Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Phạm Thị Minh Thương (Phần 1)

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ

HỆ THỐNG THÔNG TIN

Thời lượng: 05 tiết

Kết thúc chương này, sinh viên có thể:

- Biết các bước để tin học hóa một hệ thống thông tin

- Biết các phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống thông tin và những sai sót khi

thực hiện

- Hiểu được các mức bất biến và các thành phần cơ bản của một hệ thống thông

tin

1.1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN

1.1.1. Hệ thống

Hệ thống là một khái niệm được xuất phát từ rất lâu trong tự nhiên, sinh học, vật

lý, . Một cách tổng quát, hệ thống là một tập hợp các thành phần liên kết với nhau,

thể hiện qua một phạm vi (boundary) xác định, hoạt động kết hợp với nhau nhằm đạt

đến những mục đích xác định.

pdf 62 trang phuongnguyen 11440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Phạm Thị Minh Thương (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Phạm Thị Minh Thương (Phần 1)

Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Phạm Thị Minh Thương (Phần 1)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
---- 
PHẠM THỊ MINH THƯƠNG 
BÀI GIẢNG 
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ 
HỆ THỐNG THÔNG TIN 
Dành cho sinh viên bậc Đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin 
Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2018
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
---- 
PHẠM THỊ MINH THƯƠNG 
BÀI GIẢNG 
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ 
HỆ THỐNG THÔNG TIN 
Dành cho sinh viên bậc Đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin 
--TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ-- 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1 
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN ... 2 
1.1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ................................................... 2 
1.1.1. Hệ thống .................................................................................................. 2 
1.1.2. Hệ thống quản lý ..................................................................................... 5 
1.1.3. Hệ thống thông tin .................................................................................. 7 
1.2. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG THÔNG TIN ......................................................... 8 
1.2.1. Hệ thống thông tin tác vụ (Transaction Processing Systems – TPS) ..... 8 
1.2.2. Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System – MIS) . 9 
1.2.3. Hệ hỗ trợ ra quyết định (Decision Support System – DSS) ................... 9 
1.2.4. Hệ chuyên gia (Expert Systems – ES) .................................................. 10 
1.3. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN ...... 10 
1.3.1. Dữ liệu .................................................................................................. 10 
1.3.2. Xử lý ..................................................................................................... 11 
1.3.3. Bộ xử lý................................................................................................. 11 
1.3.4. Con người ............................................................................................. 11 
1.3.5. Truyền thông ......................................................................................... 11 
1.4. CÁC TÍNH NĂNG CỦA MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN .......................... 11 
1.5. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ 
THỐNG THÔNG TIN.............................................................................................. 12 
1.5.1. Mục đích ............................................................................................... 12 
1.5.2. Yêu cầu ................................................................................................. 12 
1.6. XÂY DỰNG THÀNH CÔNG MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN .................. 12 
1.6.1. Khái niệm .............................................................................................. 12 
1.6.2. Quản lý dự án ........................................................................................ 13 
1.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
 14 
1.7.1. Phương pháp phân tích thiết kế có cấu trúc (SADT – Structured Analysis 
and Design Technique) ......................................................................................... 14 
1.7.2. Phương pháp phân tích thiết kế Merise ................................................ 15 
1.7.3. Phương pháp phân tích MCX (Méthode de xavier castellani) ............. 16 
1.7.4. Phương pháp phân tích GLACSI (Groupe d’ Animation et de Liaison 
pour l’ Analyse et de conception de Système d’ Information) ............................. 16 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
