Bài giảng Tổng quan du lịch - Dương Thanh Xuân

. KHÁI NIỆM DU LỊCH

1. Du lịch là một dạng hoạt động của con người

Du lịch là hiện tượng những người đi đến một nơi khác ngoài

nơi cư trú thường xuyên của mình do nhiều nguyên nhân khác nhau,

ngoại trừ mục đích kiếm tiền; đồng thời những người này phải tiêu

tiền mà họ kiếm được ở nơi khác.

Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): "Du lịch là các hoạt

động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú

thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,

giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

pdf 63 trang phuongnguyen 5840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổng quan du lịch - Dương Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tổng quan du lịch - Dương Thanh Xuân

Bài giảng Tổng quan du lịch - Dương Thanh Xuân
Dương Thanh Xuân 
I. KHÁI NIỆM DU LỊCH 
1. Du lịch là một dạng hoạt động của con người 
 Du lịch là hiện tượng những người đi đến một nơi khác ngoài 
nơi cư trú thường xuyên của mình do nhiều nguyên nhân khác nhau, 
ngoại trừ mục đích kiếm tiền; đồng thời những người này phải tiêu 
tiền mà họ kiếm được ở nơi khác. 
 Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): "Du lịch là các hoạt 
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú 
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, 
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 
2. Du lịch là một ngành kinh tế 
 Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những 
mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau 
giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền 
sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình 
thu hút và lưu giữ khách du lịch. 
2. Du lịch là một ngành kinh tế 
+ Khách du lịch: du lịch thể hiện ở nhu cầu và sự đáp ứng 
nhu cầu (sự hài lòng). 
+ Nhà kinh doanh du lịch: du lịch thể hiện ở cơ hội kinh 
doanh nhằm thu lợi nhuận qua việc cung ứng các dịch 
vụ du lịch cho khách du lịch. 
+ Chính quyền sở tại: du lịch tạo sự phát triển kinh tế địa 
phương (giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo nguồn 
thu) 
2. Du lịch là một ngành kinh tế 
+ Dân cư địa phương: du lịch là cơ hội “làm ăn” của họ 
đồng thời khách du lịch lại coi họ là đối tượng du lịch 
(sự hiếu khách, đặc điểm văn hoá) 
Có thể biểu diễn công thức về du lịch như sau: 
Du lịch = Đi lại + Lưu trú, nghỉ ngơi + Vui chơi, giải trí 
+ Tham quan, tìm hiểu 
II. PHÂN LOẠI DU LỊCH 
1. Theo mục đích đi du lịch 
- Du lịch tham quan 
- Du lịch nghỉ ngơi 
- Du lịch chữa bệnh 
- Du lịch thể thao 
- Du lịch công vụ 
- Du lịch tôn giáo 
- Du lịch thăm hỏi 
Nhóm nhỏ Nhóm đơn vị 
1.1. Nghỉ ngơi 1.1.1. Ở biển, hồ 
1.1.2. Ở nông thôn, miền núi 
1.1.3. Thành phố 
1.1.4. Khu nghỉ dưỡng 
1.1.5. Tham quan 
1.1.6. Dạo chơi trên biển 
1.1.7. Các dạng khác 
1.2. Văn hoá 1.2.1. Nghệ thuật 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
1.2.2. Thể thao (đóng vai trò khán giả) 
1.2.3. Tôn giáo, tín ngưỡng 
1.2.4. Hội nghị 
1.3. Chơi thể thao 1.3.1. Thể thao ở biển 
1.3.2. Thể thao mùa đông 
1.3.3. Săn bắn và câu cá 
1.3.4. Các môn thể thao khác 
1.4. Thăm bạn bè, người 
thân 
1.4.1. Ở lại cùng với người thân 
1.4.2. Khác 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
1.5. Mục đích khác 1.5.1. Tuần trăng mật 
1.5.2. Sắm đồ gia đình 
1.5.3. Casino: đánh bạc, giải trí 
1.5.4. Khác: Thăm di tích 
1.5.5. Chuyến du lịch để quảng cáo 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
2.1. Hội họp 2.1.1. Hội nghị, đại hội, hội họp 
2.1.2. Hội chợ và triển lãm 
2.1.3. Đi cùng với người khác 
2.2. Công vụ 2.2.1. Của các tổ chức quốc tế 
2.2.2. Của chính phủ quốc gia 
2.2.3. Của công ty nhà nước hoặc tư nhân 
2.2.4. Các tổ chức khác 
2.2.5. Đi cùng người khác 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
2.3. Kinh doanh 2.3.1. Công nông nghiệp; xây dựng nhà máy, 
sửa chữa 
2.3.2. Thương mại: mua bán, giới thiệu hàng 
2.3.3. Du lịch: xây dựng chương trình du lịch, 
kí hợp đồng 
2.3.4. Giải trí có văn hoá: Nghệ thuật, cổ động 
viên thể thao, tôn giáo, quay phim và các 
phương tiện thông tin. 
