Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 6: L/C và UCP 60

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:

• Hiểu ý nghĩa của từng loại L/C để áp dụng trong phương thức thanh toán tín

dụng chứng từ.

• Hiểu rõ và hiểu đúng để vận dụng các quy tắc của UCP 600 vào phương thức

tín dụng chứng từ, hạn chế rủi ro.

NỘI DUNG

Phân loại L/C

Giới thiệu về UCP 600

Nội dung chính của UCP 600

pdf 38 trang phuongnguyen 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 6: L/C và UCP 60", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 6: L/C và UCP 60

Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 6: L/C và UCP 60
v1.0015108211 1
BÀI 6
L/C VÀ UCP 600
TS. Hoàng Thị Lan Hương
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
v1.0015108211
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
L/C không chặt chẽ
Công ty A, khách hàng của chi nhánh BIDV yêu cầu mở L/C nhập khẩu thiết bị đóng tàu,
cho phép giao hàng từng phần. Theo L/C, việc thanh toán chia làm 2 phần:
• Phần I thanh toán 85% trị giá hóa đơn khi xuất trình chứng từ giao hàng.
• Phần còn lại (balance) thanh toán khi xuất trình hối phiếu và hóa đơn, trên hóa đơn 
có ghi rõ ngày giao con tàu (ngày công ty A phải bàn giao con tàu cho một khách
hàng khác).
Tuy hàng chưa giao hết nhưng người thụ hưởng đã xuất trình chứng từ đòi tiền phần 
còn lại.
2
1. BIDV có nghĩa vụ thanh toán không?
2. Rủi ro thuộc về ai? Biện pháp phòng ngừa rủi ro là gì?
v1.0015108211
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:
• Hiểu ý nghĩa của từng loại L/C để áp dụng trong phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ.
• Hiểu rõ và hiểu đúng để vận dụng các quy tắc của UCP 600 vào phương thức
tín dụng chứng từ, hạn chế rủi ro.
3
v1.0015108211
NỘI DUNG
4
Phân loại L/C
Giới thiệu về UCP 600
Nội dung chính của UCP 600
v1.0015108211 5
1.2. L/C đặc biệt
1. PHÂN LOẠI L/C
1.1. L/C cơ bản
v1.0015108211
1.1. L/C CƠ BẢN
• L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C)
• L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
• L/C xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C)
6
v1.0015108211
1.1. L/C CƠ BẢN
• L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C)
 Người đề nghị mở L/C có quyền đề nghị ngân hàng phát
hành (ngân hàng phát hành) sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy
bỏ một hoặc số điều khoản của L/C đã phát hành.
 Không cần có sự chấp thuận của người thụ hưởng.
 Việc sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nội dung L/C chỉ có hiệu
lực trước khi hàng hóa được giao.
 L/C có thể hủy ngang gây rủi ro cho người thụ hưởng 
trên thực tế không được áp dụng.
7
v1.0015108211
1.1. L/C CƠ BẢN
• L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
 Sau khi L/C đã được mở, trong thời hạn hiệu lực của L/C, ngân hàng phát hành
không được phép sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nếu không được sự chấp thuận của
người thụ hưởng và NH xác nhận (nếu có).
 L/C không ghi chữ “Irrevocable”: Vẫn được coi là L/C không hủy ngang.
 Đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng được sử dụng phổ biến trong thực tế.
8
v1.0015108211
1.1. L/C CƠ BẢN
• L/C xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C)
 Là loại L/C không hủy ngang.
 Theo yêu cầu của ngân hàng phát hành, một ngân hàng khác (ngân hàng xác
nhận) xác nhận việc thanh toán theo L/C.
 Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận (ngân hàng xác nhận) giống như ngân
hàng phát hành ngân hàng phát hành phải trả phí xác nhận.
