Bài giảng Tin đại cương - Bài 1: Làm quen với DEV-C++ - Trương Xuân Nam

Nội dung chính

1. Giới thiệu môn học

2. Viết chương trình cho máy tính

3. Làm quen với Dev-C++

1. Các bước viết chương trình

2. Ngôn ngữ lập trình C++

3. Công cụ Dev-C++

4. Bài tập

pdf 27 trang phuongnguyen 8400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin đại cương - Bài 1: Làm quen với DEV-C++ - Trương Xuân Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tin đại cương - Bài 1: Làm quen với DEV-C++ - Trương Xuân Nam

Bài giảng Tin đại cương - Bài 1: Làm quen với DEV-C++ - Trương Xuân Nam
TIN ĐẠI CƯƠNG
BÀI 1: LÀM QUEN VỚI DEV-C++
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 2
Nội dung chính
1. Giới thiệu môn học
2. Viết chương trình cho máy tính
3. Làm quen với Dev-C++
1. Các bước viết chương trình
2. Ngôn ngữ lập trình C++
3. Công cụ Dev-C++
4. Bài tập
Giới thiệu môn học
Phần 1
TRƯƠNG XUÂN NAM 3
Giáo trình & Giờ học
 Thời lượng: 3 tín chỉ (2 lý thuyết, 1 thực hành)
 Giáo trình chính
 “Introduction to Engineering Programming: Solving 
Problems with Algorithms” (James Paul Holloway)
 Đã có bản dịch tiếng Việt
 Công cụ trên máy tính: Dev-C++ 5.11
 Hoặc những công cụ tương đương
 Giờ lý thuyết: lý thuyết + chữa bài tập
 Giờ thực hành: viết chương trình trên máy tính
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 4
Nội dung giảng dạy
 Khái niệm cơ bản của lập trình C/C++
 Các lệnh cơ bản
 Câu lệnh lặp
 Câu lệnh lựa chọn
 Chuỗi (string)
 Mảng (vector)
 Tập tin (file)
 Bài tập tổng hợp
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 5
Mục tiêu của môn học
 Hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ lập trình C/C++
 Biết cách triển khai (lập trình) một số thuật 
toán trên máy tính
 Biết cách viết, dịch, sửa lỗi và chạy một 
chương trình viết bằng C++
 Biết cách giải một số bài toán đơn giản bằng 
lập trình C++
 Biết ứng dụng kiến thức lập trình vào những 
công việc sau này
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 6
Tại sao phải học môn này?
 Hiểu biết hơn về máy tính và lập trình máy tính
 Làm quen với máy tính theo cách của giới làm 
kỹ thuật
 Hiểu cách thức giải quyết một vấn đề bằng 
máy tính
 Nâng cao tư duy logic và tư duy thuật toán
 Lấy kiến thức nền cho các môn học tiếp sau 
của ngành CNTT (*)
 Lấy bằng đại học
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 7
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 8
Thi & Tính điểm
 Tính điểm:
 Điểm bài tập
 Điểm chuyên cần
 Điểm kiểm tra (2 lần)
 Điểm kiểm tra cuối kì (50%, thi trắc nghiệm)
 Chú trọng vào viết chương trình, không có 
những câu hỏi lý thuyết kiểu học thuộc
 Giảng viên:
 Họ tên: Trương Xuân Nam, khoa CNTT
 Email: truongxuannam@gmail.com
Một vài chú ý khác
 Cần xem trước giáo trình và xem lại bài cũ 
trước khi lên lớp
 Phải làm hết bài tập (được giao trên lớp và 
trong giờ thực hành)
 Yêu cầu hỗ trợ của giáo viên khi cần thiết
 Mọi thông tin cần thiết về môn học được đưa 
lên  mục BÀI GIẢNG
 Cách học hợp lý môn này: trao đổi với thầy 
giáo, không ghi chép nhiều trong giờ lý thuyết
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 9
Viết chương trình cho máy tính
Phần 2
TRƯƠNG XUÂN NAM 10
Máy tính chỉ hiểu con số
 Mọi thông tin đều có thể chuyển về dạng số:
 Các số giữ nguyên số
 Âm thanh số hóa (tần số) số
 Hình ảnh số hóa (ma trận điểm) số
 ...
 Máy tính xử lý các thông tin ở dạng số
 Mọi thông tin trong máy tính đều được lưu ở 
dạng số, cụ thể là số ở dạng nhị phân
 Ra lệnh cho máy tính phải viết lệnh ở dạng số
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 11
Các lệnh máy là các dãy số
 Máy tính chỉ hiểu một số lệnh cơ bản:
 Thao tác bộ nhớ: đọc/ghi số
 Tính toán: cộng 2 số, trừ 2 số,...
 So sánh: so sánh 2 số với nhau
 ...
 Chương trình máy tính = dãy các lệnh máy để 
chỉ thị từng bước làm việc nhỏ
 Kích thước một chương trình máy tính
 Loại nhỏ ~ vài chục nghìn lệnh máy
 Loại vừa ~ vài trăm nghìn lệnh máy
 Loại lớn ~ vài triệu lệnh máy
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 12
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 13
Thực hiện một chương trình
 Bước 1: người dùng ra lệnh cho máy tính thực 
hiện một chương trình
 Bước 2: máy tính đọc file chương trình trên đĩa 
và nạp chương trình vào bộ nhớ
 Bước 3: hệ thống có một số thao tác chuẩn bị để 
