Bài giảng Tin đại cương - Bài 10: Kiểu dữ liệu String - Trương Xuân Nam

Nội dung

1. Hằng số, tham chiếu và kiểu dữ liệu

2. Phạm vi và vòng đời của biến

3. Các kiểu dữ liệu tự tạo

4. Dãy kí tự (string)

 Kiểu dữ liệu string

 Khai báo và sử dụng string

 Sử dụng chỉ mục với string

 Các hàm làm việc với string

5. Bài tập về xử lý string

pdf 22 trang phuongnguyen 7900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin đại cương - Bài 10: Kiểu dữ liệu String - Trương Xuân Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tin đại cương - Bài 10: Kiểu dữ liệu String - Trương Xuân Nam

Bài giảng Tin đại cương - Bài 10: Kiểu dữ liệu String - Trương Xuân Nam
TIN ĐẠI CƯƠNG
BÀI 10: KIỂU DỮ LIỆU STRING
Nội dung
1. Hằng số, tham chiếu và kiểu dữ liệu
2. Phạm vi và vòng đời của biến
3. Các kiểu dữ liệu tự tạo
4. Dãy kí tự (string)
 Kiểu dữ liệu string
 Khai báo và sử dụng string
 Sử dụng chỉ mục với string
 Các hàm làm việc với string
5. Bài tập về xử lý string
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 2
Hằng số, tham chiếu và kiểu 
dữ liệu
Phần 1
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 3
Hằng số
 Hằng số = các giá trị cố định, không thay đổi 
trong toàn bộ chương trình
 Dùng trong biểu thức tương tự như một biến
 Khai báo hằng số:
const = ;
const bool b = false; // hằng số logic
const double pi = 3.14; // hằng số số thực
double x = 2 * 2 * pi; // sử dụng hằng số
 Hỏi: tại sao nên dùng hằng số mà không viết trực 
tiếp giá trị vào câu lệnh?
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 4
Tham chiếu
 Tham chiếu: bí danh (alias) cho một biến
 Khai báo tham chiếu:
 & = ;
int & n = m; // n là bí danh của m
double & x = y; // x là bí danh của y
x = 10; // y cũng bằng 10 luôn
 Đặc điểm: tác động vào bí danh cũng giống 
như tác động trực tiếp vào biến
 Hỏi: tại sao phải sử dụng bí danh của một biến mà 
không sử dụng trực tiếp biến đó?
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 5
Kiểu dữ liệu cơ bản trong C/C++
 Logic: bool
 Kí tự: char (lưu giá trị mã hóa của các chữ)
 Số nguyên:
 Có dấu: char, short, int, long, long long
 Không dấu: thêm “unsigned” vào trước
 Số thực: float, double, long double
 Một số chú ý:
 Xem chi tiết hơn ở phần 5.2 của giáo trình
 C/C++ dùng lẫn lộn số nguyên và các kiểu khác
 Kích cỡ của kiểu int tùy thuộc vào hệ điều hành
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 6
Phạm vi và vòng đời của biến
Phần 2
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 7
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 8
Phạm vi và vòng đời của biến
 Đây là hai khái niệm cơ bản giúp lập trình viên 
nắm bắt được nguyên tắc sử dụng biến trong 
khi viết chương trình
 “phạm vi” của biến = đoạn chương trình có thể 
sử dụng biến đó
 Một số khái niệm liên quan: biến toàn cục, biến cục 
bộ, biến làm tham số của hàm, biến tĩnh,
 “vòng đời” của biến = khoảng thời gian có thể 
sử dụng biến đó
 Chú ý vòng đời của biến tĩnh (static)
Các kiểu dữ liệu tự tạo
Phần 3
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 9
Các kiểu dữ liệu tự tạo
 Kiểu dữ liệu: Hầu hết các kiểu dữ liệu trong 
máy tính đều phỏng theo các “loại” dữ liệu mà 
con người thường sử dụng
 Các ngôn ngữ lập trình cung cấp một số kiểu 
dữ liệu cơ bản (số nguyên, số thực, logic,)
 Cho phép người dùng tổ hợp các dữ liệu cơ 
bản thành các loại phức tạp hơn. Ví dụ:
 Phân số: tử số (số thực) + mẫu số (số thực)
 Sinh viên: tên (chuỗi kí tự) + địa chỉ (chuỗi kí tự) 
+ điểm trung bình học tập (số thực)
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 10
Tự tạo kiểu dữ liệu mới
 Ví dụ tự tạo kiểu dữ liệu phân số
struct PhanSo {
double tuso;
double mauso;
};
 Ngoài khai báo dữ liệu, còn cần định nghĩa các 
phép toán, hàm, sử dụng với kiểu dữ liệu đó
 Tự tìm hiểu vì nằm ngoài phạm vi chương trình học
 Rất nhiều kiểu dữ liệu tự tạo được sử dụng 
phổ biến (string, vector, list,)
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 11
Khai báo struct
 Cú pháp sử dụng struct:
struct {
};
 Ví dụ:
struct ThoiGian { // kiểu dữ liệu ThoiGian
int ngay, thang, nam; // các thành phần con
