Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 1: Doanh lợi và rủi ro trong hoạt động đầu tư
NỘI DUNG
Khái quát chung về doanh lợi và rủi ro
Doanh lợi, rủi ro và đường thị trường chứng khoánv1.0015105205
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH LỢI VÀ RỦI RO
1.2. Doanh lợi thực tế và doanh lợi danh nghĩa
1.1. Doanh lợi tuyệt đối và doanh lợi tương đối
1.3. Doanh lợi bình quân
1.4. Rủi ro và mức bù đắp rủi ro
1.5. Phương sai và độ lệch chuẩn về số liệu thống kê theo thời gian của doanh lợ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 1: Doanh lợi và rủi ro trong hoạt động đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 1: Doanh lợi và rủi ro trong hoạt động đầu tư

v1.0015105205 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 Bộ môn: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Trường: ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 1 v1.0015105205 2 I. Mục tiêu học phần • Môn học cung cấp các kiến thức trọng tâm của tài chính doanh nghiệp bao gồm đo lường quản trị rủi ro, quản trị về cơ cấu vốn, tài sản và lập kế hoạch tài chính. • Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ nắm được các nội dung sau: Phân biệt được rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống. Biết cách đo lường các loại rủi ro. Xác định được các loại chi phí vốn của doanh nghiệp. Hiểu được ảnh hưởng của chính sách cơ cấu vốn tác động tới giá trị doanh nghiệp. Nắm được các phương pháp quản lý tài sản hiện đại. Lập được kế hoạch tài chính cho một doanh nghiệp. v1.0015105205 3 II. Nội dung nghiên cứu • Bài 1: Doanh lợi, rủi ro trong hoạt động đầu tư • Bài 2: Chi phí vốn của doanh nghiệp • Bài 3: Cơ cấu vốn doanh nghiệp • Bài 4: Quản lý tài sản trong doanh nghiệp • Bài 5: Kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp III. Tài liệu tham khảo • Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Chủ biên: PGS.TS Lưu Thị Hương, 2012. • Fundamentals of Corporate Finance, Ross, Seventh Edition, McGraw-Hill, 2007; Fundamentals of Financial Management, Brigham & Houston, Eleventh Edition, Thomson South-Western, 2007; Intermediate Financial Management, Brigham & Daves, Tenth edition, Thomson South-Western, 2010. v1.0015105205 4 BÀI 1 DOANH LỢI VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015105205 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Cổ phiếu Bông Bạch Tuyết và thảm họa rớt giá năm 2008 Thị trường chứng khoán trung tuần tháng 7/2008 chứng kiến sự rớt giá nghiêm trọng của cổ phiếu công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (mã chứng khoán BBT). Giá thị trường của cổ phiếu BBT liên tục giảm sút, thậm chí xuống dưới mệnh giá. Hậu quả là các nhà đầu tư không ngừng bán tháo cổ phiếu BBT và phải chịu thua lỗ. 5 1. Nguyên nhân nào đã khiến cho cổ phiếu của Bông Bạch Tuyết rớt giá nghiêm trọng như trên? 2. Các nhà đầu tư của cổ phiếu Bông Bạch Tuyết có thể làm gì để phòng tránh hoặc giảm thiểu thua lỗ trong tình trạng nêu trên? v1.0015105205 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: • Trình bày được các khái niệm doanh lợi tuyệt đối, tương đối, doanh lợi danh nghĩa, thực tế, doanh lợi bình quân, phương sai và độ lệch chuẩn của doanh lợi thống kê theo thời gian và cách tính toán các đại lượng này. • Trình bày được các khái niệm doanh lợi dự kiến, phương sai và độ lệch chuẩn của doanh lợi dự kiến và cách tính toán các đại lượng này. • Trình bày được các khái niệm danh mục đầu tư; trọng số của danh mục đầu tư, doanh lợi dự kiến và phương sai của danh mục đầu tư và cách tính toán các