Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Bùi Xuân Phong

PHẦN I – LÝ THUYẾT THỐNG KÊ

CHƯƠNG 1

CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY SỐ LIỆU THỐNG KÊ

GIỚI THIỆU

Mục đích, yêu cầu

Trang bị cho người học một số khái niệm thường dùng trong thống kê như thế nào là

thống kê, tổng thể thống kê, đơn vị tổng thể thống kê, chỉ tiêu thống kê. Trang bị các phương

pháp trình bày số liệu thống kê

Nội dung chính

pdf 232 trang phuongnguyen 5520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Bùi Xuân Phong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Bùi Xuân Phong

Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Bùi Xuân Phong
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 
THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP 
(Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa) 
Lưu hành nội bộ 
HÀ NỘI - 2007 
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 
THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP 
 Biên soạn : GS.TS.NGƯT. BÙI XUÂN PHONG 
LỜI NÓI ĐẦU 
 Hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp 
nói chung, doanh nghiệp bưu chính viễn thông nói riêng phải có đầy đủ thông tin. Muốn vậy, 
doanh nghiệp phải tổ chức thống kê, thu thập thông tin. 
 Để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho quản lý họat động kinh doanh doanh nghiệp nói 
chung, doanh nghiệp bưu chính viễn thông nói riêng, môn học “Thống kê doanh nghiệp” đã ra 
đời và được giảng dạy cho hệ đại học chính quy, tại chức, từ xa ngành Quản trị kinh doanh tại 
Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông. Cùng với quá trình giảng dạy, môn học ngày càng 
được hoàn thiện, bổ sung và được đánh giá là rất cần thiết và bổ ích phục vụ cho việc quản lý hoạt 
động kinh doanh của các doanh nghiệp. 
 Sách "Thống kê doanh nghiệp" là tài liệu chính thức sử dụng giảng dạy và học tập cho 
sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa ngành Quản trị kinh doanh; đồng thời cũng là tài liệu tham khảo 
cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Nội dung cuốn sách gồm 2 phần với 11 chương đề cập 
những kiến thức thiết thực về thống kê doanh nghiệp. Phần 1: Trình bày về Thống kê nguyên lý; 
Phần 2: Trình bày về Thống kê hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
 Trong lần biên soạn này, tác giả có kế thừa một số nội dung của cuốn sách Thống kê và 
ứng dụng Nhà xuất bản Thống kê xuất bản năm 2002 do tác giả là chủ biên và cuốn sách Thống 
kê và ứng dụng trong Bưu chính Viễn thông do Nhà xuất bản Bưu điện xuất bản năm 2005 của 
tác giả và có những sửa đổi, bổ sung quan trọng hướng tới yêu cầu bảo đảm tính thực tiễn, hội 
nhập kinh tế quốc tế, cơ bản và hiện đại. 
 Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc viết và biên tập, cuốn sách không thể tránh khỏi 
những thiếu sót, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tục 
hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cuốn sách. Tác giả chân thành cảm ơn các đồng 
nghiệp đã giúp đỡ trong quá trình biên soạn cuốn sách này 
 Hà Nội, tháng 2 năm 2007 
 Tác giả 
 3
PHẦN I – LÝ THUYẾT THỐNG KÊ 
CHƯƠNG 1 
CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY SỐ LIỆU THỐNG KÊ 
GIỚI THIỆU 
Mục đích, yêu cầu 
Trang bị cho người học một số khái niệm thường dùng trong thống kê như thế nào là 
thống kê, tổng thể thống kê, đơn vị tổng thể thống kê, chỉ tiêu thống kê.. Trang bị các phương 
pháp trình bày số liệu thống kê 
Nội dung chính 
- Một số khái niệm về thống kê: Tổng thể thống kê; Đơn vị tổng thể thống kê; Tiêu thức 
thống kê và chỉ tiêu thống kê 
- Các phương pháp trình bày số liệu thống kê (Trình bày số liệu thống kê bằng bảng phân 
phối; trình bày số liệu thống kê bằng đồ thị) 
NỘI DUNG 
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THỐNG KÊ 
1.1.1 Khái niệm thống kê 
 Thuật ngữ thống kê có hai nghĩa: 
- Theo nghĩa thứ nhất, thống kê là các con số được ghi chép để phản ánh các hiện tượng tự nhiên, 
kỹ thuật, kinh tế và xã hội. 
- Theo nghĩa thứ hai, thống kê được hiểu là hệ thống các phương pháp ghi chép, thu thập và phân 
tích các con số về những hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế và xã hội để tìm hiểu bản chất và 
tìm quy luật vốn có của những hiện tượng ấy. Chẳng hạn như làm thế nào để có được các con số 
về lao động của một doanh nghiệp BCVT ở một thời điểm nào đó và nghiên cứu sâu vào cơ cấu 
lứa tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp... từ đó mà có cách đánh giá đúng đắn về thực trạng lao 
động, giúp cho việc sử dụng có hiệu quả lao động, đồng thời có chính sách đào tạo, tuyển dụng 
lao động nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp. 
 Thống kê học chính là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, sử lý và 
phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy 
luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện, địa điểm và thời gian cụ thể. 
 Hiện tượng bao giờ cũng có hai mặt chất và lượng không tách rời nhau. Chất của hiện 
tượng giúp ta phân biệt hiện tượng này với hiện tượng khác, đồng thời bộc lộ những khía cạnh sâu 
kín của hiện tượng. Nhưng chất không tồn tại độc lập mà được biểu hiện qua lượng, với những 
cách xử lý mặt lượng đó một cách khoa học. Sở dĩ cần phải sử lý mặt lượng mới tìm hiểu được 
