Ca lâm sàng thay van động mạch chủ sinh học loại CoreValve qua đường ống thông ở bệnh nhân hẹp khít van động mạch chủ có nguy cơ phẫu thuật cao

TÓM TẮT

Phẫu thuật thay van động mạch chủ vẫn là

biện pháp điều trị được ưu tiên cho các bệnh

nhân hẹp khít van động mạch chủ. Tuy nhiên, ở

những bệnh nhân cao tuổi, phẫu thuật thường

có tỉ lệ biến chứng và tử vong cao. Thay van động

mạch chủ qua đường ống thông (Transcatheter

Aortic Valve Implantation, TAVI) là một thủ

thuật ít xâm lấn và đã được chứng minh có hiệu

quả tương tự phẫu thuật ở những bệnh nhân

có nguy cơ phẫu thuật cao. Chúng tôi trình bày

một trường hợp bệnh nhân nam 87 tuổi, hẹp

khít van động mạch chủ có triệu chứng, đã

được điều trị thành công bằng kỹ thuật thay van

động mạch chủ qua đường ống thông, sử dụng

van sinh học CoreValve. Thủ thuật tiến hành an

toàn, không biến chứng. Bệnh nhân xuất viện

trong tình trạng ổn định, triệu chứng lâm sàng

và cận lâm sàng được cải thiện, không xuất hiện

biến cố tim mạch lớn trong thời gian theo dõi

30 ngày.

pdf 9 trang phuongnguyen 7220
Bạn đang xem tài liệu "Ca lâm sàng thay van động mạch chủ sinh học loại CoreValve qua đường ống thông ở bệnh nhân hẹp khít van động mạch chủ có nguy cơ phẫu thuật cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ca lâm sàng thay van động mạch chủ sinh học loại CoreValve qua đường ống thông ở bệnh nhân hẹp khít van động mạch chủ có nguy cơ phẫu thuật cao

