Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại kho bạc trên địa bàn tỉnh An Giang

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho

bạc nhà nước An Giang bao gồm: đánh giá rủi ro, môi trường kiểm soát, thông tin và

truyền thông, hoạt động kiểm soát, giám sát. Trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý quản trị

nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) tại Kho bạc Nhà nước

trên địa bàn tỉnh An Giang. Kết quả khảo sát 212 mẫu qua phân tích hồi quy đa biến đã

khẳng định tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa

bàn tỉnh An Giang chịu sự tác động của bốn nhân tố: đánh giá rủi ro, môi trường kiểm

soát, hoạt động kiểm soát, giám sát. Trong đó, nhân tố môi trường kiểm soát có ảnh hưởng

lớn nhất. Dựa trên kết quả trên, đề xuất các hàm ý quản trị được thực hiện để nâng cao

tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước.

Từ khóa: Tài chính, ngân hàng, kiểm soát chi ngân sách, kho bạc

pdf 19 trang phuongnguyen 1100
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại kho bạc trên địa bàn tỉnh An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại kho bạc trên địa bàn tỉnh An Giang

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại kho bạc trên địa bàn tỉnh An Giang
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
14 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU 
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI KHO BẠC 
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG 
Đào Duy Huân1* và Dương Hồng Chiến2 
1Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tây Đô 
2Kho Bạc tỉnh An Giang 
 (Email: ddhuan51@yahoo.com.vn) 
Ngày nhận: 15/03/2019 
Ngày phản biện: 11/4/2019 
Ngày duyệt đăng: 11/5/2019 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho 
bạc nhà nước An Giang bao gồm: đánh giá rủi ro, môi trường kiểm soát, thông tin và 
truyền thông, hoạt động kiểm soát, giám sát. Trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý quản trị 
nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) tại Kho bạc Nhà nước 
trên địa bàn tỉnh An Giang. Kết quả khảo sát 212 mẫu qua phân tích hồi quy đa biến đã 
khẳng định tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa 
bàn tỉnh An Giang chịu sự tác động của bốn nhân tố: đánh giá rủi ro, môi trường kiểm 
soát, hoạt động kiểm soát, giám sát. Trong đó, nhân tố môi trường kiểm soát có ảnh hưởng 
lớn nhất. Dựa trên kết quả trên, đề xuất các hàm ý quản trị được thực hiện để nâng cao 
tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước. 
Từ khóa: Tài chính, ngân hàng, kiểm soát chi ngân sách, kho bạc. 
Trích dẫn: Đào Duy Huân và Dương Hồng Chiến, 2019. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính 
hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc trên địa bàn tỉnh An Giang. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 06: 
14-32. 
*PGS.TS. Đào Duy Huân - Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tây Đô
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
15 
 1. GIỚI THIỆU 
Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) 
có vai trò quan trọng trong việc nâng 
cao chất lượng quản lý, ngăn chặn và 
phòng ngừa những rủi ro, giảm thiểu 
những sai sót trong sử dụng ngân sách 
nhà nước. Những năm qua, hệ thống 
KSNB bên cạnh những điểm mạnh, thì 
vẫn kiểm soát chưa hữu hiệu ngân sách 
nhà nước chi cho các hoạt động khu 
vực công, dẫn đến thất thoát còn cao 
trên 10%. Vì vậy, việc đánh giá mức 
độ ảnh hưởng của các yếu tố đến 
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại 
Kho bạc nhà nước (KBNN) là cần thiết. 
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định 
các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu 
hiệu của hệ thống KSNB tại KBNN 
trên địa bàn tỉnh An Giang, trên cơ sở 
đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm 
nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống 
Kiểm soát nội bộ. 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA 
NGHIÊN CỨU 
Trong Từ điển Quốc tế (2002), 
kiểm soát được định nghĩa là giám sát, 
điều tra; so sánh thực tế với các điều 
kiện được đặt ra; duy trì hoạt động của 
một vật thể. Trong từ điển về Kinh tế, 
kiểm soát là cách thể hiện sự ảnh 
hưởng trong việc quản lý của công ty; 
là quyền lợi theo luật và hợp đồng liên 
quan đến việc sở hữu tài sản; là quyền 
mà có ảnh hưởng quan trọng đến việc 
quản lý và hoạt động của công ty hoặc 
là sự giám sát. Do cách tiếp cận khác 
nhau, nên khái niệm về kiểm soát được 
trình bày khác nhau mặc dù ý nghĩa khá 
giống nhau (Bảng 1). 
 Theo Liên đoàn kế toán quốc tế 
(IFAC), hệ thống KSNB là kế hoạch 
của đơn vị và toàn bộ các phương 
pháp, các bước công việc mà các 
nhà quản lý doanh nghiệp tuân theo. 