mặt chất là vì mặt chất của hiện tượng thường bị che khuất dưới các tác động ngẫu nhiên. Phải 
 4 
thông qua tổng hợp mặt lượng của số lớn đơn vị cấu thành hiện tượng, tác động của các yếu tố 
ngẫu nhiên mới được bù trừ và triệt tiêu. Hơn nữa, cũng còn phải sử dụng các phương pháp phân 
tích số liệu thích hợp, bản chất của hiện tượng mới dần dần bộc lộ qua tính quy luật thống kê. Về 
thực chất, tính quy luật thống kê là sự biểu hiện về lượng của các quy luật phát sinh, phát triển của 
hiện tượng. Tính quy luật này không có tính chất chung chung mà rất cụ thể theo các điều kiện, 
địa điểm và thời gian cụ thể. Đó chính là đặc trưng của thống kê học, làm cho nó khác với toán 
học. Tính quy luật thống kê có ý nghĩa rất quan trọng đối hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt 
động kinh doanh BCVT, vì nó cho biết mối liên hệ giữa các hiện tượng, xu thế phát triển của hiện 
tượng cũng như các dao động chu kỳ của hiện tượng đó, quy luật phân phối của các tổng thể chứa 
đựng hiện tượng đang nghiên cứu. 
1.1.2. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể thống kê. 
Thống kê nghiên cứu một lượng của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn phải xác định phạm 
vi hiện tượng được nghiên cứu cụ thể. Để chỉ đối tượng nghiên cứu cụ thể, người ta dùng khái 
niệm tổng thể. Tổng thể thống kê là hiện tượng kinh tế xã hội số lớn, gồm những đơn vị (hoặc 
phân tử, hiện tượng) cá biệt cần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng để tìm hiểu bản 
chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện, địa điểm và thời gian cụ 
thể. Chẳng hạn toàn bộ cán bộ, công nhân viên của một bưu cục vào một thời gian nào đó là một 
tổng thể. Các bưu cục thuộc mạng bưu chính vào một thời gian xác định cũng là một tổng thể ... 
Có trường hợp các đơn vị cấu thành tổng thể, có thể thấy được bằng trực quan. Tổng thể 
bao gồm các đơn vị như vậy được gọi là tổng thể bộc lộ như các tổng thể nêu trên. Tổng thể các 
đơn vị cấu thành nó, không thể nhận biết được bằng trực quan là tổng thể tiềm ẩn như tổng thể 
những cán bộ công nhân viên ưa chuộng nghệ thuật sân khấu, tổng thể những người mê tín dị 
đoan, tổng thể những người trung thành với Tổ quốc ... 
Các đơn vị tổng thể có thể giống nhau trên một số đặc điểm, các đặc điểm còn lại khác 
nhau. Do đó, tùy theo mục đích nghiên cứu mà phân biệt tổng thể đồng chất hay không đồng chất. 
Tổng thể đồng chất bao gồm các đơn vị giống nhau về một số đặc điểm chủ yếu có liên quan tới 
mục đích nghiên cứu tổng thể không đồng chất bao gồm các đơn vị khác nhau về các đặc điểm, 
các loại hình. Tổng thể bao gồm tất cả các đơn vị thuộc phạm vi nghiên cứu tổng thể chung, chỉ 
bao gồm một bộ phận đơn vị trong đó là tổng thể bộ phận. 
Xác định tổng thể để đáp ứng mục đích nghiên cứu thống kê. Phải trên cơ sở phân tích lý 
luận kinh tế, chính trị hoặc xã hội, định nghĩa rõ tổng thể. Định nghĩa tổng thể không những phải 
giới hạn về thực thể (tổng thể là gì) mà còn phải giới hạn về thời gian và không gian (tổng thể tồn 
tại vào thời gian nào, ở đâu). Xác định tổng thể chính xác không dễ dàng. Vì có những hiện tượng 
có thể tương tự về hình thức, nhưng lại khác hẳn về nội dung. Chính vì vậy phải phân tích lý luận 
để thấy rõ nội dung của hiện tượng. Xác định tổng thể thống kê không chính xác sẽ lãng phí sức 
người và tiền của trong nghiên cứu, không đủ cơ sở để hiểu đúng bản chất cụ thể của hiện tượng. 
Đúng nghĩa tổng thể làm rõ đặc trưng cơ bản chung của hiện tượng kinh tế xã hội, số lớn 
phù hợp với mục đích nghiên cứu. Thông qua việc phân tích lý luận và thực tế phải làm rõ tổng 
thể gồm những hiện tượng (phần tử) cá biệt nào. Hiện tượng cá biệt này là đơn vị tổng thể. Tất cả 
các đơn vị tổng thể chỉ giống nhau trên một số mặt, còn các mặt khác không giống nhau. Cho nên 
trong thực tế phải nêu rõ ràng những hiện tượng cá biệt nào được kể là đơn vị tổng thể. Trong 
những trường hợp khó khăn cho việc giới hạn, người ta phải lập một danh mục các đơn vị hoặc 
trong giải thích cần xác định rõ phạm vi nào của các đơn vị thuộc tổng thể. 
 5
Đơn vị tổng thể bao giờ cũng có đơn vị tính toán phù hợp. Xác định đơn vị tổng thể là 
việc cụ thể hóa tổng thể. Đơn vị tổng thể là xuất phát điểm của quá trình nghiên cứu thống kê. Vì 
nó có mặt lượng mà ta cần nghiên cứu. Cho nên xác định đơn vị tổng thể cũng quan trọng như xác 
định tổng thể. 
1.1.3. Tiêu thức thống kê (gọi tắt là tiêu thức) 
Nghiên cứu thống kê phải dựa vào các đặc điểm của đơn vị tổng thể. Đơn vị tổng thể có 
nhiều đặc điểm. Tùy theo mục đích nghiên cứu, một số đặc điểm của đơn vị tổng thể được chọn ra 
để nghiên cứu. Các đặc điểm này được gọi là các tiêu thức. Ví dụ mỗi cán bộ công nhân viên của 
bưu cục có các tiêu thức: tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, nơi ở ... Mỗi bưu cục 
trong tổng thể có tiêu thức: tên bưu cục, địa chỉ, số lượng cán bộ công nhân viên... Đơn vị tổng 
thể được làm rõ đặc trưng của nó qua các tiêu thức: thực thể, thời gian và không gian. 
1. Tiêu thức thực thể 
Nêu lên bản chất của đơn vị tổng thể. Nó biến đổi trong bản chất này. Các tiêu thức: giới 
tính, tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, số lượng cán bộ công nhân viên chức là các tiêu thức 
thực thể. Theo nội dung của nó, tiêu thức thực thể gồm hai loại: thuộc tính và số lượng. 
