Bài giảng Quản trị kinh doanh 1 - Nguyễn Thị Phương Linh
Chương 1: Nhập môn QTKD
Chương 2: Kinh doanh
Chương 3: Môi trường kinh doanh
Chương 4: Hiệu quả kinh doanh
Chương 5: Khái lược về QTKD
Chương 6: Nhà quản trị
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị kinh doanh 1 - Nguyễn Thị Phương Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị kinh doanh 1 - Nguyễn Thị Phương Linh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Phương Linh Sinh viên: ............................................................................ Mã sinh viên: ....................................................................... Lớp: ..................................................................................... HÀ NỘI - 2020 PHẦN 1: SLIDE CÁC CHƯƠNG VÀ ÔN TẬP Giới thiệu môn học 1 LOGO Môn học QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 Giáo trình PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên): Giáo trình QUẢN TRỊ KINH DOANH – NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2013 PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên): Bài tập thực hành QUẢN TRỊ KINH DOANH – NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2011 (chỉ sử dụng nội dung được học trong chương trình là chương 1, chương 2 và chương 13 + Bài tập) Giảng viên TS. Nguyễn Thị Phương Linh Bộ môn Quản trị kinh doanh Tổng hợp Đại học Kinh tế quốc dân Email: plinhkt@gmail.com Giới thiệu môn học 2 Nội dung môn học Chương 1: Nhập môn QTKD Chương 2: Kinh doanh Chương 3: Môi trường kinh doanh Chương 4: Hiệu quả kinh doanh Chương 5: Khái lược về QTKD Chương 6: Nhà quản trị Hình thức kiểm tra đánh giá Chuyên cần: 10% (điểm danh + bài tập cá nhân) Bài tập nhóm 20% Bài kiểm tra: 20% Thi kết thúc học phần: 50% Kết cấu đề thi: Phần 1: Đúng/sai và giải thích (5 điểm) – 10 câu Phần 2: Trắc nghiệm (2 điểm) – 4 câu Phần 3: Tự luận – (1 điểm) Phần 4: Bài tập hiệu quả kinh doanh (2 điểm) Cách download tài liệu Tài liệu cho môn học gồm: Slide từng chương Tài liệu đi kèm Tài liệu được đưa lên sites google có địa chỉ là: https://sites.google.com/site/neulinhnp chọn môn Quản trị kinh doanh 1 Giới thiệu môn học 3 Quy định trong lớp học Không nói chuyện riêng trong giờ, nhận ‘^’ khi có nhắc nhở của GV Sử dụng điện thoại di động trong giờ học, nhận ‘^’ khi có nhắc nhở của GV Hai buổi đi muộn (M) bằng một buổi nghỉ (X) Đóng góp trong giờ học, nhận * khi giới thiệu đầy đủ tên và nhóm Lưu ý: ^^ trừ 1 điểm bài Kiểm tra, lẻ trừ sang điểm chuyên cần ** cộng 1 điểm bài Kiểm tra, lẻ cộng sang điểm chuyên cần Chương 1: Nhập môn QTKD 1 LOGO NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH Chương 1: GV: TS. Nguyễn Thị Phương Linh KẾT CẤU CHƯƠNG 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.2. Quản trị kinh doanh với tư cách một môn khoa học 1.3. QTKD với tư cách môn khoa học lý thuyết và ứng dụng 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QTKD Kinh doanh: sản xuất các sản phẩm hoặc tạo ra các dịch vụ cung cấp cho thị trường nhằm mục đích kiếm lời Doanh nghiệp a) Từ khái niệm xí nghiệp: “xí nghiệp là một đơn vị kinh tế được tổ chức một cách có kế hoạch để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ trên thị trường” Chương 1: Nhập môn QTKD 2 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QTKD Các đặc trưng cơ bản của Xí nghiệp: Là nơi kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm và dịch vụ Đảm bảo nguyên tắc cân bằng về mặt tài chính Đảm bảo nguyên tắc hiệu quả 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QTKD Xí nghiệp trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, có thêm 3 đặc trưng (ngoài 3 đặc trưng cơ bản): Thực hiện nguyên tắc công hữu về TLSX Thực hiện