Ca lâm sàng thay van động mạch chủ sinh học loại CoreValve qua đường ống thông ở bệnh nhân hẹp khít van động mạch chủ có nguy cơ phẫu thuật cao
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 63.2013 33
Ca LÂM SÀNG x
TÓM TẮT 
Phẫu thuật thay van động mạch chủ vẫn là 
biện pháp điều trị được ưu tiên cho các bệnh 
nhân hẹp khít van động mạch chủ. Tuy nhiên, ở 
những bệnh nhân cao tuổi, phẫu thuật thường 
có tỉ lệ biến chứng và tử vong cao. Thay van động 
mạch chủ qua đường ống thông (Transcatheter 
Aortic Valve Implantation, TAVI) là một thủ 
thuật ít xâm lấn và đã được chứng minh có hiệu 
quả tương tự phẫu thuật ở những bệnh nhân 
có nguy cơ phẫu thuật cao. Chúng tôi trình bày 
một trường hợp bệnh nhân nam 87 tuổi, hẹp 
khít van động mạch chủ có triệu chứng, đã 
được điều trị thành công bằng kỹ thuật thay van 
động mạch chủ qua đường ống thông, sử dụng 
van sinh học CoreValve. Thủ thuật tiến hành an 
toàn, không biến chứng. Bệnh nhân xuất viện 
trong tình trạng ổn định, triệu chứng lâm sàng 
và cận lâm sàng được cải thiện, không xuất hiện 
biến cố tim mạch lớn trong thời gian theo dõi 
30 ngày. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hẹp van động mạch chủ do thoái hoá van 
là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Hẹp van 
động mạch chủ khi đã biểu hiện triệu chứng có 
tiên lượng nặng nề, với tỉ lệ tử vong trong 2 năm 
lên tới 50%. Cho đến gần đây, biện pháp điều 
trị triệt để duy nhất cho các trường hợp hẹp van 
động mạch chủ vẫn là phẫu thuật thay van động 
mạch chủ. Tuy nhiên, các bệnh lý nội khoa kèm 
theo ở người cao tuổi (như bệnh phổi mạn tính, 
suy thận) là yếu tố khiến tỉ lệ tử vong sau phẫu 
thuật còn cao. Khoảng một phần ba bệnh nhân 
trên 75 tuổi có hẹp chủ khít không thể tiến 
hành phẫu thuật do nguy cơ quá cao. 
Ngày nay, kỹ thuật can thiệp qua đường 
ống thông để điều trị các bệnh lý tim mạch ngày 
càng phát triển. Đặc biệt, trong bệnh lý hẹp van 
động mạch chủ, kỹ thuật thay van động mạch 
chủ qua da đã bước đầu cho thấy hiệu quả, thay 
thế cho phẫu thuật cần phải mở xương ức và sử 
dụng máy tuần hoàn ngoài cơ thể. Trong bài báo 
này, chúng tôi trình bày một ca lâm sàng bệnh 
Ca lâm sàng thay van động mạch chủ sinh học 
loại CoreValve qua đường ống thông ở bệnh nhân 
hẹp khít van động mạch chủ có nguy cơ phẫu 
thuật cao
Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Quang, Lê Xuân Thận, Đinh Huỳnh Linh, Nguyễn Thị 
Thu Hoài, Đỗ Kim Bảng, Đỗ Doãn Lợi, Nguyễn Lân Việt
Viện Tim mạch Việt Nam
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 63.201334
y Ca LÂM SÀNG
nhân hẹp chủ khít được thay van động mạch 
chủ qua da, sử dụng van sinh học CoreValve 
(hãng Medtronic, Hoa Kỳ).
Ca LâM sÀNG 
Bệnh nhân nam, 87 tuổi, được chẩn đoán 
hẹp khít van động mạch chủ 7 năm nay. Đợt 
này bệnh nhân nhập viện vì khó thở NYHA III, 
kèm theo có tràn dịch màng phổi trái và xẹp thụ 
động thuỳ dưới phổi trái.Các bệnh lý nội khoa 
kèm theo bao gồm: suy thượng thận, bệnh phổi 
mạn tính trên nền lao phổi cũ. Các thang điểm 
dự báo nguy cơ khi phẫu thuật đều rất cao (điểm 
logistic EuroScore 18,8%, điểm STS 26%). Do 
tình trạng nội khoa nặng nề không phù hợp với 
phẫu thuật tim hở, bệnh nhân được chỉ định 
thay van động mạch chủ qua da. 
Các thăm dò trước thủ thuật thay van 