1.8. NHỮNG SAI SÓT KHI PHÂN TÍCH THIẾT KẾ THIẾU PHƯƠNG PHÁP
 17 
1.9. CÁC BƯỚC ĐỂ TIN HỌC HÓA MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN ............. 17 
1.9.1. Các quy trình phát triển hệ thống ......................................................... 18 
1.9.2. Các bước phát triển HTTT tự động hóa ................................................ 20 
1.9.3. Mô hình, mô hình hóa ........................................................................... 22 
1.10. CÁC MỨC NHẬN THỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN .............................. 23 
1.10.1. Quan niệm ............................................................................................. 23 
1.10.2. Tổ chức ................................................................................................. 23 
1.10.3. Vật lý ..................................................................................................... 23 
1.11. BÀI TẬP, THẢO LUẬN ............................................................................. 23 
Chương 2. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ MÔ HÌNH TIẾN TRÌNH NGHIỆP VỤ 
CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN .................................................................................. 24 
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG KHI NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ................... 24 
2.2. YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG THÔNG TIN TIN HỌC HÓA 24 
2.2.1. Chủ đầu tư/Nhà lãnh đạo ...................................................................... 24 
2.2.2. Người sử dụng ...................................................................................... 25 
2.3. QUY MÔ TIN HỌC HÓA .............................................................................. 25 
2.4. VAI TRÒ CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG 
THÔNG TIN ............................................................................................................. 25 
2.4.1. Người quản lý hệ thống thông tin ......................................................... 25 
2.4.2. Phân tích viên hệ thống ......................................................................... 26 
2.4.3. Người lập trình ...................................................................................... 26 
2.4.4. Người sử dụng ...................................................................................... 26 
2.4.5. Kỹ thuật viên ......................................................................................... 27 
2.4.6. Chủ đầu tư ............................................................................................. 27 
2.5. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG ...................................................................... 27 
2.5.1. Mục đích ............................................................................................... 27 
2.5.2. Nội dung khảo sát ................................................................................. 27 
2.5.3. Đối tượng khảo sát ................................................................................ 28 
2.5.4. Một số phương pháp xác định yêu cầu ................................................. 29 
2.6. CÁC CÔNG VIỆC SAU KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG .................................. 33 
2.6.1. Xử lý sơ bộ kết quả khảo sát ................................................................. 33 
2.6.2. Tổng hợp kết quả khảo sát .................................................................... 33 
2.6.3. Hợp thức hóa kết quả khảo sát .............................................................. 33 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
2.7. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG 
THÔNG TIN ............................................................................................................. 34 
2.7.1. Hệ thống thông tin “Quản lý kho hàng” ............................................... 34 
2.7.2. Hệ thống thông tin “Quản lý đào tạo” .................................................. 38 
2.8. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CHỨC NĂNG ..................................................... 39 
2.8.1. Mô hình phân cấp chức năng (nghiệp vụ) ............................................ 40 
2.8.2. Ma trận cân đối thực thể - chức năng (ma trận E-F)............................. 42 
2.9. MÔ HÌNH HÓA CÁC TIẾN TRÌNH CỦA HỆ THỐNG .............................. 44 
2.9.1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh ....................................................... 44 
2.9.2. Mô hình luồng dữ liệu .......................................................................... 46 
2.9.3. Kỹ thuật phân mức mô hình luồng dữ liệu ........................................... 49 