 L/C xác nhận được đảm bảo bởi 2 ngân hàng an toàn cho người thụ hưởng.
 Nhu cầu xác nhận L/C phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm và tình hình tài chính của
ngân hàng phát hành, tình hình kinh tế - chính trị của quốc gia nơi ngân hàng
phát hành đặt trụ sở.
9
v1.0015108211
1.2. L/C ĐẶC BIỆT
• L/C chuyển nhượng (Transferable L/C)
• L/C giáp lưng (Back – to – Back L/C)
• L/C tuần hoàn (Revolving L/C)
• L/C dự phòng (Standby L/C)
• L/C đối ứng (Reciprocal L/C)
• L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C)
10
v1.0015108211
1.2. L/C ĐẶC BIỆT
• L/C chuyển nhượng (Transferable L/C)
 Là L/C không hủy ngang, ghi rõ chữ “Transferable”.
 Áp dụng cho việc mua bán hàng qua trung gian.
 Người hưởng lợi thứ nhất (người trung gian) chuyển nhượng 1 phần hay toàn bộ
nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền cho người hưởng lợi thứ hai
(người xuất khẩu thực sự).
 Chỉ được chuyển nhượng 1 lần.
 Chi phí chuyển nhượng: Người hưởng lợi thứ nhất (người trung gian) chịu.
 Được sử dụng khi người hưởng lợi thứ nhất không tự cung cấp hàng hóa, chỉ là
người môi giới.
 Việc chuyển nhượng phải thực hiện theo L/C gốc (do NH phục vụ người nhập
khẩu mở).
 Chuyển nhượng L/C khác với chuyển nhượng hợp đồng mua bán.
 Nếu người hưởng lợi thứ 2 không giao hàng, giao hàng không đúng: Người
hưởng lợi thứ nhất phải chịu trách nhiệm.
11
v1.0015108211
1.2. L/C ĐẶC BIỆT
• L/C giáp lưng (Back – to – Back L/C)
 Căn cứ vào L/C gốc đã được mở, người xuất khẩu (thực chất là người trung
gian) dùng L/C gốc thế chấp để mở 1 L/C khác (L/C giáp lưng) cho người thụ
hưởng khác (người cung cấp hàng thực sự).
 Áp dụng cho việc mua bán hàng qua trung gian, khi L/C gốc là L/C không thể
chuyển nhượng (người nhập khẩu không đồng ý hoặc người xuất khẩu thực sự
không đồng ý), người trung gian không thể tự mình cung cấp hàng hóa nhưng lại
muốn giấu thông tin liên quan.
 L/C gốc và L/C giáp lưng độc lập với nhau.
 Về cơ bản 2 L/C có nội dung giống nhau, ngoại trừ:
 Đơn giá;
 Thời hạn giao hàng;
 Thời hạn hiệu lực.
12
v1.0015108211
1.2. L/C ĐẶC BIỆT
• L/C tuần hoàn (Revolving L/C)
 Là L/C không hủy ngang.
 Sau khi đã sử dụng hết giá trị hoặc đã hết thời hạn hiệu lực, L/C tự động có giá
trị như cũ.
 Áp dụng khi hàng hóa được mua bán thường xuyên, định kỳ, số lượng lớn, giao
nhiều lần trong một thời gian, hai bên mua bán quen thuộc và tin cậy nhau.
 Phải ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn, và số tiền tối thiểu mỗi
lần giao hàng.
 3 cách tuần hoàn:
 Tuần hoàn tự động: L/C sau tự động có giá trị như cũ, không cần có thông
báo của NHFH.
 Tuần hoàn bán tự động: L/C sau có giá trị nếu sau 1 số ngày nhất định kể từ
L/C trước hết hiệu lực, không có thông báo của ngân hàng phát hành.
 Tuần hoàn hạn chế: Chỉ khi nào ngân hàng phát hành thông báo cho người
xuất khẩu, L/C kế tiếp mới có hiệu lực.
13
v1.0015108211
1.2. L/C ĐẶC BIỆT
• L/C dự phòng (Standby L/C)
 Bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường
hợp nhà xuất khẩu đã nhận được thông báo về việc
mở L/C, đã nhận tiền đặt cọc, ứng trước, nhưng
không có khả năng giao hàng hoặc không hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng.
 Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành L/C dự
phòng, cam kết với người nhập khẩu sẽ hoàn trả lại
số tiền đã đặt cọc, ứng trước, chi phí mở L/C cho
nhà nhập khẩu.
14
v1.0015108211
1.2. L/C ĐẶC BIỆT
• L/C đối ứng (Reciprocal L/C)
 L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C đối ứng đã
được mở.
