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, điều chỉnh chiến lược và cách thức xây dựng giai cấp công nhân sao cho phù hợp, để giai
cấp công nhân phát huy vai trò và trách nhiệm của lực lượng đi đầu trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài nghiên cứu giới thiệu khái quát về cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư; tầm quan trọng của chiến lược xây dựng giai cấp công nhân; thực trạng giai cấp
công nhân Việt Nam và đề xuất một số giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong bối
cảnh của cuộc CMCN 4.0.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với việc xây dựng giai cấp công nhân ở Việt Nam hiện nay
142 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Khánh Vân* TÓM TẮT Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ, toàn diện đến đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Đứng trước bối cảnh đó, các nước trên thế giới đều đã có những bước đi đầu tiên nhằm thích ứng và tận dụng cuộc cách mạng này. Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân mà giai cấp công nhân là nòng cốt. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, điều đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần nhạy bén, nắm bắt cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, điều chỉnh chiến lược và cách thức xây dựng giai cấp công nhân sao cho phù hợp, để giai cấp công nhân phát huy vai trò và trách nhiệm của lực lượng đi đầu trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài nghiên cứu giới thiệu khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tầm quan trọng của chiến lược xây dựng giai cấp công nhân; thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam và đề xuất một số giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0. Từ khóa: Xây dựng, giai cấp công nhân, cách mạng công nghiệp THE FOURTH INDUSTRIAL NETWORK WITH THE ESTABLISHMENT OF WORKERS GRANT IN VIETNAM TODAY ABSTRACT The fourth industrial revolution has had a strong and comprehensive impact on the socio- economic life of countries around the world. Facing that context, all countries in the world have taken the first steps to adapt and take advantage of this revolution. Vietnam is in the process of stepping up industrialization and modernization, “striving to soon turn our country basically into an industrialized country towards modernization.” Successfully implementing the goal of industrialization and modernization makes our country a modernized industrialized country, which is the responsibility of the entire Party and people and the working class is the core. The growth of the working class is a prerequisite to ensure the success of the country’s renewal, industrialization and modernization, which requires the Party and the State to be alert and seize opportunities. Meeting of the Fourth Industrial Revolution, adjusting strategies and ways to build the working class appropriately, so that the working class can promote the role and responsibility of the leading force in the process of pushing. strong industrialization and modernization of the country. The paper presents an overview of the fourth industrial revolution; the importance of working-class construction strategy; current situation of Vietnamese working class and propose some solutions to build Vietnamese working class in the context of the 4.0 industrial revolution. Keywords: Construction, working class, industrial revolution * TS. GV. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh 143 Cách mạng công nghiệp... 1. KHÁI QUÁT VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (CMCN 4.0) Sự phát triển của lịch sử nhân loại đã diễn ra nhiều cuộc cách mạng, các cuộc cách mạng xã hội nổ ra đã làm thay đổi cĕn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế - xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn. Còn nói đến cuộc cách mạng công nghiệp là nói đến sự thay đổi “về chất” của sự phát triển, tác động mạnh đến đời sống kinh tế, xã hội của loài người. Tạo ra hàng loạt những thay đổi sâu sắc trong toàn bộ các hệ thống kinh tế và kết cấu xã hội. Tính đến nay, sự phát triển của lịch sử nhân loại đã và đang trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên được châm ngòi từ Anh, khởi đầu từ nĕm 1760 đến khoảng nĕm 1840, với việc xây dựng các tuyến đường sắt và phát minh ra động cơ hơi nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Nước Anh là quốc gia đi tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, đã trở thành “công xưởng của thế giới”. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, nổ ra tại Mỹ, được bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, với sự xuất hiện của sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây truyền lắp ráp. Mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những nĕm thập niên 1960 và thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siên máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư khởi nguồn từ Đức vào những nĕm đầu thế kỷ XXI. Khái niệm Industry 4.0 hay là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) lần đầu tiên được đề cập trong bản kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được Chính phủ CHLB Đức thông qua vào nĕm 2012. Theo GS.Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới ( WEF), Industry 4.0 hay là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ( CMCN 4.0), là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. CMCN 4.0 được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet của vạn vật và Internet của các dịch vụ. CMCN 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các nhà máy thông minh. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với Internet của vạn vật, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và thông qua Internet của các dịch vụ thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này. Bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy, Như vậy, có thể thấy, CMCN 4.0 về cơ bản khác với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, bởi lẽ, CMCN 4.0 không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đó là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các nĕng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử. CMCN 4.0 là sự dung hợp của các công nghệ này và sự tương tác của chúng trên các lĩnh vực vật lý, số và sinh học. CMCN 4.0 đang tạo ra và được kỳ vọng sẽ tạo ra các lợi ích hết sức to lớn. CMCN 4.0 sẽ giúp sản xuất phát triển mạnh mẽ, nĕng suất lao động tĕng cao, mức thu nhập toàn cầu tĕng. Các sản phẩm và dịch vụ mới do CMCN 4.0 tạo ra làm cho cuộc sống của con người trở nên thuận lợi hơn và nĕng suất hơn. CMCN 4.0 đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và địa lý của các nước trên thế giới. Cuộc CMCN 4.0 đang tác động sâu sắc vào sản xuẩt, vào quản lý và đời sống xã hội nói chung, đang đòi hỏi sự biến đổi sâu sắc tính chất, phương thức lao động của công nhân, lao động bằng trí óc, bằng nĕng lực trí tuệ, bằng sức sáng tạo sẽ ngày càng tĕng lên, lao động giản đơn, cơ bắp trong truyền thống sẽ giảm dần bởi sự hỗ trợ của máy móc, của công nghệ hiện đại, trong đó có vai trò của công nghệ thông tin. Chính vì cơ hội và lợi ích to lớn mà CMCN 4.0 mang lại, nhiều nước trên thế giới đã cĕn cứ vào trình độ 144 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật phát triển, thực tiễn của quốc gia, mà có nhận thức và đối sách khác nhau đối với CMCN 4.0, nhanh chóng nắm bắt cơ hội, triển khai nhiều chương trình, chiến lược để thực hiện CMCN 4.0. 2. XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN LỚN MẠNH CẢ VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG TRƯỚC BỐI CẢNH CUỘC CMCN 4.0 - VẤN ĐỀ CÓ TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM Kể từ khi ra đời cho đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc ta làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nĕm 1945, đánh đổ đế quốc thực dân phong kiến, giành lại nền độc lập tự do của Tổ quốc, hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, từng bước quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN và ngày nay đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vĕn minh. Đây là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Đây cũng là thể hiện trọng trách lãnh đạo cầm quyền của Đảng ta. Đồng thời, cũng là sự thể hiện tập trung nhất sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam - trước đây cũng như hiện nay và mai sau. Trong tiến trình lịch sử ấy, giai cấp công nhân nước ta luôn luôn là giai cấp tiên phong cách mạng. Là đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của dân tộc, Đảng là đại biểu chân chính cho lợi ích của giai cấp, của nhân dân và của cả dân tộc. Sở dĩ Đảng ta trở thành Đảng cách mạng chân chính, dạn dày kinh nghiệm đấu tranh cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng đủ sức vượt qua mọi thử thách từ trước đến nay vì Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, gắn bó máu thịt với nhân dân, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và trung thành với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công nhân.Tính triệt để cách mạng, tính tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được thể hiện đậm nét và nhất quán trong bản chất Đảng, trong sức mạnh tổ chức và hành động của Đảng. Chính giai cấp công nhân, khối liên minh công - nông trước đây và liên minh công - nông - trí thức hiện nay gắn liền mật thiết với việc không ngừng mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó liên minh công - nông - trí thức là nền tảng và nòng cốt đã trở thành cơ sở xã hội rộng lớn và bền vững của Đảng, của cách mạng nước ta. Sức sống, sức chiến đấu và nĕng lực hành động của Đảng cách mạng tùy thuộc trước hết vào sức mạnh của giai cấp công nhân - đây là cơ sở xã hội quan trọng và trực tiếp nhất làm cho Đảng vững mạnh. Đây cũng là chỗ dựa tin cậy, để bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ, chẳng những thế, sự lớn mạnh của giai cấp công nhân còn là chỗ dựa tin cậy để củng cố khối liên minh giai cấp và đoàn kết xã hội trong toàn thể cộng đồng dân tộc. Từ sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân lớn mạnh không chỉ vì bản thân nó, mà sâu xa, cĕn bản hơn là vì sự vững mạnh, trong sạch của Đảng, vì thắng lợi của cách mạng và xây dựng thành công CNXH ở nước ta. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh cùng với sự lớn mạnh của công đoàn- tổ chức chính trị- xã hội của công nhân và lao động nước ta còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN, thúc đẩy đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng nền dân chủ và Nhà nước pháp quyền. Đó là sự vững mạnh của chế độ chính trị, là đảm bảo chính trị cho tiến trình đổi mới kinh tế, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của nước ta. Ý nghĩa và tầm quan trọng chiến lược của việc xây dựng giai cấp công nhân nước ta là ở đó. Mặt khác, hiện nay, nước ta đang thực hiện sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Bài toán kinh tế xã hội này sẽ tìm thấy lời giải ở đâu, nếu không phải là ra sức xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh cả về lượng và chất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập, chẳng những thế còn phải vươn tới trình độ phát triển của kinh tế tri thức trong kỷ nguyên xã hội thông tin và cách mạng khoa học công nghệ. Giai cấp công nhân lớn mạnh và vững mạnh về mọi mặt là nguồn nhân lực quan trọng nhất trong cơ cấu nguồn nhân lực của nước ta. Đó cũng là nguồn vốn xã hội hàng đầu để phát triển kinh tế và vĕn hóa, đưa nước ta tiến tới vĕn minh, hiện đại. Nói riêng về giai cấp công nhân, giai cấp công nhân nước ta hiện đang có mặt trong mọi thành phần kinh tế, mọi khu vực kinh tế. Với gần 9 triệu công nhân và lao động trong tổng số dân 87 triệu người, rõ ràng số lượng công nhân, nhất là công nhân trí thức, làm chủ KH- CN hiện 145 Cách mạng công nghiệp... đại còn quá ít. Vì vậy, phát triển nhanh số lượng công nhân và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghề, chú trọng đội ngũ công nhân trí thức trẻ, giàu nĕng lực sáng tạo đã trở thành một đòi hỏi hết sức bức xúc. Không đảm bảo chất lượng cao đối với công nhân, không thể làm cho kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Trong khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản nước ngoài, nếu công nhân không đảm bảo về chất lượng, tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ nĕng sản xuất và kỷ luật lao động thì chẳng những không gia tĕng sự phát triển vốn rất cần thiết ở những khu vực, thành phần này mà còn làm thiệt hại ngay đến quyền lợi của chính công nhân và lao động. Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể chính trị -xã hội của công nhân, lao động ở đây lại đang rất yếu kém, thậm chí nhiều nơi chưa hình thành, đời sống vĕn hóa tinh thần của công nhân, lao động lại càng hạn chế. Các vụ việc đình công, bãi công, những mâu thuẫn, xung đột giữa chủ và thợ vẫn thường xảy ra, theo chiều hướng gia tĕng mà lý do nổi bật và chủ yếu là ở chỗ, những lợi ích và quyền của họ bị vi phạm, bị xâm phạm. Tình hình đó càng cho thấy, xây dựng giai cấp công nhân, có chiến lược phát triển giai cấp công nhân, hoạch định và thực thi chính sách quốc gia đối với công nhân và lao động theo tinh thần NQTW 6, khóa X càng là một đòi hỏi rất cấp thiết hiện nay. Đây thực sự là vấn đề ở tầm chiến lược, một trong những vấn đề cốt yếu trong lãnh đạo chính trị của Đảng với tư cách Đảng Cộng sản cầm quyền. 3. XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY – VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP, CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH Trước hết, cần nhận rõ hiện trạng giai cấp công nhân ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, nhất là trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0.Từ hiện trạng này có thể thấy mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại đang đặt ra với những hạn chế, bất cập của giai cấp công nhân, mâu thuẫn giữa nhu cầu về việc làm, đời sống, nâng cao mức sống về vật chất cũng như chất lượng cuộc sống về vĕn hóa, tinh thần c ... ợp với sự đồng bộ của các giải pháp, tạo ra những nỗ lực đồng thuận của cả xã hội cùng hướng vào xây dựng và phát triển giai cấp công nhân; coi công nhân là chủ thể của quá trình phát triển, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH. Họ cũng là đối tượng quan tâm của Nhà nước và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế để có thể được thụ hưởng lợi ích một cách chính đáng, công bằng, tương xứng với những đóng góp và cống hiến của họ. Trong xã hội đang đổi mới, đang từng bước chuyển thành xã hội công nghiệp, đang theo đuổi những giá trị mục tiêu công bằng -dân chủ -vĕn minh, hơn ai hết, mỗi công nhân - phải tiếp cận được cơ hội và các điều kiện phát triển, cảm nhận được từ thực tế những triển vọng phát triển của mình qua các chỉ số về việc làm, đời sống, tiền lương, tiền 146 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật thưởng, nghề - nghiệp tại nơi làm việc. Được như vậy, những cố gắng của xã hội kết hợp được với những nỗ lực, chủ động, sáng tạo của công nhân sẽ tạo ra sự phát triển tích cực của giai cấp công nhân cả về số lượng, cơ cấu, trình độ, chất lượng. Nhờ đó giai cấp công nhân và các tổ chức công đoàn có đóng góp xứng đáng vào phát triển và tiến bộ xã hội, tự khẳng định mình với tư cách là giai cấp cách mạng. Từ quan niệm chung nêu trên, cần phải làm rõ một số vấn đề nổi bật về thực trạng giai cấp công nhân và phong trào công đoàn ở nước ta hiện nay: Thứ nhất, việc làm và đời sống của công nhân ở nước ta, dù đã được cải thiện đáng kể qua 30 nĕm đổi mới, nhưng vẫn là vấn đề bức xúc nhất hiện nay, nhất là bộ phận công nhân lao động chân tay, cơ bắp, chưa qua đào tạo chuyên môn và công nhân làm thuê trong các doanh nghiệp của tư bản nước ngoài. Cường độ lao động của họ rất cĕng thẳng, tiền lương không đủ sống. Môi trường lao động chưa được cải thiện. Tiếng ồn, nồng độ bụi, khí thải công nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe công nhân. Công nhân lao động làm thuê trong các doanh nghiệp tư bản nước ngoài hầu như không có nhà ở. Họ phải tự thuê nhà ở trọ trong điều kiện chật chội, mất vệ sinh và quản lý an ninh trật tự yếu kém nên đã diễn ra rất nhiều vấn đề xã hội phức tạp nhức nhối. Lao động cĕng thẳng, gần như kiệt sức nên sau một ngày lao động, họ dường như không còn biết gì đến nhu cầu vĕn hóa tinh thần. Ở nhiều nơi, công nhân còn bị ràng buộc bởi những quy định khắt khe, vô lý, thậm chí bị trừ lương, đuổi việc, làm thêm giờ, hợp đồng lao động không được tôn trọng từ phía người sử dụng lao động. Không ít công nhân nữ còn bị xúc phạm về nhân phẩm. Đa số các vụ đình công, bãi công tự phát của công