Hệ thống KSNB trợ giúp cho các nhà 
quản lý đạt được mục tiêu một cách 
chắc chắn theo trình tự và hoạt động 
một cách hữu hiệu có từ việc tôn trọng 
các quy chế quản lý; giữ an toàn tài 
sản, ngăn chặn, phát hiện sai phạm và 
gian lận; ghi chép kế toán đầy đủ, 
chính xác, lập báo cáo tài chính kịp 
thời, đáng tin cậy. Theo COSO (2013), 
khái niệm KSNB là một quá trình do 
người quản lý, hội đồng quản trị và 
các nhân viên của đơn vị chi phối, nó 
được thiết lập để cung cấp một sự 
đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các 
mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo 
cáo và tuân thủ. Luật Kế toán (2015) 
cho rằng, “Kiểm soát nội bộ là việc 
thiết lập và tổ chức thực hiện trong 
nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, 
chính sách, quy trình, quy định nội bộ 
phù hợp với quy định của pháp luật 
nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, 
xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu 
cầu đề ra”. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
16 
Bảng 1. Các khái niệm về kiểm soát 
Tác giả Khái niệm 
Katkus (1997) 
Kiểm soát được định nghĩa là sự quan sát, giám sát quy trình cụ thể 
trong hệ thống xã hội (nhà nước, tổ chức, phòng ban), phát triển 
các kết quả đạt được, so sánh và đánh giá dựa trên mục tiêu được 
thiết lập và chuẩn mực. 
Biciulatis (2001) 
Kiểm soát là phương tiện cung cấp khả năng để hạn chế và giải 
quyết những lộn xộn mà có thể làm sụp đổ hệ thống. 
Buskeviciute (2008) 
Kiểm soát được xác định là sự kiểm tra, giám sát về trách nhiệm 
tuân thủ, thực hiện các quyết định được hình thành hay các yêu cầu 
đối với các mục tiêu cụ thể. 
Grupta (2010) 
Kiểm soát là sự quản lý hoạt động và tài chính của doanh nghiệp 
nhằm đạt được lợi nhuận từ việc thực hiện của doanh nghiệp. 
Macintosh (2010) 
Kiểm soát là chức năng mà đảm bảo hoạt động của hệ thống một 
cách hữu hiệu hoặc tạo ra lợi nhuận mong muốn. 
K.HPickett (2010) 
Kiểm soát là quá trình bắt đầu từ những tiêu chuẩn được thiết lập cụ 
thể và kết thúc bởi việc thực hiện thành công và sự cải tiến trong 
tương lai cũng như sự ngăn ngừa. 
AMerchant (2011) Kiểm soát là sự so sánh giữa tình trạng thực tế và theo kế hoạch. 
(Nguồn: Vaclovas và Lukas, 2012) 
Khái niệm tính hữu hiệu của hệ thống 
KSNB, được nêu ra trong báo cáo 
COSO (1992), Basel (1998), COSO 
(2013): sự hữu hiệu của một hệ thống 
KSNB có thể được xem xét theo một 
trong ba nhóm mục tiêu khác nhau nếu 
ban giám đốc và nhà quản lý đảm bảo 
hợp lý rằng:Họ hiểu rõ mục tiêu hoạt 
động của tổ chức đang đạt được ở mức 
độ nào? Báo cáo tài chính đang được lập 
và trình bày một cách đáng tin cậy. Các 
luật lệ và quy định đang được tuân thủ. 
Đối với KBNN - thuộc về khu vực công 
thì hệ thống KSNB là hữu hiệu, phải đáp 
ứng được các yêu cầu theo bản hướng 
dẫn KSNB của INTOSAI GOV 9100. 
Theo INTOSAI GOV 9100 thì có 5 yếu 
tố cần phải xem xét của hệ thống KSNB 
đó là: Môi trường kiểm soát; Đánh giá 
rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin 
và truyền thông và Giám sát 
3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI 
NƯỚC 
Badara và Saidin (2013) nghiên cứu 
sự ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến 
tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ trong 
các cơ quan hành chính địa phương 
gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi 
ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và 
truyền thông, và giám sát có tác động 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
17 
đến kiểm toán nội bộ tại khu vực công. 
Afiah và Azwari (2015) đã tiến hành 
nghiên cứu sự ảnh hưởng của kiểm soát 
nội bộ đến chất lượng báo cáo tài chính 
và quản lý tốt của khu vực công gồm 4 
phần: tính thích hợp, độ tin cậy, sự so 
sánh, tính kiểm chứng và việc thực hiện 
quản lý tốt 3 phần: sự tham gia, tính giải 
trình, tính chính trực tác động đến biến 
thực hiện hệ thống KSNB. Joseph, 
Albert và Byaruhanga (2015) đã tập 
trung vào tìm hiểu sự ảnh hưởng của hệ 
thống kiểm soát nội bộ trong việc nhận 
diện và ngăn chặn gian lận tại 
Kakamega, xác định rằng 5 thành phần 
của hệ thống kiểm soát nội bộ (Môi 
trường kiểm soát, Quản lý rủi ro, Hoạt 
động kiểm soát, Thông tin và truyền 
thông, Giám sát) có tác động đến các chỉ 
số của việc nhận diện và ngăn chặn gian 
lận (khả năng giải trình của quỹ, sự sự 
hữu hiệu và hiệu suất của hoạt động, tính 
kinh tế trong dự án thực hiện). Từ đó, 
bài nghiên cứu đưa ra những đề nghị 
nhằm nâng cao khả năng loại trừ gian 
lận. Bên cạnh những đóng góp đạt được, 
bài nghiên cứu tập trung vào mối quan 
hệ tích cực mà chưa tìm hiểu và phân 
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống 
kiểm soát nội bộ, từ đó, tác động gián 
tiếp đến việc ngăn chặn gian lận. Đây là 
hướng đi mới trong các nghiên cứu 
tương lai. 