Tiêu thức thuộc tính không có biểu hiện trực tiếp là các con số, như tiêu thức giới tính, 
trình độ văn hóa, nghề nghiệp ... tiêu thức thuộc tính có biểu hiện trực tiếp và gián tiếp, như giới 
tính có biểu hiện trực tiếp là nam và nữ. Tiêu thức đời sống vật chất có biểu hiện gián tiếp là 
lượng tiêu dùng lương thực, thực phẩm theo đầu người, diện tích nhà ở theo đầu người. Các biểu 
hiện gián tiếp của tiêu thức thuộc tính còn được gọi là các chỉ báo thống kê. 
Tiêu thức thuộc tính không có biểu hiện trực tiếp là con số, nên còn được gọi là tiêu thức 
phi lượng hóa. 
Tiêu thức số lượng có biểu hiện trực tiếp là con số (gọi là lượng biến). Nó là kết quả của 
quá trình quan sát (cân đo, đong đếm) như tuổi đời, tuổi nghề, số lượng điện thoại, số bưu cục ... 
Tiêu thức số lượng còn gọi là tiêu thức lượng hóa vì nó có biểu hiện trực tiếp là con số. 
Tiêu thức thực thể khi chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể, 
được gọi là tiêu thức thay phiên, như giới tính (nam và nữ), chất lượng sản phẩm dịch vụ (tốt và 
xấu). Tiêu thức thực thể có ba loại biểu hiện trở lên có thể trở thành tiêu thức thay phiên, như số 
lượng cán bộ công nhân viên nêu trên có nhiều biểu hiện nhưng rút gọn thành hai biểu hiện, hoặc 
các biểu hiện của tiêu thức trình độ văn hóa có thể rút gọn thành hai biểu hiện: chưa tốt nghiệp 
phổ thông trung học và tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên. Những trường hợp này được tiến 
hành khi người ta chỉ quan tâm đến một biểu hiện nào đó xuất hiện hay không xuất hiện trên đơn 
vị tổng thể. Tiêu thức thực thể có phù hợp nhiều hay ít với việc đáp ứng mục đích nghiên cứu là 
tùy thuộc vào việc chọn những tiêu thức nào cho nghiên cứu. 
2. Tiêu thức thời gian 
Nêu hiện tượng kinh tế xã hội theo sự xuất hiện của nó vào thời gian nào. Những biểu 
hiện của tiêu thức thời gian là phút, giờ, ngày, tháng, năm. Thời hạn có giá trị của các chỉ dẫn về 
đối tượng nghiên cứu và những đơn vị tổng thể, về sự phân phối chúng trong một thời gian cũng 
như về sự thay đổi từ thời kỳ này tới thời kỳ khác được khẳng định qua tiêu thức thời gian. Ví dụ 
tổng số máy điện thoại có đến 31/12/2006 là 17,86 triệu. 
3. Tiêu thức không gian: 
 6 
Nêu phạm vi lãnh thổ bao trùm của đối tượng nghiên cứu và sự xuất hiện theo địa điểm 
của các đơn vị tổng thể. Những biểu hiện của nó được chỉ ra nhờ sự phân định về mặt quản lý 
hành chính hoặc theo điều kiện tự nhiên, phân vùng kinh tế ... Nghiên cứu thống kê theo tiêu thức 
không gian có ý nghĩa quan trọng trước hết là gắn với tiêu thức thực thể để quan sát sự phân phối 
về mặt lãnh thổ của các đơn vị tổng thể. 
Các tiêu thức góp phần vào việc khẳng định đơn vị tổng thể cũng như tổng thể. Vì chúng 
nêu rõ các mặt và tính chất nhất định của đơn vị tổng thể cũng như của tổng thể. Nhờ đó có thể 
phân biệt đơn vị này với đơn vị khác cũng như tổng thể này với tổng thể kia. 
1.1.4. Chỉ tiêu thống kê (gọi tắt là chỉ tiêu) 
Nghiên cứu thống kê không chỉ phản ánh lượng và chất của hiện tượng kinh tế xã hội cá 
biệt mà còn phản ánh và chất của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa 
điểm cụ thể. Tính chất của các hiện tượng cá biệt được khái quát hóa trong chỉ tiêu thống kê. Do 
đó chỉ tiêu chỉ ra những mối quan hệ cần thiết, cái chung của tất cả các đơn vị hoặc của nhóm đơn 
vị. Ngoài ra chỉ tiêu còn phản ánh các mối quan hệ tồn tại khách quan, nhưng cũng không tự bộc 
lộ ra để hiểu trực tiếp là mối quan hệ. Phải điều tra mặt lượng của đơn vị cá biệt và từ đó phát hiện 
ý nghĩa theo số lượng của mối quan hệ bằng chỉ tiêu. 
Chỉ tiêu thống kê có hai mặt: khái niệm và con số. Khái niệm của chỉ tiêu bao gồm định 
nghĩa và giới hạn về thực thể, thời gian và không gian của hiện tượng kinh tế xã hội. Mặt này chỉ 
rõ nội dung của chỉ tiêu thống kê. Con số của chỉ tiêu là trị số được phát hiện với đơn vị tính toán 
phù hợp. Nó nêu lên mức độ của chỉ tiêu. Theo nội dung, chỉ tiêu biểu hiện quy mô, cơ cấu, sự 
phát triển và mối quan hệ của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. 
Căn cứ vào nội dung có thể chia các chỉ tiêu thống kê thành hai loại: khối lượng và chất 
lượng. Chỉ tiêu khối lượng biểu hiện quy mô của tổng thể như số cán bộ công nhân viên, số máy 
điện thoại, khối lượng sản phẩm dịch vụ. Chỉ tiêu chất lượng biểu hiện trình độ phổ biến, mối 
quan hệ của tổng thể như giá thành sản phẩm dịch vụ. Việc phân loại này nhằm đáp ứng yêu cầu 
của một số phương pháp phân tích thống kê. 
1.1.5 Thang đo trong thống kê 
- Thang đo định danh (hay là đặt tên) là đánh số các biểu hiện cùng loại của một tiêu thức. Như 
giới tính biểu hiện “nam” được đánh số 1 và nữ đánh số 2. Giữa các con số ở đây không có quan 
hệ hơn, kém. Cho nên các phép tính với chúng đều vô nghĩa. Loại thang đo này dùng để đếm tần 
số của biểu hiện tiêu thức. 
- Thang đo thứ bậc cũng là thang đo định danh, nhưng giữa các biểu hiện tiêu thức có quan hệ 
thứ bậc, hơn, kém. Sự chênh lệch giữa các biểu hiện không nhất thiết phải bằng nhau, như huân 
chương có ba hạng: một, hai và ba. Hạng một hơn hạng hai, hạng hai hơn hạng ba. Trình độ văn 
hoá phổ thông có ba cấp: một, hai và ba. Cấp ba hơn cấp hai, cấp hai hơn cấp một. Con số có trị 
số lớn hơn không có nghĩa ở bậc cao hơn và ngược lại, mà do sự quy định. Thang đo loại này 
được sử dụng để tính toán đặc trưng chung của tổng thể một cách tương đối, trong một số trư ... ......................................72 
