Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Cần Thơ

TÓM TẮT

Nghiên cứu này thực hiện với mục tiêu chính là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín

dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đo lường mức độ tác

động và tầm quan trọng của các yếu tố đến khả năng tiếp cận vốn, đề xuất các giải pháp nhằm giúp

các hộ kinh doanh có thể tiếp cận nguồn vốn chính thức được dễ dàng. Nghiên cứu sử dụng các

phương pháp thu thập số liệu thông qua điều tra bằng bảng câu hỏi với kích thước mẫu là 200 hộ

kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi

quy Logit, kết quả nghiên cứu cho thấy, có năm nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính

thức của hộ kinh doanh cá thể ở thành phố Cần Thơ đó là: tổng tài sản, thâm niên kinh doanh của

hộ, quen với ngân hàng, thu nhập trung bình của hộ và thời gian vay. Các yếu tố đều có ý nghĩa

thống kê, đạt độ tin cậy cao.

pdf 8 trang phuongnguyen 200
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Cần Thơ
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 225(07): 327 - 334 
 Email: jst@tnu.edu.vn 327 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC 
CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 
Võ Thị Thu1, Nguyễn Thị Thùy Dung2*, Đào Thị Hồng2 
1Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô 
2Đại học Lâm nghiệp 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này thực hiện với mục tiêu chính là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín 
dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đo lường mức độ tác 
động và tầm quan trọng của các yếu tố đến khả năng tiếp cận vốn, đề xuất các giải pháp nhằm giúp 
các hộ kinh doanh có thể tiếp cận nguồn vốn chính thức được dễ dàng. Nghiên cứu sử dụng các 
phương pháp thu thập số liệu thông qua điều tra bằng bảng câu hỏi với kích thước mẫu là 200 hộ 
kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi 
quy Logit, kết quả nghiên cứu cho thấy, có năm nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính 
thức của hộ kinh doanh cá thể ở thành phố Cần Thơ đó là: tổng tài sản, thâm niên kinh doanh của 
hộ, quen với ngân hàng, thu nhập trung bình của hộ và thời gian vay. Các yếu tố đều có ý nghĩa 
thống kê, đạt độ tin cậy cao. 
Từ khóa: Tín dụng chính thức; hộ kinh doanh cá thể; tổ chức tín dụng; vốn; ngân hàng. 
Ngày nhận bài: 08/4/2020; Ngày hoàn thiện: 02/6/2020; Ngày đăng: 11/6/2020 
FACTORS AFFECTING THE ACCESS TO FORMAL CREDIT OF 
INDIVIDUAL BUSINESS HOUSEHOLDS IN CAN THO CITY 
Vo Thi Thu
1
, Nguyen Thi Thuy Dung
2*
, Dao Thi Hong
2 
1Vietnam Joint stock commercial bank for industry and trade – Tay Do branch 
2 Vietnam National University of Forestry 
ABSTRACT 
The research is subjected to analyze the factors affecting the access to formal credit of individual 
business households in Can Tho City, measuring the impact and importance of factors on capital, 
used data collection methods through the questionnaire survey with a sample size of 200 business 
households in Can Tho city. Using statistical methods of description and logit regression analysis, 
the research results show that there are five factors affecting the access of formal credit of 
individual business households in Can Tho City: total assets, household seniority, associate with 
the bank, average household income and loan period. The factors are statistically significant and 
achieving high reliability. 
Keywords: Formal credit; individual business household; credit institution; capital; bank. 
Received: 08/4/2020; Revised: 02/6/2020; Published: 11/6/2020 
* Corresponding author. Email: thuydung1688@gmail.com
Võ Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 327 - 334 
 Email: jst@tnu.edu.vn 328 
1. Mở đầu 
Cần Thơ là một trong ba thành phố trực thuộc 
Trung ương là Đô thị loại I của cả nước, đây 
cũng là vùng kinh tế trọng điểm tại khu vực 
Đồng bằng Sông Cửu Long. Các hoạt động 
kinh tế, công nghiệp, dịch vụ diễn ra sôi nổi 
đã dẫn đến sự ra đời hàng loạt các khu công 
nghiệp, các doanh nghiệp và đặc biệt là các 
hộ kinh doanh cá thể. Bài toán khó cho các 
doanh nghiệp, cá nhân nhất là các hộ kinh 
doanh cá thể là làm thế nào để có vốn sản 
xuất kinh doanh và trang trải những chi phí 
hoạt động. Để đáp ứng nhu cầu vốn của thị 
trường, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) 
trên địa bàn thành phố ngày càng mở rộng và 
hoạt động sôi động với 46 chi nhánh TCTD 
hoạt động và 7 Quỹ tín dụng nhân dân [1]. 
