Bài giảng Quản trị học - Chương 5: Văn hóa tổ chức - Trần Nhật Minh

Khái niệm

Đặc điểm:

Là nhận thức chỉ tồn tại trong tập thể chứ không phải cá nhân

Được chia sẻ giữa các thành viên

Chức năng:

Làm cho các thành viên thích ứng:

với môi trường bên ngoài

với nội bộ tổ chức

Điều chỉnh hành vi của các thành viên phù hợp với hành vi được chấp nhận trong tổ chức

 

pptx 19 trang phuongnguyen 5140
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Quản trị học - Chương 5: Văn hóa tổ chức - Trần Nhật Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị học - Chương 5: Văn hóa tổ chức - Trần Nhật Minh

Bài giảng Quản trị học - Chương 5: Văn hóa tổ chức - Trần Nhật Minh
Văn hóa tổ chức 
Khái niệm 
Các loại hình 
Các thành phần 
Tạo dựng và duy trì văn hóa 
Thay đổi văn hóa 
Tác động đến chức năng quản trị 
Khái niệm 
Văn hóa là cách mà những công việc được thực hiện trong tổ chức (Deal và Kennedy) 
Văn hóa tổ chức là tính cách, cách thức suy nghĩ và hành động trong tổ chức đó và được các thành viên mới học tập nếu họ muốn tồn tại và tiến bộ trong tổ chức (Hellriegel và Slogum) 
Khái niệm 
Đặc điểm: 
Là nhận thức chỉ tồn tại trong tập thể chứ không phải cá nhân 
Được chia sẻ giữa các thành viên 
Chức năng: 
Làm cho các thành viên thích ứng: 
với môi trường bên ngoài 
với nội bộ tổ chức 
Điều chỉnh hành vi của các thành viên phù hợp với hành vi được chấp nhận trong tổ chức 
Thành phần của văn hóa tổ chức 
Văn hóa tổ chức 
Những giá trị cốt lõi 
Những chuẩn mực 
Những niềm tin 
Những huyền thoại 
Những nghi thức tập thể 
Những điều cấm kỵ 
Giá trị cốt lõi phản ánh những giá trị liên quan đến công việc của một cộng đồng mà tổ chức đang hoạt động 
Chuẩn mực là những quy tắc không chính thức về những hành vi được chia sẻ và ràng buộc phải tuân thủ 
Niềm tin là những điều mà người ta tin là đúng, là trung thực  thường đền từ bên ngoài tổ chức 
Thành phần của văn hóa tổ chức 
Văn hóa tổ chức 
Những giá trị cốt lõi 
Những chuẩn mực 
Những niềm tin 
Những huyền thoại 
Những nghi thức tập thể 
Những điều cấm kỵ 
Huyền thoại là những câu chuyện liên quan đến các sự kiện mang tính tiêu biểu, được hư cấu tạo thành những hình ảnh lý tưởng 
Nghi thức tập thể là những hoạt động tinh thần của tập thể để tạo sự đồng tâm hiệp lực, tạo cho các thành viên cảm thấy họ là một bộ phận trong tổ chức 
Điều cấm kỵ là những điều ngăn cấm thành viên thực hiện 
Văn hóa của tổ chức nào? 
Các loại hình văn hóa tổ chức 
Hướng vào cá tính nhà lãnh đạo/tập thể lãnh đạo 
Hướng vào một hoạt động / nghề nghiệp 
Hướng vào cách ứng xử cộng đồng / gia đình 
Chân dung văn hóa tổ chức 
Chân dung văn hóa tổ chức 
Định hướng chi tiết 
Định hướng kết quả 
Định hướng con người 
Định hướng nhóm 
Định hướng cạnh tranh 
Định hướng ổn định 
Sáng tạo, chấp nhận rủi ro 
Nhân viên phải thể hiện sự chính xác, phân tích và chú ý đến chi tiết 
Nhà quản lý tập trung vào kết quả hơn là quá trình tạo ra kết quả đó 
Quyết định quản lý có tính toán về tác động đến con người trong tổ chức 
Công việc được tổ chức theo nhóm mà không theo từng cá nhân 
Nhân viên cạnh tranh với nhau thay vì hợp tác 
Các quyết định và hành động của tổ chức nhằm giữ vững tính ổn định 
Nhân viên được khuyến khích sáng tạo và chấp nhận rủi ro 
Organizational Culture Profile (OPC) 
là tập hợp những giá trị của văn hóa tổ chức giúp nhà quản trị xác định, đo lường và quản lý hiệu quả hơn 
Các giá trị 
Tổ chức A 
Tổ chức B 
Định hướng chi tiết 
Cao 
Thấp 
Định hướng kết quả 
Thấp 
Cao 
Định hướng con người 
Thấp 
Cao 
Định hướng nhóm 
Thấp 
Cao 
Cạnh tranh 
Thấp 
Cao 
Ổn định 
Cao 
Thấp 
Sáng tạo và chấp nhận rủi ro 
Thấp 
Cao 
Ví dụ chân dung văn hóa tổ chức 
Văn hóa tổ chức mạnh 
Văn hóa tổ chức mạnh: 
