Bài giảng Tín dụng ngắn hạn và tài trợ kinh doanh

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN

Cơ sở pháp lý

Phạm vi áp dụng

Nguyên tắc của tín dụng ngắn hạn

Điều kiện tín dụng ngắn hạn

Đối tượng cho vay

Lãi suất cho vay

Quy trình cho vay

ppt 42 trang phuongnguyen 5600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tín dụng ngắn hạn và tài trợ kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tín dụng ngắn hạn và tài trợ kinh doanh

Bài giảng Tín dụng ngắn hạn và tài trợ kinh doanh
TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TÀI TRỢ KINH DOANH 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN 
Cơ sở pháp lý 
Phạm vi áp dụng 
Nguyên tắc của tín dụng ngắn hạn 
Điều kiện tín dụng ngắn hạn 
Đối tượng cho vay 
Lãi suất cho vay 
Quy trình cho vay 
Cơ sở pháp lý 
Luật tổ chức tín dụng : Luật số 02/1997/Q10 
Các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật tổ chức tín dụng 
Quy chế cho vay theo quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam 
Phạm vi áp dụng 
Bên cho vay : là các TCTD được thành lập , được cấp giấy phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Luật TCTD thì được huy động vốn ngắn hạn và cho vay ngắn hạn , bao gồm : 
NHTM quốc doanh 
NHTM cổ phần 
NHLD 
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 
Công ty tài chính 
Quỹ tín dụng nhân dân 
HTX tín dụng 
Bên đi vay : là những pháp nhân , thể nhân hoạt động SXKD theo đúng pháp luật Việt Nam, bao gồm : 
DNNN 
CTCP, Công ty TNHH, HTX, DNTN, XNLD, XN 100% vốn nước ngoài 
Hộ gia đình và thể nhân đủ điều kiện vay vốn . 
Nguyên tắc của tín dụng ngắn hạn 
Sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD và có hiệu quả 
Hoàn trả đủ cả vốn gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết trong HĐTD 
Điều kiện vay vốn 
Có năng lực pháp luật dân sự , năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật 
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết 
Có mục đích sử dụng vốn hợp pháp 
Thực hiện các quy định vể bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của pháp luật . 
Đối tượng cho vay của tín dụng ngắn hạn 
Giá trị vật tư hàng hóa ( kể các thuế GTGT) và các khoản chi phí để thực hiện các phương án SXKD 
Các nhu cầu tài chính hợp lý , gồm : 
Thuế XNK để làm thủ tục XNK, nếu giá trị lô hàng XNK đó được hình thành bằng vốn vay của ngân hàng đó . 
Lãi vay phát sinh trong thời gian thi công 
Các đối tượng không cho vay , gồm ; 
Số tiền để trả gốc và lãi cho các TCTD khác 
Số lãi vay phải trả cho chính TCTD cho vay vốn . 
Lãi suất và thời hạn cho vay 
Lãi suất cho vay : 
Do NHTM với khách hàng thỏa thuận ghi trong HĐTD. 
Giám đốc Ngân hàng cho vay xác định và công bố công khai lãi suất cho vay theo từng loại khách hàng , từng đối tượng cho vay . 
Thời hạn cho vay : được căn cứ vào các yếu tố sau : 
Chu kỳ SXKD 
Thời hạn thu hồi vốn của thương vụ hoặc của phương án SXKD. 
Khả năng trả nợ của khách hàng 
Khả năng và mức cho vay của ngân hàng . 
=> thời hạn cho vay không quá 12 tháng . 
Quy trình cho vay 