đại lượng này. • Phân biệt được rủi ro hệ thống và rủi ro không có hệ thống. • Trình bày được khái niệm đa dạng hóa danh mục đầu tư, tác động và nguyên lý của đa dạng hóa. • Trình bày ý nghĩa của hệ số beta (β) và cách sử dụng nó trong đo lường rủi ro có hệ thống. • Trình bày được ý nghĩa của đường thị trường chứng khoán (SML) và công thức của SML. 6 v1.0015105205 NỘI DUNG 7 Khái quát chung về doanh lợi và rủi ro Doanh lợi, rủi ro và đường thị trường chứng khoán v1.0015105205 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH LỢI VÀ RỦI RO 8 1.2. Doanh lợi thực tế và doanh lợi danh nghĩa 1.1. Doanh lợi tuyệt đối và doanh lợi tương đối 1.3. Doanh lợi bình quân 1.4. Rủi ro và mức bù đắp rủi ro 1.5. Phương sai và độ lệch chuẩn về số liệu thống kê theo thời gian của doanh lợi v1.0015105205 1.1. DOANH LỢI TUYỆT ĐỐI VÀ DOANH LỢI TƯƠNG ĐỐI • Doanh lợi: Được cấu thành bởi hai bộ phận: Thu nhập do chính bản thân tài sản mang lại; Lãi (lỗ) về vốn. • Doanh lợi tuyệt đối: Đo lường bằng đơn vị tiền tệ của tổng thu nhập từ tài sản đầu tư và lãi (lỗ) về vốn. • Doanh lợi tương đối: Đo lường bằng tỷ lệ của doanh lợi tuyệt đối trên vốn đầu tư. • Ví dụ: Một nhà đầu tư mua 100 cổ phiếu của doanh nghiệp A ở thời điểm đầu năm Giá cổ phiếu đầu năm: 37 đvtt/cổ phiếu → Vốn đầu tư bỏ ra: 37 × 100 = 3.700 đvtt Cổ tức trả trong năm: 1,85 đvtt/cổ phiếu → Thu nhập: 1,85 × 100 = 185 đvtt Giá cổ phiếu cuối năm: 40,33 đvtt → Lãi về vốn = (40,33 – 37) × 100 = 333 đvtt Tổng doanh lợi tuyệt đối: 185 + 333 = 518 đvtt Doanh lợi tương đối: (1,85 + 3,33) / 37 = 0,14 hay 14%. 9 v1.0015105205 1.2. DOANH LỢI THỰC TẾ VÀ DOANH LỢI DANH NGHĨA • Doanh lợi danh nghĩa: Doanh lợi chưa được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát. • Doanh lợi thực tế: Doanh lợi được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát. • Công thức: (1 + R) = (1 + r) × (1 + h) R = r + h + r × h r = ଵାோ ଵା - 1 Trong đó: R: Doanh lợi danh nghĩa. r: Doanh lợi thực tế. h: Tỷ lệ lạm phát. 10 v1.0015105205 1.3. DOANH LỢI BÌNH QUÂN • Doanh lợi bình quân trong 1 năm của một loại tài sản đầu tư: Được tính bằng giá trị trung bình của doanh lợi đã đạt được trong thực tiễn của các tài sản thuộc loại hình đầu tư đó trong năm đó. Ví dụ: Năm N, ở một nước nào đó có 4 loại cổ phiếu thường với các mức doanh lợi được xác định ở cuối năm là 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4. Doanh lợi bình quân của cổ phiếu thường năm N của nước đó là: (0,1 + 0,2 + 0,3 + 0,4) / 4 = 0,25. • Doanh lợi bình quân trong nhiều năm của một loại tài sản đầu tư: Được tính bằng giá trị trung bình của doanh lợi bình quân đã đạt được trong thực tiễn trong mỗi năm của loại tài sản đầu tư đó. Ví dụ: Doanh lợi bình quân của cổ phiếu thường thời kỳ 1981-1990 bằng tổng doanh lợi bình quân hàng năm của cổ phiếu thường từ 1981 đến 1990 chia cho 10: Rഥ (1981-1990) = ∑ Riଵଽଽଵଽ଼ଵ /10 11 v1.0015105205 1.4. RỦI RO VÀ MỨC BÙ ĐẮP RỦI RO • Các loại tài sản đầu tư trên thị trường có mức độ rủi ro khác nhau: Tín phiếu kho bạc được coi là có rủi ro bằng không. Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu thường có mức độ rủi ro nhất định. Trong đó, cổ phiếu thường có độ rủi ro cao nhất. • Rủi ro của một tài sản đầu tư có thể được đo lường bằng phương sai và độ lệch chuẩn của doanh lợi của nó. • Đối với mỗi tài sản đầu tư, rủi ro càng cao thì doanh lợi kỳ vọng càng lớn. • Sự chênh lệch giữa doanh lợi bình quân của các tài sản rủi ro so với doanh lợi của tài sản không có rủi ro được gọi là mức bù đắp rủi ro, ký hiệu RP (risk premium). 