Khi những giá trị chính được gìn giữ và chia sẻ rộng rãi 
Có ảnh hưởng lớn đến các thành viên 
Lợi ích: 
Tạo lập định ước bền vững của các thành viên với tổ chức 
Hỗ trợ tuyển dụng và xã hội hóa với các thành viên mới 
Nâng cao hiệu quả của tổ chức bằng việc giúp nhân viên thấm nhuần văn hóa và phát huy sáng kiến. 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh của văn hóa tổ chức 
Quy mô tổ chức (Size of the organization) 
Tuổi của tổ chức (Age of the organization) 
Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc(Rate of employee turnover) 
Sức mạnh của văn hóa ban đầu (Strength of the original culture) 
Sự thể hiện rõ ràng các giá trị văn hóa (Clarity of cultural values and beliefs) 
Tạo dựng và duy trì văn hóa tổ chức 
Tạo dựng văn hóa tổ chức 
Người sáng lập, người đứng đầu tổ chức 
Tầm nhìn và mục tiêu 
Chỉ tiếp nhận những người có cùng suy nghĩ, cảm nhận cách thức họ làm 
Tập quán, thông lệ của tổ chức 
Các thức công việc được thực hiện trong tổ chức 
Hành vi của các nhà quản trị cấp cao 
Vai trò kiểu mẫu, thúc đẩy, động viên cấp dưới tiếp nhận. 
Thực hiện quá trình xã hội hóa văn hóa 
Duy trì văn hóa tổ chức 
Văn hóa tổ chức được duy trì qua một quá trình xã hội hóa, theo đó nhân viên học tập những giá trị và niềm tin của tổ chức: 
Tuyển dụng những nhân viên phù hợp với văn hóa tổ chức về giá trị, niềm tin, cách ứng xử 
Khuyến khích sự cởi mở tiếp nhận giá trị chuẩn mực của tổ chức 
Huấn luyện để hiểu và nắm các nguyên tắc cốt lõi để điều chỉnh hành vi phù hợp 
Hội nhập và từ bỏ những cái riêng để tiếp nhận những cái chung của tổ chức 
Củng cố những niềm tin, tập quán  của văn hóa tổ chức 
Ghi nhận và khích lệ những cá nhân thực hiện tốt 
Thay đổi văn hóa 
Khi thay đổi văn hóa, tất cả các thành viên phải học tập tiếp thu những điều mới phải có quá trình chuẩn bị lâu dài và kế hoạch chu đáo 
Cần thực hiện quá trình định nghĩa lại nhận thức với các vấn đề cần thay đổi: 
Định nghĩa lại ngữ nghĩa mới một cách chính thức 
Mở rộng nhận thức để phong phú mô thức tinh thần 
Phát triển những chuẩn mực mới để đánh giá nhằm tạo ra hành vi ứng xử mới 
Xây dựng mô thức tinh thần mới cho việc phát triển văn hóa mới 
Các bước phản ứng với thay đổi 
SỐC 
Sốc, ngỡ ngàng trước yêu cầu thay đổi 
HOÀI NGHI 
Hoài nghi sự thay đổi 
Hồi tưởng quá khứ 
PHẢN ỨNG 
Phản ứng thụ động hơn 
Đã bắt đầu có ý kiến hưởng ứng 
CHẤP THUẬN 
Hình thành nhận thức mới 
Tiếp nhận sự thay đổi 
Giảm thiểu chống đối thay đổi 
Các nhà quản trị cần phải làm gì? 
Hiểu mọi thay đổi đều có mất mát 
Chấp nhận và dành thời gian để các thành viên thể hiện sự hoài nghi, sốc và sự không tin tưởng 
Không để mọi người suy nghĩ là sự thay đổi mang tính áp đặt 
Làm cho mọi người ý thức về sự cần thiết phải thay đổi 
Cùng các thành viên bàn bạc về nguồn gốc, các vấn đề liên quan của sự thay đổi 
Không để tổ chức có thái độ thờ ơ với sự thay đổi 
Hoạch định 
Mức độ rủi ro được chấp nhận trong kế hoạch 
Kế hoạch do cá nhân hay nhóm lập 
Mức độ nhà quản trị tham gia vào quá trình phân tích môi trường 
Tổ chức 
Mức độ tự chủ trong công việc của nhân viên 
Cá nhân hay nhóm thực hiện nhiệm vụ 
Mức độ các nhà quản trị tương tác với nhau 
Tác động đến chức năng quản trị 
Điều khiển 	 
Mức độ quan tâm của cấp quản lý đến gia tăng sự hài lòng về công việc của nhân viên 
Phong cách lãnh đạo nào là phù hợp 
Có cần phải loại bỏ tất cả những bất đồng, cho dù là mang tính xây dựng? 
Kiểm tra 
Có cần áp đặt kiểm soát từ bên ngoài hay để nhân viên tự kiểm soát hoạt động? 
Các tiêu chí quan trọng trong đánh giá kết quả công việc 
Những hậu quả xảy ra khi một người hoạt động quá ngân sách? 
Tác động đến chức năng quản trị 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_quan_tri_hoc_chuong_5_van_hoa_to_chuc_tran_nhat_mi.pptx