Bùi Thanh Huyền (2011) đã khái quát 
hóa lý thuyết về khái niệm, thành phần 
của hệ thống KSNB, nêu lên thực trạng 
hệ thống KSNB tại Kho bạc Nhà nước 
Quận 10 và đã đưa ra một số giải pháp 
nhằm hoàn thiện. Bài nghiên cứu chỉ 
nghiên cứu về mặt định tính, chưa có số 
liệu thống kê về mức độ ảnh hưởng của 
các yếu tố tác động đến hệ thống KSNB 
nhằm đưa ra biện pháp có giá trị cao 
trong việc hoàn thiện hệ thống. Nguyễn 
Thanh Hiếu (2015) nghiên cứu về hệ 
thống KSNB tại các KBNN trên địa bàn 
Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu 
cũng phân tích thực trạng về hệ thống 
KSNB tại các KBNN trên đại bàn Thành 
phố Hồ Chí Minh và đề xuất những giải 
pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB. 
Tuy nhiên, việc tiếp cận theo báo cáo 
COSO 1992 là chưa phù hợp vì KBNN 
thuộc khu vực công. 
Những tồn tại trong các nghiên cứu 
trên 
Đối với các công trình nước ngoài: 
Các tác giả chủ yếu phân tích những tác 
động của hệ thống KSNB đến báo cáo 
tài chính, đến các hoạt động khác trong 
việc quản lý trong các doanh nghiệp, 
ngân hàng mà chưa thực hiện nghiên 
cứu nhiều vào các nhân tố ảnh hưởng 
đến kiểm soát nội bộ trong khu vực 
công. Các công trình nghiên cứu chủ yếu 
giới hạn tại các quốc gia mà các tác giả 
sinh sống và học tập. Mặt khác các 
nghiên cứu hệ thống KSNB chưa thực 
hiện nghiên cứu chuyên sâu. Việc phân 
tích hệ thống KSNB trong khu vực công 
theo khuôn mẫu NTOSAI (2001) là một 
mảng nghiên cứu có thể khai thác. 
Đối với nghiên cứu trong nước: Các 
nghiên cứu về hệ thống KSNB trong 
nước chủ yếu thực hiện trên phương 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
18 
diện lý luận, tổng quan lý thuyết, nghiên 
cứu thực trạng, đề xuất giải pháp; có rất 
ít nghiên cứu về mặt định lượng, sử 
dụng mô hình để nghiên cứu vấn đề 
kiểm soát nội bộ.Các nghiên cứu đa số 
tập trung vào vấn đề thực trạng kiểm 
soát nội bộ tại các doanh nghiệp, thực 
trạng kiểm soát thu chi ngân sách tại đơn 
vị... trong khi nghiên cứu về việc phân 
tích các nhân tố tác động đến hệ thống 
KSNB trên nền tảng COSO và 
INTOSAI thì rất hạn chế. Hơn nữa, hệ 
thống KSNB tại các doanh nghiệp đã 
được nghiên cứu khá nhiều, trong khi 
đó, hệ thống KSNB của khu vực công 
thì còn rất hạn chế. 
 Như vậy, có thể thấy có rất ít các 
công trình nghiên cứu một cách hệ thống 
về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống 
kiểm soát nội bộ trên nền tảng INTOSAI 
- khung lý thuyết về việc đánh giá hệ 
thống KSNB trong khu vực công nói 
chung và Kho bạc nói riêng. Ngoài ra, 
tại Kho Bạc nhà nước trên địa bàn An 
Giang, chưa có công trình nghiên cứu về 
kiểm soát nội bộ theo phương pháp định 
lượng. Nghiên cứu này cung cấp số liệu 
tham khảo hữu ích giúp các nhà quản lý 
trong khu vực công nói chung và Kho 
bạc nói riêng lập kế hoạch triển khai và 
sử dụng cũng như giám sát, nâng cao hệ 
thống kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi 
ro trọng yếu trong quản lý thu chi 
NSNN. 