2.10. BÀI TẬP, THẢO LUẬN ............................................................................. 52 
Chương 3. MÔ HÌNH QUAN NIỆM CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ..................... 56 
3.1. GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH QUAN NIỆM .................................................. 56 
3.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - MỐI QUAN HỆ (Entity Relationship - ER) ......... 56 
3.2.1. Các yếu tố cơ bản của mô hình thực thể - mối quan hệ ........................ 56 
3.2.2. Mô hình thực thể - mối quan hệ mở rộng (Extended Entity Relationship 
– EER) 57 
3.2.3. Một số ký hiệu vẽ mô hình thực thể - mối quan hệ .............................. 60 
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TẬP THỰC THỂ ............................................ 60 
3.3.1. Phân loại mối quan hệ ........................................................................... 60 
3.3.2. Vai trò ................................................................................................... 60 
3.3.3. Thể hiện ................................................................................................ 61 
3.4. MỘT VÀI NHẬN XÉT ĐỂ RÀ SOÁT LẠI MÔ HÌNH ER.......................... 62 
3.4.1. Đối tượng nào có thể làm tập thực thể? ................................................ 62 
3.4.2. Yếu tố thông tin gì có thể làm thuộc tính cho một tập thực thể ? ......... 62 
3.4.3. Loại bỏ các thuộc tính vô nghĩa ............................................................ 62 
3.4.4. Tính độc lập của các thuộc tính ............................................................ 63 
3.4.5. Xác định thuộc tính khoá ...................................................................... 63 
3.4.6. Tách thuộc tính có dung lượng lớn ....................................................... 63 
3.4.7. Xử lý một thuộc tính lặp nằm trong một tập thực thể .......................... 63 
3.4.8. Xử lý một nhóm thuộc tính lặp nằm trong cùng một tập thực thể........ 63 
3.4.9. Các tập thực thể có mối quan hệ ISA ................................................... 63 
3.5. MÔ HÌNH QUAN NIỆM VỀ DỮ LIỆU ........................................................ 63 
3.6. MÔ HÌNH QUAN NIỆM VỀ XỬ LÝ ............................................................ 64 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
3.6.1. Quy trình mô hình hóa xử lý ................................................................. 64 
3.6.2. Mô hình tựa Merise ............................................................................... 73 
3.7. BÀI TẬP, THẢO LUẬN ................................................................................ 75 
Chương 4. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN .......................... 81 
4.1. KHÁI NIỆM ................................................................................................... 81 
4.2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC VỀ DỮ LIỆU ............................................................. 81 
4.2.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 81 
4.2.2. Các quy tắc chuyển đổi ......................................................................... 83 
4.3. CHUẨN HOÁ VÀ KIỂM TRA LẠI MÔ HÌNH ER ..................................... 89 
4.3.1. Các dạng chuẩn hóa .............................................................................. 89 
4.3.2. Chuẩn hóa các lược đồ quan hệ ............................................................ 91 
4.4. RÀNG BUỘC TOÀN VẸN ............................................................................ 92 
4.4.1. Ràng buộc thực thể ............................................................................... 92 
4.4.2. Ràng buộc tham chiếu (ràng buộc khóa ngoại) .................................... 92 
4.4.3. Các ràng buộc được định nghĩa bởi người dùng................................... 93 
4.5. MÔ HÌNH TỔ CHỨC VỀ XỬ LÝ ................................................................. 93 
4.5.1. Mục đích ............................................................................................... 93 
4.5.2. Các khái niệm ....................................................................................... 93 
4.5.3. Bảng công việc ...................................................................................... 94 
4.5.4. Mô hình tổ chức về xử lý ...................................................................... 95 
4.6. BÀI TẬP, THẢO LUẬN ................................................................................ 96 
Chương 5. MỨC VẬT LÝ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ...................................... 97 
5.1. MÔ HÌNH VẬT LÝ VỀ DỮ LIỆU ................................................................ 97 
5.1.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý ................................................................. 97 