12 v1.0015105205 1.5. PHƯƠNG SAI VÀ ĐỘ LỆCH CHUẨN VỀ SỐ LIỆU THỐNG KÊ THEO THỜI GIAN CỦA DOANH LỢI 13 • Phương sai của doanh lợi theo thời gian: Var(R) = ∑ሺRi ି ഥୖሻమ ିଵ • Độ lệch chuẩn của doanh lợi theo thời gian: SD(R) = VarሺRሻ • Ví dụ: Một khoản đầu tư đã được tiến hành và có các mức doanh lợi thực tiễn trong 4 năm như sau: • Phương sai của doanh lợi: σ2 = 0,0270 / (4 − 1) = 0,009 • Độ lệch chuẩn của doanh lợi: σ = 0,009 = 0,09487 Năm Doanh lợithực tiễn (1) Doanh lợi bình quân (2) Chênh lệch (1) - (2) Bình phương chênh lệch 2011 0,10 0,04 0,06 0,0036 2012 0,12 0,04 0,08 0,0064 2013 0,03 0,04 -0,01 0,0001 2014 -0,09 0,04 -0,13 0,0169 Tổng 0 0,0270 Chú ý! Khác với cách tính phương sai và độ lệch chuẩn của doanh lợi kỳ vọng trong tương lai. v1.0015105205 2. DOANH LỢI, RỦI RO VÀ ĐƯỜNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 14 2.2. Phương sai của doanh lợi dự kiến 2.1. Doanh lợi dự kiến 2.3. Danh mục đầu tư 2.4. Rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống 2.5. Đa dạng hóa và rủi ro của danh mục đầu tư 2.7. Đường thị trường chứng khoán 2.6. Rủi ro có hệ thống và hệ số beta v1.0015105205 2.1. DOANH LỢI DỰ KIẾN 15 • Xác định doanh lợi dự kiến của tài sản đầu tư Xác định các tình trạng kinh tế có thể xảy ra và xác suất của chúng. Xác định mức doanh lợi dự kiến của tài sản đầu tư ứng với mỗi tình trạng kinh tế. Doanh lợi dự kiến (bình quân) của tài sản đầu tư = Bình quân gia quyền của các mức doanh lợi dự kiến nói trên. v1.0015105205 2.1. DOANH LỢI DỰ KIẾN (tiếp theo) 16 • Ví dụ: Cổ phiếu A có các mức doanh lợi kỳ vọng ứng với mỗi tình trạng nền kinh tế như sau: Doanh lợi dự kiến (bình quân) của A: E(RA) hay E(RA) = 0,25 × (-5%) + 0,50 × 12% + 0,25 × 20% = 9,75% Giả sử tỷ suất phi rủi ro Rf = 5% → Mức bù đắp rủi ro dự kiến của A = 9,75% - 5% = 4,75% Tình trạng kinh tế Xác suất xảy ratình trạng Doanh lợi dự kiến trong mỗi tình trạng (%) Suy thoái 0,25 -5 Bình thường 0,50 12 Hưng thịnh 0,25 20 v1.0015105205 2.2. PHƯƠNG SAI CỦA DOANH LỢI DỰ KIẾN 17 • Tính toán phương sai của doanh lợi dự kiến Xác định các giá trị bình phương của chênh lệch giữa doanh lợi dự kiến ở mỗi tình trạng kinh tế với doanh lợi dự kiến bình quân. Nhân các kết quả bình phương trên với xác suất tương ứng (xác suất xảy ra mỗi tình trạng kinh tế). Phương sai của doanh lợi dự kiến = Tổng của các tích số tính được ở bước trên. • Công thức: σ2 = ∑ܘܑሾ۳ሺ܀ܑሻ െ ۳ሺ܀ሻሿ→ Chú ý! Khác với cách tính phương sai và độ lệch chuẩn của doanh lợi thống kê theo thời gian (đã nêu ở trên). v1.0015105205 2.2. PHƯƠNG SAI CỦA DOANH LỢI DỰ KIẾN (tiếp theo) 18 • Ví dụ: Phương sai của cổ phiếu A (tiếp nối ví dụ từ slide trước) được tính như sau: Phương sai: σ2 = 0,0083187500 Tình trạng kinh tế (1) Xác suất xảy ra của mỗi tình trạng (2) Doanh lợi kỳ vọng trong mỗi tình trạng (3) Doanh lợi kỳ vọng bình quân (4) Chênh lệch (5) = (3) − (4) Bình phương chênh lệch (6) Tích số (7) = (2) x (6) Suy thoái 0,25 -0,05 0,0975 -0,1475 0,02175625 0,0054390625 Bình thường 0,50 0,12 0,0975 0,0225 0,00050625 0,0002531250 Hưng thịnh 0,25 0,20 0,0975 0,1025 0,01050625 0,0026265625 Tổng 1 0,0083187500 v1.0015105205 2.3. DANH MỤC ĐẦU TƯ 19 • Khái niệm danh mục đầu tư: Một nhóm các tài sản đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, do một nhà đầu tư nắm giữ. • Trọng số của danh mục đầu tư: Tỷ lệ phần trăm của giá trị từng tài sản đầu tư so với tổng số vốn đầu tư vào danh mục. • Ví dụ: Nhà đầu tư A có tổng số vốn đầu tư là 200 triệu, quyết định sử dụng 120 triệu trong đó để đầu tư vào cổ phiếu A và phần còn lại đầu tư vào cổ phiếu