Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Hải Phòng

TÓM TẮT

Bài viết tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các cơ

sở sản xuất kinh doanh cá thể tại Hải Phòng. Số liệu sử dụng trong bài viết được thu thập từ một cuộc

điều tra bằng bảng câu hỏi đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) cá thể tại Hải Phòng. Từ kết

quả khảo sát, tác giả phân tích các đặc điểm của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và xác định được

5 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các cơ sở bao gồm: trình độ của chủ

cơ sở, thời gian kinh doanh, doanh thu, tài sản bảo đảm, và quan hệ xã hội.

pdf 8 trang phuongnguyen 1140
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Hải Phòng
30 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG 
NGÂN HÀNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH CÁ THỂ 
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Phan Thị Nghĩa Bình 
Khoa Kế toán - Tài chính 
Email: binhptn89@dhhp.edu.vn 
Ngày nhận bài: 13/4/2020
Ngày PB đánh giá: 04/6/2020
Ngày duyệt đăng: 12/6/2020
TÓM TẮT
Bài viết tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các cơ 
sở sản xuất kinh doanh cá thể tại Hải Phòng. Số liệu sử dụng trong bài viết được thu thập từ một cuộc 
điều tra bằng bảng câu hỏi đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) cá thể tại Hải Phòng. Từ kết 
quả khảo sát, tác giả phân tích các đặc điểm của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và xác định được 
5 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các cơ sở bao gồm: trình độ của chủ 
cơ sở, thời gian kinh doanh, doanh thu, tài sản bảo đảm, và quan hệ xã hội.
Từ khóa: cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, tín dụng ngân hàng, Hải Phòng.
FACTORS AFFECTING THE INDIVIDUAL PRODUCTION AND BUSINESS 
ESTABLISHMENTS’ ABILITY TO ACCESS BANK CREDIT IN HAIPHONG.
ABSTRACT
The article focuses on analyzing the factors affecting the ability of individual production and business 
establishments to access bank credit in Haiphong. The data used in this article was collected from a 
questionnaire survey for individual businesses in Haiphong. Through the survey results, the author 
analyzes the characteristics of individual business and production establishments and identifies 
5 factors affecting their ability to access bank credit, including: qualifications of business owners, 
business duration, turnover, collateral, and social relations.
Key words: individual production and business establishments, bank credit, Haiphong
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơ sở SXKD cá thể là một trong những 
hình thức kinh doanh đơn giản và phổ biến tại 
Việt Nam. Với quy mô trên 5 triệu cơ sở, tạo 
việc làm cho gần 9 triệu lao động [7], khu vực 
này ngày càng khẳng định vai trò quan trọng 
trong phát triển kinh tế -xã hội, tạo việc làm, 
tăng thu nhập cho người lao động.
Tại Hải Phòng, theo số liệu của Cục 
thống kê thành phố [8], tính tới cuối năm 
2018, số lượng cơ sở SXKD cá thể là 
97.078 cơ sở với 146.083 lao động và con 
số này đang có xu hướng tăng lên. Điều 
này góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất 
kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ và 
tạo công ăn việc làm cho người lao động, 
31TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 42, tháng 9 năm 2020
đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế 
của thành phố. 
Tuy nhiên, các cơ sở SXKD cá thể 
còn phải đối mặt với không ít khó khăn 
để có thể cạnh tranh và phát triển, trong 
đó có vấn đề tiếp cận tín dụng. Thực tế 
cho thấy việc tiếp cận tín dụng, đặc biệt 
là tín dụng ngân hàng tại các cơ sở SXKD 
cá thể còn hạn chế do nhiều nguyên nhân 
khác nhau. Xuất phát từ thực tế đó, tác 
giả tiến hành khảo sát và phân tích các 
đặc điểm của các cơ sở SXKD cá thể trên 
địa bàn thành phố Hải Phòng nhằm mục 
tiêu tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến 
khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của 
các cơ sở, từ đó đề xuất các hàm ý chính 
sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận 
tín dụng ngân hàng cho các cơ sở SXKD 
cá thể.