Tuy nhiên, qua khảo sát điều tra của nhóm tác 
giả cho thấy việc tiếp cận vốn trên thị trường 
chính thức đối với các hộ kinh doanh cá thể 
trên địa bàn hiện tại khá khó khăn mặc dù 
kênh tiếp cận vốn này sẽ hạn chế rủi ro và 
giảm chi phí cho các hộ kinh doanh cá thể so 
với thị trường tín dụng phi chính thức. Trong 
những năm gần đây, số lượng hộ kinh doanh 
cá thể trên địa bàn thành phố Cần Thơ không 
ngừng gia tăng, góp phần quan trọng trong 
việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, 
tăng thu nhập, tăng nguồn thu cho ngân sách 
cho thành phố. Theo số liệu của Cục thống kê 
thành phố Cần Thơ, số lượng hộ kinh doanh 
cá thể trên địa bàn hiện khoảng 81.577 hộ và 
nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô kinh 
doanh ngày càng tăng. Như vậy, việc đẩy 
mạnh tiếp cận tín dụng chính thức trên địa 
bàn sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển 
kinh tế của các hộ kinh doanh cá thể nói riêng 
và của cả thành phố nói chung. 
Qua lược khảo tài liệu, đã có nhiều nghiên cứu 
trong và ngoài nước tìm ra các nhân tố ảnh 
hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính 
thức của nông hộ, hộ gia đình, hộ kinh doanh 
cá thể. Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng đến 
tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh 
cá thể cũng tương tự như đối với nông hộ, cụ 
thể: Tài sản của chủ hộ [2]; thâm niên của hộ 
[3]; thu nhập của hộ [4] và thời gian vay [5] là 
các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận 
tín dụng ngân hàng của nông hộ. Tuy nhiên, 
trên thực tế vẫn chưa có nghiên cứu nào về khả 
năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ 
kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Cần 
Thơ. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực 
hiện nhằm mục tiêu là phân tích các nhân tố 
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng 
chính thức của hộ kinh doanh cá thể trên địa 
bàn thành phố Cần Thơ, qua đó đề xuất các 
giải pháp giúp hộ kinh doanh cá thể tại thành 
phố Cần Thơ có thể tiếp cận nguồn vốn chính 
thức dễ dàng hơn, đồng thời giúp các tổ chức 
tín dụng trên địa bàn có cơ sở để ban hành 
những chính sách cho vay linh động và phù 
hợp hơn để góp phần cải thiện tình hình kinh tế 
địa phương. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu 
2.1. Phương pháp thu thập số liệu 
- Thu thập số liệu thứ cấp 
Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tình 
hình kinh tế xã hội của cơ quan chức năng, 
sở, ban, ngành, niên giám thống kê hàng năm 
của thành phố Cần Thơ, quận Ninh Kiều, 
quận Bình Thủy, quận Cái Răng và một số 
nghiên cứu liên quan được đăng trên các tạp 
chí khoa học. 
- Thu thập số liệu sơ cấp 
Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp bằng 
cách khảo sát thông qua bảng câu hỏi, đối 
tượng khảo sát là 200 hộ kinh doanh cá thể 
trên địa bàn quận Ninh Kiều, quận Bình 
Thủy, quận Cái Răng thuộc thành phố Cần 
Thơ. Trường hợp bị từ chối trả lời, tác giả tiến 
hành phỏng vấn thêm các hộ kinh doanh gần 
đó cho đến khi đảm bảo có đủ số quan sát như 
dự kiến. 
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu 
nhiên phân tầng. 
2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 
- Phương pháp thống kê mô tả và phương 
pháp so sánh 
Phương pháp thống kê mô tả được vận dụng 
để mô tả khái quát: tình hình kinh tế xã hội 
của địa bàn nghiên cứu; thực trạng dư nợ cho 
vay hộ cá thể của các TCTD trên địa bàn 
nghiên cứu từ năm 2016-2018; tỷ lệ hộ được 
tiếp cận tín dụng chính thức; nhu cầu vốn và 
trị giá khoản vay của các hộ kinh doanh. 
Võ Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 327 - 334 
 Email: jst@tnu.edu.vn 329 
- Phương pháp hồi quy Logit 
Phương pháp thiết lập phương trình hồi quy để 
kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố có liên 
quan đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ 
kinh doanh cá thể trên địa bàn nghiên cứu. Từ 
đó, xác định được những yếu tố ảnh hưởng có 
ý nghĩa dựa vào mức ý nghĩa thống kê. 
Dựa vào kết quả lược khảo các nghiên cứu thực 
nghiệm, nghiên cứu đưa vào mô hình đo lường 
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vay 
vốn kinh doanh của các hộ kinh doanh tại TP 
Cần Thơ bằng mô hình hồi quy Logit sau: 
LnYi = 0 + 1X1 + 2X2 + 3X3 4X4 + 

5X5 + 6X6 +7X7 + 8X8 + 9X9 
Giải thích các biến trong mô hình hồi quy 
được thể hiện ở bảng 1. 