2.3.5. Nghiên cứu và sư phạm: thuyết trình, 
dạy học, đi nghỉ phép để nghiên cứu tham 
quan, các mục đích khác 
NHÓM NGHỀ NGHIỆP 
3.1. Nghiên cứu 3.1.1. Ngôn ngữ 
3.1.2. Các nghiên cứu khác 
3.2. Chữa bệnh 3.2.1. Các phưong pháp chữa bệnh 
3.2.2. Các cách điều trị, chăm sóc 
3.3. Quá cảnh 3.3.0. Quá cảnh 
3.4. Khác 3.4.1. Công việc gia đình 
3.4.2. Là thành viên trong đoàn 
3.4.3. Khác 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
2. Theo phạm vi lãnh thổ 
 Theo tiêu thức này, du lịch được phân ra thành du 
lịch quốc tế và du lịch nội địa. 
 Du lịch quốc tế là loại hình du lịch mà điểm đi và 
điểm đến của du khách nằm ở các quốc gia khác nhau. 
Trong quá trình thực hiện loại hình này sẽ nảy sinh sự giao 
dịch thanh toán bằng ngoại tệ. 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
2. Theo phạm vi lãnh thổ 
 Du lịch quốc tế lại được chia thành: 
 Du lịch quốc tế chủ động (Inbound). Là loại hình du 
lịch quốc tế, đón tiếp, phục vụ khách nước ngoài đi du 
lịch, nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch tại đất 
nước của cơ quan cung ứng du lịch, còn gọi là du lịch 
nhận khách. 
 Du lịch quốc tế thụ động (Outbound). Phục vụ và tổ 
chức đưa khách từ trong nước đi nước ngoài. 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
2. Theo phạm vi lãnh thổ 
 Du lịch nội địa 
 Chuyến đi của người du lịch từ chỗ vùng này sang 
chỗ khác nhưng trong phạm vi đất nước mình chi phí bằng 
tiền nước mình. Điểm xuất phát và điểm đến nằm trong 
lãnh thổ nước mình. Loại hình du lịch này phát triển ở các 
nước đang phát triển và kém phát triển. Nguyên chủ yếu 
là do điều kiện kinh tế của người dân. 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
3. Theo địa bàn du lịch 
- Du lịch nghỉ biển 
- Du lịch núi 
- Du lịch đô thị 
- Du lịch nông thôn 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
 ịa bàn du lịch 
ị ỉ iể 
 l 
 l ị 
 l
4. Theo phương tiện du lịch 
- Du lịch xe đạp 
- Du lịch ô tô 
- Du lịch máy bay 
-Du lịch tàu hỏa 
- Du lịch tàu thủy 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
5. Theo thời gian du lịch 
Du lịch ngắn ngày 
 Là chuyến đi được thực hiện trong thời gian dưới một 
tuần và du lịch cuối tuần là một dạng của du lịch ngắn ngày, 
 Nhìn chung di lịch ngắn ngày chiếm tỷ lệ cao hơn 
nhiều so với du lịch dài ngày do du khách ngày càng muốn 
nghỉ ngơi nhiều lần trong một năm hơn là nghỉ một lần 
Du lịch dài ngày 
 Thường vào kỳ nghỉ phép năm hoặc nghỉ đông, nghỉ 
hè. Loại này thường kéo dài vài tuần. 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
6. Theo hình thức tổ chức 
- Du lịch theo đoàn 
- Du lịch cá nhân 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
7. Theo kiểu lưu trú 
- Du lịch nghỉ ở khách sạn 
- Du lịch nghỉ ở Motel 
- Nhà nghỉ, nhà trọ thanh niên 
- Du lịch nghỉ camping 
- Du lịch nghỉ ở Bungalow 
 Du lịch tại làng du lịch 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
8. Căn cứ vào thành phần xã hội 
Du lịch cao cấp 
 Dành cho những người có khả năng thanh toán cao với 
những dịch vụ có chất lượng đặc biệt, mức giá cao và thường 
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp du lịch. 