2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ 
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Mô hình nghiên cứu
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu 
về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng 
tiếp cận tín dụng chính thức nói chung 
và tín dụng ngân hàng nói riêng của các 
đối tượng khác nhau như nông hộ, hộ 
tiểu thương... Nghiên cứu của Nguyễn 
Hữu Đặng và cộng sự (2019) [2] tìm ra 
5 nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp 
cận tín dụng chính thức của các hộ tiểu 
thương tại Sóc Trăng gồm: tuổi của chủ 
hộ, trình độ học vấn, số năm buôn bán, 
doanh thu, tài sản đảm bảo. Nguyễn Văn 
Vũ An và cộng sự (2016) [1] phân tích 
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của 
nông hộ tại Trà Vinh và xác định được 4 
nhân tố ảnh hưởng là: diện tích, khả năng 
vay tín dụng phi chính thức, dân tộc, 
quan hệ xã hội. Một nghiên cứu khác tại 
An Giang của Nguyễn Nhan Như Ngọc 
và Phạm Đức Chính (2015) [3] chỉ ra 5 
nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận tín 
dụng chính thức của nông hộ là: tổng giá 
trị tài sản của hộ, tham gia tổ chức đoàn 
thể, nhu cầu vay từ các tổ chức tín dụng, 
bảo lãnh vay và thu nhập tích lũy. Nghiên 
cứu của Bùi Văn Trịnh và Trương Thị 
Phương Thảo (2014) [4] với đối tượng là 
nông hộ nuôi tôm tại Trà Vinh đưa ra 6 
nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận tín 
dụng chính thức bao gồm: thu nhập, thời 
gian, lãi suất, khoảng cách, số lần vay, số 
tổ chức tín dụng. 
Xuất phát từ đặc điểm đối tượng 
nghiên cứu và kết quả của các nghiên cứu 
trước đây, tác giả đề xuất 9 nhân tố ảnh 
hưởng đưa vào mô hình hồi quy Binary 
logistic để đánh giá khả năng tiếp cận tín 
dụng chính thức của các cơ sở SXKD cá 
thể tại Hải Phòng. Cụ thể, mô hình nghiên 
cứu có dạng sau:
log [ = β0 + βiXi + εi.
Trong đó:
- Y khả năng tiếp cận nguồn tín dụng 
ngân hàng được đo lường bằng hai giá trị 
0 và 1 (1 là có tiếp cận được và 0 là không 
có tiếp cận được).
- Xi là các biến độc. Các biến này được 
định nghĩa và diễn giải chi tiết ở bảng sau:
32 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Bảng 1: Các biến và kỳ vọng về dấu các hệ số βi của mô hình
Xi Tên biến Diễn giải ý nghĩa của biến Nguồn tham khảo
Kỳ vọng 
về dấu
X1
Giới tính chủ 
cơ sở
Biến giả, nhận giá trị 1 nếu là 
nam, 0 nếu là nữ
Nguyễn Hữu Đặng (2019), 
Nguyễn Văn Vũ An (2016), 
Nguyễn Nhan Như Ngọc (2015)
-
X2
Tuổi của chủ 
cơ sở
Biến liên tục, tuổi của chủ 
cơ sở
Nguyễn Hữu Đặng (2019), 
Nguyễn Văn Vũ An (2016)
+
X3
Trình độ học 
vấn chủ cơ sở
Biến liên tục, số năm học 
của chủ cơ sở 
Nguyễn Hữu Đặng (2019), 
Nguyễn Văn Vũ An (2016), 
Nguyễn Nhan Như Ngọc (2015)
+
X4
Thời gian kinh 
doanh
Biến liên tục, số năm hoạt 
động kinh doanh của cơ sở
Nguyễn Hữu Đặng (2019), 
Nguyễn Văn Vũ An (2016), 
Bùi Văn Trịnh (2014)
+
X5
Số lượng lao 
động
Biến liên tục, số lượng lao 
động tại cơ sở
Nguyễn Hữu Đặng (2019) +
X6
Doanh thu bình 
quân 
Biến liên tục, doanh thu bình 
quân tháng của cơ sở
Nguyễn Hữu Đặng (2019), 
Nguyễn Văn Vũ An (2016), 
Bùi Văn Trịnh (2014)
+
X7 Tài sản bảo đảm
Biến giả, nhận giá trị 1 nếu có 
tài sản bảo đảm, 0 nếu không 
có tài sản bảo đảm
Nguyễn Hữu Đặng (2019), 
Nguyễn Văn Vũ An (2016)
+
X8 Vay vốn PCT
Biến giả, nhận giá trị 1 nếu 
cơ sở có vay vốn, 0 nếu cơ sở 
không vay vốn
Nguyễn Văn Vũ An (2016) -
X9 Quan hệ xã hội
Biến giả, nhận giá trị 1 nếu cơ 
sở có tham gia các tổ chức, 
hiệp hội, nhận giá trị 0 nếu 
không tham gia các tổ chức, 
hiệp hội
Nguyễn Hữu Đặng (2019) +
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện kết hợp cả 
phương pháp phân tích định tính và định lượng.