nguyên tắc xây dựng kế hoạch thống nhất Hoàn thành kế hoạch 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QTKD Xí nghiệp trong cơ chế kinh tế thị trường, có thêm 3 đặc trưng (ngoài 3 đặc trưng cơ bản): Thực hiện nguyên tắc đa sở hữu về TLSX Tự xây dựng kế hoạch Tối đa hóa lợi nhuận Chương 1: Nhập môn QTKD 3 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QTKD Vậy, DN chính là xí nghiệp hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trường, nó là xí nghiệp hiểu theo nghĩa nguyên thủy ban đầu và được bổ sung thêm 3 đặc trưng như đã trình bày. Mọi DN đều là xí nghiệp, song không phải xí nghiệp nào cũng là DN 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QTKD b) Từ luật DN, DN được xác định là tổ chức tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch được đăng ký thành lập theo quy định của Pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Căn cứ theo mục đích có 2 loại: DN kinh doanh và DN công ích 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QTKD Thực hành: Chương 1: Nhập môn QTKD 4 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QTKD Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của môn học: hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh. 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD 1.1.2. KINH TẾ VÀ NGUYÊN TẮC KINH TẾ Hoạt động kinh tế: hoạt động của con người tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình Quy luật và nguyên tắc kinh tế Quy luật khan hiếm Nguyên tắc kinh tế (nguyên tắc tiết kiệm, nguyên tắc hợp lý): nguyên tắc đối đa, nguyên tắc tối thiểu 1.2. QTKD với tư cách là một môn khoa học 1.2.1. NHIỆM VỤ Nhiệm vụ: nghiên cứu và phát hiện các tính quy luật vận động của các hoạt động kinh doanh; trên cơ sở các quy luật nghiên cứu các tri thức cần thiết về quản trị các hoạt động kinh doanh đó Chương 1: Nhập môn QTKD 5 1.2. QTKD với tư cách là một môn khoa học 1.2.2. VỊ TRÍ KIẾN THỨC LÝ THUYẾT Toán học, kinh tế học, MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH CÁC MÔN KỸ NĂNG Khởi sự kinh doanh, chiến lược kinh doanh, quản trị chất lượng, quản trị nhân lực, 1.3. QTKD với tư cách môn khoa học lý thuyết và ứng dụng Môn khoa học QTKD vừa nghiên cứu phát hiện, làm sáng tỏ các vấn đề có tính quy luật phổ biến, lại vừa nghiên cứu ứng dụng các kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn. Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp, cụ thể là hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường (không nghiên cứu doanh nghiệp công ích) 1.3. QTKD với tư cách môn khoa học lý thuyết và ứng dụng Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thực chứng & chuẩn tắc, tiếp cận vấn đề mang tính quy luật phổ biến. QTKD ứng dụng nghiên cứu hành vi của DN cũng như của mỗi nhà quản trị. Chương 2: Kinh doanh 1 Chương 2 KINH DOANH GV: TS. Nguyễn Thị Phương Linh CÂU CHUYỆN KINH DOANH KẾT CẤU CHƯƠNG 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 2.3. Chu kỳ kinh doanh 2.4. Mô hình kinh doanh 2.5. Xu hướng phát triển kinh doanh trong môi trường toàn cầu KD: Kinh doanh Chương 2: Kinh doanh 2 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.1. QUAN NIỆM VỀ KINH DOANH “KD là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ tên thị trường nhằm mục đích sinh lời” (khoản 2, điều 4, Luật DN 2005). 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.1. QUAN NIỆM VỀ KINH DOANH Chuỗi giá trị là gì? Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng. 