Du lịch đại chúng 
 Dành cho những người có khả năng thanh toán hạn chế. 
Du khách sử dụng các dịch vụ có chất lượng trung bình, mức 
giá thấp. Các hạn chế của du lịch đại chúng là dễ tạo ra ô nhiễm 
môi trường, hiệu quả kinh tế đạt không cao như du lịch cao 
cấp. 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
9. Phân loại theo tài nguyên du lịch 
Du lịch văn hóa 
 Là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc 
với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy 
các giá trị văn hóa truyền thống 
Du lịch sinh thái 
 Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn 
với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của 
cộng đồng nhằm phát triển bền vững 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
III. CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH 
1.Chức năng kinh tế 
 - Du lịch được mệnh danh là “Con gà đẻ trứng vàng” 
bởi nó đang là ngành kinh doanh lớn nhất và có vai trò trọng 
yếu trong nền kinh tế của nhiều nước cũng như của nền kinh 
tế toàn cầu. 
 - Du lịch hiện nay là nguồn thu nhập đáng kể cho 
nhiều quốc gia. 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
III. CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH 
1.Chức năng kinh tế 
 Đối với du lịch quốc tế, thu nhập từ du lịch được 
gọi là “xuất khẩu vô hình”. 
 Riêng đối với hàng hoá vật chất, người ta gọi 
bán hàng cho khách nước ngoài tại điểm du lịch là 
“xuất khẩu tại chỗ”. 
 Mặt khác “xuất khẩu tại chỗ” giảm nhiều chi 
phí: đóng gói, vận chuyển, bảo quản, thuế xuất khẩu, 
bảo hiểm. 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
III. CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH 
1.Chức năng kinh tế 
 Du lịch là ngành thu hút nhiều lao động, góp phần 
tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. 
 Các hoạt động du lịch liên quan đến các loại hình dịch 
vụ: vận chuyển, lưu trú, y tế, thông tin. sẽ thúc đẩy các 
ngành này phát triển. 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
III. CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH 
1.Chức năng kinh tế 
 Du lịch còn góp phần đánh thức các ngành sản xuất 
thủ công cổ truyền. 
 Du lịch cũng là một công cụ quảng cáo “không mất 
tiền” cho nước chủ nhà. 
 Du lịch còn góp phần thúc đẩy các mối quan hệ 
kinh tế, mở rộng thị trường: tìm hiểu thị trường, kí kết các 
hợp đồng kinh tế,  
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
III. CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH 
1.Chức năng kinh tế 
 - Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư từ 
nước ngoài 
 - Góp phần tích cực vào quá trình phân phối lại 
thu nhập giữa các vùng 
 - Góp phầm đảm bảo sức khỏe cho nhân dân lao 
động, làm tăng năng suất lao động xã hội. 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
III. CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH 
1. Chức năng kinh tế 
Tác động tiêu cực đến kinh tế 
 -Du lịch phát triển ồ ạt có thể làm cho vật giá gia 
tăng, đồng tiền mất giá. Điều đó cũng có nghĩa là làm bần 
cùng hoá người dân ở vùng du lịch. Tình trạng giá thực 
phẩm, giá đất, giá các hàng hoá tiêu dùng gia tăng ở các 
khu du lịch là hiện tượng rất phổ biến. 
 Tình trạng này có thể làm bần cùng hoá người lao 
động địa phương, đẩy họ vào tình trạng lao động rẻ mạt, 
tạm bợ, theo mùa 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
III. CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH 
1.Chức năng kinh tế 
Tác động tiêu cực đến kinh tế 
 -Du lịch cũng thúc đẩy sự cạnh tranh khốc liệt, 
có thể gây ra các rối loạn kinh tế 
 -Du lịch cũng có thể gây tổn hại đến sự phát triển 
các ngành kinh tế hoặc suy giảm các nguồn lợi kinh tế 
như làm mất đất canh tác nông nghiệp, thu hẹp diện 
tích rừng, hạn chế khai thác đá vôi, giảm dung tích hồ 
chứa nước phục vụ sản xuất và đời sống 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
III. CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH 
2. Chức năng sinh thái 
 - Tạo sự gắn bó của con người với môi trường, đưa con người 
đến với thiên nhiên 
 - Giúp cho con người mở rộng sự hiểu biết về thiên nhiên và 
nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên. 