nhân liên tiếp xảy ra và gia tĕng đều xoay quanh vấn đề tiền lương, tiền thưởng, giờ lao động kéo dài và không đảm bảo điều kiện lao động, sinh sống. Đây là vấn đề nhức nhối mà Nhà nước và các tổ chức công đoàn phải có trách nhiệm bảo vệ họ. Thứ hai, do nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp, đa số lao động là nông dân làm nông nghiệp nên giai cấp công nhân nước ta so với dân số và tổng lực lượng lao động xã hội vẫn còn nhỏ bé. Việc đẩy mạnh CNH, HĐH đòi hỏi phải phát triển nhanh số lượng trong giai cấp công nhân. Trên thực tế, một phần lớn lao động tuy gọi là công nhân vì họ đã làm việc trong môi trường công nghiệp nhưng thực chất lại chưa phải là công nhân theo đúng nghĩa của nó. Cả về trình độ học vấn, kỹ thuật, tay nghề, tâm lý, lối sống, họ vẫn mang đậm nét nông dân sản xuất nhỏ. Công nhân nước ta đa số xuất thân từ nông dân. Do đó việc đào tạo nghề và nâng cao chất lượng nghề trở thành một vấn đề lớn, nổi bật đối với công nhân và lao động ở nước ta hiện nay. Chất lượng đội ngũ công nhân là vấn đề hàng đầu. Phải đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ này sao cho họ có đủ nĕng lực, nhất là nĕng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ; thích ứng với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đó là con đường cơ bản để công nhân giỏi nghề, thạo việc, làm việc có nĕng suất - chất lượng - hiệu quả, từ đó mới có tiền lương xứng đáng, mới có cuộc sống vật chất - tinh thần đảm bảo, có triển vọng nghề nghiệp và vị thế xã hội. Trong xã hội công nghiệp và hiện đại, công nhân có trình độ công nghệ cao, công nhân trí thức, sáng tạo sẽ có vai trò ngày càng lớn chứ không phải công nhân lao động giản đơn, chân tay, cơ bắp. Họ mới là nòng cốt, trong cơ cấu giai cấp công nhân và thể hiện trực tiếp vai trò, sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân trong thế kỷ XXI. Đây là điều rất hệ trọng đối với tương lai của giai cấp công nhân và lao động ở nước ta, nó sẽ gắn liền với vai trò, sứ mệnh của Đảng, sự bền vững của chế độ ta mà Đảng và Nhà nước phải đặc biệt quan tâm. Thứ ba, công đoàn là tổ chức chính trị -xã hội của công nhân và lao động, là một thành viên quan trọng của hệ thống chính trị. Dù đã có nhiều nỗ lực để đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động nhưng công đoàn vẫn còn không ít hạn chế, chưa có đựơc vị trí và vai trò xứng đáng trong các doanh nghiệp, trong quan hệ với các chủ doanh nghiệp, các giám đốc công ty, tổng công ty, nhất là trong khu vực kinh tế tư nhân và tư bản nước ngoài. Do đó, công đoàn chưa làm tốt chức nĕng bảo vệ lợi ích cho công nhân và lao động, đó là chưa nói đến chức nĕng giáo dục chính trị, tư tưởng và tổ chức đời sống vĕn hóa tinh thần cho công nhân và lao động, nhất là quan tâm tới đời sống, sự tiến bộ và bình đẳng giới cho nữ công nhân và lao động. Sự phụ thuộc, lệ thuộc và chính quyền, tính hình thức và hành chính trong hoạt động đã làm cho công đoàn ít tác dụng, không lôi cuốn được công nhân và lao động mà lẽ ra công đoàn phải thực sự là chỗ dựa tin cậy và gắn bó của bản thân họ. Thứ tư, các tổ chức Đảng, các cấp ủy 147 Cách mạng công nghiệp... cũng chưa thường xuyên quan tâm và đầu tư đúng mức để chĕm lo phát triển giai cấp công nhân và phong trào công đoàn. Đi vào kinh tế thị trường, nhiều khi chúng ta đã chỉ thấy lợi ích kinh tế, quan tâm tới kinh doanh, mức tĕng trưởng kinh tế và lợi nhuận mà đã buông lỏng, xem nhẹ giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, vĕn hóa. Nó dẫn đến nhiều hiện tượng lệch lạc, tiêu cực về mặt xã hội, trong các quan hệ xã hội, kể cả những lệch lạc tiêu cực trong công nhân, nhất là công nhân trẻ, cả trong khu vực kinh tế Nhà nước và trong khu vực kinh tế tư nhân. Yếu kém và sơ hở này phải được nhanh chóng khắc phục. Chính sách, cơ chế, luật pháp của nhà nước lại chậm thay đổi và không ít trường hợp cũng không nhất quán. Do đó, việc chĕm lo tới lợi ích, thực hiện công bằng xã hội cho công nhân, bảo vệ lợi ích và tạo động lực cho họ phát triển đã không được đảm bảo thường xuyên, còn nhiều thiết hụt và bất cập. Trong vấn đề này, cần phải tạo ra được chuyển biến cĕn bản để cải thiện đời sống công nhân, nhất là công