4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ 
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 
4.1. Mô hình nghiên cứu 
Dựa trên kết quả nghiên cứu trên, 
nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên 
cứu như sau: 
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 
Môi trường Kiểm soát 
Giám sát 
Tính Hữu 
hiệu của hệ 
thống kiểm 
soát nội bộ 
Đánh giá rủi ro 
Hoạt động kiểm soát 
Thông tin và truyền thông 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
19 
4.2. Các biến quan sát liên quan 
đến các thang đo các nhân tố tác động 
đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm 
soát nội bộ: 
Thang đo đo lường nhân tố môi 
trường kiểm soát (ký hiệu MTKS) 
gồm các quan sát sau: 
MTKS 1- Các quy trình, quy định của 
KBNN đề cao giá trị đạo đức và hướng 
đến tính trung thực. 
MTKS 2- Cán bộ công chức thành 
thạo nghiệp vụ để trả lời thắc mắc và 
luôn thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ 
đã công khai 
MTKS 3- Ban lãnh đạo đề cao việc 
thực hiện đúng quy trình, quy định và 
luôn giải quyết thỏa đáng khi có khiếu 
nại. 
MTKS 4- Các bộ phận được phân 
chia đúng trách nhiệm quyền hạn và và 
luôn chủ động phối hợp với nhau để giải 
quyết một cách nhanh chóng. 
MTKS 5- Không có sự khác biệt 
nhiều giữa quy trình đưa ra và việc thực 
hiện thực tế các quy trình đó và tuân 
thủ đúng quy định trong giải quyết công 
việc. 
MTKS 6- Các bộ phận làm đúng với 
trách nhiệm và quyền hạn được đặt ra. 
Thang đo đo lường nhân tố đánh 
giá rủi ro (Ký hiệu DGRR): 
DGRR 1- Những rủi ro thách thức 
trong hoạt động nghiệp vụ của KBNN 
được cảnh báo và đánh giá chính xác và 
cụ thể 
DGRR 2- Ban hành các tiêu chí nhận 
diện các rủi ro có thể tác động đến hoạt 
động nghiệp vụ và hoạt động kiểm soát 
tại khu vực chịu trách nhiệm. 
DGRR 3- Rủi ro trong hoạt động 
được phân tích và đánh giá thông qua 
công tác thanh tra, kiểm tra và tự kiểm 
tra trong hệ thống KBNN. 
DGRR 4- Từng bộ phận đều có tiêu 
chí cảnh báo và nhận biết được rủi ro 
liên quan đến khu vực chịu trách nhiệm. 
DGRR 5- Ảnh hưởng rủi ro tiềm tàng 
được đánh giá đúng mức 
DGRR 6- Tác động do thay đổi về 
môi trường (chính sách, pháp luật) cũng 
như tác phong quản lý luôn được xem 
xét và đánh giá 
Thang đo đo lường nhân tố hoạt 
động kiểm soát (Ký hiệu HĐKS): 
HĐKS 1- Các quy định, quy trình 
không được thực hiện đúng thông qua 
hệ thống quản lý chất lương theo TCVN 
ISO 9001-2015. 
HĐKS 2- Việc kiểm tra, rà soát và 
xem xét các quy định, quy trình luôn 
được thực hiện và cập nhật, sửa đổi bổ 
xung kịp thời. 
HĐKS 3- Quy trình, quy định liên 
quan đến cá nhân luôn được cập nhật 
phù hợp với thực tiễn. 
HĐKS 4- Hệ thống TABMIS gồm 
quy trình: phân bổ ngân sách; quản lý 
thu ngân sách; quản lý chi ngân sách; 
quản lý ngân quỹ; quản lý tài sản; quản 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
20 
lý cam kết chi ngân sách; hạch toán kế 
toán; báo cáo tài chính. 
HĐKS 5- Việc thực hiện sai qui trình 
luôn được chấn chỉnh và khắc phục kịp 
thời và đúng quy định. 
HĐKS 6- Ban hành quy định quyền 
hạn và trách nhiệm nhằm tạo thuận lợi 
cho việc thực hiện quy trình, quy định. 
Thang đo đo lường nhân tố hoạt 
động thông tin truyền thông (TTTT): 
TTTT 1- Thông tin đáp ứng được nhu 
cầu cho việc thực hiện qui định qui trình 
TTTT 2- Thông tin xác thực và thích 
hợp cho việc thực hiện quy trình, quy 
định. 
TTTT 3- Thông tin xử lý từ hệ thống 
có chất lượng cao phục vụ tốt cho việc 
thực hiên đúng quy trình, quy định. 
TTTT 4- Việc truyền đạt thông tin 
giữa các cấp trong KBNN phục vụ tốt 
cho việc thực hiên đúng quy trình, quy 
định. 
TTTT 5- Các phương thức truyền đạt 
thông tin trong KBNN phù hợp phục vụ 
tốt cho việc thực hiên đúng quy trình, 
quy định. 
TTTT 6- Việc truyền đạt thông tin 
giữa KBNN và các tổ chức bên ngoài tốt 
phục vụ tốt cho việc thực hiên đúng quy 
trình, quy định. 