 - Góp phần đầu tư bảo tồn và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, 
môi trường sinh thái. 
 tạo điều kiện cho người dân tham gia phục vụ du lịch cũng là 
biện pháp rất hữu hiệu để góp phần bảo vệ môi trường. 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
III. CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH 
2. Chức năng sinh thái 
 Du lịch cũng gây ra nhiều hậu quả đối với môi 
trường 
 Các khách sạn và khu du lịch thải vào môi trường 
khối lượng lớn các chất thải: đồ nhựa, rác, vỏ hộp lon, bọc 
nilon, thức ăn dư thừa.. Khách du lịch còn làm phá huỷ 
các rạn san hô ở vùng biển, các thạch nhũ trong hang 
động 
 Trên thế giới, du lịch bằng lều cũng tổn hại lớn đến 
tài nguyên rừng và đất rừng. 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
III. CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH 
2. Chức năng sinh thái 
 Việc sử dụng các loài hoang dã làm thực phẩm ở các khu 
du lịch đã làm tuyệt chủng nhiều loài động vật. 
 Các hoạt động thể thao, đánh bắt cá của du khách cũng 
gây tổn hại rất lớn đến các loài sinh vật. 
 Ở các vườn quốc gia, hoạt động du lịch làm biến đổi môi 
trường: xe cộ, du khách đi lại dẫm đạp lên cỏ, chặt cây, hái hoa, 
gây tiếng ồn làm các loài thú hoang bị thay đổi tập tính, sợ 
hãi hoặc bị tai nạn do con người gây ra làm tổn thương hoặc 
làm chết các loài sinh vật. 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
III. CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH 
3. Chức năng văn hóa - chính trị - xã hội 
 Góp phần thoả mãn nhu của con người, nâng cao nhận 
thức, mở rộng tầm hiểu biết 
 Góp phần phục hồi và nâng cao sức khoẻ, hạn chế bệnh tật, 
kéo dài tuổi thọ, nâng cao thể lực và khả năng lao động. 
 Là yếu tố làm tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ xã 
hội, tăng thêm tình hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc, quốc 
gia. 
 Góp phần tuyên truyền và thực hiện đường lối, chính sách 
đối ngoại của Đảng và Nhà nước. 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
III. CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH 
3. Chức năng văn hóa - chính trị - xã hội 
 Góp phần giáo dục lòng yêu nước, ý thức giữ gìn và 
phát huy truyền thống dân tộc. 
 Là nhân tố rất quan trọng góp phần củng cố hoà 
bình thế giới. 
 Làm cho con người hiểu biết nhau và xích lại gần 
nhau. Chuyến đi du lịch quốc tế giúp cho người ta thêm 
gần gũi và thân thiện với nhau hơn, nhờ vậy mà nó tăng 
cường tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
III. CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH 
Mặt tiêu cực của du lịch như 
- Làm tăng sự phân hoá giàu nghèo, gây ra mâu thuẫn 
giữa các tầng lớp xã hội. 
- Hình thành tâm lý chạy theo đồng tiền, phát sinh các tệ 
nạn xã hội,  
- Xâm nhập lối sống lai căng, tư tưởng vọng ngoạilàm 
xói mòn truyền thống văn hoá dân tộc. 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
III. CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH 
Mặt tiêu cực của du lịch như 
 - Bị lợi dụng để hoạt động tình báo, gián điệp, tuyên 
truyền, kích động gây bạo loạn 
 Du lịch cũng là con đường xâm nhập của bọn phản 
động quốc tế và những thế lực thù địch trên thế giới. 
 Vì vậy, cần nâng cao cảnh giác và tăng cường luật 
pháp trong công tác quản lý các hoạt động du lịch. 
MỞ ĐẦU VỀ DU LỊCH 
I. KHÁCH DU LỊCH 
1. Khái niệm 
 Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ 
trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. 
 Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định 
cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước 
ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. 
 Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài 
thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 
Chương 2 
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 
I. KHÁCH DU LỊCH 
2. Phân loại khách du lịch 
 Theo lứa tuổi khách du lịch 
 Dưới 18 tuổi 
 Từ 18-25 tuổi 
 Từ 25-35 tuổi 
 Từ 35-45 tuổi 
 Từ 45-55 tuổi 
 Trên 55 tuổi 
Chương 2 
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 
I. KHÁCH DU LỊCH 
2. Phân loại khách du lịch 
Theo đối tượng khách du lịch 
 Cựu chiến binh, 
 Học sinh sinh viên, 
 Công đoàn 
Theo quốc tịch của khách du lịch 
 Tức là phân chia theo nguồn khách du lịch. Mỗi nguồn 
khách có những đặc điểm riêng về ngôn ngữ, phong tục, tâm lí, 
nhu cầu du lịch khác nhau. 
Chương 2 
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 
I. KHÁCH DU LỊCH 
2. Phân loại khách du lịch 
Theo nghề nghiệp của khách du lịch 
 Chính khách 
 Giáo viên 
 Thương gia 
 Thư kí và nhân viên văn phòng 
 Công nhân 
 Các nghề khác 
Chương 2 
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 
II. TÀI NGUYÊN DU LỊCH 
1. Khái niệm 
 Tài nguyên du lịch là những yếu tố tự 
nhiên hoặc nhân tạo có khả năng khai thác và sử 
dụng để thoả mãn nhu cầu du lịch. 
Chương 2 
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 
TÀI NGUYÊN DU LỊCH 
Tài nguyên du lịch tự 
nhiên 
Tài nguyên du lịch nhân 
văn 
Địa hình 
Khí hậu 
Thuỷ văn 
Sinh vật 
Di tích lịch sử văn 
hoá 
Lễ hội 
Nghề và làng nghề 
Dân tộc học 
Sự kiện văn hóa, thể 
thao 
III. CƠ SỞ VẬT CHẤT - KĨ THUẬT DU LỊCH 
 Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ 
các phương tiện vật chất của các cơ sở kinh doanh du lịch 
được sử dụng để tạo ra các dịch vụ và hàng hóa du lịch 
nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch. 
 Hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch có thể 
chia thành các loại : cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, cơ sở 
vui chơi giải trí và các cơ sở dịch vụ khác. 
Chương 2 
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 
III. CƠ SỞ VẬT CHẤT - KĨ THUẬT DU LỊCH 
1. Cơ sở lưu trú 
 Khách sạn du lịch (Hotel) là loại cơ sở kinh doanh dịch 
vụ đặc biệt quan trọng trong hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật 
du lịch. 
 Khách sạn phục vụ du khách về các mặt như ăn nghỉ, vui 
chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách du lịch. 
 Khách sạn phục vụ tổng hợp các nhu cầu của khách du lịch, 
trong đó có các nhu cầu là phục vụ trực tiếp (ăn uống, nghỉ 
ngơi,) nhưng cũng có những nhu cầu được phục vụ gián tiếp 
(giải trí, thể thao, xem hát). 
Chương 2 
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 
III. CƠ SỞ VẬT CHẤT - KĨ THUẬT DU LỊCH 
1. Cơ sở lưu trú 
 Khách sạn được phân loại theo nhiều cách khách nhau: 
 - Theo tính chất kinh doanh 
 - Theo vị trí khách sạn 
 - Theo quy mô và đặc điểm của khách sạn 
 Hiện nay, Tổng cục du lịch Việt Nam khách sạn áp dụng 
cách phân loại khách sạn theo hạng sao (từ 1 đến 5 sao) dựa 
trên hệ thống các tiêu chuẩn như vị trí kiến trúc, trang thiết bị 
tiện nghi phục vụ, các dịch vụ bổ sung, nhân viên phục vụ, vệ 
sinh. 
Chương 2 
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 
III. CƠ SỞ VẬT CHẤT - KĨ THUẬT DU LỊCH 
2. Cơ sở ăn uống 
 Nhà hàng (Resstaurant): Là loại hình cơ sở ăn uống 
phổ biến nhất. 
 Nhà hàng thường được xây dựng trong các khu du 
lịch (nhà hàng độc lập hoặc nhà hàng khách sạn). 
 Nhiệm vụ chính của nhà hàng là sản xuất các món 
ăn, đồ uống có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, đáp 
ứng nhu cầu cao cấp của du khách. 
Chương 2 
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 
III. CƠ SỞ VẬT CHẤT - KĨ THUẬT DU LỊCH 
2. Cơ sở ăn uống 
 Nhà hàng có thể bao gồm các loại sau : 
 Buffet : là loại nhà hàng tự phục vụ với số lượng hợp lý 
các món ăn nóng và nguội. 