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.1. QUAN NIỆM VỀ KINH DOANH Ví dụ: Chuỗi giá trị ngành dệt – may và sản phẩm iphone Chương 2: Kinh doanh 3 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.1. QUAN NIỆM VỀ KINH DOANH Kinh doanh có 2 đặc trưng: • Thứ nhất, bao gồm một hoặc một số khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm/cung ứng dịch vụ • Thứ hai, hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.2. MỤC ĐÍCH KINH DOANH Nhằm tạo sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thị trường và tạo ra giá trị gia tăng, thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển Là các mắt xích của quá trình tái sản xuất mở rộng, liên kết chuỗi Đào tạo một đội ngũ lao động có chuyên môn, có tay nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật Tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội, đóng góp ngân sách, giải quyết các vấn đề của xã hội,.. Định hướng tiêu dùng, tạo ra văn minh tiêu dùng 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.3. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH Kết quả kinh doanh phản ánh quy mô, tốc độ phát triển kinh doanh. Về bản chất, kết quả kinh doanh phản ánh mặt lượng của hoạt động kinh doanh và thường thể hiện thông qua các chỉ tiêu như sản lượng sản phẩm sản xuất, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, Hiệu quả phản ánh mặt chất của hoạt động kinh doanh, thể hiện thông qua các chỉ tiêu so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện khối lượng công việc đó. Chương 2: Kinh doanh 4 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.4. TƯ DUY KINH DOANH Tư duy kinh doanh là tư duy và quyết định từ khái lược đến rất cụ thể liên quan trực tiếp hoạt động kinh doanh. Tư duy kinh doanh trực tiếp ảnh hưởng đến việc điều hành các hoạt động kinh doanh của nhà quán trị. 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.4. TƯ DUY KINH DOANH Vai trò của tư duy kinh doanh giúp nhà quản trị: • Có tầm nhìn quản trị tốt • Thích nghi tốt hơn • Nhận rõ, chấp nhận và thay đổi theo những xu hướng mới trong cạnh tranh • Thay đổi tư duy kinh doanh khép kín • Xác định được vai trò của mình trong quy trình sản xuất sản phẩm/cung ứng dịch vụ 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.4. TƯ DUY KINH DOANH Biểu hiện thường thấy của một tư duy kinh doanh tốt: • Dựa trên một nền tảng kiến thức tốt • Thể hiện tính định hướng chiến lược và rõ ràng • Thể hiện tính độc lập của tư duy • Thể hiện tính sáng tạo • Thể hiện tính đa chiều và đa dạng • Tập hợp và phát huy được năng lực của nhân viên dưới quyền • Thể hiện khả năng tổ chức thực hiện Chương 2: Kinh doanh 5 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.4. TƯ DUY KINH DOANH Tư duy kinh doanh của bà Thái Hương (Tài liệu đi kèm): 2.1. Hoạt động kinh doanh 2.1.4. TƯ DUY KINH DOANH Tư duy kinh doanh của Đặng Lê Nguyên Vũ (Tài liệu đi kèm): 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ PHÂN LOẠI: 1. Ngành kinh tế - kỹ thuật 2. Loại hình sản xuất 3. Phương pháp tổ chức sản xuất 4. Hình thức pháp lý 5. Tính chất sở hữu 6. Tính chất đơn hay đa ngành 7. Tính chất kinh doanh trong nước hay quốc tế Chương 2: Kinh doanh 6 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 1. NGÀNH KINH TẾ - KỸ THUẬT Đây là việc phân nhóm các bộ phận của nền kinh tế theo các đặc trưng của quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ. Có nhiều cách phân loại: Theo cách phân loại truyền thống: chia 4 khu vực Theo phân ngành chuẩn quốc tế phân ngành của từng quốc gia Phân chia thành 3 lại: sản xuất, dịch vụ, kinh doanh sản xuất và dịch vụ 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 2. LOẠI HÌNH SẢN XUẤT Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức – kỹ thuật tổng hợp nhất của sản xuất, được quy định bởi trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc, số chủng loại và tính ổn định của đối tượng chế biến trên nơi làm việc. Phân chia thành: Loại hình sản xuất khối lượng lớn Loại hình sản xuất hàng loạt Loại hình sản xuất đơn chiếc 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 3. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT Phương pháp sản xuất dây chuyền Phương pháp sản xuất theo nhóm Phương pháp sản xuất đơn chiếc Chương 2: Kinh doanh 7 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Xét theo hình thức pháp lý, ở nước ta hiện nay có các nhóm đối tượng kinh doanh chủ yếu sau: Nhóm đối tượng kinh doanh được gọi là doanh nghiệp Nhóm đối tượng kinh doanh chưa được gọi là doanh nghiệp Nhóm đối tượng kinh doanh không là doanh nghiệp 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Doanh nghiệp • Doanh nghiệp tư nhân • Công ty TNHH một thành viên • Công ty TNHH hai thành viên trở lên • Công ty cổ phần • Công ty hợp danh Hợp tác xã Kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT ngày 02.03.1992 Nhóm công ty Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài (FDI) 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Doanh nghiệp tư nhân Do một cá nhân làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Huy động vốn từ vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng. • Ưu điểm: khả năng kiểm soát doanh nghiệp tối đa • Hạn chế: khả năng huy động vốn phụ thuộc vào kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp Chương 2: Kinh doanh 8 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Công ty TNHH • Công ty TNHH một thành viên: do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu o Có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. o Được phép phát hành trái phiếu. • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. o Có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. o Được phép phát hành trái phiếu. 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Công ty cổ phần • Loại hình doanh nghiệp được hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông • Cần có tối thiểu 3 cổ đông, không quy định số lượng thành viên tối đa • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. • Ưu điểm: chế độ trách nhiệm hữu hạn, cơ cấu vốn linh hoạt, huy động vốn (phát hành chứng khoán, tín dụng,..) • Hạn chế: việc quản lý và điều hành tương đối phức tạp 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Công ty hợp danh • Loại hình doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty. • Thành viên hợp danh là cá nhân, có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. • Thành viên góp vốn chị chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chương 2: Kinh doanh 9 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Hợp tác xã • Là một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo Luật hợp tác xã • Là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể, cùng nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh. 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Kinh doanh theo nghị định 66 • Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên mười lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Nhóm công ty • Tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. • Nhóm công ty bao gồm các hình thức: công ty mẹ - công ty con; tập đoàn kinh tế và các hình thức khác. Chương 2: Kinh doanh 10 2.2. Phân loại hoạt động kinh doanh 4. HÌNH THỨC PHÁP LÝ Doanh nghiệp liên doanh và ... – 2011 như ở bảng sau: Tình hình kinh doanh giai đoạn 2008 – 2011 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Vốn kinh doanh DT thực tế CPKD thực tế CPKD kế hoạch Chỉ số ngành (%) DVKD DDT TCKDTT/TCKDKH 2008 8.050 12.500 11.724 11.680 9,10 6,20 100,30 2009 8.150 13.450 12.670 12.600 9,75 6,00 100,40 2010 8.500 13.750 12.588 12.700 10,20 6,60 100,20 2011 9.000 15.750 14.175 14.250 15,00 8,20 100,50 1. Hãy tính toán chỉ tiêu lãi ròng? Từ chỉ tiêu này có thể kết luận doanh nghiệp kinh doanh ngày càng làm ăn có hiệu quả hay không? 