nhân trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Không nên quên rằng, đình công, bãi công lan rộng của công nhân chẳng những ảnh hưởng tới sản xuất- kinh doanh mà còn dẫn tới mất ổn định xã hội và chính trị, gây bất lợi cho đổi mới và phát triển. Đảng, Nhà nước, công đoàn phải nhanh chóng có giải pháp, nhất là xác lập trách nhiệm rõ ràng, có cơ chế, chế tài minh bạch giữa các bên theo hợp đồng lao động, theo luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động và luật công đoàn. Phải đảm bảo về quyền và lợi ích của công nhân trong khi vẫn đẩy mạnh thu hút đầu tư và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư nước ngoài làm ĕn, kinh doanh ở Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ, phải tuân thủ đúng luật pháp, thực hiện dân chủ, công bằng, bình đẳng, giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích giữa các bên. Thứ nĕm, do những sự quan tâm tới công nhân không đúng mức nên ở nước ta đang có những biểu hiện lệch lạc về cơ cấu xã hội, dẫn đến tình trạng “nhiều thầy ít thợ”, đã và đang mất đi một truyền thống quy báu là gia đình công nhân truyền thống nhiều đời. Các thợ giỏi, các “bàn tay vàng” trong đội ngũ công nhân đã bị mai một nghiêm trọng. Thế hệ trẻ chỉ thấy triển vọng lập thân lập nghiệp bằng cách vào Đại học. Các bậc làm cha mẹ, kể cả cha mẹ làm công nhân cũng không muốn cho con em mình theo đuổi nghề thợ, làm thợ. Nền giáo dục nước ta vốn lạc hậu và suy thoái nghiêm trọng, kéo dài cùng với cả xã hội phải gánh chịu trách nhiệm này. Quản lý xã hội cũng không thể không quan tâm giải quyết vấn đề xã hội rất trái tự nhiên này. Từ 5 tình huống có vấn đề nêu trên, cần phải nhận thức và hành động như thế nào về chính sách với công nhân và tiến tới có một chiến lược xây dựng, phát triển giai cấp công nhân Việt Nam theo tinh thần NQTW 6, khóa X của Đảng, trước bối cảnh của cuộc CMCN 4.0. Dưới đây là một số đề xuất và kiến nghị bước đầu đối với Đảng và Nhà nước. Thứ nhất, tạo chuyển biến nhận thức từ trong Đảng đến ngoài xã hội để có sự quan tâm chung đối với công nhân, coi đây là nguồn nhân lực chủ yếu, trọng yếu quyết định thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Giáo dục ý thức giai cấp trong công nhân, nhất là đối với thế hệ công nhân trẻ. Đặt vấn đề này một cách đúng mức trong giáo dục lý luận chính trị của Đảng, trong xây dựng Đảng về chính trị để giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Giác ngộ về ý thức giai cấp, tình cảm và niềm tự hào giai cấp là cơ sở để hình thành bản lĩnh giai cấp công nhân, về vai trò sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân. Phương diện chính trị tư tưởng này phải được đặc biệt coi trọng trong xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Đây là việc cơ bản và lâu dài. Thứ hai, thực hiện nghiêm chỉnh các giải pháp mà Đảng đã đề ra trong NQTW 6 khóa X về giai cấp công nhân. Trong đó, cần phải tập trung sửa đổi, ban hành chính sách quốc gia đối với công nhân và lao động. Cấp thiết nhất lúc này là đảm bảo việc làm ổn định, xây dựng và thực hiện thang bậc lương, mức lương, mức thưởng cho công nhân, đảm bảo cho công nhân và gia đình họ có đời sống no đủ, con em họ không thất học, bỏ học vì nghèo khổ. Nhà nước phải đặc biệt quy định về chính sách và chế tài để các chủ doanh nghiệp tư nhân phải trả lương cho lao động mà họ sử dụng sao cho lợi ích hợp pháp chính dáng của công nhân không bị vi phạm, đảm bảo ổn định và an toàn cho cuộc sống, thân thể, sức khỏe của họ. Giải quyết nhà ở và an toàn lao động cho công nhân bằng các quy định về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội. Trong các giải pháp về giai cấp công nhân mà NQTW 6 khóa X đề ra, cần phải chú trọng mở mang và phát triển giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề, đào tạo nghề cho công nhân bằng nhiều hình thức và mô hình. Có hệ thống 148 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật trường công lập của Nhà nước ở Trung ương và địa phương, có trường dân lập, trường lớp đào tạo trong doanh nghiệp, công ty, tập đoàn chú trọng các nghề mới, sử dụng công nghệ hiện đại. Phân luồng đào tạo, cân đối giữa đào tạo nghề với đào tạo đại học, gây dựng dư