Phương pháp phân tích định tính: 
Được thực hiện thông qua tham khảo các 
tài liệu nghiên cứu để xây dựng mô hình 
nghiên cứu, bảng câu hỏi và phỏng vấn sơ 
bộ một số đối tượng nghiên cứu. Kết quả 
nghiên cứu sơ bộ định tính là cơ sở nhằm 
bổ sung và hoàn thiện bảng câu hỏi trước 
khi phát hành bảng câu hỏi chính thức 
để phỏng vấn các đối tượng cần thu thập 
thông tin phục vụ cho nghiên cứu.
Phương pháp phân tích định lượng: 
Nghiên cứu chính thức được thực hiện 
bằng phương pháp định lượng, dữ liệu 
sơ cấp được thu thập thông qua quá trình 
phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi 
soạn sẵn cho đối tượng là các cơ sở SXKD 
cá thể tại Hải Phòng. Nghiên cứu thu thập 
mẫu dựa trên việc tiếp cận thuận tiện các 
cơ sở. 
33TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 42, tháng 9 năm 2020
Bảng 2: Đặc điểm mẫu khảo sát
Đặc điểm
Mẫu n=143
Số lượng Tỷ lệ (%)
Giới tính của chủ cơ sở
Nam 63 44,1
Nữ 80 55,9
Tuổi
Từ 18 đến 40 tuổi 36 25,2
Từ 41 đến 60 tuổi 85 59,4
Trên 60 tuổi 22 15,4
Trình độ học vấn của chủ cơ 
sở
Không có bằng cấp 39 27,3
Trung học phổ thông 72 50,3
Sơ cấp, trung cấp chuyên nghiệp 21 14,7
Cao đẳng, đại học, trên đại học 11 7,7
Thời gian kinh doanh
Dưới 1 năm 40 28,0
Từ 1 đến 5 năm 61 42,7
Từ 6 đến 10 năm 30 21,0
Trên 10 năm 12 8,4
Số lượng lao động
1 lao động 99 69,2
Từ 2 đến 5 lao động 41 28,7
Từ 6 đến dưới 10 lao động 3 2,1
Doanh thu bình quân/tháng
Dưới 10 triệu đồng 54 37,8
Từ 10 đến 20 triệu đồng 47 32,9
Từ 21 đến 50 triệu đồng 28 19,6
Trên 50 triệu đông 14 9,8
Tài sản bảo đảm
Có tài sản bảo đảm 23 16,1
Không có tài sản bảo đảm 120 83,9
Vay vốn
phi chính thức
Có vay vốn phi chính thức 37 25,9
Không vay vốn phi chính thức 106 74,1
Quan hệ xã hội
Có tham gia các tổ chức, hiệp hội 19 13,3
Không tham gia các tổ chức, hiệp hội 124 86,7
 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2019)
Có nhiều quan điểm về việc xác định 
kích thước mẫu. Các nhà nghiên cứu xác 
định kích thước mẫu cần thiết thông qua 
công thức kinh nghiệm cho từng phương 
pháp xử lý. Theo Tabachnick & Fidell 
(2007) [6], để phân tích hồi quy đạt kết quả 
tốt nhất, kích thước mẫu tối thiểu cần thỏa 
mãn công thức: n = 50+8m, trong đó n là 
kích thước mẫu, m là số biến độc lập đưa 
vào mô hình hồi quy. Trong nghiên cứu 
này với số biến độc lập đưa vào mô hình 
là m = 9 thì kích thước mẫu là n = 143 đảm 
bảo độ tin cậy. 
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
3.1 Đặc điểm mẫu khảo sát
Kết quả thống kê mô tả đặc điểm của 
các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tại 
Hải Phòng được được trình bày tại bảng 2:
34 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Kết quả cho thấy chủ cơ sở đa số là nữ, 
chiếm 55,9%, độ tuổi chủ hộ chủ yếu nằm 
trong khoảng 41-60 tuổi chiếm tỷ lệ gần 
60%. Trình độ học vấn của chủ cơ sở tương 
đối thấp. Cụ thể, nhóm tốt nghiệp Trung 
học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 
50.3%, nhóm tốt nghiệp sơ cấp, trung cấp 
chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ 14,7%, và thấp 
nhất là nhóm có trình độ cao đẳng, đại học 
trở lên là 7,7%. Bên cạnh đó còn có một 
số chủ cơ sở chưa tốt nghiệp Trung học 
phổ thông hay trải qua bất kỳ hoạt động 
đào tạo kỹ năng nghề nghiệp nào chiếm tỷ 
lệ khá cao trên 27,3% tổng số cơ sở tham 
gia khảo sát. 