TTTT 7- Các phương thức truyền đạt 
thông tin giữa KBNN và các tổ chức bên 
ngoài phù hợp 
Thang đo đo  ... và 
được phân thành 5 nhóm như sau: 
- Nhóm 1 (nhân tố giám sát) gồm 6 
biến: GS1, GS2, GS3, GS4, GS6, GS7. 
- Nhóm 2 (nhân tố môi trường kiểm 
soát) gồm 6 biến: MTKS1, MTKS2, 
MTKS3, MTKS4, MTKS5, MTKS6. 
- Nhóm 3 (nhân tố đánh giá rủi ro) 
gồm 6 biến: DGRR1, DGRR2, DGRR3, 
DGRR4, DGRR5, DGRR6. 
- Nhóm 4 (nhân tố kiểm soát) gồm 5 
biến: HDKS1, HDKS2, HDKS4, 
HDKS6, HDKS7. 
- Nhóm 5 (nhân tố thông tin và truyền 
thông) gồm 5 biến: TTTT2, TTTT4, 
TTTT5, TTTT6, TTTT7. 
- Nhóm 6 (tính hữu hiệu của hệ thống 
KSNB) gồm 4 biến: THH1, THH2, 
THH3, THH5. 
Từ kết quả phân tích Cronbach’s 
Alpha và EFA như trên, mô hình 
nghiên cứu lý thuyết chính thức điều 
chỉnh gồm 6 nhân tố. Mô hình nghiên 
cứu và các giả thuyết được điểu chỉnh lại 
như sau: 
H1 Đánh giá rủi ro tác động cùng 
chiều đến tính sự hữu hiệu của hệ thống 
kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà 
nước trên địa bàn tỉnh An Giang 
H2 Môi trường kiểm soát tác động 
cùng chiều đến tính sự hữu hiệu của hệ 
thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc 
Nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang. 
H3 Thông tin và truyền thông tác 
động cùng chiều đến tính sự hữu hiệu 
của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các 
Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh An 
Giang. 
H4 Kiểm soát tác động cùng chiều 
đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm 
soát nội bộ tại kho bạc tại các Kho bạc 
Nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang. 
H5 Giám sát tác động cùng chiều đến 
tính sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
26 
nội bộ tại kho bạc tại các Kho bạc Nhà 
nước trên địa bàn tỉnh An Giang. 
Để kiểm định bằng mô hình hồi quy 
tuyến tính đa biến, tác giả kết hợp các 
biến quan sát có cùng nhóm (theo kết 
quả phân tích EFA lần thứ năm) tạo 
thành các biến trung gian có ký hiệu từ 
X1, X2, X3, X4, X5, cụ thể như sau: 
X1= (DGRR1, DGRR2, DGRR3, 
DGRR4, DGRR5, DGRR6) 
X2= (MTKS1, MTKS2, MTKS3, 
MTKS4, MTKS5, MTKS6) 
X3= (TTTT2, TTTT4, TTTT5, 
TTTT6, TTTT7) 
X4= (HDKS1, HDKS2, HDKS4, 
HDKS6, HDKS7) 
X5= (GS1, GS2, GS3, GS4, GS6, 
GS7) 
Y = (THH1, THH2, THH3, THH5) 
4.2.3. Kiểm định mô hình và giả 
thuyết nghiên cứu 
Mô hình hồi quy có dạng sau: 
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + 
β5X5 + e 
Với 
Y: Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 
X1: Đánh giá rủi ro 
X2: Môi trường kiểm soát 
X3: Thông tin và truyền thông 
X4: Kiểm soát 
X5:Giám sát 
β0: hằng số hồi quy 
βi: trọng số hồi quy 
e: sai số 
Đánh giá mức độ phù hợp của mô 
hình 
Trong phân tích này, để đánh giá sự 
phù hợp của mô hình, người ta dùng hệ 
số xác định R2 hoặc R2 hiệu chỉnh; hai 
giá trị này thể hiện sự phù hợp của mô 
hình và giá trị của R2 hoặc R2 hiệu 
chỉnh phải lớn hơn hoặc bằng 0.5. 
Mặc khác, để kiểm định sự phù 
hợp của mô hình, người ta sử dụng 
kiểm định F; kiểm định này đưa ra giả 
thuyết: 
H0 = các biến độc lập không ảnh 
hưởng đến biến phụ thuộc. 
H1 = các biến độc lập ảnh hưởng đến 
biến phụ thuộc. 
Nếu giá trị Sig. < 0.05 thì sẽ an toàn 
khi bác bỏ giả thuyết H0 và điều này có 
nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội 
phù hợp với tập dữ liệu. 