Nội dung chính: ..........................................................................................................................................72 
NỘI DUNG .....................................................................................................................................................72 
5.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA DÃY SỐ THỜI GIAN..........................................72 
5.2. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN........................................................................73 
5.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HIỆN TƯỢNG..................77 
5.4. DỰ BÁO THỐNG KÊ NGẮN HẠN ..................................................................................................83 
TÓM TẮT NỘI DUNG..................................................................................................................................85 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ................................................................................................................................86 
CHƯƠNG 6 ............................................................................................................................ 87 
CHỈ SỐ TRONG THỐNG KÊ ............................................................................................. 87 
GIỚI THIỆU ..................................................................................................................................................87 
Mục đích, yêu cầu: .....................................................................................................................................87 
Nội dung chính: ..........................................................................................................................................87 
NỘI DUNG .....................................................................................................................................................87 
6.1.KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, PHÂN LOẠI CHỈ SỐ .................................................................................87 
6.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ.........................................................................................................88 
6.3 HỆ THỐNG CHỈ SỐ ............................................................................................................................94 
TÓM TẮT NỘI DUNG..................................................................................................................................95 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ................................................................................................................................96 
PHẦN II:................................................................................................................................. 97 
THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DOANH NGHIỆP...................................... 97 
CHƯƠNG 7 ........................................................................................................................... 97 
THỐNG KÊ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ................................................... 97 
CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................................................................ 97 
GIỚI THIỆU ..................................................................................................................................................97 
Mục đích, yêu cầu: .....................................................................................................................................97 
Nội dung chính: ..........................................................................................................................................97 
NỘI DUNG .....................................................................................................................................................97 
7.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NHIỆM VỤ THỐNG KÊ ........................................97 
7.2. THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG DOANH THU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH......................................98 
7.3 THỐNG KÊ BIẾN ĐỘNG SẢN LƯỢNG DOANH THU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH..............100 
7.4 THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ ......................................................................101 
TÓM TẮT NỘI DUNG................................................................................................................................125 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ..............................................................................................................................125 
CHƯƠNG 8 .......................................................................................................................... 127 
THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG DOANH NGHIỆP........................................ 127 