B. → Trọng số của danh mục đầu tư được tính như sau: wA = 120 triệu/200 triệu = 0,6; wB = 80 triệu/200 triệu = 0,4 hoặc wB = 1 − wA = 1 − 0,6 = 0,4 v1.0015105205 2.3. DANH MỤC ĐẦU TƯ (tiếp theo) 20 • Doanh lợi dự kiến của danh mục đầu tư Ví dụ: Một danh mục đầu tư gồm 2 cổ phiếu A và B với các thông tin như sau: Yêu cầu: Xác định doanh lợi dự kiến của danh mục đầu tư trên. Trọng số wi Doanh lợi kỳ vọng ứng với mỗi tình trạng kinh tế Suy thoái p Bình thường p Hưng thịnh p Cp A 0,6 -0,05 0,25 0,12 0,50 0,20 0,25 Cp B 0,4 -0,02 0,25 0,10 0,50 0,17 0,25 v1.0015105205 • Cách 1: Xác định trọng số wi của mỗi tài sản đầu tư thuộc danh mục. Xác định doanh lợi dự kiến bình quân E(Ri) của mỗi tài sản đầu tư thuộc danh mục (cách thức đã nêu ở phần trước). Tính tích số của trọng số với doanh lợi dự kiến bình quân tương ứng của mỗi tài sản đầu tư thuộc danh mục: wi × E(Ri) Doanh lợi dự kiến của danh mục bằng tổng của các tích số trên, nói cách khác là bằng bình quân gia quyền của doanh lợi dự kiến bình quân của các tài sản đầu tư thuộc danh mục: E(Rp) = ∑wi × E(Ri) Chú ý! Nhược điểm của cách tính này là các kết quả trung gian khó áp dụng để tính phương sai của danh mục (nếu cần thiết). • Áp dụng vào ví dụ trong bài: Doanh lợi kỳ vọng của cổ phiếu A: 0,25 × (-0,05) + 0,50 × 0,12 + 0,25 × 0,20 = 0,0975 Doanh lợi kỳ vọng của cổ phiếu B: 0,25 × (-0,02) + 0,50 × 0,10 + 0,25 × 0,17 = 0,0875 Doanh lợi kỳ vọng của danh mục đầu tư: 0,6 × 0,0975 + 0,4 × 0,0875 = 0,0935 hay 9,35% 2.3. DANH MỤC ĐẦU TƯ (tiếp theo) 21 v1.0015105205 2.3. DANH MỤC ĐẦU TƯ (tiếp theo) 22 • Cách 2: Xác định các tình trạng kinh tế có thể xảy ra và xác suất pj của chúng. Xác định doanh lợi dự kiến E(Rpj) của danh mục đầu tư ứng với mỗi tình trạng kinh tế. Tính tích số của xác suất xảy ra mỗi tình trạng kinh tế với doanh lợi dự kiến tương ứng của danh mục trong tình trạng đó: pj × E(Rpj) Doanh lợi dự kiến (bình quân) của danh mục bằng tổng của các tích số trên, nói cách khác là bằng bình quân gia quyền của doanh lợi dự kiến của danh mục trong các tình trạng kinh tế: E(Rp) hay E(Rp) = ∑pj × E(Rpj) v1.0015105205 2.3. DANH MỤC ĐẦU TƯ (tiếp theo) 23 • Áp dụng vào ví dụ trong bài: Doanh lợi kỳ vọng của danh mục trong tình trạng kinh tế suy thoái: 0,6 × (-0,05) + 0,4 × (-0,02) = -0,038 Doanh lợi kỳ vọng của danh mục trong tình trạng kinh tế bình thường: 0,6 × 0,12 + 0,4 × 0,10 = 0,112 Doanh lợi kỳ vọng của danh mục trong tình trạng kinh tế hưng thịnh: 0,6 × 0,20 + 0,4 × 0,17 = 0,188 Doanh lợi kỳ vọng của danh mục đầu tư: 0,25 × (-0,038) + 0,50 × 0,112 + 0,25 × 0,188 = 0,0935 hay 9,35% v1.0015105205 2.3. DANH MỤC ĐẦU TƯ (tiếp theo) 24 • Phương sai của danh mục đầu tư: σp2 = ∑ܘܒሾ۳ሺRpjሻ െ E(Rp)ሿ • Áp dụng công thức trên để tính phương sai của danh mục đầu tư ví dụ trong bài: • Vậy phương sai của danh mục: σp2 = 0,00672675 Tình trạng Kinh tế pj E(Rpj) E(Rp) Chênh lệch Bình phươngchênh lệch Tích số (1) (2) (3) (4) (5) = (3) – (4) (6) = (5)2 (7) = (2) × (6) Suy thoái 0,25 -0,038 0,0935 -0,1315 0,01729225 0,0043230625 Bình thường 0,50 0,112 0,0935 0,0185 0,00034225 0,0001711250 Hưng thịnh 0,25 0,188 0,0935 0,0945 0,00893025 0,0022325625 Tổng 1 0,0067267500 v1.0015105205 2.4. RỦI RO CÓ HỆ THỐNG VÀ RỦI RO KHÔNG CÓ HỆ THỐNG • Rủi ro có hệ thống: Là loại rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản, còn gọi là rủi ro của thị trường, xuất phát từ những biến động của điều kiện kinh tế vĩ mô như giảm GDP, tăng lãi suất vay nợ, tăng lạm phát, • Rủi ro không có hệ thống: Là loại rủi ro chỉ tác động đến một tài sản hoặc một nhóm nhỏ các tài sản, chỉ liên quan đến từng doanh nghiệp cụ thể, còn gọi là rủi ro đơn nhất, xuất phát từ những biến cố của riêng doanh nghiệp đó. Ví dụ: Tình trạng bãi công của công nhân, hỏa hoạn, kiện tụng, • Hai loại rủi ro trên là nguyên nhân gây ra chênh lệch giữa doanh lợi đạt được trong thực tiễn và doanh lợi dự kiến. • Công thức: R = E(R) + U = E(R) + m + ɛ Trong đó: R: Doanh lợi đạt được. E(R): Doanh lợi dự kiến. U: Doanh lợi không dự kiến được, U = m + ɛ m: Phần doanh lợi không dự kiến được do rủi ro có hệ thống gây ra. ɛ: Phần doanh lợi không dự kiến được do rủi ro không có hệ thống gây ra. 25 v1.0015105205 2.5. ĐA DẠNG HÓA VÀ RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ 26 • Khái niệm đa dạng hóa: Sự dàn trải việc đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau. • Tác động của đa dạng hóa Giảm rủi ro của danh mục đầu tư - thể hiện ở hiện tượng giảm độ lệch chuẩn của danh mục khi số lượng tài sản thuộc danh mục tăng (Tham khảo bảng số liệu tr. 143 giáo trình Tài chính doanh nghiệp). Lưu ý càng tăng số lượng tài sản trong danh mục thì độ lệch chuẩn càng giảm, nhưng giảm chậm dần. • Nguyên lý của đa dạng hóa Có thể loại trừ một số rủi ro liên quan đến từng tài sản trong danh mục. Tồn tại một mức tối thiểu của rủi ro mà không thể loại trừ bằng đa dạng hóa. Đa dạng hóa làm giảm rủi ro đến một mức nhất định chứ không thể loại bỏ hoàn toàn mọi rủi ro. v1.0015105205 2.5. ĐA DẠNG HÓA VÀ RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ (tiếp theo) 27 Rủi ro có thể loại trừ bằng đa dạng hóa Rủi ro không thể loại trừ bằng đa dạng hóa Số lượng các cổ phiếu trong danh mục Độ lệch chuẩn của danh mục σp v1.0015105205 2.5. ĐA DẠNG HÓA VÀ RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ (tiếp theo) 28 • Đa dạng hóa và rủi ro không có hệ thống Nếu chỉ đầu tư vào 1 loại cổ phần của 1 doanh nghiệp thì kết quả đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào những sự kiện xảy ra với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp gặp biến cố thì doanh lợi của nhà đầu tư sẽ bị sụt giảm, thậm chí thua lỗ. Nhưng nếu tiến hành đa dạng hóa bằng cách đầu tư vào nhiều loại tài sản của nhiều doanh nghiệp khác nhau thì sẽ giảm bớt sự lệ thuộc nói trên, vì nếu bị lỗ ở doanh nghiệp này thì vẫn có lãi ở doanh nghiệp khác. Sự bù trừ đó làm giảm rủi ro của danh mục đầu tư → Đa dạng hóa có thể loại trừ rủi ro không có hệ thống; rủi ro không có hệ thống còn gọi là rủi ro có thể đa dạng hóa. • Đa dạng hóa và rủi ro có hệ thống Rủi ro có hệ thống tác động đến tất cả các loại tài sản → Đa dạng hóa không thể loại trừ rủi ro có hệ thống cho dù có cho vào danh mục bao nhiêu loại tài sản chăng nữa; rủi ro có hệ thống còn gọi là rủi ro không thể đa dạng hóa. v1.0015105205 2.6. RỦI RO CÓ HỆ THỐNG VÀ HỆ SỐ BETA 29 • Nguyên lý của rủi ro có hệ thống Thị trường chỉ bù đắp cho rủi ro có hệ thống chứ không bù đắp cho rủi ro không có hệ thống vì các nhà đầu tư có thể (và nên) tự loại bỏ loại rủi ro này bằng đa dạng hóa danh mục của mình. → Doanh lợi dự kiến của tài sản đầu tư chỉ phụ thuộc vào rủi ro hệ thống. → Để xác định doanh lợi dự kiến của tài sản đầu tư, cần xác định mức độ rủi ro hệ thống của nó. v1.0015105205 2.6. RỦI RO CÓ HỆ THỐNG VÀ HỆ SỐ BETA (tiếp theo) 30 • Rủi ro có hệ thống của một tài sản đầu tư được đo lường bằng hệ số beta (β) của nó. • β cho biết mức rủi ro có hệ thống của một tài sản là bao nhiêu so với mức rủi ro có hệ thống bình quân của các tài sản trên thị trường. Nếu |β| > 1: Mức rủi ro có hệ thống của tài sản cao hơn mức rủi ro có hệ thống