 Snack : là nhà hàng phục vụ các món ăn nhanh tại 
quầy hoặc tại bàn. 
 Coffee shop : là loại nhà hàng có phương thức phục vụ 
hỗn hợp (tại bàn và tại quầy) với đội ngũ nhân viên phục vụ 
thu gọn. 
Chương 2 
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 
III. CƠ SỞ VẬT CHẤT - KĨ THUẬT DU LỊCH 
2. Cơ sở ăn uống 
 - Grill : là nhà hàng mang tính chất truyền thống 
trong phương thức phục vụ với việc chú trọng trang trí nội 
thất và tạo dựng sảnh xung quanh. 
 - Speciality Restaurant (Nhà hàng đặc sản) : 
 - Super Club (Nhà hàng cao cấp) 
 - Quán bar (quầy rượu) 
 - Quầy điểm tâm, quầy giải khát 
 - Cafeteria 
Chương 2 
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 
III. CƠ SỞ VẬT CHẤT - KĨ THUẬT DU LỊCH 
3. Các cơ sở dịch vụ khác 
 Ngoài các loại hình dịch vụ trên, còn nhiều loại hình 
dịch vụ khác. Chúng cũng có thể độc lập hoặc kết hợp với các 
dịch vụ lưu trú hoặc ăn uống. 
 Phương tiện vận chuyển 
 Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí 
 Cửa hàng mua sắm, quầy hàng lưu niệm 
 Các cơ sở dịch vụ khác : 
 Vũ trường, Massage, Karaoke. 
 Dịch vụ giặt ủi, 
 Dịch vụ chụp hình, in tráng phim ảnh. 
Chương 2 
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 
IV. SẢN PHẨM DU LỊCH 
1. Khái niệm 
 Theo Luật du lịch Việt Nam: « Sản phẩm du lịch là 
tập hợp những dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du 
lịch trong chuyến đi du lịch ». 
 Sản phẩm du lịch chính là sự kết hợp giữa tài nguyên du 
lịch và các dịch vụ du lịch. Có thể biểu diễn theo công thức 
sau : 
 Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Dịch vụ du lịch 
Chương 2 
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 
IV. SẢN PHẨM DU LỊCH 
2. Các thành phần của sản phẩm du lịch 
2.1. Thành phần sản phẩm du lịch phân theo hình thái vật chất 
 Một sản phẩm du lịch có thể bao gồm 2 thành phần : 
 - Hàng hoá (sản phẩm hữu hình) 
 - Dịch vụ (sản phẩm vô hình) 
 Trong hai thành phần nói trên, dịch vụ là yếu tố cơ bản 
của sản phẩm du lịch. 
 Dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong sản phẩm du lịch và mang 
tính quyết định trong việc mua bán sản phẩm du lịch. 
Chương 2 
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 
IV. SẢN PHẨM DU LỊCH 
2. Các thành phần của sản phẩm du lịch 
2.2. Thành phần sản phẩm du lịch phân theo loại hình dịch 
vụ: 
 Sản phẩm du lịch có thể được phân chia theo loại 
hình dịch vụ như sau : 
 - Dịch vụ vận chuyển khách 
 - Dịch vụ lưu trú, ăn uống 
 - Dịch vụ vui chơi giải trí 
 - Dịch vụ mua sắm 
 - Dịch vụ khác 
Chương 2 
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 
IV. SẢN PHẨM DU LỊCH 
4. Một số mô hình về sản phẩm du lịch 
4.1. Mô hình 4S 
 Mô hình kết hợp 4 yếu tố theo tiếng Anh là: sea (biển), 
sun (mặt trời), shop (mua sắm), sex hoặc sand (sự hấp dẫn giới 
tính hoặc bãi cát tắm nắng). 
4.2. Mô hình 3H 
 Mô hình này gồm có các yếu tổ theo tiếng Anh: heritage 
(di sản, nhà thờ), hopspitality (lòng hiếu khách/ khách sạn, nhà 
hàng), honesty (tính lương thiện). 
Chương 2 
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 
IV. SẢN PHẨM DU LỊCH 
4. Một số mô hình về sản phẩm du lịch 
4.3. Mô hình 6S 
 Mô hình này gồm những thành phần viết theo tiếng 
Pháp: sanitaire (vệ sinh), santé (sức khỏe), securité (an ninh, 
trật tự xã hội), sérénité (thanh thản), service (dịch vụ), 
satisfaction (thỏa mãn). 