GIỚI THIỆU ................................................................................................................................................127 
Mục đích, yêu cầu: ...................................................................................................................................127 
Nội dung chính: ........................................................................................................................................127 
NỘI DUNG ...................................................................................................................................................127 
8.1. THỐNG KÊ LAO ĐỘNG DOANH NGHIỆP ..................................................................................127 
8.2. THỐNG KÊ SỬ DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG.........................................................................132 
8.3. THỐNG KÊ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG .........................................................................................135 
 229
8.4 THỐNG KÊ TIỀN LƯƠNG .............................................................................................................. 137 
TÓM TẮT NỘI DUNG ............................................................................................................................... 139 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP .............................................................................................................................. 140 
CHƯƠNG 9...........................................................................................................................141 
THỐNG KÊ TÀI SẢN DOANH NGHIỆP.........................................................................141 
GIỚI THIỆU ................................................................................................................................................ 141 
Mục đích, yêu cầu: ................................................................................................................................... 141 
Nội dung chính:........................................................................................................................................ 141 
NỘI DUNG ................................................................................................................................................... 141 
9.1. THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH..................................................................................................... 141 
9.2 THỐNG KÊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG ................................................................................................. 147 
TÓM TẮT NỘI DUNG ............................................................................................................................... 152 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP .............................................................................................................................. 153 
CHƯƠNG 10.........................................................................................................................154 
THỐNG KÊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH ....................................................154 
SẢN PHẨM DỊCH VỤ.........................................................................................................154 
GIỚI THIỆU ................................................................................................................................................ 154 
Mục đích, yêu cầu: ................................................................................................................................... 154 
Nội dung chính:........................................................................................................................................ 154 
NỘI DUNG ................................................................................................................................................... 154 
10.1 CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ VÀ NHIỆM VỤ THỐNG KÊ ....... 154 
10.1.1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ....................................................154 
10.2 THỐNG KÊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ ............................. 160 
10.3 THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH....................... 161 
10.4 THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 
DỊCH VỤ ................................................................................................................................................. 162 
10.5 THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ THEO THỜI 
GIAN........................................................................................................................................................ 163 
10.6 THỐNG KÊ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH VỚI 
BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ .............................................................................. 163 
10.7 THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỪNG KHOẢN MỤC CHI PHÍ ĐẾN GIÁ 
THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ ............................................................................................................. 165 
10.8 NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ BÁN, GIÁ THÀNH VÀ LỢI NHUẬN ................... 167 
10.9 THỐNG KÊ CHỈ TIÊU CHI PHÍ TÍNH CHO 1000 ĐỒNG DOANH THU.................................. 167 
TÓM TẮT NỘI DUNG ............................................................................................................................... 168 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP .............................................................................................................................. 169 
CHƯƠNG 11.........................................................................................................................170 
THỐNG KÊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ...................................................................170 
GIỚI THIỆU ................................................................................................................................................ 170 
Mục đích, yêu cầu: ................................................................................................................................... 170 
Nội dung chính:........................................................................................................................................ 170 
NỘI DUNG ................................................................................................................................................... 170 
11 .1 THỐNG KÊ VỐN ĐẦU TƯ CƠ BẢN......................................................................................... 170 
11.1.2. Thống kê khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản................................................171 
11.2 THỐNG KÊ VỐN CỐ ĐỊNH .......................................................................................................... 174 
11.3 THỐNG KÊ VỐN LƯU ĐỘNG ...................................................................................................... 177 
11.4 THỐNG KÊ LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH............................................................ 182 
TÓM TẮT NỘI DUNG ............................................................................................................................... 185 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP .............................................................................................................................. 186 
 230 
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI..................................................................................................... 187 
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................................................187 
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................................................187 
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................................................190 
CHƯƠNG 4 ..................................................................................................................................................192 
CHƯƠNG 5 ..................................................................................................................................................193 
CHƯƠNG 6 ..................................................................................................................................................195 
CHƯƠNG 7 ..................................................................................................................................................197 
CHƯƠNG 8 ..................................................................................................................................................200 
CHƯƠNG 9 ..................................................................................................................................................201 
CHƯƠNG 10 ................................................................................................................................................203 
CHƯƠNG 11 ................................................................................................................................................204 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 206 
PHỤ LỤC.............................................................................................................................. 207 
I. CÁC BẢNG SỐ.........................................................................................................................................207 
II. CÁC MẪU BIỂU.....................................................................................................................................219 
MỤC LỤC............................................................................................................................. 227 
THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP 
Mã số: 417TKD340 
Chịu trách nhiệm bản thảo 
TRUNG TÂM ÐÀO TẠO BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 1 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thong_ke_doanh_nghiep_bui_xuan_phong.pdf