động mạch chủ qua da bao gồm: xét nghiệm 
công thức máu, hoá sinh máu, điện tâm đồ, 
siêu âm tim qua thành ngực và qua thực quản, 
chụp động mạch vành và chụp động mạch đùi 
cản quang, chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) 
động mạch chủ ngực - bụng, động mạch đùi 
chậu. Bệnh nhân có tình trạng thiếu máu nhẹ 
trước thủ thuật (Hb 98 g/L), chức năng thận 
bình thường (mức lọc cầu thận 98 mL/phút). 
Điện tâm đồ có hình ảnh bloc nhánh trái hoàn 
toàn, tăng gánh tâm thu thất trái. Kết quả siêu 
âm tim qua thành ngực cho thấy hẹp khít van 
động mạch chủ, diện tích lỗ van 0,636 cm2, 
chênh áp tối đa qua van động mạch chủ 67 
mmHg, chênh áp trung bình 40,4 mmHg. Hở 
van động mạch chủ mức độ nhẹ. Đường kính 
vòng van động mạch chủ 25,2 mm, đường 
kính đường ra thất trái 24,3 mm, đường kính 
động mạch chủ ngang qua xoang Valsava 32 
mm, đường kính động mạch chủ lên 24,7 mm. 
Chức năng tâm thu thất trái trong giới hạn bình 
thường (EF 65%). Đường kính thất trái cuối 
tâm trương 50 mm. Bệnh nhân có tăng áp lực 
động mạch phổi mức độ vừa (áp lực động mạch 
phổi tâm thu 45 mmHg). Chụp động mạch 
vành có hẹp 40% đoạn giữa động mạch liên 
thất trước, dòng chảy mạch vành tốt. Chụp cắt 
lớp vi tính 64 dãy động mạch chủ ngực-bụng 
cho thấy xơ vữa gây hẹp lan toả động mạch chủ. 
Động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng 
trên và dưới động mạch thận có khẩu kính bình 
thường, ngã ba chủ chậu không hẹp tắc. Hẹp 
khít động mạch thận hai bên. Động mạch chậu 
và động mạch đùi phải xoắn vặn, hẹp lan toả, 
đường kính động mạch đùi phải chỗ hẹp nhất 
khoảng 5 mm. Động mạch chậu và động mạch 
đùi trái không hẹp, đường kính động mạch đùi 
trái chỗ hẹp nhất 6,5 mm. Động mạch dưới đòn 
trái không hẹp, tắc. 
Thủ thuật được tiến hành tại phòng tim 
mạch can thiệp, Viện Tim mạch Quốc gia Việt 
Nam, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Bệnh nhân 
được gây mê nội khí quản. Sau đó, đặt đầu dò 
siêu âm qua thực quản. Đặt điện cực tạo nhịp 
tạm thời ở mỏm thất phải qua đường tĩnh mạch 
cảnh trong phải. Dựa theo kết quả chụp động 
mạch đùi cản quang có hẹp động mạch đùi 
phải, đường can thiệp được lựa chọn là đường 
động mạch đùi trái. Trước tiên, chúng tôi tiến 
hành mở đường vào động mạch đùi phải, đặt 
sheath 6 French. Qua đường động mạch đùi 
phải, một ống thông IMA được đưa vào động 
mạch đùi trái và chụp chọn lọc động mạch đùi 
trái. Mở đường vào động mạch đùi trái dưới 
hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng. 
Đẩy một sheath kích cỡ 18 French, dài 90 cm 
qua đường động mạch đùi lên động mạch chủ 
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 63.2013 35
Ca LÂM SÀNG x
bụng. Một ống thông pigtail được đưa lên gốc 
động mạch chủ qua đường động mạch đùi phải. 
Chúng tôi tiến hành thông tim trái để 
khảo sát tình trạng huyết động học trước 
thủ thuật. Áp lực động mạch chủ là 87/46 
mmHg, áp lực tâm thu thất trái 119 mmHg, 
áp lực cuối tâm trương thất trái 17 mmHg, 
đánh giá chênh áp trung bình qua lỗ van 
động mạch chủ là30 mmHg, chênh áp đỉnh-
đỉnh là 28 mmHg. 
Dây dẫn Amplatz siêu cứng kích cỡ 0,035 
inch (hãng Boston Scientific, Hoa Kỳ) được 
đẩy xuống buồng thất trái qua sheath 18 
French. Tiến hành nong van động mạch chủ 
sử dụng bóng đường kính 22 mm, chiều dài 
