Bài giảng Sự cố điển hình thi công móng cọc khoan nhồi

1 - không rút được đầu khoan lên 1 - không rút được đầu khoan lên

2 - không rút được ống vách lên trong phương 2 - không rút được ống vách lên trong phương

pháp thi công có ống vách pháp thi công có ống vách

3 - sập vách hố khoan 3 - sập vách hố khoan

4 - trồi cốt thép khi đổ bê tông 4 - trồi cốt thép khi đổ bê tông

5 - tụt cốt thép chủ trong công nghệ khoan xoay 5 - tụt cốt thép chủ trong công nghệ khoan xoay

vách vách

6 - Các hư hỏng về bê tông cọc khoan nhồi 6 - Các hư hỏng về bê tông cọc khoan nhồi

7 - gặp hang caster khi khoan 7 - gặp hang caster khi khoan

 

pdf 23 trang phuongnguyen 6540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sự cố điển hình thi công móng cọc khoan nhồi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Sự cố điển hình thi công móng cọc khoan nhồi

Bài giảng Sự cố điển hình thi công móng cọc khoan nhồi
Sự cố điển hình thi công 
móng cọc khoan nhồi
*******
1 - không rút được đầu khoan lên 
2 - không rút được ống vách lên trong phương 
pháp thi công có ống vách
3 - sập vách hố khoan
4 - trồi cốt thép khi đổ bê tông
5 - tụt cốt thép chủ trong công nghệ khoan xoay 
vách 
6 - Các hư hỏng về bê tông cọc khoan nhồi 
7 - gặp hang caster khi khoan
1. Sự cố không rút được đầu khoan lên 
- Khái quát : Điều kiện địa chất chủ yếu là bùn, cát pha, sét pha, sỏi 
sạn, mũi cọc được thiết kế ngập vào tầng đá 50 cm. Dùng công nghệ 
khoan ống vách để giữ thành trong suốt quá trình khoan. Ông vách đư
ợc giữ lại không rút lên. 
- Diễn biến sự cố: Do một nguyên nhân nào đó như mất điện máy 
phát, hỏng cẩu.v.v.. làm gián đoạn quá trình khoan cọc, cần phải rút 
đầu khoan lên ngay ngay sau khi mất điện thì đầu khoan bị kẹt ở đáy lỗ 
không cẩu lên được cũng không thể nhổ lên được.
- Nguyên nhân: Hiện tuợng sập vách phần đất đã khoan duới đáy ống 
vách chưa kịp hạ xảy ra ngay sau khi mất điện làm nghiêng đầu khoan, 
đầu khoan bị vướng vào đáy ống vách và bị toàn bộ phần đất sập 
xuống bao phủ. Do vậy không thể rút đầu khoan lên được.
1. Sự cố không rút được đầu khoan lên 
- Biện pháp xử lý: 
 Cách 1: Rút ống vách lên khoảng 20 cm sau đó mới rút đầu khoan, sau 
khi rút được đầu khoan lên rồi sẽ lại hạ ngay ống vâch xuống.
 Cách 2: Nếu không thể nhổ được ống vách do ống vách đã hạ sâu, lực 
ma sát lớn, ta phải dùng biện pháp xói hút . Cách tiến hành như sau:
Dùng vòi xói áp lực cao xói hút phần đất đã bị sập và xói sâu 
xuống dưới đầu khoan mục đích làm cho đầu khoan trôi xuống dưới 
theo phương thẳng đứng để khỏi bị nghiêng vào thành vách. Sau đó 
mới cẩu rút đầu khoan.
 Lưu ý: Trong suốt quá trình xói hút luôn giữ cho mực nước trong lỗ 
khoan ổn định đầy trong ống vách để giữ ổn định thành lỗ khoan dưới 
đáy ống vách.
2. Sự cố không rút được ống vách lên trong 
phương pháp thi công có ống vách
Nguyên nhân:
 Do điều kiện đất (chủ yếu là tầng cát). Lực ma sát giữa ống chống với đất 
ở xung quanh lớn hơn lực nhổ lên ( lực nhổ và lực rung) hoặc khả năng 