Bảng 1. Các biến trong mô hình hồi quy nhị phân 
Biến Tên biến Ghi chú 
I Biến phụ thuộc 
Yi 
Khả năng tiếp cận tín dụng 
chính thức của hộ kinh doanh 
cá thể trên địa bàn thành phố 
Cần Thơ 
II Biến độc lập 
X1 Tuổi Biến liên tục 
X2 Giới tính 
1: Nam 
0: Nữ 
X3 Thâm niên của hộ kinh doanh Biến liên tục 
X4 Quen với Ngân hàng 
1: Quen 
0: Không 
X5 Trình độ học vấn Biến liên tục 
X6 Thu nhập bình quân Biến liên tục 
X7 Tổng tài sản Biến liên tục 
X8 Thời gian vay Biến liên tục 
X9 Giấy CN Đăng ký kinh doanh 
1: Có 
0: Không 
+ Mô hình sử dụng chỉ tiêu Dy/dx để ước 
lượng giá trị sự thay đổi của biến phụ thuộc 
do sự ảnh hưởng của biến độc lập. 
+ Sử dụng chỉ tiêu P > |z|: giả định các yếu tố 
khác không đổi, ước lượng sự thay đổi của 
biến độc lập để xác định xác suất xảy ra của 
biến phụ thuộc. 
+ P(Y=1) = Po: Xác suất xảy ra sự kiện, trong 
nghiên cứu này là xác suất để hộ kinh doanh 
cá thể không thể tiếp cận được nguồn vốn 
chính thức. 
+ P(Y = 0) = 1 – Po: Xác suất không xảy ra sự 
kiện, trong nghiên cứu này là xác suất để hộ 
kinh doanh cá thể có tiếp cận được nguồn vốn 
chính thức. 
 0 là hệ số gốc; i hệ số hồi quy của 
mô hình. 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Khái quát chung về tình hình tín dụng 
chính thức của hộ kinh doanh cá thể tại 
thành phố Cần Thơ 
3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn 
nghiên cứu 
Cần Thơ là thành phố hiện đại và phát triển 
nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 
đồng thời là thành phố lớn thứ 4 cả nước theo 
quy mô dân số và lớn thứ 5 cả nước theo vai 
trò, vị thế và quy mô kinh tế. Cần Thơ là Đô 
thị loại I, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã 
hội, y tế và giáo dục của vùng ĐBSCL với 
tổng diện tích tự nhiên 1.409 km2, chiếm 
3,49% diện tích toàn vùng. Thành phố được 
chia làm 9 đơn vị hành chính gồm: 5 quận 
(quận Ninh Kiều, quận Cái Răng, quận Bình 
Thủy, quận Ô Môn, quận Thốt Nốt) và 4 
huyện (huyện Cờ Đỏ, huyện Phong Điền, 
huyện Thới Lai, huyện Vĩnh Thạnh). Tổng số 
thị trấn, xã, phường là 85, trong đó gồm 5 thị 
trấn, 44 phường và 36 xã (tính đến thời điểm 
ban hành nghị định số 12/NĐ-CP). Theo số 
liệu của Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 
tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2019 đạt 
111.615 tỷ đồng và tăng 7,84% so với cùng 
kỳ. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây 
dựng dẫn đầu với mức tăng 11,40%, đứng thứ 
hai là khu vực dịch vụ tăng 7,74%, tiếp đến là 
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 
0,50. Số lượng lao động có việc làm năm 
2019 là 75.500 lao động, tăng 18,58% so năm 
2018, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 
gần 88,3 triệu đồng/người/năm [6]. 
3.1.2. Tình hình phát triển hộ kinh doanh cá 
thể trên địa bàn thành phố Cần Thơ 
Nhờ có sự chỉ đạo tích cực của Ủy ban nhân 
dân thành phố trong việc cải cách hành chính, 
cải thiện môi trường kinh doanh, đã góp phần 
thúc đẩy việc phát triển kinh tế tạo mọi điều 
kiện để hộ kinh doanh cá thể địa phương phát 
triển bền vững. Số lượng hộ kinh doanh của 
thành phố Cần Thơ ngày càng tăng, theo số 
liệu của Niên giám Thống kê năm 2018, thành 
phố Cần Thơ có 81.577 hộ kinh doanh cá thể 
Võ Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 327 - 334 
 Email: jst@tnu.edu.vn 330 
với số lượng lao động hơn 134.000 người. Với 
loại hình sản xuất kinh doanh phong phú, có 
mặt khắp các quận, huyện trong địa bàn, các 
hộ kinh doanh cá thể đã và đang khẳng định 
vai trò cũng như những đóng góp hiệu quả vào 
sự phát triển của thành phố [6]. 
3.1.3. Tổng quan tình hình tiếp cận tín dụng 
chính thức của hộ kinh doanh cá thể trên địa 
bàn thành phố Cần Thơ 
Hệ thống Ngân hàng tại thành phố Cần Thơ, 
ngoài Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi 
nhánh Cần Thơ, tính đến năm 2019 trên địa 
bàn thành phố hiện có 46 chi nhánh tổ chức 
tín dụng và 7 Quỹ tín dụng nhân dân. 