30 mm (hãng NuMED, Hoa Kỳ) khi tiến hành 
tạo nhịp thất nhanh. Sau đó, van sinh học 
CoreValve kích thước 29 mm được đặt ở vòng 
van động mạch chủ dưới hướng dẫn của màn 
huỳnh quang tăng sáng. Bệnh nhân xuất hiện 
bloc nhĩ thất độ 3 thoáng qua sau khi đặt van, 
tuy nhiên sau đó tự hồi phục về nhịp xoang. 
Kết quả chụp động mạch chủ cho thấy van 
động mạch chủ nhân tạo nằm đúng vị trí, chỉ 
có hở rất nhẹ cạnh chân van. Thông tim cho 
thấy không còn chênh áp qua van động mạch 
Hình 1: Đánh giá động mạch đùi - chậu bằng phim chụp cản quang
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 63.201336
y Ca LÂM SÀNG
chủ (hình 3). Siêu âm tim qua thực quản và 
chụp gốc động mạch chủ ngay sau khi đặt van 
cho thấy van nằm đúng vị trí, hở rất nhẹ quanh 
van (hở độ I). Sau khi đã kiểm tra vị trí van 
trên phim chụp mạch cản quang và siêu âm 
tim, sheath 18 Fr được rút ra và động mạch đùi 
được đóng lại bằng 2 dụng cụ Perclose. 
Sau thủ thuật, bệnh nhân được chuyển về 
khoa hồi sức tích cực tim mạch. Người bệnh 
được rút ống nội khí quản sau 20 giờ. Điện cực 
tạo nhịp tạm thời được rút sau 3 ngày. Không 
xuất hiện các rối loạn nhịp sau can thiệp. Không 
có tình trạng nhiễm khuẩn sau thủ thuật. Bệnh 
nhân được xuất viện sau 8 ngày, không có 
biến chứng. Bệnh nhân được duy trì các thuốc 
điều trị suy tim, dùng aspirin 100 mg/ngày, 
clopidogrel 75 mg/ngày. Trong thời gian theo 
dõi 30 ngày sau thủ thuật, hoàn toàn không 
ghi nhận các biến cố tim mạch lớn (chảy máu 
nặng, tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, rối 
loạn nhịp tim, phải nhập viện vì suy tim). Tình 
trạng lâm sàng của người bệnh cũng được cải 
thiện rõ rệt (NYHA I, không còn đau ngực, thể 
trạng tốt).
Hình 2: Van động mạch chủ CoreValve được đặt đúng vị trí
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 63.2013 37
Ca LÂM SÀNG x
Hình 3: Chênh áp qua van động mạch chủ trước và sau thủ thuật
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 63.201338
y Ca LÂM SÀNG
BÀN LUẬN 
Đây là trường hợp đầu tiên được thay van động 
mạch chủ qua da loại CoreValve ở Việt Nam. Chỉ 
định thay van động mạch chủ bằng van sinh học 
CoreValve bao gồm: (1) bệnh nhân hẹp khít van 
động mạch chủ có triệu chứng lâm sàng, (2) đường 
kính vòng van động mạch chủ từ 18 đến 27 mm và 
đường kính động mạch chủ lên dưới 45 mm, (3) 
tuổi ≥ 80, điểm EuroSCORE >15%, điểm STS > 
10%, hoặc tuối ≥ 65 với ít nhất một yếu tố nguy 
cơ sau: xơ gan, suy hô hấp, tăng áp lực động mạch 
phổi, tiền sử phẫu thuật tim mạch, bệnh hệ thống 
nặng, bệnh nhân suy kiệt, vôi hoá nặng động mạch 
chủ2, 3. Chống chỉ định của thủ thuật bao gồm: (1) 
nhiễm khuẩn nặng hoặc viêm nội tâm mạch nhiễm 
khuẩn đang tiến triển, (2) có chống chỉ định với 
aspirin hoặc clopidogrel, (3) có rối loạn đông máu 
hoặc chảy máu nặng, (4) tiền sử nhồi máu cơ tim 
hoặc tai biến mạch máu não gần đây, (5) có huyết 
khối trong buồng tim, (6) có bệnh lý khác kèm 
theo với kỳ vọng sống dưới 1 năm. Bệnh nhân của 
chúng tôi thoả mãn tất cả các chỉ định của thủ thuật 
và không có chống chỉ định nào. 
Mặc dù một số trung tâm trên thế giới tiến 
hành thay van động mạch chủ qua da chỉ với gây 
tê tại chỗ, gây mê nội khí quản vẫn là phương 
pháp vô cảm thường được lựa chọn. Gây mê 
nội khí quản giúp tình trạng bệnh nhân ổn định 