Về thời gian kinh doanh, số lượng cơ 
sở được khảo sát hoạt động từ 1-5 năm 
chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,7%. Số cơ sở 
mới được thành lập và đi vào hoạt động 
dưới 1 năm là 28%. Những cơ sở hoạt 
động lâu năm chiếm tỷ lệ thấp hơn, trong 
đó có 21% số cơ sở hoạt động từ 6 đến 
10 năm và 8,4% số cơ sở hoạt động trên 
10 năm. 
Số lượng cơ sở tự kinh doanh (chỉ có 1 
người) là chủ yếu chiếm tới 69.2% tổng số 
cơ sở tham gia khảo sát. Doanh thu bình 
quân của các cơ sở là 23,21 triệu đồng/
tháng, trong đó có tới 37.8% số cơ sở có 
doanh thu dưới 10 triêụ đồng/tháng. Như 
vậy, quy mô kinh doanh của các cơ sở còn 
khá nhỏ. 
Có khoảng 16.1% hộ có tài sản đảm 
bảo để vay vốn ngân hàng và 13.3% hộ 
là thành viên của tổ chức, hiệp hội. Kết 
quả này cho thấy còn một tỷ lệ khá lớn hộ 
chưa đáp ứng điều kiện về bảo đảm tiền 
vay tại ngân hàng và có ít mối liên hệ với 
các tổ chức xã hội, hiệp hội ngành nghề, 
hiệp hội nghề nghiệp... do đó giảm cơ hội 
tiếp cận các thông tin vay vốn ngân hàng.
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy 
trình độ học vấn của chủ cơ sở còn khá 
thấp và thời gian hoạt động kinh doanh 
cũng chưa dài, quy mô nhỏ lẻ với đa số các 
cơ sở do chủ cơ sở tự kinh doanh, doanh 
thu khá thấp. Số ít các cơ sở có sở hữu tài 
sản có thể đảm bảo tiền vay tại ngân hàng 
và tham gia các tổ chức xã hội, hiệp hội 
nghề nghiệp.
3.2. Kết quả hồi quy
Kết quả của kiểm định Wald cho thấy 
có 4 biến độc lập trong mô hình không có 
ý nghĩa thống kê là: Tuổi, Giới tính, Số 
lượng lao động và Vay vốn phi chính thức. 
Như vậy không đủ bằng chứng thể hiện 
các biến này có ảnh hưởng đến khả năng 
tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của 
các cơ sở SXKD cá thể tham gia khảo sát. 
Có 5 biến độc lập có ý nghĩa thống kê 
với biến phụ thuộc là Trình độ, Thời gian 
kinh doanh, Doanh thu, Tài sản bảo đảm, 
Quan hệ xã hội.
Bảng 3: Kết quả hồi quy
BIẾN Hệ số (β) Sig.
Hằng số -16,876 ,001
X1 -,041 ,963
X2 1,431 ,124
X3 1,285** ,002
X4 ,897* ,078
35TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 42, tháng 9 năm 2020
X5 ,449 ,710
X6 ,119*** ,000
X7 ,610 ,667
X8 2,223* ,060
X9 1,900** ,046
Hệ số Sig. của mô hình 0.000
-2 Log Likelihood 45,217a
Mức dự báo chính xác (%) 94,4
 Ghi chú: *, **, ***: có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 10%, 5% và 1%.
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2019)
Mô hình hồi quy có dạng: 
Log [ = -16,876 + 1,285 X3 +
+ 0,897 X4 + 0,119 X6 + 2,223 X8 + 1,9 X9
Ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng 
đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng 
của nông hộ được diễn giải như sau:
Trình độ của chủ cơ sở: Đây là biến 
có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp 
cận tín dụng ngân hàng của các cơ sở 
SXKD cá thể do hệ số hồi quy biến này có 
giá trị dương và có ý nghĩa thống kê cao ở 
độ tin cậy 95%. Trình độ học vấn của chủ 
cơ sở càng cao, có nền tảng kiến thức nhất 
định thì khả năng nắm bắt thông tin, các 
điều kiện cấp tín dụng tại ngân hàng cũng 
tăng lên. 