cẩu lên của thiết bị làm lỗ không đủ. Trong tầng cát thì sự cố kẹp ống thư
ờng xảy ra, do ảnh hưởng của nước ngầm khá lớn, ngoài ra còn do ảnh hư
ởng của mật độ cát với việc cát cố kết lại dưới tác dụng của lực rung. Còn 
trong tầng sét, do lực dính tương đối lớn hoặc do tồn tại đất sét nở v.v... 
 ống vách hoặc thiết bị tạo lỗ nghiêng lệch nên thiết bị nhổ ống vách 
không phát huy hết được năng lực.
 Lưỡi nhọn ống vách bị mài mòn lên làm tăng lực ma sát giữa ống vách với 
tầng đất.
 Thời gian giữa hai lần lắc ống dài quá cũng làm cho khó rút ống đặc biệt là 
khi ống vách đã xuyên vào tầng chịu lực.
 Bê tông đổ một lượng quá lớn mới rút ống vách hoặc đổ bê tông có độ sụt 
quá thấp làm tăng ma sát giữa ống vách và bê tông.
2. Sự cố không rút được ống vách lên trong 
phương pháp thi công có ống vách
Biện pháp phòng ngừa, khắc phục: 
 Chọn phương pháp thi công và thiết bị thi công đảm bảo năng lực thiết bị 
đủ đáp ứng nhu cầu cho công nghệ khoan cọc.
 Sau khi kết thúc việc làm lỗ và trước lúc đổ bê tông phải thường xuyên 
rung lắc ống, đồng thời phải thử nâng hạ ống lên một chút ( khoảng 15 
cm) để xem có rút được ống lên hay không. Trong lúc thử này không được 
đổ bê tông vào.
 Khi sử dụng năng lực của bản thân máy mà nhổ ống chống không lên đư
ợc thì có thể thay bằng kích dầu có năng lực lớn để kích nhổ ống lên.
 Trước khi lắc ống lợi dụng van chuyển thao tác, lúc lắc với một góc độ nhỏ 
làm cho lực cản giảm đi, để cho nó từ từ trở lại trạng thái bình thường rồi 
lại nhổ lên, và phải đảm bảo hướng nhổ lên của máy trùng với hướng nhổ 
lên của ống. Nếu ống bị nghiêng lệch thì phải sửa đổi thế máy cho chuẩn.
 Nếu phát hiện ra lưỡi nhọn ống vách bị mài mòn phải kịp thời dùng phư
ơng pháp hàn chồng để bổ xung.
3. Sự cố sập vách hố khoan
- Các nguyên nhân chủ yếu ở trạng thái tĩnh:
+ Độ dài của ống vách tầng địa chất phía trên không đủ qua các tầng địa 
chất phức tạp.
+ Duy trì áp lực cột dung dịch không đủ.
+ Mực nước ngầm có áp lực tương đối cao
+ Trong tầng cuội sỏi có nước chảy hoặc không có nước, trong hố xuất hiện 
hiện tượng mất dung dịch.
+Tỷ trọng và nồng độ của dung dịch không đủ.
+ Sử dụng dung dịch giữ thành không thoả đáng.
+ Do tốc độ làm lỗ nhanh quá nên chưa kịp hình thành màng dung dịch ở 
trong lỗ.
3. Sự cố sập vách hố khoan
- Các nguyên nhân chủ yếu ở trạng thái động:
+ ống vách bị biến dạng đột ngột hoặc hình dạng không phù hợp.
+ ống vách bị đóng cong vênh, khi điều chỉnh lại làm cho đất bị bung ra.
+Dùng gầu ngoạm kiểu búa, khi đào hoặc xúc mạnh cuội sỏi dưới đáy 
ống vách làm cho đất ở xung quanh bị bung ra.
+ Khi trực tiếp để bàn quay lên trên ống giữ, do phản lực chấn động 
hoặc quay làm giảm lực dính giữa ống vách với tầng đất.
+ Khi hạ khung cốt thép va vào thành hố phá vỡ màng dung dịch hoặc 
thành hố.
+ Thời gian chờ đổ bê tông quá lâu ( qui định thông thường không quá 
24 h) làm cho dụng dịch giữ thành bị tách nước dẫn đến phần dung dịch 
phía trên không đạt yêu cầu về tỷ trọng nên sập vách.