Bước 1: tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng 
Tìm hiểu những vấn đề khách hàng trình bày và tư cách pháp lý của khách hàng . 
Tình hình hoạt động SXKD của khách hàng 
Năng lực tài chính của khách hàng . 
Khả năng vay vốn , tài sản thế chấp , cầm cố . 
Đề nghị khách hàng cung cấp hồ sơ , tài liệu liên quan . 
Bước 2: thẩm định tín dụng ngắn hạn 
Thẩm định điều kiện pháp lý 
Thẩm định điều kiện kinh tế tài chính của khách hàng 
Bước 3: Giải ngân 
Chuyển khoản 
Tiền mặt 
Thẩm định điều kiện pháp lý 
Nếu pháp nhân 
Quyết định thành lập 
Quyết định bổ nhiệm hoặc chuẩn y danh sách HĐQT, giám đốc , kế toán trưởng . 
Giấy phép đăng ký kinh doanh 
Trụ sở đơn vị , con dấu , tài khoản 
Nếu thể nhân 
Cò đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự 
Có hộ khẩu thường trú , CMND, 
Thẩm định điều kiện kinh tế tài chính của khách hàng 
Thẩm định kế hoạch SXKD hoặc phương án sử dụng vốn của khách hàng . 
Tính ổn định của nguồn cung ứng vật tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm . 
Tính khả thi của phương án SXKD và phương án sử dụng vốn . 
Tính hiệu quả của kế hoạch SXKD 
Thẩm định và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng 
Chỉ tiêu hoạt động 
Chỉ tiêu thanh khoản 
Chỉ tiêu cơ cấu tài chính 
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh 
Thẩm định theo tiêu chuẩn 5 C 
Character – tính cách của người đi vay 
Capacity – năng lực trả nợ của khách hàng 
Capital – vốn 
Collateral – bảo đảm tiền vay 
Conditions – điều kiện 
Thẩm định theo tiêu chuẩn 5 P 
Purpose – Mục đích 
Payment – thanh toán 
Protection – bảo hộ ( bảo vệ ) 
Policy – chính sách 
Pricing – định giá 
Các ngân hàng đưa ra tiêu chuẩn cụ thể bằng cách chấm điểm xếp hạng để quyết định cho vay 
M.Altman đã đưa ra thang điểm theo công thức : 
( Hàm Z-score): Z = R1 + R2 + R3 + R4 +R5 
Z 2,675 điểm – doanh nghiệp loại I ( tốt ) 
1,8 < Z 2,675 – doanh nghiệp loại II ( trung bình ) 
Z < 1,8 – doanh nghiệp loại III ( xấu ) 
Số liệu tính toán là từ bảng cân đối kế toán , báo cáo tài chính của doanh nghiệp . 
Trong đó R1,R2, R3, R4, R5 được xác định như sau : 
CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG 
Cho vay theo HMTD là số dư nợ cao nhất mà ngân hàng cam kết sẽ thực hiện cho khách hàng , có hiệu lực trong một thời gian nhất định. HMTD được xác định trên cơ sở nhu cầu vay và khả năng đáp ứng của ngân hàng . Khi đã được NH ấn định HMTD thì khách hàng được quyền vay vốn với số dư trong phạm vi HMTD. Nếu KH vay trả nhiều đợt trong kỳ thì doanh số cho vay có thể vượt quá HMTD nhiều lần . 
Hồ sơ vay vốn 
Hồ sơ pháp lý 
Quyết định thành lập 
Quyết định bổ nhiệm giám đốc , kế toán trưởng 
Giấy phép kinh doanh 
Hồ sơ thế chấp , cầm cố , bảo lãnh 
Hồ sơ liên quan đến hoạt động SXKD, kinh tế tài chính 
Báo cáo kế toán 3 kỳ gần nhất 
Kế hoạch vay vốn ngắn hạn (do ben vay lập và phản ánh các chỉ tiêu sau :) 
Doanh thu , tổng chi phí SXKD kỳ kế hoạch 
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 
Nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch 
Vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch phải tính theo kỳ trước 
Nguồn vốn kinh doanh ngắn hạn 
Nguồn vốn coi như tự có 
Nguồn vốn khác 
Hạn mức tín dụng ngắn hạn được tính theo công thức sau : 
HMTD = 
Nhu cầu VLĐ kỳ kế - hoạch 
VLĐ ròng - 
Nguồn vốn coi - như tự có 
Nguồn vốn khác 
Nhu cầu VLĐ kỳ = kế hoạch 
Tổng chi phí SXKD ( doanh thu theo giá vốn kỳ kế hoạch ) 
Vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch 
Hạn mức tín dụng mà ngân hàng cấp là giới hạn của các giới hạn sau : 
Giới hạn bởi nhu cầu vay của khách hàng 
Giới hạn bởi nguồn vốn của ngân hàng 
Giới hạn bởi các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro 
Ví dụ 1 
DN A vay yêu cầu thực hiện khoản vay ứng trước . 
Tổng nhu cầu vốn là 1.800 tr , giá trị tài sản thế chấp là 375 tr , vốn của doanh nghiệp tham gia phương án là 1.400 triệu . Trong đó vốn tự có là 700 triệu và vốn tự có của ngân hàng là 1000 tỷ . 
Ngày 1/4 DN ứng trước đợt đầu tiên cho thương vụ mục đích ứng trước : mua 1 TSCĐ 50 tr và mua hàng hoá NVL là 150 tr. Kế hoạch bán hàng hoá của thương vụ như sau : T4 – 500, T5 – 700, T6 – 2.00 triệu . 
Hãy xác định hạn mức tín dụng cấp cho phương án . 
Hãy xác định số tiền vay ngày 1/4 
Xác định kỳ hạn nợ cho khoản vay ngày 1/4 . 
Biết rằng : Thời hạn cho vay tối đa đối với thương vụ là 3 tháng . Nguồn vốn ngân hàng đủ đáp ứng phương án . Các giới hạn cho vay tối đa của NH là trên vốn tự có của NH là 10%, trên vốn tự có của DN là 100% , trên giá trị TS thế chấp là 70%. 
Ví dụ 2 
Một DN yêu cầu ứng trước ở NH 1 thương vụ số liệu liên quan đến thương vụ như sau : 
Nhu cầu vốn của thương vụ là 1240 tr ; vốn tự có của DN tham gia thương vụ là 780 tr ; vốn tự có của Nh là 20000 tr ; hạn mức tín dụng đã ký trong HĐTD 440. 
Các tỷ lệ quy định của NH về mức cho vay tối đa như sau : so với vốn tự có của DN là 100%; so với giá trị TS thế chấp là 80%; so với vốn tự có của NH là 10%; nguồn vốn của Nh đủ để đáp ứng nhu cầu của thương vụ 
Yêu cầu : a. Hãy cho lập luận để xác định TS thế chấp mà DN đã giao cho NH. 
	 b.Nếu TS thế chấp tăng gấp đôi thì HMTD cho thương vụ là bao nhiêu . 
Ví dụ 3 
DN yêu cầu ứng trước cho thương vụ có số liệu liên quan như sau : 
Nhu cầu vốn 2480 tr ; vốn của DN tham gia thương vụ 1560 tr. Trong đó vốn tự có 700 tiệu . DN giao bộ hồ sơ pháp lý đất đai để thế chấp cho món vay trị giá 1500. Ngày 1/4 DN có nhu cầu chi: mua NVL 200; nộp thuế 75 tr. Kế hoạch bán hàng của thương vụ T4 – 330 tr ; T5 – 250 tr ; T6 – 600. Ngày 1/5 NH tái xét thấy có 30 tr DN đã dùng tiền vay để mua NVL không thuộc phương án vay . 
Yêu cầu : a. Xác định HMTD cho thương vụ 
 b. XĐ số tiền cho vay và xác định kỳ hạn trả nợ cho nhu cầu vay ngày 1/4 
	 c.Giải quyết tình huống ngày 1/5 
Biết rằng : Nguồn vốn ngân hàng đáp ứng đủ . Vốn điều lệ của ngân hàng 700 tỷ . Tỷ lệ cho vay tối đa trên TS thế chấp là 70%; trên vốn điều lệ của ngân hàng là 15% và trên vốn tự có của DN là 100%. KH trả tiền hàng tháng trên tiền bán hàng theo tỷ lệ vốn NH tham gia vào thương vụ . 
Phương pháp cho vay 