Thời gian kinh doanh: Biến này 
cũng có ảnh hưởng cùng chiều với biến 
phụ thuộc ở độ tin cậy 90%. Điều này khá 
dễ hiểu, bởi thời gian kinh doanh càng lâu 
dài thì chủ cơ sở càng có kinh nghiệm hơn 
trong việc quản lý hoạt động kinh doanh, 
đồng thời nguồn cung ứng đầu vào và 
lượng khách hàng cũng ổn định hơn. Đối 
với những cơ sở đã trải qua một khoảng 
thời gian kinh doanh nhất định, các ngân 
hàng cũng có nhiều cơ sở để đánh giá 
chính xác hơn hiệu quả kinh doanh cũng 
như dự đoán khả năng trả nợ của cơ sở đó 
trong tương lai, từ đó đưa ra quyết định 
cho vay dễ dàng hơn.
Doanh thu: Biến doanh thu có ảnh 
hưởng tới biến phụ thuộc với độ tin cậy 
99%. Dấu của hệ số hồi quy dương cho 
thấy biến có tác động cùng chiều tới biến 
phụ thuộc. Trên thực tế, đây là một trong 
những yếu tố quyết định đến khả năng tiếp 
cận vốn tín dụng ngân hàng của các cơ sở 
SXKD cá thể. Các ngân hàng rất quan 
tâm tới yếu tố này trong quá trình thẩm 
định khách hàng vay nhằm mục đích đánh 
giá năng lực tài chính đảm bảo trả nợ hay 
không. Đối với những khách hàng có năng 
lực tài chính tốt sẽ giảm thiểu rủi ro, bảo 
toàn nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng.
Tài sản bảo đảm: Biến có ảnh hưởng 
tới biến phụ thuộc ở độ tin cậy 90%. Dấu 
của hệ số hồi quy dương thể hiện các cơ 
sở có tài sản bảo đảm thì khả năng tiếp cận 
nguồn tín dụng chính thức sẽ cao hơn. Kết 
quả này phù hợp với thực tế về điều kiện 
vay vốn tại các tổ chức tín dụng luôn đòi 
hỏi phải có tiêu chuẩn về tài sản bảo đảm. 
Mặc dù về mặt lý thuyết, tài sản bảo đảm 
chỉ là yếu tố cuối cùng góp phần nâng cao 
trách nhiệm của khách hàng trong việc 
trả nợ chứ không phải là điều kiện quyết 
36 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
định khi vay vốn. Tuy nhiên về phía ngân 
hàng, để phòng ngừa rủi ro thì tài sản đảm 
bảo lại trở thành điều kiện tiên quyết khi 
xem xét thẩm định cấp tín dụng đối với 
các cơ sở kinh doanh có quy mô nhỏ và dễ 
tổn thương như các cơ sở SXKD cá thể. 
Một mặt đây là nguồn trả nợ thứ hai trong 
trường hợp hoạt động kinh doanh của các 
cơ sở không theo dự kiến, mặt khác trách 
nhiệm và ý thức trả nợ của các cơ sở kinh 
doanh sẽ được nâng lên do có ràng buộc 
về tài sản bảo đảm tại ngân hàng.
Về phía các cơ sở SXKD cá thể, thông 
tin có được trong quá trình khảo sát cho 
thấy do quy mô nhỏ, tài sản của các cơ 
sở SXKD cá thể chủ yếu là hàng hóa luân 
chuyển trong kinh doanh. Rất ít cơ sở đầu 
tư vào máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng mà 
chủ yếu tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có 
để tiết kiệm chi phí. Như vậy có thể thấy 
số cơ sở có tài sản có khả năng đáp ứng 
điều kiện về tài sản bảo đảm của ngân 
hàng chiếm tỷ lệ nhỏ. Đây cũng là vấn đề 
khó khăn, vướng mắc mà các ngân hàng 
cần sớm đưa ra biện pháp tháo gỡ nếu 
muốn tăng doanh số cho vay đối với khu 
vực này.