Đối với các hộ kinh doanh cá thể, nguồn vốn 
kinh doanh chủ yếu dựa vào lợi nhuận để lại 
và tín dụng chủ yếu huy động từ bạn bè, 
người thân. Việc huy động vốn từ các tổ chức 
tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể đang 
còn rất nhiều bất cập do cả nguyên nhân 
khách quan và chủ quan. Nguyên nhân đặc 
thù là không có quan hệ và tài sản thế chấp, 
khả năng tiếp cận thị trường và nguồn thông 
tin, tiếp cận với cơ quan Nhà nước, công nghệ 
bao gồm công nghệ quản lý, kinh doanh và 
công nghệ thông tin, năng lực quản lý chưa 
hiệu quả do hạn chế về trình độ quản lý. 
Thực trạng này khiến các hộ kinh doanh cá 
thể không được cập nhật những tiến bộ mới 
trong kinh doanh, mà vẫn theo khuynh hướng 
phát triển tự nhiên, không có phương án mở 
rộng quy mô để tiến lên chuyển sang doanh 
nghiệp, hưởng những điều kiện ưu đãi của 
Nhà nước. 
Theo quy định, hộ kinh doanh cá thể không 
có tư cách pháp nhân, gây khó khăn trong chế 
độ chịu trách nhiệm về các khoản nợ. Hộ kinh 
doanh cá thể phải chịu trách nhiệm bằng toàn 
bộ tài sản của mình, kể cả tài sản không đưa 
vào kinh doanh. Vừa không có tư cách pháp 
nhân lại không có tài sản thế chấp có giá trị là 
đất ở sổ đỏ nên các hộ kinh doanh cá thể rất 
khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn 
vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Nếu có vay 
được thì số lượng vay cũng không nhiều và 
thời hạn vay cũng rất ngắn. 
Theo số liệu bảng 2, chiếm tỷ trọng lớn nhất 
trong cơ cấu dư nợ cho vay hộ kinh doanh cá 
thể trên địa bàn TP Cần Thơ của các tổ chức 
tín dụng là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát 
triển Nông thôn. Tiếp theo là đến các ngân 
hàng thương mại nhà nước là vì các ngân 
hàng này có quy mô lớn và mạng lưới rộng 
khắp từ thành thị đến nông thôn nên khả năng 
phát triển khách hàng tốt hơn. Thêm vào đó, 
việc thực hiện các chính sách của Chính phủ 
nhằm hỗ trợ vốn cho người dân cũng được 
các ngân hàng này tiên phong thực hiện. 
Bảng 2. Báo cáo tổng hợp dư nợ cho vay hộ kinh doanh cá thể 
của các TCTD trên địa bàn TP Cần Thơ giai đoạn năm 2017 - 2019 
TT Ngân hàng 
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 
Giá trị 
(tỷ đồng) 
Tỷ trọng 
(%) 
Giá trị 
(tỷ đồng) 
Tỷ trọng 
(%) 
Giá trị 
(tỷ đồng) 
Tỷ trọng 
(%) 
1 VietinBank 1.267 11,72 1.590 12,66 1.772 11,67 
2 VietcomBank 1.147 10,61 1.521 12,11 2.036 13,42 
3 BIDV 1.397 12,92 1.658 13,21 2.033 13,40 
4 NN & PTNT 3.848 35,60 4.454 35,48 5.590 36,83 
5 Kiên Long 64 0,59 76 0,61 75 0,49 
6 SacomBank 192 1,78 115 0,92 123 0,81 
7 ACB 716 6,62 743 5,92 910 5,99 
8 EximBank 313 2,90 364 2,90 378 2,49 
9 TPBank 122 1,13 138 1,10 183 1,20 
10 VPBank 757 7,00 829 6,60 874 5,76 
11 MBBank 388 3,59 523 4,17 654 4,31 
12 Ngân hàng khác 598 5,53 544 4,33 551 3,63 
Tổng cộng 10.809 
12.555 
15.178 
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của phòng Tổng hợp - Ngân hàng Nhà nước CN Cần Thơ) 
Võ Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 327 - 334 
 Email: jst@tnu.edu.vn 331 
Nhìn chung, tổng dư nợ cho vay hộ kinh 
doanh cá thể của các ngân hàng trên địa bàn 
có sự tăng trưởng khác nhau qua các năm. 
Tổng dư nợ cho vay hộ kinh doanh cá thể của 
các TCTD tại thành phố Cần Thơ năm 2017 
đạt 10.809 tỷ đồng, năm 2018 đạt 12.555 tỷ 
đồng, tăng trưởng 16% so với năm 2017, năm 
2019 đạt 15.178 tỷ, tăng trưởng 20,9% so với 
năm 2018. Tốc độ tăng trưởng có sự biến 
động là do cơ cấu cho vay chuyển dịch từ 
doanh nghiệp sang bán lẻ để phù hợp với định 
hướng phát triển của ngân hàng. Cụ thể, nhận 
thấy những rủi ro trong hoạt động cho vay đối 
với khách  ... a cho 
thấy, vốn ngân hàng được cấp cho các hộ 
kinh doanh ở địa bàn nghiên cứu là khá cao. 