Bảng 7. Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình 
Model R R Square Adjusted R Square 
Std. Error of the 
Estimate 
Durbin-
Watson 
1 .781a 0.609 0.581 1.17617 2.174 
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng) 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
27 
Kết quả cho thấy giá trị R2 = 0.609 
và R2 hiệu chỉnh = 0.581; điều này 
chứng tỏ rằng 5 nhân tố X1, X2, X3, X4, 
X5 giải thích 58.1% độ biến thiên của 
nhân tố Y. Các phần còn lại là do sai số 
và các nhân tố khác không có mặt trong 
mô hình hồi quy. 
 Sự phù hợp của mô hình hồi quy 
Kiểm định F về tính phù hợp của mô 
hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Điều 
này cho chúng ta biết biến phụ thuộc có 
tương quan tuyến tính với toàn bộ biến 
độc lập hay không. Đặt giả thuyết: 
H0 là: b0 = b1 = b2 = b3 = b4 = b5 = 
0. (mô hình không xác định) 
H1 là: b0 = b1 = b2 = b3 = b4 = b5 = 
0. (mô hình xác định) 
Bảng 8. Bảng ANOVA 
Model 
Sum of 
Squares 
df 
Mean 
Square 
F Sig. 
1 Regression 140.556 5 28.111 20.321 .000b 
Residual 275.293 199 1.383 
Total 415.849 204 
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu mô hình hồi quy) 
Nhận thấy giá trị Sig rất nhỏ 
(<0.05) nên bác bỏ giả thuyết H0. Điều 
này có ý nghĩa là các biến độc lập trong 
mô hình có tương quan tuyến tính với 
biến phụ thuộc, tức là sự kết hợp của các 
biến độc lập có thể giải thích được sự 
thay đổi của biến phụ thuộc. 
Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 
Bảng 9. Trọng số hồi quy 
Model 
Unstandar-
dized 
Coefficients 
Standar
dized 
Coeffici
ents 
t Sig. 
Collinearity 
Statistics 
 B 
Std. 
Error Beta Tolerance VIF 
1 (Constant) -0.678 0.592 -1.147 0.253 
 MTKS 0.446 0.075 0.376 5.952 0.000 0.836 1.197 
 DGRR 0.156 0.076 0.128 2.049 0.042 0.852 1.174 
 HDKS 0.144 0.061 0.150 2.348 0.020 0.812 1.231 
 TTTT 0.045 0.065 0.043 0.684 0.495 0.856 1.169 
 GS 0.282 0.069 0.251 4.065 0.000 0.870 1.149 
(Nguồn: Phụ lục số 06- Kết quả nghiên cứu mô hình hồi quy) 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
28 
Hệ số hồi quy thể hiện dưới hai dạng: 
(1) chưa chuẩn hóa (Unstandardized) và 
(2) chuẩn hóa (Standardized). Vì hệ số 
hồi quy chưa chuẩn hóa (B), giá trị của 
nó phụ thuộc vào thang đo cho nên 
chúng ta không thể dùng chúng để so 
sánh mức độ tác động của các biến độc 
lập vào biến phụ thuộc trong cùng một 
mô hình được. Hệ số hồi quy chuẩn hóa 
(beta, ký hiệu β) là hệ số chúng ta đã 
chuẩn hóa các biến. Vì vậy, chúng được 
dùng để so sánh mức độ tác động của 
các biến phụ thuộc vào biến độc lập. 
Biến độc lập nào có trọng số này càng 
lớn có nghĩa là biến đó có tác động 
mạnh vào biến phụ thuộc. 
Tất cả các biến đều có ý nghĩa thống 
kê Sig= 0.000 <0.05 trừ thông tin truyền 
thông. Phương trình hồi quy tuyến tính 
được thể hiện như sau: 
Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát 
nội bộ = 0.376 x Môi trường kiểm soát 
+0.128 x Đánh giá rủi ro+ 0.150 x Hoạt 
động kiểm soát + 0.251 x Giám sát. 
• Nhân tố “Môi trường kiểm soát” có 
hệ số hồi quy lớn nhất β= 0.376. Như 
vậy trong các nhân tố tác động đến tính 
hữu hiệu của hệ thống KSNB tại KBNN 
trên địa bàn tỉnh An Giang thì nhân tố 
Môi trường kiểm soát có mức độ tác 
động nhiều nhất. 
• Nhân tố “Giám sát” có hệ số hồi quy 
lớn thứ hai đạt β= 0.251. Đây cũng là 
nhân tố tác động không nhỏ đến tính hữu 
hiệu của hệ thống KSNB tại các KBNN 
trên địa bàn tỉnh An Giang 
• Nhân tố “Hoạt động kiểm soát” có 
hệ số hồi quy thấp nhất đạt β= 0.150. 
• Nhân tố “Đánh giá rủi ro” có hệ số 
hồi quy lớn thứ ba đạt β= 0.128. 