Quan hệ xã hội: Biến này ảnh hưởng 
tới biến phụ thuộc ở độ tin cậy 95%. Theo 
kết quả phỏng vấn của tác giả, một số 
các cơ sở kinh doanh là thành viên các tổ 
chức, hiệp hội như: hội phụ nữ, hội cựu 
chiến binh, hiệp hội cơ khí Hải Phòng 
Khi tham gia các tổ chức, hiệp hội các cơ 
sở SXKD cá thể nhận được sự hỗ trợ về 
nhiều mặt như: trao đổi thông tin, học tập 
đổi kinh nghiệm, hỗ trợ tiếp cận đơn đặt 
hàng, tìm kiếm nguồn cung ổn định,... qua 
đó hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng 
được cải thiện. 
Nếu đẩy mạnh được vai trò của các tổ 
chức hiệp hội, một mặt các cơ sở SXKD có 
cơ hội nắm bắt thông tin về các chương trình 
vay vốn tại ngân hàng. Mặt khác, thông qua 
sự gắn bó, hiểu biết rõ tình hình hoạt động 
của các cơ sở SXKD cá thể là thành viên 
của mình, các tổ chức, hiệp hội có thể đứng 
ra bảo lãnh vay vốn cho những thành viên 
có phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả 
và năng lực tài chính tốt. Với thực trạng về 
tình hình tài sản bảo đảm của các cơ sở còn 
chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn, đây 
sẽ là chìa khóa giúp cho các cơ sở SXKD 
cá thể có cơ hội tiếp cận vốn tín dụng ngân 
hàng, đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động 
kinh doanh của mình, đồng thời các tổ chức 
tín dụng có thể tiết kiệm chi phí thẩm định, 
giảm rủi ro, tăng doanh thu và lợi nhuận.
4. KẾT LUẬN
Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng 
ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở 
SXKD cá thể tranh thủ được nguồn vốn 
với chi phí hợp lý để đầu tư sản xuất, 
nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế địa 
phương. Thông qua phân tích đặc điểm 
của các cơ sở SXKD cá thể tại Hải Phòng 
cho thấy phần lớn các cơ sở tự kinh doanh, 
chủ cơ sở là nữ và độ tuổi khá cao, trình 
độ thấp, doanh thu nhỏ, đa số không có tài 
sản bảo đảm và ít có mối quan hệ với các 
tổ chức, hiệp hội. Từ kết quả khảo sát, tác 
giả đã xác định 5 nhân tố có ảnh hưởng tới 
khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của 
các cơ sở SXKD cá thể tại Hải Phòng bao 
gồm: trình độ, thời gian kinh doanh, doanh 
thu, tài sản bảo đảm, quan hệ xã hội, trong 
đó nhân tố tác động lớn nhất tới khả năng 
tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng là 
tài sản bảo đảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra 
37TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 42, tháng 9 năm 2020
rằng bên cạnh việc nâng cao trình độ, cải 
thiện hiệu quả kinh doanh, việc tham gia 
các tổ chức xã hội, hiệp hội ngành nghề 
cũng góp phần quan trọng để tạo cơ hội 
cho các cơ sở đến gần hơn với nguồn vốn 
vay từ ngân hàng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Vũ An, Phạm Phi Hùng (2016), 
‘Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của 
nông hộ tại xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh’, 
Tạp chí Kinh tế - Văn hóa - Giáo dục, Số 22.
2. Nguyễn Hữu Đặng, Trần Thị Kiều Tiên 
(2019), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp 
cận tín dụng chính thức của các hộ tiểu thương trên 
địa bàn tỉnh Sóc Trăng’, Tạp chí Trường Đại học 
Cần Thơ, Số 55, trang 51-57.
3. Nguyễn Nhan Như Ngọc, Phạm Đức Chính 
(2015), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng 
tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ tỉnh An 
Giang’, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, 
Số, trang 28-39.
4. Bùi Văn Trịnh, Trương Thị Phương Thảo 
(2014), ‘Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn 
tín dụng chính thức: Trường hợp của nông hộ nuôi 
tôm ở tỉnh Trà Vinh’, Tạp chí khoa học Trường Đại 
học Cần Thơ, Số 32, trang 1-6.
5. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc 
(2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, 
NXB Thống kê.
6. Tabachnick, B.G., & Fidell, L.S. (2007), 
Using multivariat statistics, New York: Happer 
Collins.
7. Tổng cục thống kê (2019), Niên giám thống 
kê 2018, NXB Thống kê
8. Cục thống kê Hải Phòng (2019), Niên giám 
thống kê của Hải Phòng 2018. 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_toi_kha_nang_tiep_can_tin_dung_ngan_ha.pdf