Trong số 179 chủ hộ được hỏi về việc tiếp 
cận vay vốn trong thời gian qua thì 127 hộ 
(chiếm tỷ lệ 70,9%) cho biết đã được ngân 
hàng cho vay vốn để phục vụ cho nhiều mục 
đích của gia đình. Có 52 hộ tương ứng 29,1% 
cho biết là không được cấp vốn. Nguyên nhân 
các hộ này không được vay vốn ngân hàng 
được tổng hợp như sau: thủ tục vay quá rườm 
rà (21,15%) - thủ tục vay vốn làm mất nhiều 
thời gian, đi lại nhiều lần, ảnh hưởng đến hoạt 
động kinh doanh của hộ; một số hộ cho rằng 
họ không biết thủ tục xin vay (19,23%) nên 
cũng e ngại và không thể tiếp cận được nguồn 
vốn tín dụng từ các ngân hàng. Thông tin này 
rất có giá trị cho chính quyền địa phương và 
các tổ chức tín dụng cần thực hiện tuyên 
truyền cho người dân hiểu biết, nắm bắt thủ 
tục xin vay vốn. 
Nguyên nhân tiếp theo là không có tài sản thế 
chấp (chiếm 17,31%) nên khó được chấp 
nhận cho vay, không được bảo lãnh (chiếm 
7,69%). Một nguyên nhân cũng đáng chú ý 
nữa là hộ kinh doanh không có phương án trả 
nợ hợp lý (15,38%). Qua đây, cho thấy 
nguyên nhân mà hộ kinh doanh không tiếp 
cận được nguồn vốn tín dụng có cả yếu tố 
khách quan - ngân hàng và chủ quan từ chính 
hộ kinh cá thể. 
3.2.2. Nhu cầu vay vốn và giá trị khoản vay 
vốn dự kiến của hộ kinh doanh trong thời 
gian tới 
Theo kết quả phỏng vấn nhu cầu vay vốn 
ngân hàng của các hộ kinh doanh ở địa bàn 
nghiên cứu, trong số 179 chủ hộ được hỏi về 
nhu cầu vay vốn trong thời gian tới (2020 – 
2021) thì 144 hộ (chiếm tỷ lệ 80,4%) cho rằng 
cần có nguồn vốn vay, con số này cho thấy 
nhu cầu vay vốn là khá cao. Có 19,6% chủ hộ 
cho biết là trong hiện tại và trong ngắn hạn 
(<1 - 2 năm) chưa có nhu cầu vay vốn vì kinh 
tế của hộ thuộc diện có thể tự chủ nguồn vốn 
trong sản xuất và kinh doanh cũng như sinh 
kế của gia đình. 
Võ Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 327 - 334 
 Email: jst@tnu.edu.vn 332 
Bảng 3. Kết quả ước lượng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ kinh doanh cá thể 
Biến Tên biến Hệ số Dy/dx Giá trị P>|z| 
Mức ý 
nghĩa 
X1 Tuổi -0,03 -0,005 0,165 
X2 Giới tính -0,249 -0,037 0,597 
X3 Thâm niên của hộ kinh doanh 0,343 0,053 0 1% 
X4 Quen với Ngân hàng 1,175 0,156 0,021 5% 
X5 Trình độ học vấn 0,304 0,048 0,263 
X6 Thu nhập bình quân 0,048 0,007 0,031 5% 
X7 Tổng tài sản 0,47 0,072 0 1% 
X8 Thời gian vay -0,011 -0,002 0,075 10% 
X9 Giấy CN Đăng ký kinh doanh -0,283 -0,045 0,547 
 Hằng Số -3,581 
0,011 5% 
(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát của tác giả năm 2019) 
Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn các hộ về 
mục đích các khoản vay trong thời gian tới 
cho thấy, các hộ cần vay vốn cho các mục 
đích: bổ sung vốn lưu động để nhập hàng; đầu 
tư mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị máy móc 
phục vụ sản xuất; thuê nhân viên, công nhân; 
xây cơ sở sản xuất, Cụ thể, trong số 144 
chủ hộ có nhu cầu vay vốn, trong đó có 87 
câu trả lời cần vay vốn để mở rộng hoạt động 
kinh doanh hiện có và mở cơ sở kinh doanh 
mới (chiếm tỷ lệ 60%), duy trì hoạt động kinh 
doanh hiện tại chiếm 22% và tiêu dùng chiếm 
18% tổng số hộ. 
Xét về giá trị các khoản vay vốn, trong số 144 
hộ có nhu cầu vay vốn thì giá trị các khoản 
vay được phân chia như sau: vay từ 251 triệu 
- 1 tỷ đồng là khoản vay được nhiều người 
lựa chọn nhất (tỷ lệ 65,28%), kế tiếp là nhu 
cầu vay dưới 250 triệu đồng (tỷ lệ 25,69%); 
còn lại là từ 1 tỷ đồng trở lên (9,03%). 