bình quân trên thị trường. Nếu |β| < 1: Mức rủi ro có hệ thống của tài sản thấp hơn mức rủi ro có hệ thống bình quân trên thị trường. Nếu β > 0: Doanh lợi dự kiến của tài sản biến động cùng chiều với doanh lợi dự kiến bình quân của thị trường. Nếu β < 0: Doanh lợi dự kiến của tài sản biến động ngược chiều với doanh lợi dự kiến bình quân của thị trường. v1.0015105205 2.6. RỦI RO CÓ HỆ THỐNG VÀ HỆ SỐ BETA (tiếp theo) 31 • Beta của danh mục đầu tư: Bằng bình quân gia quyền của các hệ số beta của các tài sản thuộc danh mục. • Ví dụ: Một danh mục đầu tư gồm 2 cổ phiếu A và B. Trọng số của 2 cổ phiếu này trong danh mục lần lượt là wA = 0,6 và wB = 0,4; hệ số beta của 2 cổ phiếu này lần lượt là βA = 1,6 và βB = 1,2. Vậy beta của danh mục đầu tư (βP) bằng bao nhiêu? βP = wA × βA + wB × βB = 0,6 × 1,6 + 0,4 × 1,2 = 1,44 v1.0015105205 2.7. ĐƯỜNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 32 • Như đã phân tích ở trên, mức bù đắp rủi ro cho mỗi tài sản đầu tư phụ thuộc vào mức độ rủi ro có hệ thống của nó, mà loại rủi ro này được đo lường bởi hệ số beta. Vậy làm thế nào để có thể tính toán mức bù đắp rủi ro cho tài sản đầu tư dựa trên hệ số beta của nó? v1.0015105205 2.7. ĐƯỜNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (tiếp theo) 33 wA βP E(RP) 0 0,0 8% 25% 0,4 11% 50% 0,8 14% 75% 1,2 17% 100% 1,6 20% 125% 2,0 23% 150% 2,4 26% • Xét ví dụ sau: Tài sản A có doanh lợi dự kiến E(RA) = 20% và βA = 1,6. Tài sản phi rủi ro có tỷ suất Rf = 8% và β = 0. Trọng số của tài sản A và tài sản phi rủi ro trong danh mục lần lượt là wA và (1 – wA). Từ đó có thể tính được hệ số beta và doanh lợi dự kiến của danh mục như sau: βP = wA × βA + (1 – wA) × 0 = wA × 1.6 E(RP) = wA × E(RA) + (1 – wA) × Rf = wA × 20% + (1 – wA) × 8% Khi tỷ trọng của tài sản A trong danh mục thay đổi, beta và doanh lợi kỳ vọng của danh mục sẽ thay đổi theo, cụ thể như sau: Lưu ý: Tỷ trọng đầu tư vào tài sản A có thể vượt quá 100% nếu nhà đầu tư vay nợ ở lãi suất phi rủi ro và sử dụng đồng thời cả phần vốn vay đó và phần vốn của riêng mình để đầu tư toàn bộ vào tài sản A. Ví dụ: Nhà đầu tư có 100 đvtt, đi vay thêm 50 đvtt ở lãi suất 8% rồi sử dụng toàn bộ 150 đvtt để đầu tư vào A → Tỷ trọng đầu tư vào A: wA = 150 / 100 = 150% v1.0015105205 2.7. ĐƯỜNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (tiếp theo) 34 • Dựa vào bảng kết quả ở trang trước, có thể xây dựng đồ thị như sau: • Mức bù đắp rủi ro của A: RPA = E(RA) – Rf = 20% - 8% = 12% • Độ dốc của tài sản A: = E(RA) ି RfβA = ଵଶ% ଵ, = 7,50% → Tài sản A có mức bù đắp rủi ro là 7,50% cho một đơn vị rủi ro có hệ thống. E(RP) βPβA = 1.6 E(RA) = 20% Rf = 8% = E(RA) ି RfβA = 7,5% v1.0015105205 2.7. ĐƯỜNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (tiếp theo) 35 • Xét một tài sản khác là B có doanh lợi dự kiến E(RB) = 16% và βB = 1,2. Có thể thấy B có doanh lợi dự kiến thấp hơn A, nhưng đổi lại B ít rủi ro hơn A. Vậy nên đầu tư vào A hay B? Tương tự như ví dụ ở trang trước, giả định tài sản phi rủi ro có tỷ suất Rf = 8% và β = 0. Trọng số của tài sản B và tài sản phi rủi ro trong danh mục lần lượt là wB và (1 – wB). Từ đó có thể tính được hệ số beta và doanh lợi dự kiến của danh mục như sau: βP = wB × βB + (1 – wB) × 0 = wB × 1,2 E(RP) = wB × E(RB) + (1 – wB) × Rf = wB × 16% + (1 – wB) × 8% Khi tỷ trọng của tài sản B trong danh mục thay đổi, beta và doanh lợi kỳ vọng của danh mục sẽ thay đổi theo, cụ thể như sau: wB βP E(RP) 0 0,0 8% 25% 0,3 10% 50% 0,6 12% 75% 0,9 14% 100% 1,2 16% 125% 1,5 18% 150% 1,8 20% v1.0015105205 