Ngoài ra còn có một nguyên nhân khá quan trọng khác là áp dụng 
công nghệ khoan không phù hợp với tầng địa chất.
3. Sự cố sập vách hố khoan 
- Các biện pháp đề phòng sụt lở thành hố:
Theo các nguyên trên, để đề phòng sụt lở thành hố phải chú ý các 
việc sau:
+ Khi lắp dựng ống vách phải chú ý độ thẳng đứng của ống giữ.
+ Công tác quản lý dung dịch chặt chẽ trong phương pháp thi công 
phản tuần hoàn. 
+ Khi xuất hiện nước ngầm có áp, tốt nhất là nên hạ ống vách qua 
tầng nước ngầm. Khi làm lỗ nếu gặp phải tầng cuội sỏi mà làm cho 
rò gỉ mất nhiều dung dịch thì phải dừng lại để xem xét nên tiếp tục 
sử lý hay thay đổi phương án. Vì vậy công tác điều tra khảo sát địa 
chất ban đầu rất quan trọng.
+ Duy trì tốc độ khoan lỗ theo qui định tránh tình trạng tốc độ làm lỗ 
nhanh quá khiến màng dung dịch chưa kịp hình thành trên thành lỗ 
nên dễ bị sụt lở.
+ Cần phải thường xuyên kiểm tra dung dịch trong quá trình chờ đổ 
bê tông để có giải pháp sử lý kịp thời tránh trường hợp dung dịch bị 
lắng đọng tách nước làm sập vách.
3. Sự cố sập vách hố khoan
+ Khi làm lỗ bằng guồng xoắn, để đề phòng đầu côn quay khi lên 
xuống làm sạt lở thành lỗ, phải thao tác với một tốc độ lên xuống 
thích hợp và phải điều chỉnh cho vừa phải thành ngoài của đầu côn 
quay với cạnh ngoài của dao cắt gọt cho có cự ly phù hợp.
+ Khi thả khung cốt thép phải thực hiện cẩn thận tránh cho cốt thép 
va chạm mạnh vào thành lỗ. Sau khi thả khung cốt thép xong phải 
thực hiện việc dọn đất cát bị sạt lở, thuờng dùng phương pháp trộn 
phun nước, sau đó dùng phương pháp không khí đây nước, bơm cát 
v.v... để hút thứ bùn trộn ấy lên, lúc này phải chú ý bơm nước áp lực 
không đuợc quá mạnh tránh làm cho lỗ khoan bị phá hoại nhiều 
hơn.
3. Sự cố sập vách hố khoan
Biện pháp xử lý khắc phục:
 + Nếu nguyên nhân sụt lở thành vách do dụng dịch giữ thành 
không đạt yêu cầu thì biện pháp chung là bơm dung dịch mới có tỷ 
trọng lớn hơn vào đáy lỗ khoan và bơm đuổi dung dịch cũ ra khỏi lỗ 
khoan. Sau đó mới tiến hành xúc đất và vệ sinh lỗ khoan. Trong quá 
trình lấy đất ra khỏi lỗ khoan luôn luôn duy trì mức dung dịch trong 
lỗ khoan đảm bảo theo qui định cao hơn mực nước thi công 2m.
+ Nếu nguyên nhân do ống vách chưa hạ qua hết tầng đất yếu thì 
giả pháp duy nhất là tiếp tục hạ ống vách xuống qua tầng đất yếu 
và ngập vào tầng đất chịu lực tối thiểu bằng 1m.
+ Nếu do lực ma sát lớn không hạ được ống vách chính thì dùng các 
ống vách phụ hạ theo từng lớp xuống dưới để giảm ma sát thành 
vách. Số luợng ống vách phụ phụ thuộc vào chiều sâu tầng đất 
yếu.Ông vách phụ trong cùng có chiều dài xuyên suốt và đường 
kính bằng ống vách chính ban đầu. Các lớp ống vách phụ hạ trước 
đó có chiều dài ngắn hơn một đoạn theo khả năng hạ được của thiết 
bị hạ ống vách chịu ma sát trên đoạn đó và có đường kính lớn hơn 
10 cm theo từng lớp từ trong ra ngoài.
4. Sự cố trồi cốt thép khi đổ bê tông
Trường hợp trồi cốt thép do ảnh hưởng của quá trình rút ống 
vách: 
 + Nguyên nhân 1: Thành ống bị méo mó, lồi lõm.