Hình 2. Kết quả phân tích hồi quy 
β=0.376 
t<0.001 
Tính Hữu 
hiệu của hệ 
thống kiểm 
soát nội bộ 
Môi trường Kiểm soát 
Giám sát 
Đánh giá rủi ro 
Hoạt động kiểm soát 
Thông tin và truyền thông 
β=0.251 
t<0.001 
β=0.128 
t=0.042 
β=0.150 
t=0.020 
β=0.043 
t=0.495 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
29 
6. KẾT LUẬN 
6.1. Kết luận 
 Kết quả nghiên cứu cho thấy tính hữu 
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại 
các KBNN trên địa bàn tỉnh An Giang 
chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố: Môi 
trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt 
động kiểm soát, thông tin và truyền 
thông, giám sát và ứng dụng công nghệ 
thông tin. Chỉ có 4 trong 5 nhân tố ảnh 
hưởng tính hữu hiệu của hệ thống kiểm 
soát nội bộ theo thứ tự là Môi trường 
kiểm soát, Giám sát, Hoạt động kiểm 
soát, Đánh giá rủi ro. 
6.2. Hàm ý quản trị 
6.2.1. Hoàn thiện về nhân tố môi 
trường kiểm soát 
- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi 
dưỡng cho những CBCC làm nghiệp vụ 
để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ 
năng nghiệp vụ. 
- Thường xuyên trao đổi nghiệp vụ kế 
toán và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, 
tăng cường công tác giám sát đánh giá 
cán bộ. 
- Người lãnh đạo kho bạc luôn giữ 
được đạo đức cá nhân, lịch sự hòa nhã, 
tôn trọng nhân viên nhất là những nhân 
viên giỏi phải có cách ứng xử hợp lý góp 
phần giúp đơn vị duy trì nguồn nhân lực. 
6.2.1. Hoàn thiện nhân tố giám sát 
Cần phải kiện toàn đội ngũ cán bộ 
thanh tra, thực hiện tốt công tác xử lý 
sau thanh tra, kiểm tra; tổ chức công tác 
phúc tra việc khắc phục những hạn chế, 
tồn tại đã được các đoàn thanh tra, kiểm 
tra kiến nghị. Tổ chức thực hiện tốt công 
tác quán triệt, rút kinh nghiệm những 
vấn đề tồn tại qua kiểm tra, thanh tra, 
kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng 
hoạt động của hệ thống. Bồi dưỡng 
kiến thức nghiệp vụ về công tác chuyên 
môn để cán bộ công chức trong đơn vị 
vững về chuyên môn để thực hiện tốt 
công tác kiểm soát chi các khoản chi của 
NSNN, tránh hạn chế những rủi ro tổn 
thất cho NSNN. 
6.2.3. Hoàn thiện về nhân tố hoạt 
động kiểm soát 
Ban lãnh đạo luôn quan tâm đến hoạt 
động kiểm soát của đơn vị, kiểm tra 
thường xuyên các hoạt động nghiệp vụ 
thông qua báo cáo tài chính, báo cáo 
quản trị của đơn vị. Phân cấp xét duyệt 
của từng cán bộ công chức được rõ ràng, 
công khai, minh bạch. Kịp thời ngăn 
chặn được những rủi ro. Đẩy nhanh tốc 
độ xử lý dữ liệu, đáp ứng nhu cầu báo 
cáo, cung cấp thông tin nhanh và kịp 
thời, thuận lợi cho việc tra cứu, đối 
chiếu và nắm bắt kịp thời các quy định. 
6.2.4. Hoàn thiện về nhân tố đánh 
giá rủi ro 
Thường xuyên nhận dạng được các 
yếu tố tác động đến rủi ro, rà soát lại 
những nguy cơ tiềm ẩn của hoạt động 
nghiệp vụ kế toán. Lấy kết luận của 
Thanh tra Kho bạc Nhà nước, ý kiến 
đóng góp của khách hàng, làm công tác 
kiểm tra nội bộ tại đơn vị, ban hành Quy 
định tạm thời khung Quản lý rủi ro trong 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
30 
các hoạt động thanh toán vốn đầu tư xây 
dựng cơ bản. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Afiah N.N & Azwari P.C, 2015. 
“The Effect of the Implementation of 
Government Internal Control System 
on the Quality of Financial Reporting 
of The Local Government and its 
impact on the Principles of Good 
Governance: A Research in District, 
City, and Provincial Government in 
South Sumatera”, Procedia – Social 
and Behaviour Sciences,211: p.811-818 
2. Amudo, A. & Inanga, E.L, 2009. 
Evaluation of Internal control System: 
A case study from Uganda. 
International Research Journal of 
Finance and Economics, 27, ISSN 1450 
-2887. 
3. Badara M.S. & Saidin S.Z, 
2013. Impact of the Effective 
Internal Control System on the Internal 
Audit Effectiveness at Local 
Government Level. Journal of Social 
and Development Sciences, 4: pp 16-
23. ISSN 2221-1152. 
4. Bộ Tài Chính, Thông tư số 
77/2017/BTC ngày 28 tháng 7 năm 
2017- “Về việc Hướng dẫn Chế độ kế 
toán Ngân sách nhà nước và hoạt 
động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước. 