 Áp dụng khi nhà cung cấp nguyên liệu và nhà gia
công ở hai nước khác nhau.
 Áp dụng cho phương thức bán hàng đổi hàng.
 Người mở L/C này là người thụ hưởng L/C kia và
ngược lại.
 L/C mở trước ghi: “L/C này chỉ có hiệu lực khi
người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng cho
người mở L/C này hưởng”.
 L/C đối ứng ghi: “L/C này đối ứng với L/C số mở
ngày tại ngân hàng”.
15
v1.0015108211
1.2. L/C ĐẶC BIỆT
• L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C)
 Ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng thông báo
(NHTB) ứng trước cho người thụ hưởng để mua
hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa
theo L/C đã mở.
 Tên gọi: Red Clause L/C hoặc Advance Clause L/C
hoặc Special Clause L/C.
 Áp dụng cho hàng hóa nông sản, lâm, thổ sản, có
tính chất mùa vụ.
16
v1.0015108211
2. GIỚI THIỆU UCP 600
17
2.2. Tính chất pháp lý của UCP 600
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển UCP 600
v1.0015108211
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN UCP 600
• UCP – Uniform Customs and Practice for Documentary Credits.
• Tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được ICC soạn
thảo và phát hành.
• Quy định quyền hạn và trách nhiệm của các bên liên quan trong
giao dịch tín dụng chứng từ khi L/C dẫn chiếu tuân thủ UCP.
• Phát hành lần đầu năm 1933, qua nhiều lần sửa đổi: 1951, 1962,
1974, 1983, 1993, 2007.
• UCP 600 có hiệu lực từ 1/7/2007: Còn 39 điều khoản so với 49
điều khoản của UCP 500 (1993).
18
v1.0015108211
2.2. TÍNH CHẤT PHÁP LÝ CỦA UCP 600
• UCP 600 không mang tính chất pháp lý bắt buộc.
• Tất cả phiên bản UCP đều còn nguyên giá trị.
• UCP chỉ có hiệu lực pháp lý bắt buộc khi trong L/C có dẫn chiếu áp dụng UCP.
• Các bên có thể thỏa thuận trong L/C:
 Không thực hiện, hoặc thực hiện khác đi 1 hoặc 1 số điều khoản trong L/C.
 Bổ sung những điều khoản không đề cập trong UCP vào L/C.
• Nếu UCP xung đột với luật quốc gia luật quốc gia vượt UCP về mặt pháp lý.
• Trong giao dịch L/C, các bên phải tuân thủ các điều khoản của L/C, sau đó mới đến
các điều khoản của UCP.
19
v1.0015108211
3. NỘI DUNG CHÍNH CỦA UCP 600
20
3.2. Trách nhiệm của các Ngân hàng
3.1. Các định nghĩa
3.3. Một số lưu ý khác trong UCP 600
v1.0015108211
3. NỘI DUNG CHÍNH CỦA UCP 600
CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA UCP 600
21
Các khái niệm và điều khoản chung 1 - 5
Sự chịu trách nhiệm pháp lý 6 - 13
Kiểm tra bộ chứng từ 14 - 17
Bộ chứng từ 18 - 28
Các vấn đề khác (dung sai, gia hạn ngày hết hiệu lực, giao hàng trả
tiền từng phần và nhiều lần).
29 - 33
Sự từ chối 34 - 37
Tín dụng có thể chuyển nhượng và chuyển nhượng số tiền thu được 38 - 39
v1.0015108211
3.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA
ĐIỀU 2: ĐỊNH NGHĨA
22
v1.0015108211
3.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA
ĐIỀU 2: ĐỊNH NGHĨA
23
• Advising Bank: Ngân hàng thông báo
• Applicant: Người đề nghị mở L/C
• Banking day: Ngày làm việc ngân hàng
• Beneficiary: Người thụ hưởng
• Complying presentation: Xuất trình phù hợp
• Confirmation: Xác nhận
• Confirming Bank: Ngân hàng xác nhận
• Credit: Tín dụng
• Honor: Thanh toán
• Issuing Bank: Ngân hàng phát hành
• Negotiation: Thương lượng
• Nominated Bank: Ngân hàng được chỉ định
• Presentation: Xuất trình chứng từ
• Presenter: Người xuất trình chứng từ
v1.0015108211
3.2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG
• Trách nhiệm của Ngân hàng phát hành
• Trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận
• Trách nhiệm của Ngân hàng thông báo