Sau khi HMTD đã được xác định cho khách hàng vay vốn , ngân hàng có thể áp dụng một trong hai cách cho vay và thu nợ sau : 
Cho vay luân chuyển ( cho vay HMTD thường xuyên ) 
Cho vay theo số dư ( cho vay HMTD không thường xuyên ) 
CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TÍN DỤNG 
Thế chấp 
Cầm cố 
Bảo lãnh 
Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay 
Số dư bù 
Tín chấp 
Đặt cọc , ký cược , ký quỹ 
Cho vay HMTD thường xuyên 
Áp dụng cho các trường hợp 
Có nhu cầu vay vốn thường xuyên 
Hoạt động SXKD có lãi ổn định , vững chắc 
Có uy tín trong giao dịch , quản lý tốt 
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh 
Đặc điểm cho vay 
Tham gia vào các khâu trong quá trình SXKD 
Vốn phát sinh theo nhu cầu của tuần hoàn vốn mà không phụ thuộc vào dự trữ vật tư 
Thủ tục vay đơn gian , tạo điều kiện cho DN có vốn kịp thời . 
Cách cho vay luân chuyển 
Sau khi HMTD đã được duyệt , mỗi lần có nhu cầu vốn phát sinh DN chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hóa đơn , chứng từ thanh toán thì sẽ được NH giải ngân nếu chứng từ hợp lệ . 
Tiền vay sẽ được hạch toán bên nợ tài khoản vay để sử dụng theo các hướng sau : 
Thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng 
Chuyển vào TK tiền gửi của người đi vay 
Giải ngân bằng tiền mặt 
Việc giải ngân được thực hiện theo tiến độ SXKD và thực hiện trong nhiều đợt trong một thời gian nhất định . 
Nếu HMTD đã hết mà DN vẫn phát sinh nhu cầu vay vốn thì ngân hàng có thể bổ sung hạn mức . 
Thu nợ của cho vay luân chuyển 
Tất cả các khoản tiền thu bán hàng và phát sinh trong kỳ kinh doanh đều được sử dụng vào trả nợ vay luân chuyển theo hai cách 
Thu theo định kỳ 
Thu theo thực tế 
Các khoản thu bằng tiền mặt 
Tính và thu lãi 
Tiền lãi cho vay luân chuyển được tính và thu mỗi tháng một lần . 
Thời điểm tính lãi vào ngày cuối tháng hoặc chọn một ngày nhất định 
Phương pháp tính lãi theo phương pháp tích số : 
Lãi suất cho vay tháng 
30 
Tiền lãi hàng = 
tháng 
Tổng số dư tính lãi x 
Công thức tính lãi theo tích số 
I =  DiNi R /N 
Trong đó : 
I: tiền lãi 
Di : Dư nợ 
Ni: Số ngày tính lãi 
R: lãi suất cho vay 
N: số ngày quy ước (30, 90, 360) 
Ví dụ : tháng 12/2008 trên TK cho vay luân chuyển của công ty A có các số liệu sau : 
Với lãi suất cho vay 1,2%/tháng. Hãy xác định lãi vay của công ty A trong tháng 12/2008. 
Ngày tháng 
Số dư 
1/12 
5600 
6/12 
6000 
10/12 
4900 
14/12 
4500 
18/12 
5500 
23/12 
600 
26/12 
5500 
30/12 
5000 
31/12 
5000 
Xác định tiền lãi phải thu của ngân hàng 
Ngày tháng 
Số dư Di 
Số ngày Ni 
Tích số Di x Ni 
1/12 
5.600 
5 
28.000 
6/12 
6.000 
4 
24.000 
10/12 
4.900 
4 
19.600 
14/12 
4.500 
4 
18.000 
18/12 
5.500 
5 
27.500 
23/12 
6.000 
3 
18.000 
26/12 
5.500 
4 
22.000 
30/12 
5.000 
2 
10.000 
31/12 
5.000 
0 
0 
Cộng 
167.100 
Lãi tháng 12/2008 = 167.100 x(1.2%/30) = 66,84 
Xác định vòng quay vốn tín dụng 
Cho vay luân chuyển NHTM không quy định thời hạn nợ mà chỉ yêu cầu khách hàng vay thực hiện đúng vòng quay vốn tín dụng đã cam kết . 
Vòng quay vốn TDTT nhỏ hơn Vòng quay vốn TDKH thì coi như DN đã trả nợ không đúng kỳ hạn và do đó phải chịu tiền phạt . 