trong quá trình làm thủ thuật. Ngoài ra, sự cần 
thiết của siêu âm qua thực quản trong lúc tiến 
hành thay van cũng khiến phương pháp gây tê 
tại chỗ trở nên thiếu khả thi. Mặc dù tuổi cao và 
có bệnh phổi mạn tính, bệnh nhân của chúng 
tôi không gặp những biến chứng liên quan đến 
thông khí nhân tạo. Các kết quả xét nghiệm khí 
máu sau thủ thuật rất ổn định và người bệnh 
được rút nội khí quản chỉ sau 20 giờ. 
Hiện nay, có hai loại van trên thị trường 
được sử dụng cho kỹ thuật thay van động 
mạch chủ qua da. Đó là loại van nở bằng bóng 
Edwards-Sapien (hãng Edwards, California, 
Hoa Kỳ) và loại van tự nở CoreValve5. Trong 
thử nghiệm PARTNER A, thử nghiệm lâm 
sàng so sánh thay van động mạch chủ Edwards-
Sapien với phẫu thuật thay van động mạch chủ 
ở bệnh nhân hẹp chủ khít nguy cơ cao, cho thấy 
cả hai biện pháp điều trị đều có tỉ lệ tử vong và 
chảy máu nặng tương tự nhau. Tuy nhiên, tỉ lệ 
đột quỵ và biến chứng mạch máu ở nhóm thay 
van qua da cao hơn, trong khi tỉ lệ chảy máu ở 
nhóm phẫu thuật cao hơn. Trong nghiên cứu 
PARTNER B, so sánh thay van động mạch chủ 
với điều trị nội khoa ở những bệnh nhân hẹp 
khít van động mạch chủ không thể phẫu thuật, 
mặc dù thay van động mạch chủ qua da có nguy 
cơ xuất huyết nặng và biến chứng mạch máu, 
nhưng tỉ lệ tử vong chung lại thấp hơn 20% so 
với điều trị nội khoa. 
Các thử nghiệm lâm sàng so sánh thay van 
động mạch chủ CoreValve với phẫu thuật vẫn 
đang trong thời gian thu thập số liệu. Mặc dù 
chưa có số liệu so sánh hai loại van động mạch 
chủ (Edwards-Sapien và CoreValve), cả hai 
thủ thuật đều có tỉ lệ thành công và hiệu quả 
lâm sàng tương đương nhau. Tỉ lệ thành công 
và sống còn trong 30 ngày sau thủ thuật đều đạt 
trên 90%. Tai biến mạch não là biến chứng hay 
gặp nhất của thủ thuật, tỉ lệ tai biến mạch não 
được ghi nhận dưới 5%. Nói chung, CoreValve 
thường ít gây rối loạn huyết động trong lúc đặt 
van, khi so sánh với van Edwards-Sapien. Do 
đó, quá trình thả van Edwards thường phải 
tiến hành trong thời gian ngắn, trong lúc tạo 
nhịp thất nhanh. Còn đối với CoreValve, có 
thể tiến hành thả van từ từ, và điều chỉnh vị trí 
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 63.2013 39
Ca LÂM SÀNG x
van trong lúc đặt van để đạt được vị trí tối ưu. 
Trong ca lâm sàng của chúng tôi, ban đầu van 
sinh học nhân tạo được thả hơi thấp gây bít 
tắc mạch vành và xuất hiện bloc nhĩ thất hoàn 
toàn. Chúng tôi đã tiến hành kéo van lại để đạt 
vị trí tối ưu.
Biến chứng rối loạn nhịp tim, nhất là bloc 
nhĩ thất các cấp độ, có thể cần cấy máy tạo 
nhịp vĩnh viễn, là biến chứng thường gặp sau 
thủ thuật thay van động mạch chủ qua da. Khi 
khung đỡ van sinh học đi qua vòng van động 
mạch chủ xuống vách liên thất, nó có thể gây 
tổn thương đường dẫn truyền nhĩ thất, dẫn 
đến bloc nhánh trái hoặc bloc nhĩ thất hoàn 
toàn. Tỉ lệ đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn sau khi 
đặt CoreValve là 9-36% (tuỳ nghiên cứu), 
trong khi tỉ lệ này sau khi đặt van Edwards-
Sapien chỉ là 2 đến 12%. Nguyên nhân có thể 
do khung đỡ CoreValve dài hơn và có diện tiếp 
xúc với đường ra thất trái lớn hơn khung đỡ van 
Edwards-Sapien. Ở bệnh nhân của chúng tôi, 
mặc dù xuất hiện bloc nhánh trái, nhưng sau đó 
đã hồi phục và người bệnh không cần đến máy 
tạo nhịp vĩnh viễn. Khuyến cáo chung đề nghị 