Đây là căn cứ cung cấp thông tin cho các 
ngân hàng, tổ chức tín dụng, chính quyền địa 
phương về số tiền mong muốn được vay và 
nhu cầu vay vốn của các hộ. 
3.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả 
năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ kinh 
doanh cá thể tại địa bàn thành phố Cần Thơ 
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả 
năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh 
doanh cá thể trên địa bàn tác giả đo lường 
bằng mô hình hồi quy Logit với biến phụ 
thuộc là Khả năng tiếp cận tín dụng chính 
thức. Kết quả ước lượng của mô hình được 
thể hiện trong bảng 3. 
Kết quả phân tích cho thấy, trong 9 biến đưa 
vào mô hình thì có 5 biến có ý nghĩa thống 
kê. Với giả thuyết các yếu tố khác không đổi, 
ảnh hưởng của từng biến đến khả năng tiếp 
cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá 
thể tại Cần Thơ được diễn giải theo giá trị 
trung bình của tác động biên, tuy nhiên giá trị 
tác động biên thay đổi tùy theo giá trị cụ thể 
của các biên độc lập như sau: 
Thâm niên của hộ kinh doanh là nhân tố có 
ảnh hướng đến khả năng tiếp cận tín dụng 
chính thức của hộ kinh doanh cá thể. Hệ số 
hồi quy của nhân tố là 0,343 có ý nghĩa thống 
kê ở mức 1%. Hệ số tác động biên của nhân 
tố thâm niên của hộ kinh doanh là 0,053, 
nghĩa là trong trường hợp các yếu tố khác 
không thay đổi, hộ kinh doanh có số năm kinh 
doanh cao hơn thì khả năng tiếp cận vốn vay 
ngân hàng cao hơn 5,3 điểm phần trăm so với 
hộ kinh doanh ít kinh nghiệm hơn. Điều này 
cho thấy, thường những hộ đã hoạt động kinh 
doanh lâu năm thì có kinh nghiệm và tình 
hình kinh doanh ổn định hơn nên dễ tiếp cận 
vốn tín dụng chính thức hơn. Kết quả này 
đúng với kỳ vọng ban đầu là tương quan 
thuận (+) [8]. 
Quen với ngân hàng là nhân tố có ảnh hướng 
đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, biến 
này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hệ số hồi 
quy là 1,175 cho thấy biến này có tác động 
thuận chiều (+) với khả năng tiếp cận tín dụng 
chính thức như kỳ vọng ban đầu. Hệ số tác động 
biên của nhân tố quen với ngân hàng là 0,156, 
nghĩa là trong trường hợp các yếu tố khác 
không thay đổi, hộ kinh doanh có quen biết với 
người làm trong ngân hàng thì khả năng tiếp 
cận vốn vay ngân hàng cao hơn 15,6 điểm phần 
trăm so với hộ không có quen biết [9]. 
Thu nhập bình quân của hộ kinh doanh có 
mối quan hệ thuận chiều (+) với biến khả 
Võ Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 327 - 334 
 Email: jst@tnu.edu.vn 333 
năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của hộ kinh 
doanh cá thể ở thành phố Cần Thơ ở mức ý 
nghĩa 5% (hệ số hồi quy là 0,048). Kết quả 
ước lượng là phù hợp với dấu kỳ vọng lý 
thuyết ban đầu. Hệ số tác động biên của nhân 
tố thu nhập bình quân của hộ kinh doanh là 
0,007; nghĩa là trong trường hợp các yếu tố 
khác không thay đổi, hộ kinh doanh có thu 
nhập bình quân cao hơn thì khả năng tiếp cận 
vốn vay chính thức cao hơn 0,7 điểm phần 
trăm so với hộ kinh doanh có thu nhập bình 
quân thấp hơn. Thu nhập là yếu tố góp phần 
đáng kể giúp cho hộ kinh doanh vay vốn ngân 
hàng dễ dàng hơn. Những hộ có thu nhập 
bình quân hàng tháng cao thì dễ tiếp cận vốn 
tín dụng ngân hàng hơn những hộ có thu nhập 
thấp. Đây cũng là một tiêu chí đánh giá hiệu 
quả của kế hoạch kinh doanh và khả năng 
thanh toán nợ vay khi đến hạn. 
Tổng tài sản của hộ kinh doanh có ảnh hưởng 
thuận chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng 
ngân hàng của hộ kinh doanh ở địa bàn 
nghiên cứu ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số hồi qui 
là 0,47 cho thấy nhân tố tác động thuận chiều 
với biến phụ thuộc là phù hợp với kỳ vọng. 