2. Hãy tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp có thể tính được. Nêu ý nghĩa của từng chỉ tiêu cụ thể. 3. Qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh vừa tính được có thể kết luận gì về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2008 – 2011. 4. Hãy nhận xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2008 – 2011 nếu có thêm chỉ số trung bình của ngành về doanh lợi vốn kinh doanh, doanh lợi doanh thu bán hàng và chỉ tiêu hiệu quả tiềm năng qua các năm như ở bảng trên. Bài tập 4.2 (trang 197) Tình hình kinh doanh của một công ty giai đoạn 2006 – 2009 như sau: Doanh thu từ 2006 – 2009 (đơn vị: triệu đồng) lần lượt là 9.198; 10.314; 10.893; 11.281 và lãi ròng tương ứng trong các năm chiếm 14,9%; 17,9%; 19,6%; 17% so với doanh thu. Tổng vốn kinh doanh 2006 – 2009 (đơn vị : triệu đồng) lần lượt là 8.214; 8.919; 9.390; 9.684; trong đó vốn tự có lần lượt là 5.664; 8.088; 8.910 và 9.390 (triệu đồng). Lãi suất bình quân vốn vay 2006 – 2009 lần lượt là 8%, 9%, 10% và 12%. 1. Hãy tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp cho thời kỳ 2006 – 2009 2. Thông qua chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh sử dụng vốn, bạn có nhận xét gì về vai trò của sự tang giảm lãi ròng đối với mức hiệu quả đạt được. 3. Từ kết quả vừa tính, bạn có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của công ty hay không? Tại sao? 14 Bài tập 4.4 (trang 198) Có những dữ liệu sau về tình hình hoạt động của một Công ty: Tình hình kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008 – 2011 Đơn vị: nghìn đồng Năm VKD TRtt Πr TCKDKH Chỉ số ngành (%) DVKD DTR TCKDTT/TCKDKH 2008 4.050.000 15.500.000 750.500 14.680.500 18,00 5,00 105 2009 4.150.000 16.450.000 820.000 14.760.000 19,75 5,60 110 2010 4.500.000 17.150.000 895.000 14.800.000 19,50 6,50 116 2011 5.500.000 18.750.000 1.275.000 14.980.000 23,00 7,60 120 a. Bạn hãy tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp (có thể tính được) qua các năm và bình luận về hiệu quả kinh doanh thong qua từng chỉ tiêu cụ thể từng năm. Giải thích tại sao có sự khác nhau giữa xu hướng của cac chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty. b. Bạn có nhận xét gì về hiệu quả hoạt động của công ty này. c. Theo bạn liệu đánh giá như vậy đã đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong thị trường mở, hội nhập? BÀI TẬP ÁP DỤNG Tình hình hoạt động kinh doanh của một Công ty giai đoạn 2009 – 2013 được cho trong bảng sau: Năm Tổng vốn kinh doanh (trđ) Lãi ròng (trđ) Tiền trả lãi vốn vay (trđ) Doanh thu (trđ) Số lao động bình quân (người) 2009 7.380 870 235 6.320 132 2010 9.860 1.170 355 8.190 143 2011 11.120 1.380 495 8.990 165 2012 13.340 1.840 590 11.360 187 2013 16.890 2.350 820 13.820 220 1. Từ bảng số liệu trên hãy tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh lĩnh vực hoạt động (có thể tính được) của Công ty. 2. Có nhận xét gì về cơ cấu vốn, chính sách vay vốn và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nếu doanh lợi của tổng vốn kinh doanh bình quân trong toàn ngành là 18% thì có kết luận gì về hiệu quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2009 – 2013. 