2.7. ĐƯỜNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (tiếp theo) 36 • Dựa vào bảng kết quả ở trang trước, có thể xây dựng đồ thị như sau: • Mức bù đắp rủi ro của B: RPB = E(RB) – Rf = 16% - 8% = 8% • Độ dốc của tài sản B: = E(RB) ି RfβB = ଼% ଵ,ଶ = 6,67% → Tài sản B có mức bù đắp rủi ro là 6,67% cho một đơn vị rủi ro có hệ thống. E(RP) βPβB = 1,2 E(RB) = 16% Rf = 8% = E(RB) ି RfβB = 6.67% v1.0015105205 2.7. ĐƯỜNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (tiếp theo) 37 • Kết quả tính toán ở slide trước cho thấy tài sản B có mức bù đắp rủi ro cho 1 đơn vị rủi ro có hệ thống thấp hơn so với tài sản A (6,67% < 7,50%) • Đồ thị dưới đây cho thấy với bất kỳ mức rủi ro có hệ thống nào cho trước (đo lường bằng β), A cũng có mức doanh lợi dự kiến cao hơn B. → Đầu tư vào A tốt hơn B. E(RP) βPβB = 1,2 E(RB) = 16% Rf = 8% = E(RB) ି RfβB = 6,67% βA = 1,6 E(RA) = 20% = E(RA) ି RfβA = 7,5% E(RA) = 16% + ∆R ∆R v1.0015105205 2.7. ĐƯỜNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (tiếp theo) 38 • Tiếp tục ví dụ ở trang trước: Do A có mức bù đắp rủi ro cho 1 đơn vị rủi ro hệ thống cao hơn B nên các nhà đầu tư sẽ đổ xô đầu tư vào A và hầu như không ai đầu tư vào B → Giá của A tăng, giá của B giảm → Doanh lợi kỳ vọng của A giảm, của B tăng cho đến khi 2 tài sản này có mức tỷ suất bù đắp rủi ro như nhau, tức là: E(RA) ି Rf βA = E(RB) ି RfβB Đồng nghĩa với việc cả 2 tài sản nằm trên cùng một đường thẳng – đồ thị. v1.0015105205 2.7. ĐƯỜNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (tiếp theo) 39 • Trên thực tế, trong thị trường cạnh tranh, các tài sản đầu tư vận động theo hướng có cùng một tỷ suất bù đắp rủi ro, nên chúng phải nằm trên cùng một đường thẳng: • Nếu một tài sản nào đó nằm ngoài đường thẳng trên thì sự vận động cung cầu của thị trường đầu tư sẽ điều chỉnh khiến cho tài sản đó phải nằm vào đồ thị trên. E(RP) βPβA E(RA) Rf = 8% = E(Ri) ି Rfβi βB βC E(RB) E(RC) v1.0015105205 2.7. ĐƯỜNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (tiếp theo) 40 • Đường thị trường chứng khoán (SML) là đường thẳng thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro có hệ thống và doanh lợi dự kiến. • Phương trình của SML: E(Ri) = Rf + βi × [E(RM) – Rf] Trong đó: E(Ri): Doanh lợi kỳ vọng của tài sản đầu tư I. Rf: Tỷ suất phi rủi ro. E(RM): Doanh lợi kỳ vọng bình quân của thị trường. βi: Hệ số rủi ro của tài sản đầu tư I. • Doanh lợi dự kiến mà thị trường đề nghị cho một tài sản đầu tư có thể được sử dụng làm tỷ lệ chiết khấu để xác định giá trị hiện tại của khoản đầu tư có mức độ rủi ro hệ thống tương đương. v1.0015105205 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Nguyên nhân nào đã khiến cho cổ phiếu của Bông Bạch Tuyết rớt giá nghiêm trọng như trên? Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cổ phiếu BBT rớt giá nghiêm trọng là do những thông tin tiêu cực về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty. Trong 4 năm liên tiếp, công ty đều làm ăn thua lỗ tới hàng tỷ đồng. Tồi tệ hơn, công ty đã gian lận trong hạch toán số liệu để che giấu những khoản lỗ này, dẫn tới tình trạng “lãi giả lỗ thật”. Khi những thông tin về sự gian lận này bị phanh phui, các nhà đầu tư đã mất niềm tin vào doanh nghiệp, đồng thời bán tháo cổ phiếu BBT vì không còn muốn đầu tư vào một doanh nghiệp vừa làm ăn kém hiệu quả vừa thiếu minh bạch, khiến cho giá cổ phiếu BBT lao dốc. Dưới giác độ phân tích quan hệ doanh lợi và rủi ro, sự sụt giảm giá trị của cổ phiếu BBT chủ yếu xuất phát từ rủi ro phi hệ thống, cụ thể là từ tình trạng kinh doanh thua kém và tai tiếng của doanh nghiệp. 