Hệ số tác động biên của nhân tố tổng tài sản 
của hộ kinh doanh là 0,072; nghĩa là trong 
trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, 
hộ kinh doanh có tổng tài sản cao hơn thì khả 
năng tiếp cận vốn vay chính thức cao hơn 7,2 
điểm phần trăm so với hộ kinh doanh có tổng 
tài sản thấp hơn. Thực tế cho thấy, hầu hết 
các trường hợp hộ kinh doanh vay vốn ngân 
hàng ở thành phố Cần Thơ đều sử dụng giấy 
chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng bất 
động sản để thế chấp. Các ngân hàng cũng 
cho rằng việc thế chấp các giấy tờ này là đảm 
bảo nhất, đơn giản và thuận lợi cho cả hai bên 
trong việc thực hiện hợp đồng vay. Điều này 
cho thấy, việc sở hữu tài sản thế chấp có giá 
trị cao của hộ kinh doanh cá thể sẽ là điều 
kiện tốt để nâng cao khả năng tiếp cận vốn 
vay từ các ngân hàng thương mại. 
Thời gian vay hay kỳ hạn vay là yếu tố có 
mối quan hệ nghịch chiều (-) với biến phụ 
thuộc như sự kỳ vọng lý thuyết. Hệ số hồi 
quy là 0,011 có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. 
Hệ số tác động biên của nhân tố thời hạn vay 
của hộ kinh doanh là 0,002, nghĩa là trong 
trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, 
hộ kinh doanh có thời hạn vay vốn ngắn hơn 
thì khả năng tiếp cận vốn vay chính thức cao 
hơn 0,2 điểm phần trăm so với hộ kinh doanh 
có thời gian vay vốn dài hơn. Kỳ hạn cho vay 
phù hợp với vòng quay của thu nhập của 
người vay là yếu tố quan trọng bảo đảm việc 
trả nợ vay đúng hạn. 
Tóm lại, qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng 
đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của 
hộ kinh doanh cá thể ở thành phố Cần Thơ 
cho thấy có 5 yếu tố tác động đến đối tượng 
nghiên cứu đó là: (1) Mối quan hệ quen biết 
với ngân hàng, (2) Thâm niên kinh doanh, (3) 
Thu nhập bình quân của hộ, (4) Tổng tài sản, 
(5) Thời gian vay. 
3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường khả 
năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ 
kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố 
Cần Thơ 
Từ kết quả phân tích định tính về thực trạng 
cho vay nguồn vốn ngân hàng và phân tích 
định lượng từ mô hình hồi quy Logit, nghiên 
cứu đã chỉ ra rằng khả năng tiếp cận vốn vay 
ngân hàng đối với hộ kinh doanh cá thể bị hạn 
chế bởi những nguyên nhân chủ quan và khách 
quan. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải 
pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín 
dụng chính thức cho hộ kinh doanh cá thể trên 
địa bàn thành phố Cần Thơ như sau: 
(1) Giải pháp khắc phục những hạn chế về 
thông tin, thủ tục và chính sách vay vốn 
Về thủ tục cho vay, các ngân hàng cần đơn 
giản hóa các thủ tục vay vốn, tinh gọn quy 
trình để hạn chế thời gian đi lại trong quá 
trình thực hiện hồ sơ để tạo điều kiện thuận 
lợi cho hộ kinh doanh cá thể dễ dàng tiếp cận 
các nguồn vốn vay. 
Về vấn đề hộ kinh doanh không biết vay ở 
đâu, các TCTD hoặc chính quyền địa phương 
cần thực hiện các hoạt động tuyên truyền đến 
hộ kinh doanh nhằm thông tin và cập nhật 
những kiến thức về chính sách, sản phẩm và 
thủ tục cho vay để giảm thiểu lý do không 
được vay vốn do không quen biết nhân viên 
ngân hàng. Bên cạnh đó, chủ hộ kinh doanh 
cần tự nâng cao năng lực và kinh nghiệm kinh 
doanh; thay đổi quan điểm và nhận thức 
truyền thống, học tập và ứng dụng công nghệ 
khoa học vào công việc, những phương thức 
kinh doanh và các kênh phân phối mới, Các 
hộ kinh doanh cùng khu vực có thể trao đổi 
Võ Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 327 - 334 
 Email: jst@tnu.edu.vn 334 
học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Điều này sẽ 
giúp cho hoạt động kinh doanh của hộ hiệu 
quả hơn, nắm bắt nhiều thông tin hơn và dễ 
dàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng hơn. 
(2) Giải pháp khắc phục những hạn chế về tài 
sản đảm bảo 
Các TCTD nên hạn chế việc cho vay hộ kinh 
doanh chỉ căn cứ vào tài sản thế chấp, việc này 
dẫn đến việc có thể bỏ qua các hộ kinh doanh 
thiếu tài sản thế chấp nhưng lại có phương án 
kinh doanh hiệu quả và khả năng trả nợ tốt. 
Thay vào đó, các TCTD nên triển khai các gói 
cho vay dựa trên phương án sản xuất kinh 
doanh hoặc các gói sản phẩm vay tín chấp. 