15 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ XUÂN (PXC) Công ty Cổ phần Dệt may Phú Xuân (Phu Xuan Company) là một trong những công ty dệt may lớn tại Việt Nam. Công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh sợi, vải dệt, vải đan và các sản phẩm may mặc, được tín nhiệm bởi các khách hàng trong nước và trên thế giới. Chiến lược phát triển của Công ty là đảm bảo rằng chất lượng và thời gian được kiểm soát trong suốt quá trình sản xuất. Các sản phẩm của Công ty được bán qua các Đại lý thuộc sở hữu của Công ty và các khách hàng tổ chức khác. Tổ chức bộ máy của Công ty bao gồm: Ban Giám đốc; 07 phòng ban chức năng (phòng Thiết kế, phòng Kế hoạch sản xuất, phòng Quản lý chất lượng, phòng Marketing, phòng Kinh doanh Nội địa, phòng Kinh doanh Quốc tế, phòng Tổ chức lao động) và một số phòng ban khác như phòng Tài chính Kế toán, Phòng Bảo vệ, Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng có nhiệm vụ cụ thể như sau: Ban Giám đốc: gồm 1 Giám đốc chịu trách nhiệm chung và 02 Phó Giám đốc, mỗi Phó Giám đốc phụ trách một mảng là Kỹ thuật hay Kinh doanh. Phó Giám đốc Kỹ thuật (chịu trách nhiệm quản lý các phòng Thiết kế, Kế hoạch sản xuất, Quản lý chất lượng); Phó Giám đốc Kinh doanh (chịu trách nhiệm quản lý các phòng Marketing, Kinh doanh nội địa, Kinh doanh Quốc tế) Phòng Thiết kế: chịu trách nhiệm tất cả các vấn đề có liên quan đến thiết kế sản phẩm. Phòng Kế hoạch sản xuất: chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và triển khai sản xuất sản phẩm. Phòng Quản lý chất lượng: chịu trách nhiệm các vấn đề có liên quan đến chất lượng của quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Phòng Marketing: tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, đánh giá và chuyển các đề xuất cho phòng Thiết kế, phòng Kinh doanh nội địa và quốc tế; xây dựng chiến lược quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm, Phòng Kinh doanh nội địa: chịu trách nhiệm các vấn đề có liên quan đến kinh doanh nội địa của Công ty như lên kế hoạch kinh doanh, ký kết hợp đồng với khách hàng, quản lý các đại lý trong nước, chăm sóc khách hàng nội địa, 16 Phòng Kinh doanh quốc tế: chịu trách nhiệm các vấn đề có liên quan đến kinh doanh quốc tế của Công ty như lên kế hoạch kinh doanh, ký kết hợp đồng với khách hàng, quản lý các đại lý nước ngoài, chăm sóc khách hàng quốc tế, Phòng Tổ chức lao động: tổ chức quản lý lao động, đảm bảo về chất lượng và các biện pháp tạo động lực cho người lao động TÌNH HUỐNG: Gần đây, theo như phản ánh của một số khách hàng thì sản phẩm của Công ty không theo kịp thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Thêm vào đó, các khách hàng còn phản ánh chất lượng sản phẩm có sự giảm sút đáng kể. Rất nhiều khách hàng đã chuyển sang ký hợp đồng với đối thủ cạnh tranh của Công ty. Vấn đề mà Công ty gặp phải cần được giải quyết triệt để bằng việc tìm ra các nguyên nhân gây ra nó. Các nguyên nhân này đến từ tất cả các khâu, là trách nhiệm của tất cả các bộ phận phòng ban. Qua đây, Công ty cần tiến hành một cuộc cải tổ toàn diện nhằm nâng cao chất lượng lao động, chất lượng hoạt động sản xuất và kinh doanh. Từ đó, dần dần lấy lại lòng tin đối với khách hàng. Ban Giám đốc Công ty tổ chức một cuộc họp Cấp cao nhằm yêu cầu các Phó Giám đốc và các Phòng ban chức năng làm rõ từng nguyên nhân của vấn đề và đưa ra cách giải quyết hợp lý. NHIỆM VỤ: Trước khi cuộc họp Cấp cao diễn ra thì các họp nhỏ cần được tiến hành (trong 15 phút họp nội bộ + 10 phút họp với Phó Giám đốc) để: - Ban Giám đốc xác định các nguyên nhân có thể gây ra vấn đề trên và trách nhiệm của từng phòng ban chức năng; các Phó Giám đốc tiến hành họp với Trưởng các phòng ban mình phụ trách để trao đổi vấn đề trước khi trình lên Giám đốc ở cuộc họp Cấp cao. - Các phòng ban chức năng: họp để xác định các nguyên nhân có thể gây ra vấn đề trên thuộc trách nhiệm của phòng ban mình và đưa ra cách giải quyết phù hợp. Cuộc họp Cấp cao diễn ra Ban Giám đốc và Trưởng các phòng ban sẽ tiến hành phân tích từng nguyên nhân và cùng đưa ra cách