4.4. Mô hình 3S 
 Mô hình này kết hợp 3 yếu tố viết tắt theo tiếng Anh: 
sight-seeing (ngắm cảnh); sport (thể thao); shopping (mua 
sắm). 
Chương 2 
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA LAO ĐỘNG DU LỊCH 
 Lao động du lịch chủ yếu là lao động dịch vụ 
 Lao động du lịch đa dạng và có tính chuyên môn 
hóa cao 
 Thời gian lao động du lịch phụ thuộc vào nhu cầu 
tiêu dùng của khách 
 Cường độ làm việc không cao, nhưng phải chịu áp 
lực tâm lý lớn và môi trường làm việc phức tạp 
II- CƠ CẤU LAO ĐỘNG DU LỊCH 
- Thường chia thành 2 ngành kinh doanh du lịch: 
 Ngành lữ hành 
 Ngành khách sạn 
- Có 2 loại hình nghề nghiệp: 
 Loại ngành nghề đặc trưng về du lịch như hướng 
dẫn viên, lễ tân, nhân viên bàn buồng 
 Loại ngành nghề không đặc trưng về du lịch như 
lái xe, bác sĩ. 
Chương 3 
NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH 
II- CƠ CẤU LAO ĐỘNG DU LỊCH 
 - Chiếm tỷ trọng cao là lao động trong lĩnh vực 
khách sạn, ăn uống và hoạt động trung gian. 
 - Lao động nữ chiếm tỷ trọng cao hơn nam. 
 - Độ tuổi tương đối trẻ: nam 25-45, nữ 20-30 (bàn 
buồng cần nữ, bếp cần nam). 
Chương 3 
NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH 
III- CÁC LOẠI HÌNH NGHỀ NGHIỆP TRONG DU 
LỊCH 
1. Lao động chức năng quản lý Nhà nước về du lịch 
2. Lao động chức năng quản lý trong doanh nghiệp du 
lịch 
3. Lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách du 
lịch 
Chương 3 
NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH 
3. Lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách du lịch 
a) Nhân viên khách sạn-nhà hàng 
 - Nhân viên lễ tân 
 - Nhân viên bàn, buồng 
 - Nhân viên dịch vụ bổ sung 
 - Nhân viên Marketing 
 - Đầu bếp 
b) Nhân viên lữ hành-hướng dẫn 
 - Tổ chức điều hành tour 
 - Thiết kế tour 
 - Marketing du lịch 
 - Hướng dẫn viên 
Chương 3 
NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH 
III- CÁC LOẠI HÌNH NGHỀ NGHIỆP TRONG DU 
LỊCH 
4. Lao động đảm bảo điều kiện kinh doanh du lịch 
 Nhóm lao động này không trực tiếp cung cấp 
sản phẩm cho khách du lịch mà chỉ cung cấp nhu yếu 
phẩm, phương tiện làm việc cho các bộ phận lao động 
khác trong doanh nghiệp. 
Chương 3 
NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH 
IV. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH 
1. Các chuyên ngành đào tạo chính về du lịch 
 2.1. Chuyên ngành quản trị khách sạn, nhà hàng 
 - Quản trị lễ tân 
 - Quản trị buồng, giường 
 - Quản trị ẩm thực 
 - Quản trị nhân sự 
 - Quản trị marketing và kinh doanh 
 - Quản trị dịch vụ bổ sung 
1. Các chuyên ngành đào tạo chính về du lịch 
 2.2. Chuyên ngành quản trị kinh doanh lữ hành và 
hướng dẫn viên du lịch 
 - Quản lý các hãng lữ hành, đại lý lữ hành 
 - Chuyên gia thiết kế và tổ chức tour 
 - Tiếp thị lữ hành 
 - Hướng dẫn viên 
2. Nội dung và hình thức đào tạo 
 2.1. Nội dung đào tạo 
 - Kiến thức văn hóa chung 
 - Kiến thức kinh tế 
 - Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ 
 - Kiến thức chính trị tư tưởng và pháp luật 
 - Ngoại ngữ 
 2.2. Hình thức đào tạo 
 - Đào tạo chính quy 
 - Đào tạo không chính quy 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tong_quan_du_lich_duong_thanh_xuan.pdf