 Cách phòng ngừa: Kiểm tra kỹ thành trong ống vách nhất là ở phần đáy. Nếu 
bị biến dạng hoặc méo mó thì phải nắn sửa.
 + Nguyên nhân 2: Cự ly giữa đường kính ngoài của khung cốt thép với thành 
trong của ống vách nhỏ quá, vì vậy sẽ bị kẹp cốt liệu to vào giữa khi rút ống vách 
cốt thép sẽ bị kéo lên theo.
Cách phòng ngừa: Quản lý chặt chẽ cốt liệu bê tông. Cự ly giữa thành trong 
ống vách và thành ngoài của cốt đai lớn đảm bảo gấp 2 lần đường kính lớn nhất 
của cốt liệu thô.
 + Nguyên nhân 3: Do bản thân khung cốt thép bị cong vênh, ống vách bị 
nghiêng làm cho cốt thép đè chặt vào thành ống.
Cách phòng ngừa: Phải tăng cường độ chính xác ở khâu gia công cốt thép, đề 
phòng khi vận chuyển bị biến dạng và kiểm tra độ thẳng đứng của ống vách trư
ớc khi thả lồng cốt thép.
 Cách xử lý sự cố : Khi bắt đầu đổ bê tông thấy phát hiện cốt thép bị trồi lên thì 
phải lập tức dừng việc đổ bê tông lại và kiên nhẫn rung lắc ống vách , di động 
lên xuống hoặc quay theo một chiều để cẳt đứt sự vướng mắc giữa khung cốt 
thép và ống vách. Trong khi đang đổ bê tông, hoặc khi rút ống lên mà đồng thời 
cố thép và bê tông cùng lên theo thì đây là một sự cố rất nghiêm trọng : hoặc 
thân cọc với tầng đất không được liên kết chặt, hoặc là xuất hiện khoảng hổng. 
Cho nên trường hợp này không được rút tiếp ống lên trước khi gia cố tăng cường 
nền đất đã bị lún xuống.
4. Sự cố trồi cốt thép khi đổ bê tông
+ Trường hợp cốt thép bị trồi lên do lực đẩy động của bê 
tông (đây là là nguyên nhân nhân chính gây ra sự cố 
trồi cố thép)
 Lực đẩy động bê tông xuất hiện ở đáy lỗ khoan khi bê tông rơi từ miệng 
ống xuống (thế năng chuyển thành động năng ). Chiều cao rơi bê tông 
càng lớn, tốc độ đổ bê tông càng nhanh thì lực đẩy động càng lớn. Cốt 
thép sẽ không bị trồi nếu lực đẩy động nhỏ hơn trọng lượng lồng thép. 
 Vì vậy có thể giảm thiểu sự trồi cốt thép nếu hạn chế tối đa chiều cao 
rơi bê tông và tốc độ đổ bê tông. Chiều cao này có thể không chế căn 
cứ vào trọng lượng lồng thép.
 Mặt khác có thể coi bê tông rơi xuống đáy lỗ khoan là trên nền đàn hồi, 
vì vậy việc giảm thiểu tốc độ đổ bê tông sẽ làm giảm thiểu phản lực đẩy 
ở đáy lỗ khoan.
5. Sự cố tụt cốt thép chủ trong công nghệ 
khoan xoay vách (ví dụ cầu Đuống)
Nguyên nhân :
 Khi xoay ống vách thì cốt thép chủ bị xoay theo do tỳ vào ống 
ách qua các con kê và các cốt liệu lớn. Nhất là khi toàn bộ 
khung cốt thép tỳ lên ống vách thông qua các con kê do không 
dùng hệ khung cốt thép treo tạm thời khi đổ bê tông (như ở trụ 
7 cầu Đuống ) thì ảnh hưởng dao động của cốt thép khi xoay 
ống vách càng lớn. Khi đó dưới tác động của việc xoay ống 
vách và trọng lượng của khung cốt thép thì toàn bộ khung cốt 
thép phần trên sẽ bị tụt xuống.
5. Sự cố tụt cốt thép chủ trong công nghệ 
khoan xoay vách (ví dụ cầu Đuống)
Biện pháp xử lý và phòng ngừa:
 Khung cốt thép dùng mối nối buộc phải buộc thật chắc chắn và 
cẩn thận các mối nối giữa cốt thép chủ với cốt chủ, giữa cốt 
chủ với cốt đai và các cốt thép với nhau.