Doanh số trả nợ trong kỳ 
Mức dư nợ bình quân kỳ 
V TDTT = 
 DiNi 
N(90,360) 
Mức dư nợ bình quân kỳ = 
Doanh số trả nợ là số phát sinh bên có của tài khoản cho vay từ ngày đầu quý cho đến hết ngày cuối quý . 
Tiền lãi phạt do không đảm bảo vòng quay tín dụng được tính như sau : 
N: Số ngày quy ước trong kỳ (90, 180, 360) 
V TDTT : Vòng quay tín dụng thực tế 
V TDKH : Vòng quay tín dụng kế hoạch 
LS quá hạn : thường 100% lãi suất cho vay cao nhất . 
Xử lý nợ cuối kỳ cho vay luân chuyển 
Thông thường cho vay luân chuyển NH sẽ ký với DN mỗi quý , hoặc 6 tháng , hoặc 1 năm một lần . Do đó , khi kết thúc quý , 6 tháng hoặc năm hiện hành thì NH cần xử lý số nợ vay luân chuyển cuối quý , 6 tháng hoặc năm thực tế trong các trường hợp sau : 
TH1: kỳ kế hoạch tiếp theo DN vẫn được cho vay luân chuyển : 
Nếu HMTD lớn hơn dư nợ thực tế cuối kỳ NH không phải xử lý gì cả . 
Nếu HMTD nhỏ hơn dư nợ thực tế thì số chênh lệch giữa thực tế với HMTD cần phải xử lý . Yêu cầu DN trả hết số chênh lệch . 
Nếu DN không còn vố bằng tiền thì DN phải ký nhận nợ và cam kết trả hết trong vòng 1 tháng . 
Nếu trong 1 tháng mà không trả hết thì sẽ chuyển sang nợ quá hạn và thông báo cho DN để xử phạt và tìm biện pháp trả nợ . 
TH2: Kỳ kế hoạch tiếp vì lý do nào đó mà DN không được vaylua6n chuyển thì toàn bộ số nợ thực tế còn lại 2 bên thống nhất xử lý . 
Nếu số dư nợ thực tế không lớn thì DN đủ khả năng trả cho NH 
Nếu số dư nợ thực tế quá lớn , DN khó có thể trả trong thời gian ngắn thì 2 bên thống nhất xác định lại kỳ hạn nợ trong thời gian xác định và phân chia số nợ trả làm nhiều kỳ . 
Cho vay theo số dư ( cho vay HMTD không thường xuyên ) 
Ngân hàng đồng ý cấp cho DN một HMTD và tiến hành giải ngân nhiều lần trong phạm vi HMTD. 
Mỗi lần giải ngân phải lập kế ước để xác định mức tiền và kỳ hạn trả nợ . 
Tổng số dư nợ cho vay tất cả các kế ước không vượt quá HMTD. 
CHO VAY TỪNG LẦN (CHO VAY THEO MÓN) 
Áp dụng cho các trường hợp : 
Các tổ chức vay không thường xuyên , đột xuất . 
Không được ấn định HMTD 
Đặc điểmcủa cho vay theo món : 
Vốn chỉ tham gia vào một giai đoạn , một quy trình trong chu kỳ SXKD. 
Ngân hàng tiến hành cho vay và thu nợ theo từng món . 
Mỗi lần phát sinh nhu cầu vay vốn thì bên vay phải tiến hành các thủ tục vay kèm theo các chứng từ hóa đơn để cán bộ tín dụng kiểm tra . 
Khi nhận tiền vay , DN bặt buộc ký vào khế ước để cam kết trả nợ trong một thời gian nhất định . 
Cách cho vay thu nợ và tính lãi 
Mỗi lần phát sinh DN cần làm giấy yêu cầu vay , số lượng cần vay , mục đích , thời hạn và gửi kèm chứng từ để chứng minh đối tượng vay vốn . 
Có thể giải ngân bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt . 
Thu nợ được thực hiện theo mức tiền và kỳ hạn đã quy định trong kế ước . 
TH1: toàn bộ số nợ chỉ quy định một kỳ hạn . toàn bộ số nợ phải trả một lần vào cuối kỳ và lãi được tính và thu cùng một lúc với nợ gốc . 
TH2: Một khoản nợ được chia ra làm nhiều kỳ hạn , mỗi kỳ hạn là một mức tiền khi ngân hàng thu nợ gốc đồng thời sẽ tính và thu lãi cho vay . 