• Trách nhiệm của Ngân hàng được chỉ định
24
v1.0015108211
3.2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG
• Trách nhiệm của Ngân hàng phát hành (Điều 7 – UCP 600)
 Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, ngân hàng phát hành có nghĩa vụ thanh toán nếu
L/C có giá trị:
 Trả ngay, trả chậm hoặc chấp nhận bởi ngân hàng phát hành.
 Trả ngay bởi Ngân hàng được chỉ định nhưng ngân hàng được chỉ định đã không
trả tiền.
 Trả chậm bởi ngân hàng được chỉ định và ngân hàng được chỉ định đã không cam
kết trả tiền hoặc đã cam kết nhưng không trả tiền khi đến hạn.
 Chấp nhận bởi ngân hàng được chỉ định và ngân hàng được chỉ định đã không chấp
nhận hối phiếu, hoặc đã chấp nhận nhưng không trả tiền khi hối phiếu đến hạn.
 Ngân hàng phát hành chịu ràng buộc không hủy ngang thực hiện thanh toán tính từ thời
điểm tín dụng được phát hành.
 Ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả cho ngân hàng được chỉ định khi ngân hàng
được chỉ định đã thanh toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ phù hợp và đã chuyển chứng
từ cho ngân hàng phát hành.
25
v1.0015108211
3.2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG
26
• Trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận (Điều 8 – UCP 600)
 Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, ngân hàng xác nhận có nghĩa vụ thanh toán
nếu L/C có giá trị:
 Trả ngay, trả chậm hoặc chấp nhận bởi ngân hàng xác nhận.
 Trả ngay bởi Ngân hàng được chỉ định (ngân hàng được chỉ định) nhưng
ngân hàng được chỉ định đã không trả tiền.
 Trả chậm bởi ngân hàng được chỉ định và ngân hàng được chỉ định đã không
cam kết trả tiền hoặc đã cam kết nhưng không trả tiền khi đến hạn.
 Chấp nhận bởi ngân hàng được chỉ định và ngân hàng được chỉ định đã
không chấp nhận hối phiếu, hoặc đã chấp nhận nhưng không trả tiền khi hối
phiếu đến hạn.
 Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, ngân hàng xác nhận phải chiết khấu miễn
truy đòi, nếu L/C có giá trị chiết khấu tại ngân hàng xác nhận.
v1.0015108211
3.2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG
27
• Trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận (Điều 8 – UCP
600) (tiếp)
 Ngân hàng xác nhận chịu ràng buộc không hủy ngang
đối với việc thanh toán hoặc chiết khấu kể từ thời điểm
xác nhận L/C.
 Ngân hàng xác nhận cam kết hoàn trả tiền cho 1 ngân
hàng được chỉ định khác khi ngân hàng này đã thanh toán
hoặc đã chiết khấu đối với xuất trình phù hợp và đã
chuyển chứng từ cho Ngân hàng xác nhận.
 Cam kết trả tiền của Ngân hàng xác nhận cho ngân hàng được chỉ định độc lập với
cam kết của ngân hàng xác nhận đối với người thụ hưởng.
 Nếu 1 ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy quyền xác nhận nhưng không sẵn
sàng phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành, có thể thông báo L/C mà
không xác nhận.
v1.0015108211
3.2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG
• Trách nhiệm của Ngân hàng thông báo (Điều 9 – UCP 600)
 Mục đích chuyển L/C cho ngân hàng thông báo: xác minh tính chân thật bề ngoài
của L/C trước khi thông báo cho nhà xuất khẩu (xác minh chữ ký – nếu L/C phát
hành bằng thư, khóa mã – nếu L/C phát hành bằng điện Telex, hoặc SWIFT
CODE – nếu L/C phát hành bằng điện SWIFT).
 Bất kỳ L/C hoặc sửa đổi L/C nào không xác minh được tính chân thật bề ngoài 
NHTB phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành.
 NHTB phải chuyển chính xác và đầy đủ các điều kiện và điều khoản của L/C
hoặc sửa đổi L/C đã nhận được cho người thụ hưởng.