chương trình sẵn sàng chạy
 Bước 4: máy tính đọc từng lệnh trong bộ nhớ và 
thực hiện từng lệnh một
 Tốc độ thực hiện lên đến hàng tỉ lệnh/giây
 Một số hệ thống có thể thực hiện nhiều lệnh cùng lúc
Máy tính thực hiện từng lệnh một
 Chương trình máy tính được ghi trên đĩa ở 
dạng file chương trình (.COM, .EXE, .DLL,...)
 Máy tính đọc lệnh máy trong bộ nhớ và thực 
hiện từng lệnh một
00011000 00010000 Nạp số 16 vào ô nhớ số 8
00011001 00001111 Nạp số 15 vào ô nhớ số 9
00101010 10001001 Cộng hai số ở ô nhớ số 8
và ô nhớ số 9 sau đó ghi
kết quả vào ô nhớ số 10
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 14
Viết chương trình ~ viết dãy số?
 Thời kì đầu: viết trực tiếp lệnh máy (dãy số)
 Bất lợi: khó hiểu, dễ nhầm lẫn, viết lâu,...
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 15
Viết chương trình ~ viết dãy số?
 Hợp ngữ: sử dụng các kí hiệu đơn giản bằng 
tiếng Anh, gần gũi với lệnh máy
 Bất lợi: người lập trình phải biết rõ về từng lệnh 
máy, viết dài, dễ nhầm lẫn
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 16
Viết chương trình ~ viết dãy số?
 Ngôn ngữ lập trình bậc cao: các lệnh ở dạng 
gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên, trình biên dịch
chuyển một lệnh này thành các lệnh máy
 Ngôn ngữ bậc cao đơn giản: BASIC, FORTRAN,...
 Ngôn ngữ lập trình thủ tục: ALGOL, PASCAL, C,...
 Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng: SmallTalk, 
C++, Object Pascal, Java, C#,...
 Các ngôn ngữ lập trình đặc biệt (dùng cho 
những mục đích riêng): Prolog, SQL,...
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 17
Làm quen với Dev-C++
Phần 3
TRƯƠNG XUÂN NAM 18
3.1 Các bước viết chương trình
 Một chương trình máy tính được xây dựng để 
giải quyết một bài toán cụ thể nào đó
 Việc xây dựng một chương trình máy tính luôn 
tuân theo các bước sau:
 Bước 1: xác định (mô tả) bài toán cần giải quyết
 Bước 2: xây dựng lời giải (thuật toán)
 Bước 3: chuyển lời giải bài toán thành chương trình 
viết bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó
 Bước 4: dịch chương trình thành dạng mã máy để 
máy tính có thể thực hiện được
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 19
3.1 Các bước viết chương trình
 Bước 1 - xác định (mô tả) bài toán cần giải 
quyết:
 Ví dụ: bài toán tính A2
 Xác định bài toán: người dùng cho số A, máy tính 
cần tính A2 dựa trên số A đã biết
 Bước 2 - xây dựng lời giải (thuật toán):
 Có nhiều cách mô tả thuật toán (bằng lời hoặc 
bằng sơ đồ khối)
 Ví dụ (mô tả bằng lời): nhập A từ bàn phím, sau đó 
tính giá trị A x A và in kết quả ra màn hình
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 20
3.1 Các bước viết chương trình
 Bước 3 - chuyển lời giải bài toán thành chương 
trình viết bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó:
 Chọn ngôn ngữ lập trình thích hợp với bài toán
 Viết chương trình theo thuật toán đã định
 Bước 4 - dịch chương trình thành dạng mã 
máy để máy tính có thể thực hiện được:
 Sử dụng trình biên dịch của ngôn ngữ đã chọn và 
dịch chương trình sang dạng mã máy
 Nếu xảy ra lỗi, tìm và sửa lỗi trong chương trình 
sau đó dịch lại đến khi không còn lỗi nữa
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 21
3.2 Ngôn ngữ lập trình C/C++
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 22
3.2 Ngôn ngữ lập trình C/C++
 Tác giả: Bjarne Stroustrup (Mỹ)
 Ý tưởng bắt đầu từ năm 1979
 Được giới thiệu năm 1985
 Phiên bản C++ 2.0 năm 1989
 Phiên bản mới nhất: C++14
 Môn học này chỉ học khoảng 20% kiến thức về 
C++ và các thư viện của nó
 Cần 3-5 năm để trở thành lập trình viên C++ ở 
mức độ chuyên nghiệp
TRƯƠNG XUÂN NAM 23
Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 24
3.3 Công cụ Dev-C++
 Công cụ Dev-C++
 Hướng dẫn cơ bản
 Bắt đầu vào chương trình
 Viết mã
 Dịch
 Chạy
 Sửa lỗi
 Một vài ví dụ đơn giản
3.3 Công cụ Dev-C++
TRƯƠNG XUÂN NAM 25
Bài tập
Phần 4
TRƯƠNG XUÂN NAM 26
Bài tập
 Cài đặt bộ công cụ Dev-C++ lên máy tính của bạn
 Tải file cài đặt theo liên kết trong website bài giảng
 Gõ thử chương trình sau:
#include 
using namespace std;
int main() {
cout << "Xin chao cac ban!" << endl;
}
 Lưu chương trình thành file “xinchao.cpp”
 Bấm F11 để dịch và chạy thử, sửa lỗi nếu có
TRƯƠNG XUÂN NAM 27

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tin_dai_cuong_bai_1_lam_quen_voi_dev_c.pdf