Ví dụ cho vay theo món 
Khoản tín dụng trị giá 1000 được ngân hàng A cho công ty X vay vào ngày 1/8/2008 với thời hạn 3 tháng , lãi suất 1,2%/tháng. Toàn bộ số dư nơ được chia làm 3 kỳ hạn : kỳ hạn thứ nhất vào ngày 12/9 là 320; kỳ hạn thứ 2 vào ngày 12/10 là 330; kỳ hạn thứ 3 vào ngày 12/11 là 350. 
Nếu khoản vay nói trên được hòan trả đúng hạn theo quy định thì tiền lãi sẽ được tính như sau : 
Tiền lãi = Số dư x Ngày sử dụng x (LS/30) 
Kỳ I: 1000 x (12/8 -> 11/9 – 31 ngày ) x 1,2%/30 = 12,400 
Kỳ II: 680 x (12/9 -> 11/10 – 30 ngày ) x 1,2%/30 = 8,160 
Kỳ III: 1000 x (12/10 -> 11/11 – 31 ngày ) x 1,2%/30 = 4,340 
(Theo thông lệ ngân hàng không tính lãi ngày cuối ). 
Xử lý không trả được nợ 
Nếu đến kỳ hạn trả nợ bên vay không trả được nợ thì làm đơn gia hạn . Nếu có lý do khách quan chính đáng thì NH giải quyết cho gia hạn . Thời gian gia hạn không vượt quá thời gian cho vay trước hoặc không vượt quá một chu kỳ SXKD. 
Nếu không có lý do chính đáng NH sẽ chuyển thành nợ quá hạn và thông báo cho bên vay biết . 
Trường hợp vì lý do đặc biệt mà bên vay không trả được nợ thì DN phải xin gia hạn đồng thời lập hồ sơ trình cấp trên xin được khoanh nợ . Sau khi được Chính phủ khoanh nợ thì DN sẽ được tiếp tục vay vốn . 
Khi đến kỳ hạn mà DN không đủ tiền để trả thì NH sẽ thu lãi trước còn bao nhiêu sẽ trừ vào nợ gốc hoặc thu tương ứng gốc và lãi . 
CHO VAY TRẢ GÓP 
Đối tượng áo dụng 
Các DN nhỏ , Hộ gia đình , Cá nhân 
Buôn bán nhỏ , thợ thủ công , xây nhà , sử chữa , mua sắm phương tiện . 
Phương thức cho vay 
Khách hàng và ngân hàng thỏa thuận mức vay , thời hạn vay , lãi suất vay , số kỳ hạn trả góp và cách thức tính lãi . 
Có thể áp dụng 1 trong 2 cách tính lãi sau : 
Tiền lãi được tính theo số dư ban đầu ( phương thức lãi gộp ) 
Tiền lãi được tính theo số dư giảm dần ( phương thức lãi đơn ) 
Tiền lãi tính theo số dư ban đầu 
Khoản tín dụng trị giá 120.000.000 đồng có thời hạn 12 tháng , lãi suất 1%/tháng, trả góp mỗi tháng một lần vào cuối kỳ . 
Ta có tổng số nợ phải trả là GỐC + LÃI 
GỐC:120.000.000 
LÃI: 120.000 X1%x12tháng = 14.400.000 
TỔNG: 134.000.000 
Số tiền góp phải trả hàng tháng là 
134.000.000/12 = 11.200.000 đồng 
Tiền lãi tính theo số dư giảm dần 
Khoản tín dụng trị giá 120.000.000 đồng có thời hạn 12 tháng , lãi suất 1%/tháng, trả góp mỗi tháng 1 lần . 
Gốc phải trả mỗi kỳ là : 120.000.000/12 = 10.000.000 
Tổng số lãi phát sinh ( tính theo số dư giảm dần ) 
Tiền lãi tháng thứ 1: 120.000.000 x 1% = 1.200.000 
Tiền lãi tháng thứ 2: 110.000.000 x 1% = 1.100.000 
Tiền lãi tháng thứ 3: 100.000.000 x 1% = 1.000.000 
Tiền lãi tháng thứ 11: 20.000.000 x 1% = 200.000 
Tiền lãi tháng thứ 12: 10.000.000 x 1% = 100.000 
Tổng cộng : 7.800.000 đồng 
Tổng số gốc + lãi = 127.000.000 đồng 
Tiền góp phải trả mỗi kỳ là 127.000.000/12 = 10.650.000 đồng 
Trong cho vay trả góp nếu lãi được tính theo số dư ban đầu thì người đi vay phải trả một mức lãi suất cao hơn mức lãi suất NH công bố . 

File đính kèm:

  • ppttin_dung_ngan_han_va_tai_tro_kinh_doanh.ppt