 Để hạn chế ảnh hưởng tác động của ống vách khi xoay vách 
tốt nhất là nên dùng các cốt thép tạm nối với cốt chủ nhô lên 
khỏi ống vách và treo toàn bộ lồng cốt thép trong lúc đổ bê 
tông. Cách này sẽ hạn chế tối đa lực tỳ của lồng thép lên ống 
vách. Nếu việc treo này vướng cho công tác đổ bê tông thì có 
thể không treo nhưng phải thường xuyên theo dõi cao độ cốt 
thép phụ tạm hoặc khi xoay ống vách phải treo lên. 
6. hư hỏng về bê tông cọc 
 A/ Công đoạn khoan tạo lỗ
 Kỹ thuật, thiết bị khoan hoặc loại cọc ấn định kém thích hợp với đất 
nền. 
 Sự mất dung dịch khoan bất ngờ(khi gặp hang caster ) hoặc sự trồi 
lên đột ngột của đất bị sụt lở vào lỗ khoan.
 Sự quản lý kém khi khoan tạo lỗ do sử dụng loại dung dịch có thành 
phần không thích hợp với đất nền.
 Sự nghiêng lệch bấp bênh hoặc hệ thống khoan tạo lỗ của máy khi 
gặp đá mò côi hoặc lớp đá nghiêng.
 Làm sạch lỗ khoan không đầy đủ, đáy lỗ khoan có một lớp cặn dày 
ít nhiều sinh ra một sự tiếp xúc không tốt tại mũi cọc và làm nhiễm 
bẩn bê tông.
6. hư hỏng về bê tông cọc 
 B/ Công đoạn đổ bê tông cọc 
 Thiết bị đổ bê tông không thích hợp.
 Sai sót trong việ nối ống đổ bê tông, dứt đoạn đổ bê tông, do sự rút 
ống dẫn bê tông quá nhanh.
 Sự cấp liệu không đều dẫn đến lượng bê tông chiếm chỗ ban đầu 
không đủ do đổ nhanh (chẳng hạn giữa ống dẫn và đai bọc).
 Sự dụng bê tông có thành phần không thích hợp, khong đủ tính dẻo 
và dễ phân tầng.
 Sự lưu thông mạch nước ngầm làm trôi cục bộ bê tông tươi.
 Sự xắp xếp lại nền đất làm suy giảm ma sát thành bên hoặc khả 
năng chịu lực của mũi cọc.
 Thời hạn giãn cách kéo dài giữa khâu khoan tạo lỗ và đổ bê tông 
cọc gây ra sự sụt lở đất ở vách lỗ khoan và lắng đọng chất cặn ở 
đáy lỗ khoan, đó là sự cố thông thường xảy ra ở công trường thi 
công một số lượng lớn cọc khoan nhồi.
6. hư hỏng về bê tông cọc 
 Xử lý các khuyết tật bê tông cọc chất lượng kém
Phương pháp bơm vữa này cho phép:
 Tái tạo lại bê tông có khuyết tật mà đặc tính của bê tông này là thiếu 
chất gắn kết.
 Gia cố khối lượng đất nền đã bị giảm khả năng chịu lực và bị xáo 
trộn bằng cách thấm nhập vữa.
 Lấp các đường nứt hoặc lỗ rỗng của đất nền.
 Phải xác định thành phần vữa, định lượng vữa sử dụng, áp lực bơm 
và khối lượng cần phun.
6. hư hỏng về bê tông cọc
1. Mục đích và yêu cầu xử lý :
 - Thay thế lớp mùn khoan và dung dịch sét phần mũi cọc khoan nhồi bằng 
một lớp vữa xi măng cát mác 300 tương đương với cường độ bê tông thân 
cọc.
 - Không làm ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng của lớp cuội sỏi dưới mũi cọc.
2. Công nghệ xử lý 
2.1 Khoan tạo lỗ :
 + Đối với cọc các lỗ khoan kiểm tra có thông nước với nhau thì sử dụng 3 lỗ 
khoan kiểm tra làm lỗ để bơm và thoát vữa, (vị trí lỗ khoan là các ống nhựa 
đường kính đường kính 100mm và 2 ống nhựa đường kính 60mm phía đối 
diện đã đặt sẵn trong cọc ). Hai ống nhựa còn lại để sử dụng làm lỗ kiểm 
tra kết quả bơm vữa sử lý.
 + Đối với các cọc không có hiện tượng thông nước với nhau trong khi khoan 
