Bài giảng Quản lý học - Bài 2: Ra quyết định - Phan Kim Chiến

MỤC TIÊU

Nắm được khái niệm,vai trò, đặc điểm, hình thức thể hiện,các loại và yêu cầu đối với quyết định quản lý.

Hiểu và vận dụng được các căn cứ đề ra quyết định quản lý.

Hiểu và thực hành được các bước của quá trình quyết định

Nắm và sử dụng được một số phương pháp và kỹ thuật ra quyết định quản lý.

 

pptx 28 trang phuongnguyen 13080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý học - Bài 2: Ra quyết định - Phan Kim Chiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản lý học - Bài 2: Ra quyết định - Phan Kim Chiến

Bài giảng Quản lý học - Bài 2: Ra quyết định - Phan Kim Chiến
BÀI 2 RA QUYẾT ĐỊNH 
PGS.TS.Phan kim Chiến 
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
1 
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh giá của 350 dịch vụ y tế 
Trong quá trình quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp và Nhà nước luôn phải đưa ra và tổ chức thực hiện những quyết định khác nhau, có những quyết định nhỏ, đơn giản, có những quyết định lớn, phức tạp, có nhiều yếu tố không chắc chắn. Một giám đốc doanh nghiệp quyết định thưởng cho nhóm nghiên cứu đem lại cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận lớn. Quyết định này không phải là quyết định khó khăn, mọi cái đã rõ ràng, kết quả đã khẳng định, nằm trong quyền hạn, chính sách đã ban hành, được mọi người ủng hộ. Không phải lúc nào các nhà quản lý cũng được đưa ra các quyết định dễ chịu như vậy. 
Mấy hôm nay (24/9/2011) dư luận cả nước đang xôn xao trước đề nghị điều chỉnh giá 350 dịch vụ y tế của Bộ Y tế, với mức giá cao nhất tăng gấp 10 lần giá hiện tại. Việc đưa ra quyết định này của Chính phủ là không dễ. Có nhiều mục tiêu cần xem xét, ảnh hưởng của quyết định là rất rộng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, đời sống của người dân đang gặp khó khăn do lạm phát leo cao, nhiều tính toán, cân nhắc cần thực hiện, nhiều phương án cần xem xét để lựa chọn phương án điều chỉnh tốt nhất. 
2 
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh giá của 350 dịch vụ y tế 
3 
Ý kiến của anh(chị) có đồng tình với Bộ Y tế không? Vì sao? 
Mục tiêu của quyết định này? 
Những tác động có thể có của quyết định này? 
Các phương án cần xem xét? 
Phương án tối ưu là gì? 
Cách thức ra quyết định như thế nào? 
MỤC TIÊU 
Nắm được khái niệm,vai trò, đặc điểm, hình thức thể hiện,các loại và yêu cầu đối với quyết định quản lý. 
Hiểu và vận dụng được các căn cứ đề ra quyết định quản lý. 
Hiểu và thực hành được các bước của quá trình quyết định 
Nắm và sử dụng được một số phương pháp và kỹ thuật ra quyết định quản lý. 
4 
5 
NỘI DUNG 
Tổng quan về quyết định quản lý 
Quy trình quyết định quản lý 
Phương pháp và kỹ thuật ra quyết định quản lý 
6 
1.2. Phân loại quyết định quản lý 
1. TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ 
1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyết định quản lý 
1.3. Yêu cầu đối với quyết định quản lý 
1.4. Căn cứ ra quyết định 
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ 
Khái niệm: Quyết định quản lý là phương án hợp lý nhất trong các phương án có thể để xử lý vấn đề theo mục tiêu và những điều kiện, môi trường của hệ thống trong hiện tại và tương lai. 
Đặc điểm: 
Là sản phẩm của hoạt động quản lý; 
Chủ thể là cá nhân hoặc tập thể; 
Phạm vi tác động rộng; 
Gắn liền với thu thập và xử lý thông tin. 
1.2. PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ 