};
ThoiGian homnay; // biến kiểu ThoiGian
homnay.ngay = 21; // thành phần ngày = 21
homnay.thang = 10; // thành phần tháng = 10
homnay.nam = 2016; // thành phần năm = 2016
TRƯƠNG XUÂN NAM 12
Dãy kí tự (string)
Phần 4
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 13
Kiểu dữ liệu “dãy kí tự”
 Nhiều phần mềm có nhu cầu xử lý dãy các kí 
tự, chẳng hạn như làm việc với tên của khách 
hàng, địa chỉ, email, chức vụ công tác,
 Xuất hiện nhu cầu xử lý các kí tự theo loạt
 Thời kì ban đầu, các lập trình viên tự tạo kiểu 
dữ liệu string, bản chất là dãy các kí tự, để xử 
lý các nhu cầu đó
 Khi việc sử dụng trở nên quá phổ biến, người 
ta chuẩn hóa đưa vào trong thư viện của C++
 “string” là kiểu dữ liệu tự tạo phổ biến nhất
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 14
Khai báo và sử dụng string
 Muốn sử dụng, cần: #include 
 Cách khai báo biến:
string str; // int x;
string w("Hello"); // int m(100);
string s = "Hello"; // int n = 10;
 Chú ý:
 Một chữ (char) được viết trong cặp nháy đơn ('a')
 Một giá trị string viết trong cặp nháy kép ("Ok", 
"How are you?","x","",)
 Cần viết một string có chứa dấu nháy kép thì sao?
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 15
Khai báo và sử dụng string
 Phép toán ghép chuỗi: 2 string có thể ghép với 
nhau bằng phép cộng (+)
string ho = "Nguyen";
string ten = "Ai Quoc";
string hoten = ho + " " + ten;
 In string ra màn hình qua cout
cout << hoten << endl;
 Nhập dữ liệu bằng 2 cách: getline hoặc cin
cin >> hoten; // nhập 1 đoạn
getline(cin, hoten); // nhập 1 dòng
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 16
Sử dụng chỉ mục với string
 Chuỗi s = "HAPPY NEW YEAR";
s[0] 'H' s[1] 'A' s[2] 'P' ...
 Cách dùng:
cout << s[1] << endl; // in ra ‘A’
s[4] = 'I'; // đổi ‘Y’ thành ‘I’
for (int i = 0; i < 10; i++) // in 10 chữ đầu tiên
cout << s[i] << endl;
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 17
Dữ liệu H A P P Y N E 
Chỉ mục 0 1 2 3 4 5 6 7 
Các hàm làm việc với string
 Các string sử dụng các phép so sánh để so giá 
trị với nhau (so sánh theo giá trị từ điển)
 Thư viện có rất nhiều hàm xử lý xâu, 
tuy nhiên, cần luyện tập (viết mã) nhiều để có 
thể sử dụng thông thạo các hàm này.
 Các hàm cơ bản: xem bảng 5.1 giáo trình
 Các hàm được cung cấp là các hàm thành 
phần của kiểu string, cách dùng hơi đặc biệt:
cout << s.length(); // in ra độ dài của s
int p = s.find("PP"); // tìm xâu “PP” trong s
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 18
Các hàm làm việc với string
 Một số hàm thông dụng của kiểu string:
 Hàm length() hoặc size(): trả về chiều dài của 
string (số kí tự có trong string)
 Hàm push_back(c): thêm kí tự c vào cuối string
 Hàm insert(v, str): chèn chuỗi str vào vị trí v trong 
string hiện tại
 Hàm erase(v, k): xóa k kí tự bắt đầu từ vị trí v
 Hàm find(str): tìm vị trí xuất hiện đầu tiên của str 
trong string hiện tại
 Hàm substr(v, k): tạo ra chuỗi mới là chuỗi con của 
string bằng cách lấy k kí tự từ vị trí v
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 19
Bài tập về xử lý string
Phần 5
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 20
Bài tập về xử lý string
 Rất nhiều và phong phú
 Là phần quan trọng của môn học
 Là phần xử lý cần thiết trong nhiều phần mềm
 Khá phức tạp đối với người mới học lập trình
 Một số dạng cơ bản:
 Nhập dữ liệu và kiểm tra ràng buộc
 Xử lý, chuẩn hóa chuỗi theo các điều kiện
 Tìm, thay thế chuỗi
 Xử lý danh sách các chuỗi
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 21
Bài tập về xử lý string
1. Nhập vào chuỗi S, in ra màn hình chuỗi vừa nhập 
và thông tin về chuỗi đó.
2. Nhập vào chuỗi S, kiểm tra xem S có chứa toàn các 
chữ số hay không?
3. Nhập và đếm số từ trong chuỗi S (một từ là dãy các 
kí tự liên tiêp không chứa dấu cách).
4. Xóa mọi kí tự A trong chuỗi W nhập từ bàn phím
5. Đếm xem chuỗi W nhập từ bàn phím chứa bao 
nhiêu dấu mở hoặc đóng ngoặc.
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 22

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tin_dai_cuong_bai_10_kieu_du_lieu_string_truong_xu.pdf