luận xã hội tích cực để cổ vũ, tôn vinh nghề thợ, người thợ. Coi các thợ giỏi, bàn tay vàng, thợ bậc cao là vốn quý, là chất xám của xã hội, chứ chất xám không chỉ nói về trí thức khoa học. Khôi phục và phát triển truyền thống gia đình công nhân nhiều đời bằng các đòn bẩy kích thích lợi ích. Dĩ nhiên, trong đà phát triển của xã hội hiện đại, mô hình này phải là công nhân hiện đại, công nhân trí thức sáng tạo, công nhân tài nĕng làm chủ kỹ thuật - công nghệ. Thứ ba, kết hợp tri thức hóa với trí thức hóa công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân trí thức trong giai cấp công nhân Việt Nam, coi đây là nòng cốt để phát triển giai cấp công nhân. Tri thức hóa công nhân là phổ cập và nâng cao trình độ học vấn phổ thông cho đông đảo công nhân và lao động, gắn với nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Còn trí thức hóa công nhân là sớm hình thành đội ngũ công nhân trí thức trong các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm quốc gia, có kiến thức, kỹ nĕng, tay nghề cao, hiện đại, lao động bằng trí óc, sáng tạo như trí thức. Có chính sách khuyến khích công nhân học tập vươn tới công nhân trí thức. Thứ tư, quan tâm phát triển Đảng trong công nhân, nhất là công nhân trẻ, công nhân trí thức, gắn xây dựng giai cấp công nhân với xây dựng Đảng và đẩy mạnh đổi mới hệ thống chính trị. Muốn thực sự coi xây dựng Đảng là then chốt thì phải đặc biệt chú trọng xây dựng giai cấp công nhân, củng cố sự vững mạnh của công nhân và công đoàn, coi đây là cơ sở xã hội chủ yếu nhất để xây dựng Đảng, Nhà nước, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ nói chung. Thực hành dân chủ, quy chế và pháp lệnh dân chủ tại các cơ sở doanh nghiệp và công ty, trong công nhân và công đoàn. Dựa vào giai cấp công nhân, vào quần chúng công nhân và lao động để xây dựng và củng cố nền dân chủ, nhà nước pháp quyền, triệt để chống tham nhũng, chống diễn biến hòa bình, phòng ngừa nguy cơ tự diễn biến hòa bình, Thứ nĕm, tiếp tục đổi mới công đoàn và hệ thống chính trị nói chung, dân chủ hóa đời sống công nhân, các tổ chức và phong trào công đoàn, làm cho công đoàn có sức sống, hấp dẫn, lôi cuốn công nhân tham gia quản lý và tự quản lý tại cơ sở nơi làm việc. Thứ sáu, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về công nhân và công đoàn, đặc biệt ở các thành phố lớn. 4. KẾT LUẬN Cuộc CMCN 4.0 đang tác động sâu sắc vào sản xuẩt, vào quản lý và đời sống xã hội nói chung, đang đòi hỏi sự biến đổi sâu sắc tính chất, phương thức lao động của công nhân. Trong môi trường kinh tế - xã hội đổi mới, trong đà phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0, giai cấp công nhân Việt Nam đứng trước thời cơ phát triển và những thách thức, nguy cơ trong phát triển. Do vậy, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0 trở thành vấn đề hệ trọng đối với phát triển nhanh và bền vững ở nước ta. 5 giải pháp lớn, chủ yếu nêu trên có ý nghĩa là những nhóm giải pháp nhằm vào xây dựng và phát triển giai cấp công nhân ở nước ta, đáp ứng những đòi hỏi của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và xây dựng CNXH ở nước ta trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0. Thực hiện những giải pháp này cũng như thực hiện các nhiệm vụ mà NQTW 6, khóa X của Đảng đã vạch ra là trách nhiệm của hệ thống chính trị, của bản thân giai cấp công nhân và các tổ chức công đoàn, của mỗi người, mỗi tổ chức trong cả nước, ở tất cả các cấp, các ngành. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Báo cáo về CMCN 4.0, 4/ 2017. 2. Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 9/2015. 3. Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2012- 2013 4. Đảng cộng sản Việt Nam, Vĕn kiện hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Nxb CTQG, H. 2008. 5. Đảng cộng sản Việt Nam, Vĕn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ X. Nxb.CTQG, H.2006. 6. Giai cấp công nhân Việt Nam – thực trạng và suy ngẫm. Tạp chí cộng sản số 23, nĕm 2007. 7. ĐCSVN: Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011 8. ĐCSVN: Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016,
File đính kèm:
- cach_mang_cong_nghiep_lan_thu_tu_voi_viec_xay_dung_giai_cap.pdf