2. Các nhà đầu tư của cổ phiếu Bông Bạch Tuyết có thể làm gì để phòng tránh hoặc giảm thiểu thua lỗ trong tình trạng nêu trên? Do sự sụt giảm giá cổ phiếu BBT chủ yếu xuất phát từ rủi ro phi hệ thống nên có thể được hạn chế bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Cụ thể, nhà đầu tư có thể dàn trải vốn đầu tư của mình vào nhiều cổ phiếu khác ngoài BBT, theo đúng nguyên tắc phổ biến trong hoạt động đầu tư là “Không bao giờ bỏ toàn bộ trứng vào cùng một giỏ”. 41 v1.0015105205 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Loại tài sản đầu tư nào sau đây có mức doanh lợi kỳ vọng cao nhất? A. Tín phiếu kho bạc. B. Trái phiếu doanh nghiệp. C. Cổ phiếu thường. D. Cổ phiếu ưu tiên. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. Cổ phiếu thường. • Giải thích: Thông thường đối với các tài sản đầu tư, rủi ro càng cao thì doanh lợi kỳ vọng càng cao. Cổ phiếu thường có mức độ rủi ro cao hơn 3 loại tài sản còn lại nên doanh lợi kỳ vọng của nó cũng phải cao hơn (Tín phiếu kho bạc, trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu ưu tiên nói chung đều đem lại các khoản thu nhập cố định cho nhà đầu tư, trong khi đó thu nhập từ cổ phiếu thường có thể không ổn định và chỉ được thanh toán sau trái chủ và cổ đông ưu tiên). 42 v1.0015105205 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Loại rủi ro nào sau đây có thể được giảm thiểu hoặc loại trừ bằng đa dạng hóa danh mục đầu tư? A. Rủi ro xuất phát từ khủng hoảng chính trị của quốc gia. B. Rủi ro xuất phát từ thay đổi chính sách của nhà nước đối với các doanh nghiệp. C. Rủi ro xuất phát từ lạm phát. D. Rủi ro xuất phát từ tai nạn xảy ra với chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trả lời: • Đáp án đúng là: D. Rủi ro xuất phát từ tai nạn xảy ra với chủ sở hữu của doanh nghiệp. • Giải thích: Tai nạn xảy ra với chủ sở hữu của doanh nghiệp chỉ tác động tới riêng doanh nghiệp đó, không ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác nên đây là loại rủi ro không có hệ thống và nhà đầu tư có thể được giảm thiểu hoặc loại trừ nó bằng đa dạng hóa danh mục đầu tư. Những loại rủi ro còn lại đều xuất phát từ những biến động kinh tế vĩ mô và là rủi ro hệ thống nên không thể bị loại trừ thông qua đa dạng hóa. 43 v1.0015105205 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Doanh lợi của một tài sản đầu tư bao gồm thu nhập do chính bản thân tài sản đó mang lại cộng với lãi (lỗ) về vốn. Doanh lợi được phân biệt thành doanh lợi tuyệt đối và tương đối, doanh lợi thực tế và doanh lợi danh nghĩa, doanh lợi bình quân, doanh lợi dự kiến. • Rủi ro của một tài sản đầu tư có thể được đo lường bằng phương sai và độ lệch chuẩn của doanh lợi của tài sản đó. • Danh mục đầu tư là một nhóm các tài sản đầu tư do người đầu tư nắm giữ. Doanh lợi dự kiến và phương sai của danh mục phụ thuộc vào trọng số, doanh lợi dự kiến và rủi ro của các tài sản thuộc danh mục. • Rủi ro có hệ thống tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản. Rủi ro không có hệ thống chỉ tác động đến một tài sản hoặc một nhóm nhỏ các tài sản. Đa dạng hóa danh mục đầu tư có thể loại trừ rủi ro không có hệ thống nhưng không thể loại trừ rủi ro có hệ thống. • Mức bù đắp rủi ro của mỗi tài sản chỉ phụ thuộc vào rủi ro có hệ thống của nó. Rủi ro có hệ thống của tài sản được đo lường bằng hệ số beta (β). • Doanh lợi dự kiến của tài sản đầu tư có thể được ước lượng bằng phương trình của đường thị trường chứng khoán: E(Ri) = Rf + βi × [E(RM) – Rf]. 44
File đính kèm:
bai_giang_quan_tri_tai_chinh_bai_1_doanh_loi_va_rui_ro_trong.pdf