giải quyết triệt để vấn đề. 17 ÔN TẬP QUẢN TRỊ KINH DOANH Phần I: Khẳng định hay Phủ định cho các nhận định dưới đây và Giải thích ngắn gọn Câu 1: Nhà quản trị đứng đầu có quyền ban hành nguyên tắc buộc người khác phải tuân thủ và không phải tuân thủ nguyên tắc do anh ta ban hành. Câu 2: Mọi nhà quản trị đều cần có 3 kỹ năng: kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ với con người, kỹ năng nhận thức chiến lược và vai trò của các kỹ năng đó đối với mọi nhà quản trị là như nhau. Câu 3: Tổ chức phi chính thức hành động và cung cấp thông tin có thể khác với tổ chức chính thức sẽ chỉ có hại cho công tác quản trị doanh nghiệp nên mọi doanh nghiệp phải cố gắng loại bỏ nó đi. Câu 4: Mô hình tổ chức kiểu trực tuyến không phù hợp với những doanh nghiệp quy mô lớn, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Câu 5: Nhà quản trị phải biết kết hợp hài hòa các phương pháp quản trị. Câu 6: Nội qui, quy chế là điều kiện không thể thiếu để quản trị có hiệu quả nên cần xây dựng nội qui, quy chế cho bất cứ hoạt động quản trị nào, ở bất kì nơi nào. Câu 7: Tư duy kinh doanh tốt là điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả lâu dài. Câu 8: Nhà quản trị thành công là người luôn biết quan tâm giải quyết những việc quan trọng, khẩn cấp. Câu 9: Quản trị theo chức năng sẽ đảm bảo tính thống nhất của các quá trình kinh doanh. Câu 10: Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là luôn thống nhất với nhau. Câu 11: Hệ thống quản trị kiểu ma trận chỉ làm phức tạp hóa các hoạt động quản trị. Câu 12: Nhà quản trị vừa hoạt động có nguyên tắc lại vừa có nghệ thuật là mâu thuẫn với nhau do nguyên tắc là cứng nhắc và nghệ thuật thì mềm dẻo, linh hoạt. Câu 13: Ra quyết định theo phương pháp độc đoán thường được các nhà quản trị theo phong cách dân chủ sử dụng. Câu 14: Muốn kết luận doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không phải có tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh. Câu 15: Muốn ra quyết định quản trị không cần lựa chọn phương pháp vì mọi quyết định đều cần sử dụng một phương pháp. Phần II: Bài tập Hiệu quả kinh doanh Có những dữ liệu sau về tình hình hoạt động của một Công ty: Năm Tổng vốn kinh doanh (triệu đồng) Tổng doanh thu thực tế (triệu đồng) Lãi ròng (triệu đồng) CPKD kế hoạch (triệu đồng) Chỉ số ngành (%) DVKD DDT CPKDTt/ CPKDKH 2012 8.050 15.500 750 14.680 10,00 5,00 105 2013 8.150 16.450 780 14.760 10,75 5,60 110 2014 8.500 16.750 895 14.800 11,49 6,50 116 2015 9.000 18.750 1.275 14.980 13,00 7,60 120 1. Từ chỉ tiêu lãi ròng, có thể kết luận gì về kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn này. 2. Hãy tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp (có thể tính được). 3. Có nhận xét gì về hiệu quả hoạt động của Công ty này. PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM Chương 2 1 Đ S 11 a b c d 2 Đ S 12 a b c d 3 Đ S 13 a b c d 4 Đ S 14 a b c d 5 Đ S 15 a b c d 6 Đ S 16 a b c d 7 Đ S 17 a b c d 8 Đ S 18 a b c d 9 Đ S 19 a b c d 10 Đ S 20 a b c d PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM Chương 5 1 Đ S 11 a b c d 2 Đ S 12 a b c d 3 Đ S 13 a b c d 4 Đ S 14 a b c d 5 Đ S 15 a b c d 6 Đ S 16 a b c d 7 Đ S 17 a b c d 8 Đ S 18 a b c d 9 Đ S 19 a b c d 10 Đ S 20 a b c d PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM Chương 6 1 a b c d 11 a b c d 21 a b c d 31 a b c d 2 a b c d 12 a b c d 22 a b c d 32 a b c d 3 a b c d 13 a b c d 23 a b c d 33 a b c d 4 a b c d 14 a b c d 24 a b c d 34 a b c d 5 a b c d 15 a b c d 25 a b c d 35 a b c d 6 a b c d 16 a b c d 26 a b c d 36 a b c d 7 a b c d 17 a b c d 27 a b c d 37 a b c d 8 a b c d 18 a b c d 28 a b c d 38 a b c d 9 a b c d 19 a b c d 29 a b c d 39 