Theo thời gian: Quyết định dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. 
Theo tính chất vấn đề của quyết định: Quyết định chuẩn tắc, không chuẩn tắc. 
Theo mức độ tổng quát: Quyết định chiến lược/chiến thuật/tác nghiệp. 
Theo cơ quan ra quyết định: Quyết định QLNN/Quyết định của các tổ chức. 
Theo số người cần ra quyết định: Quyết định tập thể/Quyết định cá nhân. 
1.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ 
Tính hợp pháp 
Tính khoa học 
Tính hệ thống 
Tính tối ưu 
Tính linh hoạt 
Tính cô đọng, dễ hiểu 
Tính thời gian, có chủ thể chịu trách nhiệm 
1.4. CĂN CỨ RA QUYẾT ĐỊNH 
Hệ thống mục tiêu 
Hệ thống pháp luật và thông lệ 
Hiệu quả của quyết định 
Các nguồn lực có thể huy động 
Môi trường quyết định 
2. QUY TRÌNH QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ 
Phân tích vấn đề 
Xây dựng các phương án quyết định 
Đánh giá và lựa chọn phương án tốt nhất 
Tổ chức thực hiện quyết định 
BƯỚC 1: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ 
Phát hiện vấn đề 
Chẩn đoán nguyên nhân 
Quyết định giải quyết vấn đề 
Xác định mục tiêu của quyết định 
Lựa chọn tiêu chí đánh giá 
BƯỚC 2: XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN QUYẾT ĐỊNH 
Phương án của quyết định? 
Cách thức tìm các phương án 
BƯỚC 3: ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN 
Dự báo ảnh hưởng của các phương án 
Đánh giá ảnh hưởng 
So sánh các phương án theo các tiêu chí: 
Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích 
Phương pháp cho điểm 
Phương pháp hệ số 
BƯỚC 4: TỔ CHỨC THỰC THI QUYẾT ĐỊNH 
Lập kế hoạch thực hiện 
Cá nhân/tập thể chịu trách nhiệm chỉ đạo 
Cá nhân/tập thể phối hợp thực hiện 
Cá nhân/tập thể chịu trách nhiệm thực hiện 
Nguồn lực thực hiện 
Thời gian thực hiện 
Thực hiện quyết định 
Kiểm tra việc thực hiện 
Tổng kết và rút kinh nghiệm 
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT RA QUYẾT ĐỊNH 
Phương pháp điều tra, nghiên cứu 
Phương pháp dự báo khoa học 
Dự báo nhân quả 
Dự báo tương tự 
Dự báo trực quan 
Phương pháp chuyên gia 
Phương pháp phân tích toán học 
Phương pháp mô phỏng và thực nghiệm 
Phương pháp dựa vào trực giác 
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 
Quyết định quản lý là kết quả của quá trình ra quyết định, là phương án hợp lý nhất trong các phương án có thể, để xử lý vấn đề theo mục tiêu và những điều kiện, môi trường của hệ thống trong hiện tại và tương lai. 
Quyết định quản lý có bốn đặc điểm căn bản: (1)là sản phẩm của hoạt động quản lý; (2)chủ thể ra quyết định là những cá nhân hay tập thể có quyền hạn;(3)Phạm vi tác động của quyết định rộng, thường nhiều nguời, thậm chí cả quốc gia;(4)liên quan chặt chẽ với hoạt động thu thập và xử lý thông tin. 
Quyết định quản lý phân thành nhiều loại khác nhau, theo những tiêu chí khác nhau: Theo thời gian, theo mức độ tổng quát, theo chủ thể ra quyết định, 
Quyết định hợp lý là quyết định đảm bảo các yêu cầu: tính hợp pháp; tính khoa học; tính thống nhất; tính tối ưu; tính cô đọng, dễ hiểu; tính linh hoạt; tính cụ thể về thời gian và tính trách nhiệm. 
Quá trình quyết định gồm bốn bước cơ bản: phân tích vấn đề; xây dựng các phương án; lựa chọn phương án tốt nhất; tổ chức thực hiện quyết định. 
Ra quyết định quản lý cần dựa vào các căn cứ: Hệ thống mục đích và mục tiêu của tổ chức; hệ thống pháp luật và thông lệ xã hội; lợi ích của các quyết định mang lại; nguồn lực để thực hiện quyết định; Môi trường quyết định, sự đồng thuận của tập thể, xã hội. 