kiểm tra và thổi rửa thì phải khoan thủng 2 ống nhựa còn lại để bơm vữa 
vào mũi cọc.
 + Nếu ống nhựa đường kính 60 không thẳng, không thể tận dụng làm lỗ 
khoan xử lý được, thi phải khoan thêm một lỗ đường kính 93 mm dọc suốt 
thân cọc, vị trí lỗ khoan này nên cách lồng thép >25 cm, nhưng tác dụng 
của lỗ khoan này hạn chế hơn các lỗ xung quanh cọc khi bơm vữa xử lý.
6. hư hỏng về bê tông cọc
2.2 Bơm nước xói rửa 
- Dùng máy khoan để nâng, hạ ống thép đường kính 33- 44mm dài bằng 
chiều dài cọc để xói rửa.
- Dùng vòi nước có áp từ 5 đến 10 át, lưu lượng 10 15 m3/giờ để xói rửa lớp –
mùn ở phần mũi cọc .
- áp lực bơm phù hợp phải xác định tại hiện trường nhằm đảm bảo 2 yêu cầu 
 + Xói sạch lớp mùn xốp ở mũi cọc 
 + Không làm ảnh hưởng tới tầng cuội sỏi ở phía dưới
- Thời gian xói rửa tại mỗi cọc tuỳ thuộc vào lượng mùn ở mũi cọc, khi thấy nư
ớc đùn lên ở miệng lỗ khoan đã sạch mùn và chỉ còn lẫn cát thì dừng bơm 
rửa để không ảnh hưởng tới tầng cuội sỏi phía dưới.
2.3 Bơm vữa xi măng cát mác 300
+ Việc bơm vữa xi măng cát tuân thủ theo công nghệ thi công vữa dâng tại vị 
trí các ống nhựa đường kính 100 mm. áp lực bơm vữa từ 5 6 át, để tạo áp –
lực phải bố trí nút cao su ở lỗ khoan đặt ống bơm vữa.
+ Đối với các lỗ khoan không có hiện tượng mất nước trong khi khoan thì bơm 
xử lý làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 1 ngày để tránh hiện tượng mất vữa 
vào tầng cuội sỏi.
+ Khi thấy vữa dâng lên tràn qua mặt ống nhựa thì cho dừng bơm và xem như 
chân cọc và ống nhựa đã được lấp đầy vữa.
7. Sự cố gặp hang caster khi khoan
 Dấu hiệu thường thấy khi mũi khoan gặp hang caster là độ lún 
cần khoan tăng đột ngột, cao độ dung dịch trong lỗ khoan có 
thể bị tụt xuống khi gặp hang rỗng hoặc dâng lên khi trong 
hang có nước có áp hoặc bùn nhão.
 Việc gặp hang caster có nhiều bùn nhão như ở cầu Bợ khiến 
phải sử lý mất rất nhiều thời gian, trong đó việc sử dụng ống 
vách phụ qua hang caster cũng là một giải pháp đang được áp 
dụng khá hiệu quả. Trong trường hợp phát hiện trước có hang 
caster thì sử dụng thiết bị khoan xoay ống vách là phương pháp 
hiệu quả nhất. 
 Việc sử dụng ống vách phụ qua hang caster kết hợp với ống 
vách mở rộng bên ngoài được tiến hành như sau:
7. Sự cố gặp hang caster khi khoan
Ví dụ với cọc Φ1500:
Bước 1: Sử dụng ống vách mở rộng Φ1800 dày 14mm rung hạ 
bằng búa rung BP170 đến cao độ cho phép có thể rút được 
ống vách lên tuỳ theo năng lực thiết bị hiện có. Có thể kết hợp 
đào đất hoặc xói hút trong ống vách để giảm thiểu lực ma sát 
thành cọc.
Bước 2: Khoan trong lòng ống vách mở rộng bàng máy khoan 
BAUER sau đó doa lỗ Φ1650. Vách thép phụ Φ1600 được ép 
hạ qua hang sau đó tiếp tục khoan Φ1500 và đổ bê tông bình 
thường.
 Ông vách phụ được giữ lại trong đất còn ống vách mở rộng có 
thể được rút lên sau khi khoan xong. 
Xin chân thành CA M N th y va ́ ̀ ̀Ơ
ca c ban ĐA CHU Y THEO DO I !́ ̃ ́ ́ ̣̣̃

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_su_co_dien_hinh_thi_cong_mong_coc_khoan_nhoi.pdf