 NHTB không có trách nhiệm về các sai sót trong việc dịch hoặc giải thích các
thuật ngữ chuyên môn, không chịu trách nhiệm về khả năng giao hàng của người
hưởng, khả năng thanh toán của người yêu cầu.
28
v1.0015108211
3.2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG
29
• Trách nhiệm của Ngân hàng được chỉ định (Điều 12 –
UCP 600)
Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, ngân hàng được chỉ
định được ngân hàng phát hành chỉ định để thực hiện:
 Trả ngay cho người thụ hưởng nếu L/C quy định
“available with the nominated bank by sight payment”.
 Chấp nhận hối phiếu nếu L/C quy định “available with the nominated bank by
acceptance”.
 Cam kết trả chậm nếu L/C quy định “available with the nominated bank by
deferred payment”.
 Chiết khấu hối phiếu hoặc các chứng từ nếu L/C quy định “available with the
nominated bank by negotiation”.
v1.0015108211
3.3. MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC TRONG UCP 600
30
• Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ
 ngân hàng được chỉ định, ngân hàng phát hành,
ngân hàng xác nhận (nếu có) có tối đa cho mỗi
ngân hàng 5 ngày làm việc tiếp theo ngày xuất
trình để quyết định việc xuất trình có phù hợp
hay không.
 Các ngân hàng kiểm tra bề mặt của chứng từ để
quyết định chúng có phù hợp hay không.
• Việc xuất trình bản gốc chứng từ vận tải do người thụ hưởng hoặc đại diện người thụ
hưởng thực hiện không được muộn hơn 21 ngày theo lịch kể từ ngày giao hàng,
nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng phải trong thời hạn có hiệu lực của Tín dụng.
v1.0015108211
3.3. MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC TRONG UCP 600 (tiếp theo)
31
• Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ (tiếp)
 Trừ hóa đơn thương mại, các chứng từ có thể mô tả
hàng hóa một cách khái quát, miễn là không mâu
thuẫn với mô tả hàng hóa trong Tín dụng.
 Dữ liệu trong một chứng từ: không nhất thiết phải
giống hệt như trong Tín dụng, nhưng không được
mâu thuẫn với dữ liệu trong chứng từ khác hoặc mâu
thuẫn với Tín dụng.
 Chứng từ được xuất trình nhưng Tín dụng không yêu
cầu: không được xem xét, có thể trả lại.
 Chứng từ có thể ghi ngày trước ngày phát hành Tín
dụng nhưng không được ghi sau ngày xuất trình.
v1.0015108211
3.3. MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC TRONG UCP 600 (tiếp theo)
32
• Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ (tiếp)
 Địa chỉ người thụ hưởng và người đề nghị mở L/C
trong chứng từ: không nhất thiết phải giống địa chỉ
ghi trong L/C, nhưng phải trong cùng quốc gia.
 Các chi tiết giao dịch (telephone, email): không được
xem xét là một bộ phận của địa chỉ.
 Tuy nhiên, đối với người nhận hàng hay bên được
thông báo: trên chứng từ vận tải, nếu địa chỉ và chi
tiết giao dịch là 1 phần của địa chỉ thì phải theo đúng
như L/C.
 Người giao hàng, gửi hàng: không nhất thiết là người thụ hưởng Tín dụng.
 Chứng từ vận tải có thể do bất cứ bên nào không phải là người chuyên chở, chủ tàu,
thuyền trưởng hoặc người thuê tàu phát hành.
v1.0015108211
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
L/C không chặt chẽ
• Khi mở L/C, người mua mong muốn việc thanh toán phần còn lại (15% trị giá hóa đơn) chỉ
thực hiện khi người mua đã nhận xong hàng, đóng xong con tàu và giao cho một khách
hàng khác. Người thụ hưởng phải ghi ngày giao con tàu lên hóa đơn đòi tiền phần còn lại.
• Trường hợp người thụ hưởng chưa giao hết hàng nhưng vẫn xuất trình bộ chứng từ đòi
tiền phần còn lại, lợi dụng điều khoàn L/C ghi ngày giao con tàu là ngày không kiểm chứng