theo dõi điện tim liên tục trong tối thiểu 3 ngày 
sau thủ thuật thay van qua da. 
Đối với bệnh nhân của chúng tôi, có thể quan 
sát hở rất nhẹ cạnh chân van ngay sau thủ thuật. Tỉ 
lệ hở quanh van nhẹ đến vừa vào khoảng 11,8%, 
thường gặp hơn khi đặt CoreValve. Các yếu tố 
nguy cơ của hở van là vòng van động mạch chủ 
không đối xứng, van nhân tạo kích thước quá nhỏ 
và đặt van quá thấp. Hở cạnh chân van là một yếu 
tố tiên lượng tử vong trong thời gian theo dõi sau 
thủ thuật. Chụp MSCT gốc động mạch chủ trước 
thủ thuật giúp xác định chính xác kích thước van 
động mạch chủ sinh học, và làm giảm tỉ lệ hở cạnh 
chân van . 
Mặc dù các van sinh học thế hệ mới ngày 
càng có kích thước nhỏ gọn hơn, tuy nhiên tỉ lệ 
biến chứng mạch máu vẫn còn cao (khoảng trên 
10%). Đo kích thước và đánh giá tình trạng hẹp, 
tắc, xoắn vặn, vôi hoá của mạch máu động mạch 
đùi, động mạch chậu, động mạch chủ bụng trước 
thủ thuật, theo phim chụp cắt lớp vi tinh đa dãy, 
phim chụp mạch cản quang, và siêu âm mạch 
máu, giữ vai trò rất quan trọng trong việc giảm 
tỉ lệ biến chứng mạch máu. Đối với bệnh nhân 
của chúng tôi, đường kính động mạch đùi trái 
chỗ hẹp nhất là 6,5 mm, trong khi động mạch 
đùi-chậu phải xoắn vặn và hẹp lan toả. Khác với 
van Edwards-Sapien, không thể tiến hành đặt 
CoreValve xuôi dòng qua đường mỏm tim. Do 
vậy, chúng tôi cũng đã tiến hành đo đạc để sẵn 
sàng đặt van qua đường động mạch dưới đòn 
phải hoặc qua đường mở ngực tối thiểu, trong 
trường hợp không thể tiến hành qua đường động 
mạch đùi. Tuy nhiên, kích thước động mạch đùi-
chậu trái của bệnh nhân hoàn toàn tương thích 
cho sheath 18 French và thủ thuật được tiến 
hành thuận lợi, không gặp khó khăn nào liên 
quan đến đường can thiệp. Dụng cụ đóng động 
mạch chuyên dụng Perclose (hãng Abbott, Hoa 
Kỳ) cho phép cầm máu vết chọc mạnh nhanh 
và hiệu quả. Bệnh nhân của chúng tôi hoàn toàn 
không gặp phải một biến chứng nào liên quan 
đến đường vào mạch máu. 
KẾT LUẬN 
Ca lâm sàng của chúng tôi cho thấy thay 
van động mạch chủ CoreValve qua đường ống 
thông có thể tiến hành an toàn, hiệu quả trong 
điều kiện thực tế lâm sàng ở Việt Nam. Việc 
đánh giá bệnh nhân đầy đủ về lâm sàng và cận 
lâm sàng (siêu âm tim, chụp mạch cản quang, 
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 63.201340
y Ca LÂM SÀNG
chụp MSCT) giữ vai trò rất quan trọng đối với 
thành công của thủ thuật. Tính an toàn và độ 
bền của van động mạch chủ cơ học còn cần 
phải được kiểm định trong các nghiên cứu lớn 
với thời gian nghiên cứu kéo dài, tuy nhiên có 
thể kết luận đây là một hướng đi đầy triển vọng 
để điều trị bệnh nhân hẹp khít van động mạch 
chủ do thoái hoá và không thể phẫu thuật.
TÀI LIỆU THaM KHẢO 
1. Goncalves A, Marcos-Alberca P, Almeria C, Feltes G, Hernandez-Antolin RA, Rodriguez E, Rodrigo 
JL, Cobiella J, Maroto L, Cardoso JC, Macaya C, Zamorano JL. Quality of life improvement at midterm 
follow-up after transcatheter aortic valve implantation. Int J Cardiol. 2013;162:117-122
2. Ben-Dor I, Gaglia MA, Jr., Barbash IM, Maluenda G, Hauville C, Gonzalez MA, Sardi G, Laynez-
Carnicero A, Torguson R, Okubagzi P, Xue Z, Goldstein SA, Suddath WO, Kent KM, Lindsay J, Satler LF, 
Pichard AD, Waksman R. Comparison between society of thoracic surgeons score and logistic euroscore 