17 
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 
Quyết định điều chỉnh giá 350 dịch vụ y tế nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế. 
Phạm vi ảnh hưởng của quyết định là rất rộng, liên quan đến đông đảo người dân, trong đó có nhóm người dân có thu nhập cao, nhóm người dân có thu nhập thấp. Có thể nhóm có thu nhập cao sẽ ủng hộ, nhưng nhóm thu nhập thấp sẽ không ủng hộ vì vượt quá khả năng chi trả của họ. 
Giá dịch vụ y tế phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, bù đắp được chi phí, nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện người dân. Nếu giá mới quá thấp thì không bù đắp đủ chi phí cho các cơ sở khám chữa bệnh; nếu giá mới quá cao thì không phù hợp với điều kiện của người dân. 
Quyết định điều chỉnh giá 350 dịch vụ y tế này phải thống nhất với các quy định trước đây của Chính phủ, Bộ y tế. 
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 
Các phương án điều chỉnh: điều chỉnh giá 350 dịch vụ y tế theo cùng 1 tỷ lệ/hay điều chỉnh theo từng loại khác nhau/ 
Các tiêu chí đánh giá đối với từng phương án điều chỉnh là gì? VD: cải thiện chất lượng dịch vụ, phù hợp với thu nhập của người dân, được người dân ủng hộ 
Quyết định này có sự đồng thuận của xã hội, cần sự ủng hộ của các cơ quan chức năng khác. Làm thế nào để có được sự đồng thuận, sự ủng hộ 
Phương án tối ưu là gì? 
CÂU HỎI MỞ 
Lấy một ví dụ về quyết định quản lý nhà nước, của tổ chức và quyết định của doanh nghiệp? 
Trả lời: 
Quyết định tăng lương cơ bản từ 950,000 lên 1,050,000 đồng/tháng; Quyết định giảm thuế TNDN từ 25% xuống 22%. 
Quyết định Đại học KTQD lắp đặt máy chiếu, micro ở tất cả các giảng đường. 
Quyết định của công ty Telcom thực hiện đánh giá nhân viên và chuyển từ trả lương theo thời gian sang trả lương theo hiệu quả làm việc. 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Một quyết định quản lý không cần đáp ứng được yêu cầu: 
Tính hợp pháp 
Tính khoa học và tối ưu 
Tính hệ thống 
Tính đa mục tiêu 
Trả lời: Đáp án đúng: D 
Giải thích: Một quyết định quản lý có hiệu lực và hiệu quả cao cần phải đáp ứng được các yêu cầu: Tính hợp pháp; Tính khoa học; Tính hệ thống; Tính tối ưu; Tính linh hoạt; Tính cô đọng, dễ hiểu; Tính thời gian, có chủ thể chịu trách nhiệm. Quyết định càng đa mục tiêu thì càng không tối ưu. 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Theo quy trình quyết định quản lý, tiếp sau bước xây dựng các phương án quyết định là: 
Phân tích vấn đề 
Tổ chức thực hiện quyết định 
Đánh giá và lựa chọn phương án tốt nhất 
Không có đáp án nào đúng 
Trả lời: Đáp án đúng: c). Giải thích: Quy trình quyết định quản lý bao gồm các bước: 
	1) Phân tích vấn đề 
	2) Xây dựng các phương án quyết định 
	3) Đánh giá và lựa chọn phương án tốt nhất 
	4)Tổ chức thực hiện quyết định 
22 
CÂU HỎI TỰ LUẬN 
Áp dụng phương pháp cây vấn đề để phân tích vấn đề trong quá trình ra một quyết định quản lý mà bạn quan tâm. 
Trả lời: 
Ví dụ cây vấn đề của việc túi nilon thải ra môi trường. 
24 
Làm ảnh hưởng đến người dân 
Khách du lịch giảm do ô nhiễm môi trường 
Tăng các bệnh lây qua nước 
Rủi ro về sức khỏe người dân gia tăng 
Gây ô nhiễm 
Làm chết hại động vật dưới nước 
Gây tắc nghẽn các hệ thống xử lý nước đô thị 
Túi ni-lông được thải ra môi trường 
Người dân sử dụng túi ni-lông ngày càng gia tăng 
Giá túi ni-lông thấp 
Tâm lý cho rằng túi ni-lông là miễn phí - mặc dù đã được tính vào trong giá bán các sản phẩm tiêu dùng 