5. Bộ Tài Chính, Thông tư số 
39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 03 
năm 2016 – “ Sửa đổi, bổ sung một 
số điều của Thông tư số 
161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 
năm 2012 của Bộ Tài Chính Quy định 
chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản 
chi Ngân sách nhà nước Qua Kho bạc 
Nhà nước” 
6. Bùi Thanh Huyền, 2011. Hoàn 
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại 
Kho bạc Nhà nước Quận 10 Thành phố 
Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ kinh tế 
chuyên ngành kế toán. Trường Đại 
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 
tháng 10 năm 2011. 
7. Đỗ Thị Thoa, 2016. Hệ thống 
Kiểm soát nội bộ Kho bạc Nhà nước 
một số quốc gia trên thế giới với kiểm 
soát hoạt động thu chi Ngân sách Nhà 
nước và bài học kinh nghiệm cho Kho 
bạc Nhà nước Việt Nam. Tạp chí kế 
toán và Kiểm toán. Số T11. 
8. Doyle, J., Ge, W., & McVay, S., 
2007. Determinants of weaknesses in 
internal control over financial 
reporting. Journal of Accounting and 
Economics, 44, 193-223. 
9. Gamage, C. T., Lock, K. L. and 
Fernando, A., 2014. Effectiveness of 
Internal Control System in State 
Commercial Banks in Sri Lanka. 
International Journal of Scientific 
Research and Innovative Technology, 1 
(5), pp. 25-44 
10. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn 
Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu 
nghiên cứu với SPSS.TP.HCM. Nhà 
xuất bản Hồng Đức. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
31 
11. INTOSAI GOV 9100, 
Guidelines for Internal Control 
Standards for the Public Sector. 
12. Joseph O.N. & Albert O. & 
Byaruhanga P.J., 2015. “Effect of 
Internal Control on Fraud Detection 
and Prevention on District Treasuries of 
Kakamega County”.International 
Journal of Business and Management 
Invention..4 Issue 1. ISSN: 2319 -8028 
13. Kho bạc Nhà nước – Quyết 
định 208/QĐ-KBNN ngày 9 tháng 4 
năm 2011 - Về việc ban hành tạm thời 
Khung kiểm soát quản lý rủi ro trong 
công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu 
tư XDCB qua Kho bạc nhà nước”. 
14. Kho bạc Nhà nước – Quyết 
định số 1169/QĐ-KBNN ngày 14 
tháng 12 năm 2012 – “Về việc Ban 
hành Tiêu thức đánh giá chất lượng 
hoạt động Kho quỹ và công tác bảo 
đảm an toàn tiền, tài sản trong hệ thống 
Kho bạc Nhà nước.” 
15. Kho bạc Nhà nước – Quyết định 
161/QĐ-KBNN ngày 19 tháng 02 năm 
2013 – “Về việc Ban hành Quy trình 
nghiệp vụ kế toán nhà nước trong điều 
kiện áp dụng TABMIS.” 
16. Kho bạc Nhà nước – Công văn 
số 743/KBNN – THPC ngày 02 tháng 
03 năm 2016 “Về việc hướng dẫn thực 
hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa 
liên thông trong hệ thống KBNN”. 
17. Nguyễn Đức Thọ, 2015. Đổi mới 
hoạt động kiểm soát nội bộ về sử dụng 
ngân sách, tài sản Nhà nước tại các cơ 
quan, hành chính sự nghiệp thuộc Bộ 
tài chính. Luận án tiến sĩ kinh tế. Viện 
nghiên cứu quản lý kinh tế Trung 
ương, tháng 9 năm 2015. 
18. Phan Nam Anh và Phạm Thị 
Hoàng, 2013. Hệ thống KSNB tại trường 
đại học, cao đẳng công. Luận văn thạc sĩ 
Đại học Kinh tế Quốc dân. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 
32 
FACTORS AFFECTING INTERNAL CONTROL SYSTEM’S 
EFFICIENCY OF AN GIANG PROVINCE TREASURY 
 Dao Duy Huan1 and Duong Hong Chien2 
1Faculty of Business Administration, Tay Do University 
2An Giang Province Treasury 
(Email: ddhuan51@yahoo.com.vn) 
ABSTRACT 
The study aimed to identify factors affecting the internal control system at An Giang State 
Treasury including risk assessment, environmental control, information and 
communication, control and supervision activities. The study proposed implications to 
improve the effectiveness of the internal control system at the An Giang State Treasury. 
Results from using multivariate regression analysis of 212 surveys by confirmed that the 
effectiveness of the internal control system at the An Giang State Treasury were affected by 
four factors: risk assessment, environment control, control activities, supervision. Among 
these factors, the control environment was the most important one. Based on the above 
results, recommendations were made to improve the effectiveness of the internal control 
system at the An Giang State Treasury. 
Keywords: Banking, budget spending control, finance, treasury. 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_tinh_huu_hieu_cua_he_thong_kiem_so.pdf