a b c d 10 a b c d 20 a b c d 30 a b c d 40 a b c d PHẦN 4: BÀI TẬP NHÓM YÊU CẦU VỀ BÀI TẬP NHÓM 1. Số lượng thành viên trong nhóm: khoảng 6 - 7 người 2. Các nhóm bốc thăm chủ đề thuyết trình trong 8 chủ đề thuyết trình sau: Chủ đề 1: Mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp (chương 2) Chủ đề 2: Hoạt động nhượng quyền thương mại (chương 2) Chủ đề 3: Môi trường ngành của một doanh nghiệp (chương 3) Chủ đề 4: Áp dụng nguyên tắc quản trị trong một doanh nghiệp (chương 5) Chủ đề 5: Phương pháp quản trị của một doanh nghiệp (chương 5) Chủ đề 6: Kỹ năng quản trị (của một hoặc hai nhà quản trị) (chương 6) Chủ đề 7: Phong cách quản trị (của một hoặc hai nhà quản trị) (chương 6) Chủ đề 8: Nghệ thuật quản trị (của một hoặc hai nhà quản trị) (chương 6) Trong đó: Chủ đề 1: nhóm 1 Chủ đề 2: nhóm 2 Chủ đề 3: nhóm 3 Chủ đề 4: nhóm 4 Chủ đề 5: nhóm 5 Chủ đề 6: nhóm 6 Chủ đề 7: nhóm 7 Chủ đề 8: nhóm 8 3. Yêu cầu về tổ chức nhóm Mỗi nhóm bầu ra 1 trưởng nhóm chịu trách nhiệm lên kế hoạch, tổ chức và điều phối các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm thảo luận và phân chia công việc rõ ràng để hoàn thành bài tập nhóm. Mỗi thành viên cần có ý thức hoàn thành công việc được giao và giúp đỡ các thành viên khác. 4. Yêu cầu về bài tập nhóm Bản thu hoạch: từ 12 - 15 trang nội dung A4 đánh máy (Times New Roman, 13, cách dòng 1.3, căn đều hai bên văn bản). Bản thu hoạch bao gồm: bìa, mục lục, lời mở đầu, nội dung (chia thành các ý nhỏ phù hợp với chủ đề lựa chọn), lời kết luận. Slide powerpoint để thuyết trình: slide trình bày rõ ràng, dễ nhìn – thường là chữ màu tối trên nền trắng (có thể kèm video, hình ảnh minh họa) Thuyết trình: thời gian khoảng 15 - 20 phút (tổng cộng 40 phút cho một nhóm thuyết trình, giao lưu + hỏi đáp); tối thiểu 2 thành viên thuyết trình. Nhóm cần phải tập thuyết trình trước để căn thời gian và đảm bảo chất lượng cho phần thuyết trình của nhóm. Tất cả thành viên trong nhóm phải tham gia thuyết trình hoặc trả lời câu hỏi. 5. Yêu cầu về nộp bản thu hoạch và bảng đánh giá thành viên nhóm Bản thu hoạch (bản in): nộp cho GV vào buổi thuyết trình, ngay trước khi thuyết trình Bảng đánh giá thành viên nhóm (bản mềm): cả nhóm thảo luận, thống nhất và cho điểm đánh giá toàn bộ thành viên nhóm, đại diện là nhóm trưởng sẽ gửi bản mềm phiếu đánh giá thành viên nhóm ngay sau buổi thuyết trình qua email của GV là plinhkt@gmail.com Nhóm số: Lớp: QTKD_ Nhóm trưởng: A B C D E F G H I J K L STT Họ và đệm Tên Làm tốt phần việc được giao Tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm Khả năng đóng góp sáng kiến, ý kiến cho hoạt động nhóm Sẵn sàng giúp đỡ thành viên khác trong nhóm Đóng góp chung vào kết quả của nhóm Điểm trung bình thành viên Điểm trung bình nhóm Điểm Bài tập nhóm Điểm bài tập của thành viên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1. Bảng đánh giá này yêu cầu trưởng nhóm phải làm 2. Các cột D,E,F,G,H cho điểm từ 1 đến 5 (Cao nhất là 5, thấp nhất là 1) theo mức độ đóng góp của từng thành viên 3. Điểm trung bình nhóm = Tổng điểm trung bình thành viên / số lượng thành viên (lấy 2 chữ số sau dấu .) 4. Điểm của sinh viên = điểm trung bình thành viên / điểm trung bình nhóm * điểm bài tập nhóm 5. Điểm sinh viên được làm tròn và cao nhất bằng 10 thấp nhất bằng 0 6. Số lượng hàng trong bảng phụ thuộc vào số lượng thành viên của nhóm, còn lại xóa đi 7. Cột I,J,K,L do Giảng viên điền nên nhóm trưởng không cần quan tâm BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN MÔN HỌC: QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 Phần dành cho nhóm trưởng điền Phần dành cho GV điền
File đính kèm:
- bai_giang_quan_tri_kinh_doanh_1_nguyen_thi_phuong_linh.pdf