Hệ thống tiêu hủy/xử lý túi ni-lông kém 
Quy trình và hệ thống tiêu hủy của các công ty xử lý rác kém 
Xả rác và tiêu hủy túi ni-lông của người dân không đúng cách 
Túi ni-lông ít có giá trị tái sử dụng 
Ít có nguy cơ bị xử phạt về việc xả rác/túi ni-lông bừa bãi 
Người dân chưa hiểu những nguy hại của rác thải bừa bãi 
Không đủ thùng đựng rác tại các điểm du lịch và trên đường phố 
Vấn đề 
Nguyên nhân cốt lõi 
Hiện tượng 
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP 
Quyết định quản lý là gì và những đặc điểm của quyết định quản lý? 
	Trả lời: 
Quyết định quản lý là kết quả của quá trình ra quyết định, là phương án hợp lý nhất trong các phương án có thể, để xử lý vấn đề theo mục tiêu và những điều kiện, môi trường của hệ thống trong hiện tại và tương lai. 
Quyết định quản lý có bốn đặc điểm căn bản: (1) là sản phẩm của hoạt động quản lý; (2) chủ thể ra quyết định là những cá nhân hay tập thể có quyền hạn; (3) Phạm vi tác động của quyết định rộng, thường nhiều nguời, thậm chí cả quốc gia 4) liên quan chặt chẽ với hoạt động thu thập và xử lý thông tin. 
2. Căn cứ ra quyết định quản lý? 
	Trả lời: Các căn cứ ra quyết định quản lý bao gồm: 
Hệ thống mục tiêu; 
Hệ thống pháp luật và thông lệ; 
Hiệu quả của quyết định; 
Các nguồn lực có thể huy động; 
Môi trường quyết định. 
3. Thế nào là một quyết định hợp lý? 
	Trả lời: Một quyết định hợp lý là quyết định đảm bảo các yêu cầu: tính hợp pháp; tính khoa học; tính thống nhất; tính tối ưu; tính cô đọng, dễ hiểu; tính linh hoạt; tính cụ thể về thời gian và tính trách nhiệm. 
4. Trình bày các bước của quá trình quyết định. 
	Trả lời: Quá trình quyết định gồm bốn bước cơ bản: phân tích vấn đề; xây dựng các phương án; lựa chọn phương án tốt nhất; tổ chức thực hiện quyết định. Mỗi bước cơ bản bao gồm nhiều công việc cụ thể khác nhau cần được thực hiện. 
5. Phương pháp chuyên gia trong ra quyết định là gì, có những phương pháp cụ thể nào? 
	Trả lời: 
Phương pháp chuyên gia sử dụng trong quá trình quyết định là phương pháp dựa trên các ý kiến chuyên gia để thực hiện các bước của quá trình quyết định. 
Các phương pháp cụ thể: Phương pháp phỏng vấn, phương pháp hội thảo, phương pháp tấn công não, phương pháp Coturn, phương pháp đối chiếu, phương pháp Delphi, phương pháp 6 chiếc mũ tư duy. 
THUẬT NGỮ 
Quyết định quản lý 
	Quyết định quản lý là phương án hợp lý nhất trong các phương án có thể để xử lý vấn đề theo mục tiêu và những điều kiện, môi trường của hệ thống trong hiện tại và tương lai. 
Quyết định tập thể 
	Quyết định tập thể là quyết định do tập thể có thẩm quyền đưa ra, trên cơ sở biểu quyết. 
Quyết định cá nhân 
	Quyết định cá nhân là quyết định do một người đưa ra trong phạm vi thẩm quyền. 
Quy trình quyết định quản lý 
	Quy trình quyết định quản lý là trình tự thực hiện các hoạt động nhằm đưa ra và thực hiện quyết định. 
Hiệu quả của quyết định quản lý 
	Hiệu quả của quyết định là lợi ích mang lại cho hệ thống khi thực hiện quyết định. 
27 
THUẬT NGỮ 
Hiệu lực của quyết định quản lý 
	Là khả năng tác động lên đối tượng quản lý và khả năng yêu cầu đối tượng phải thực hiện quyết định quản lý. 
Phương án quyết định 
	Phương án quyết định là cách thức can thiệp của chủ thể quản lý nhằm giải quyết vấn đề quyết định, là tổng thể các mục tiêu và các phương thức thực hiện mục tiêu. 
28 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_quan_ly_hoc_bai_2_ra_quyet_dinh_phan_kim_chien.pptx