được thực tế.
• Bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với quy định của L/C, ngân hàng phát hành có nghĩa vụ
thanh toán bộ chứng từ theo điều 7 UCP 600 (trách nhiệm của Ngân hàng phát hành).
• Rủi ro thuộc về nhà nhập khẩu.
• Biện pháp phòng tránh: Khi tư vấn khách hàng về đơn xin mở L/C, NH lưu ý khách hàng về
các điều kiện, điều khoản L/C không rõ ràng, có thể bị người bán lợi dụng, không nên quy
định chứng từ xuất trình thể hiện thông tin không rõ ràng, không có căn cứ để xác định.
33
v1.0015108211
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
L/C xác nhận được sử dụng khi:
A. ngân hàng thông báo có uy tín đối với nhà xuất khẩu.
B. nước xuất khẩu chứa đựng bất ổn về chính trị.
C. ngân hàng phát hành có uy tín đối với nhà xuất khẩu.
D. nước nhập khẩu chứa đựng bất ổn về chính trị.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. nước nhập khẩu chứa đựng bất ổn về chính trị.
• Giải thích: Do bất ổn chính trị ở nước nhập khẩu, khả năng thanh toán của ngân
hàng phát hành bị nghi ngờ sử dụng L/C xác nhận nhằm hạn chế rủi ro cho người
xuất khẩu.
34
v1.0015108211
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Theo UCP 600, thời gian tối đa 05 ngày làm việc để quyết định việc xuất trình có
phù hợp hay không được áp dụng cho:
A. riêng ngân hàng xác nhận và ngân hàng phát hành.
B. riêng ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định.
C. riêng ngân hàng được chỉ định và ngân hàng xác nhận.
D. ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận (nếu có) và ngân hàng được chỉ định.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận (nếu có) và ngân
hàng được chỉ định.
• Giải thích: Theo UCP 600, thời hạn 5 ngày làm việc để quyết định chứng từ có phù
hợp hay không là cho mỗi ngân hàng trong số 3 ngân hàng nêu trên.
35
v1.0015108211
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Hãy bình luận ý kiến cho rằng “Khi đã áp dụng phương thức Tín dụng chứng từ,
các bên bắt buộc phải tuân thủ UCP 600”.
Trả lời:
• Sai.
• UCP 600 là quy tắc do Phòng Thương mại quốc tế ban hành, không phải là Luật (trừ
Mỹ và Colombia).
• Chỉ khi nào trong hợp đồng và L/C dẫn chiếu UCP 600 thì các điều khoản của UCP
600 trở thành điều khoản bắt buộc các bên tuân thủ.
• Ngay cả khi UCP 600 đã được ban hành, các bên vẫn có quyền áp dụng UCP phiên
bản khác (UCP 500).
36
v1.0015108211
CÂU HỎI MỞ
Sau khi học xong bài này, Anh (Chị) rút ra bài học quan trọng về Phương thức tín
dụng chứng từ thông qua UCP 600?
Trả lời:
• Đối với phương thức Tín dụng chứng từ, các ngân hàng giao dịch dựa trên chứng từ,
không giao dịch bằng hàng hóa, dịch vụ. Tín dụng độc lập với Hợp đồng thương mại.
• Vì vậy, để tránh rủi ro, ngân hàng và các doanh nghiệp cần hết sức lưu ý: việc thanh
toán hoàn toàn dựa vào tính chính xác trên bề mặt của chứng từ (phải phù hợp với L/C).
37
v1.0015108211
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• L/C là cam kết của ngân hàng phát hành với nhà xuất khẩu về việc thanh toán khi
xuất trình phù hợp.
• L/C có nhiều loại. Việc lựa chọn áp dụng loại L/C nào phụ thuộc vào độ tín nhiệm,
khả năng cung cấp hàng hóa, khả năng thanh toán của các bên có liên quan.
• L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa.
• Việc thanh toán L/C chỉ căn cứ vào chứng từ. Điều này cần được lưu ý bởi các ngân
hàng có liên quan cũng như bởi nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
38

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thanh_toan_quoc_te_bai_6_lc_va_ucp_60.pdf