Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 6: Thị trường ngoại hối

1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

1.1. Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối :

Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối gắn liền với nhu cầu giao dịch và trao đổi ngoại tệ giữa các quốc gia nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh tế và xã hội, đặc biệt là phục vụ cho sự phát triển của ngoại thương.

 

pptx 18 trang phuongnguyen 6000
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 6: Thị trường ngoại hối", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 6: Thị trường ngoại hối

Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 6: Thị trường ngoại hối
Chapter 6 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 
Mục tiêu 
Đọc xong chương này, bạn có thể : 
Hiểu được sự ra đời, tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại hối. 
Biết được sự quyết định tỷ giá trên thị trường ngoại hối, cách xác định các loại tỷ giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. 
Nắm khái quát qua các loại giao dịch ngoại hối bao gồm giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch giao sau và giao dịch quyền chọn. 
1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 
1.1. Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối : 
Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối gắn liền với nhu cầu giao dịch và trao đổi ngoại tệ giữa các quốc gia nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh tế và xã hội, đặc biệt là phục vụ cho sự phát triển của ngoại thương. 
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 và Luật Ngân hàng Nhà nước được bổ sung sửa đổi năm 2001, khái niệm ngoại hối bao gồm ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng ngoại tệ. 
Theo nghĩa hẹp, thị trường ngoại hối là thị trường thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi các loại ngoại tệ và các hoạt động kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ. 
1.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối 
Thứ nhất, thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch mang tính chất quốc tế. 
Thứ hai, thị trường ngoại hối là thị trường hoạt động liên tục . 
1.3. Các thành phần tham gia giao dịch 
Các nhà thương mại và đầu tư 
Các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư . 
Các cá nhân hay hộ gia đình . 
Ngân hàng Trung ương 
Các nhà kinh doanh (dealers) 
Các nhà môi giới (brokers) 
Các nhà đầu cơ (speculators) 
Các nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageurs) 
1.4. Cấu trúc thị trường ngoại hối 
Nếu căn cứ vào hình thức tổ chức, có thể chia thị trường thành hai loại: 
thị trường có tổ chức (organized market) 
thị trường không có tổ chức (unorganized market). 
Nếu căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh : 
trường giao ngay (spot market) 
thị trường có kỳ hạn (forward market) 
thị trường hoán đoán đổi tiền tệ (swaps market) 
thị trường giao sau (future market) 
thị trường quyền chọn (options market). 
1.5. Vị trí và vai trò của thị trường ngoại hối 
Trước hết, thị trường ngoại hối là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm bôi trơn cho các hoạt động xuất khẩu và các hoạt động dịch vụ có liên quan đến ngoại tệ. 
Kế đến, thị trường ngoại hối là phương tiện giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho khát vọng kiếm tiền và là giàu của họ thông qua các hình thức đầu tư vào tài sản hữu hình hay tài sản tài chính. 
Cuối cùng , thị trường ngoại hối là công cụ để ngân hàng Trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nên kinh tế theo mục tiêu của Chính phủ. 
2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM 
2.1. Trung tâm giao dịch ngoại tệ năm 1991 
2.2. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng năm 1994 
2.3. Sự ra đời của giao dịch kỳ hạn và hoán đổi năm 1998 
2.4. Sự ra đời của giao dịch quyền chọn (options) năm 2002 
3. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 
Hối đoái (exchange) – là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang đồng tiền khác, chẳng hạn chuyển đổi từ đồng Việt Nam (VND) sang dollar Mỹ (USD) hay từ euro (EUR) sang yen Nhật (JPY) v.v 
Tỷ giá hối đoái (exchange rate) giữa hai đồng tiền chính là giá cả của đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia. 
3.1. Cơ sở xác định tỷ giá 
Các nước có nền kinh tế thị trường theo đuổi hệ thống tỷ giá linh hoạt (flexible exchange rate system), trong đó tỷ giá được quyết định bởi sự tác động giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường nhằm đáp ứng cho nhu cầu giao dịch ngoại phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. 
Lý thuyết thương mai về sự quyết định tỷ giá : 
	 tỷ giá được quyết định bởi sự cân bằng giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu giá trị nhập khẩu của một quốc gia vượt quá giá trị xuất khẩu của nó thì tỷ giá sẽ gia tăng, nghĩa là nội tệ giảm giá so với ngoại tệ. 
Lý thuyết đồng giá sức mua : 
Lý thuyết đồng giá sức mua tuyệt đối cho rằng tỷ giá chính là tỷ số giữa mức giá cả chung của hai nước. Điều này được diễn tả bởi công thức : Rab = Pa/Pb, trong đó Rab là tỷ giá giữa đồng tiền A và đồng tiền B, Pa và Pb là mức giá cả chung ở nước A và nước B. 
Lý thuyết đồng giá sức mua tương đối cho rằng sự thay đổi tỷ giá trong một thời kỳ nào đó tỷ lệ với sự thay đổi mức giá cả chung của thời kỳ đó. Điều này được diễn tả bởi công thức : 
Rab1 = [(Pa1/Pa0)/(Pb1/Pb0)]Rab0 
trong đó Rab1 và Rab0 lần lượt là tỷ giá ở thời kỳ đang xem xét và thời kỳ gốc. 
Lý thuyết tiền tệ về sự quyết định tỷ giá – Lý thuyết này cho rằng tỷ giá được quyết định trong qua trình cần bằng tổng cung và cầu tiền tệ của quốc gia. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_quan_tri_tai_chinh_chuong_6_thi_truong_ngoai_hoi.pptx