(3) Giải pháp khắc phục những hạn chế về 
thu nhập và tài sản của hộ kinh doanh 
Các hộ kinh doanh cá thể cần thiết từng bước 
nâng cao uy tín của mình đối với các tổ chức tín 
dụng qua việc cải thiện mức thu nhập của hộ 
bằng sự chủ động trong các hoạt động kinh tế 
của hộ; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, 
quản lý vốn chặt chẽ, tạo ra lợi nhuận và đảm 
bảo khả năng trả nợ vay ngân hàng đúng hạn. 
Ngoài ra, để tăng khả năng tiếp cận tín dụng 
chính thức, chính quyền địa phương cũng cần 
điều kiện tối đa về mặt bằng hay các khoản thuế 
do địa phương quản lý nhằm khuyến khích các 
hộ kinh doanh có động lực mở rộng quy mô sản 
xuất kinh doanh, gia tăng tài sản của hộ. 
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, việc sản xuất 
với quy mô nhỏ lẻ sẽ rất khó tồn tại, vì vậy cần 
có sự liên kết giữa các hộ kinh doanh cá thể 
với nhau và với thị trường tạo thành các hiệp 
hội ngành nghề. Có thể liên kết theo hướng đa 
dạng hóa hình thức hợp tác, như hợp tác cung 
ứng theo chuỗi đầu ra và đầu vào cho sản 
phẩm; hợp tác tìm nguồn nguyên liệu giá tốt; 
hợp tác để trao đổi thông tin, kinh nghiệm. 
(4) Giải pháp về thời hạn vay 
Thay vì việc ưu tiên cho các khoản vay có kỳ 
hạn ngắn, các TCTD có thể ban hành nhiều 
sản phẩm cho vay linh hoạt về thời gian vay 
để phù hợp với ngành nghề kinh doanh. 
4. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu tín dụng 
của thương hộ trong 3 năm trở lại đây và 
trong thời gian tới là khá cao. Nguồn vốn từ 
ngân hàng là lựa chọn ưu tiên của hộ kinh 
doanh khi cần vốn; có đến 70,9% hộ được cấp 
tín dụng chính thức cho rằng có nhu cầu vay 
vốn ngân hàng để phục vụ cho một số mục 
đích như kinh doanh (80%), tiêu dùng (20%). 
29,1% hộ kinh doanh trên địa bàn khảo sát 
không được cấp tín dụng là do hộ không biết 
thủ tục xin vay, không có tài sản thế chấp, 
phương án kinh doanh và trả nợ không hợp lý 
và thủ tục cho vay quá rườm rà. 
Để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính 
thức của hộ kinh doanh nhằm phát triển kinh 
tế địa phương thì cần phải thực hiện nhiều 
giải pháp đồng bộ, với sự phối hợp của các 
bên có liên quan như Nhà nước, các tổ chức 
đoàn thể và các tổ chức tín dụng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. G. Bao, “The Bank is committed to continuing 
to accompany the enterprise,” 15/02/2020. 
[Online]. Available: https://baocantho.com.vn 
/ngan-hang-cam-ket-tiep-tuc-dong-hanh-cung 
-doanh-nghiep-a118249.html. [Accessed May 
02, 2020]. 
[2]. A. K. Tran, and T. T. Huynh, “Analysis 
elements affecting to commercial credit of 
aquaculture farms in Kien Giang province,” 
Can Tho University Journal of Science, no. 
27, pp. 17-24, 2013. 
[3]. V. T. Bui, and T. P. T. Truong, “Analysis of 
access to capital formal credit of shrimp 
farming individual households in Tra Vinh 
povince,” Can Tho University Journal of 
Science, no. 32, pp. 1-6, 2014. 
[4]. D. L. Truong, and B. D. Tran, “Analysis 
elements affecting to commercial credit of 
aquaculture farms in Kien Giang province,” 
Banking Review, no. 4, pp. 29-32, 2010. 
[5]. A. K. Tran, and T. T. Thai, “Factors affecting 
the access to consumer credit at commercial 
banks of households in Can Tho city,” Can 
Tho University Journal of Science, no. 28, pp. 
26-32, 2013. 
[6]. Can Tho city Department of Statistics, Press 
release on socio-economic situation in 2019, 2019. 
[7]. The State Bank of Vietnam – Can Tho 
Branch, Summary report on outstanding loans 
to individual business households of 
commercial banks in 2018, 2018. 
[8]. V. T. Bui, and T. P. T. Truong, “Analysis of 
access to capital formal credit of shrimp 
farming individual households in Tra Vinh 
povince,” Can Tho University Journal of 
Science, no. 32, pp. 1-6, 2014. 
[9]. A. K. Tran, and T. T. Nguyen, “Analysis 
elements affecting to commercial credit of 
aquaculture farms in Kien Giang province,” 
Can Tho University Journal of Science, no. 
31, pp. 132-138, 2014. 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_tiep_can_tin_dung_chinh_thuc_cua_h.pdf