for predicting mortality in patients referred for transcatheter aortic valve implantation. Cardiovasc Revasc 
Med. 2011;12:345-349
3. Holmes DR, Jr., Mack MJ, Kaul S, Agnihotri A, Alexander KP, Bailey SR, Calhoon JH, Carabello 
BA, Desai MY, Edwards FH, Francis GS, Gardner TJ, Kappetein AP, Linderbaum JA, Mukherjee 
C, Mukherjee D, Otto CM, Ruiz CE, Sacco RL, Smith D, Thomas JD. 2012 accf/aats/scai/sts expert 
consensus document on transcatheter aortic valve replacement. J Am Coll Cardiol. 2012;59:1200-1254
4. Rex S. Anesthesia for transcatheter aortic valve implantation: An update. Curr Opin Anaesthesiol.2013 
Aug;2026(2014):2456-2066
5. Webb J, Cribier A. Percutaneous transarterial aortic valve implantation: What do we know? Eur Heart 
J.2011 Jan;32(2):140-7. doi:10.1093/eurheartj/ehq1453
6. Leon MB, Smith CR, Mack M, Miller DC, Moses JW, Svensson LG, Tuzcu EM, Webb JG, Fontana 
GP, Makkar RR, Brown DL, Block PC, Guyton RA, Pichard AD, Bavaria JE, Herrmann HC, Douglas 
PS, Petersen JL, Akin JJ, Anderson WN, Wang D, Pocock S. Transcatheter aortic-valve implantation for 
aortic stenosis in patients who cannot undergo surgery. N Engl J Med.2010 Oct 21;363(17):1597-607. 
SUMMary
Surgical replacement of the aortic valve is the standard therapy for severe aortic valve stenosis. However, in 
old individuals, surgery is generally associated with increased complication and mortality. Transcatheter 
aortic valve implantation (TAVI) is a less invasive procedure and has shown similar outcomes as surgical 
treatment in elderly patients at high risk for conventional surgery. In this report, we describe a case of an 
87-year-old gentleman with symptomatic severe aortic valve stenosis, successfully treated by transfemoral 
TAVI using a bioprosthetic CoreValve. The procedure was performed without any complication. 
The patient was discharged at stable condition, with improvement of clinical and echocardiographic 
parameters. He remains free of major adverse cardiac event for a follow-up duration of 30 days.
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 63.2013 41
Ca LÂM SÀNG x
doi:10.1056/NEJMoa1008232
7. Smith CR, Leon MB, Mack MJ, Miller DC, Moses JW, Svensson LG, Tuzcu EM, Webb JG, Fontana GP, 
Makkar RR, Williams M, Dewey T, Kapadia S, Babaliaros V, Thourani VH, Corso P, Pichard AD, Bavaria 
JE, Herrmann HC, Akin JJ, Anderson WN, Wang D, Pocock SJ. Transcatheter versus surgical aortic-valve 
replacement in high-risk patients. N Engl J Med. 2011;364:2187-2198
8. Rodes-Cabau J. [progress in transcatheter aortic valve implantation]. Rev Esp Cardiol. 2010;63:439-450
9. Toutouzas K, Michelongona A, Synetos A, Latsios G, Tsioufis C, Stefanadis C. Atrioventricular block 9 
days after transcatheter aortic valve implantation. Int J Cardiol. 2011 Aug 18;151(1):112-4. doi: 10.1016/j.
ijcard.2011.06.023. Epub 2011 Jul 2.
10. Genereux P, Head SJ, Hahn R, Daneault B, Kodali S, Williams MR, van Mieghem NM, Alu MC, 
Serruys PW, Kappetein AP, Leon MB. Paravalvular leak after transcatheter aortic valve replacement: The 
new achilles’ heel? A comprehensive review of the literature. J Am Coll Cardiol. 2013;61:1125-1136

File đính kèm:

  • pdfca_lam_sang_thay_van_dong_mach_chu_sinh_hoc_loai_corevalve_q.pdf