5.1.2. Thiết kế các trường ............................................................................... 98 
5.1.3. Thiết kế các file ..................................................................................... 98 
5.1.4. Các hệ quản lý file ................................................................................ 99 
5.1.5. Các cấu trúc dữ liệu và phương thức truy nhập .................................... 99 
5.1.6. Xác định quy mô file và không gian lưu trữ cần thiết ........................ 100 
5.2. MÔ HÌNH VẬT LÝ VỀ XỬ LÝ .................................................................. 102 
5.2.1. Mục đích ............................................................................................. 102 
5.2.2. Mô đun xử lý ....................................................................................... 103 
5.2.3. Phân rã mô đun ................................................................................... 103 
5.2.4. Sơ đồ tổng thể phân rã chức năng ....................................................... 104 
5.2.5. Mô tả các mô đun ................................................................................ 106 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
5.3. BÀI TẬP, THẢO LUẬN .............................................................................. 107 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 108 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
1 
LỜI NÓI ĐẦU 
 Hiện nay, có nhiều phương pháp phân tích và thiết kế đang tồn tại. Trong đó, 
phương pháp phân tích và thiết kế hướng cấu trúc của Mỹ vẫn chứng tỏ được sức mạnh 
của mình vì vẫn đang được một số lượng lớn người sử dụng. Đây cũng chính là phương 
pháp mà bài giảng này trình bày. 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin được biên soạn theo nội dung 
phân phối chương trình do Trường Đại học Phạm Văn Đồng xây dựng. Nội dung của 
bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin bao gồ ...  hoàn chỉnh sơ đồ 
Hình 2. 2: Sơ đồ phân cấp chức năng của bài toán quản lý bán buôn 
2.8.2. Ma trận cân đối thực thể - chức năng (ma trận E-F) 
 Ma trận thực thể - chức năng là một công cụ để phân tích dữ liệu trong quá trình 
khảo sát. 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
43 
a. Mô tả ma trận 
 Ma trận gồm các dòng và các cột: 
- Mỗi cột ứng với một thực thể. Các thực thể thu thập được trong quá trình khảo 
sát. 
- Mỗi dòng ứng với một chức năng. Các chức năng này thường là chức năng ở 
mức hai hoặc mức ba của sơ đồ phân cấp chức năng nghiệp vụ. 
- Không nên sử dụng các chức năng chi tiết vì quá phức tạp. Cũng không nên sử 
dụng chức năng quá gộp sẽ làm cho sự phân tích ít ý nghĩa. 
- Ở mỗi ô giao giữa một chức năng và một thực thể, ta đánh dấu chéo nếu có mối 
quan hệ giữa chức năng và thực thể này, bỏ trống nếu chúng không có quan hệ 
với nhau. 
- Đôi khi, thay cho gạch chéo, người ta còn sử dụng các chữ sau để ghi vào các ô: 
 Chữ R nếu quan hệ đó là “đọc (Read) dữ liệu của thực thể”. 
 Chữ C nếu quan hệ là “tạo (Create) thực thể” bao gồm cả tạo, cập nhật và xóa 
dữ liệu trong thực thể. 
 Chữ U nếu quan hệ “cập nhật (Update) thực thể” bao gồm cả cập nhật, đọc 
dữ liệu trong thực thể. 
b. Ý nghĩa và vai trò của ma trận 
- Cho biết mối quan hệ giữa chức năng và các thực thể liên quan. 
- Cho phép phát hiện những thực thể hay chức năng cô lập: 
 Nếu một dòng ứng với một chức năng không có ô nào được đánh dấu thì chức 
năng đó hoặc không phải là một tiến trình thông tin (có tác động lên các đối 
tượng thông tin), hoặc đánh dấu sót, hoặc khảo sát đã bỏ sót thực thể mang 
dữ liệu. 
 Nếu một cột nào không có một ô được đánh dâu thì hoặc là khảo sát thiếu 
chức năng, hoặc đánh dấu sót, hoặc thực thể là không cần phải thu thập, có 
thể bỏ đi. 
Trong ma trận này, ta chỉ xét các chức năng liên quan đến các bộ phận mà được 
tổ chức cho là có ý nghĩa quyết định đến mục tiêu của tổ chức. 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
44 
Hình 2. 3: Ma trận thực thể - chức năng 
Hình 2. 4: Ma trận E-F bài toán kinh doanh bán buôn 
2.9. MÔ HÌNH HÓA CÁC TIẾN TRÌNH CỦA HỆ THỐNG 
2.9.1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh 
 Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh là mô hình hệ thống ở mức tổng quát nhất. 
Ta xem cả hệ thống như một chức năng. Các tác nhân ngoài cùng các luồng dữ liệu vào 
ra từ tác nhân ngoài đến hệ thống được xác định. 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
45 
 Tác nhân ngoài (ngoài hệ thống) là một người, một nhóm người, một tổ chức hay 
một hệ thống khác có quan hệ về mặt thông tin với hệ thống. Chúng vừa là nguồn cung 
cấp thông tin cho hệ thống, vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm thông tin của hệ thống. 
 Sự có mặt của tác nhân ngoài chỉ ra giới hạn của phạm vi nghiên cứu. “Tác nhân 
ngoài” không nhất thiết ở ngoài tổ chức, chẳng hạn, “Bộ phận kế toán” trong tổ chức 
đó là tác nhân ngoài của chức năng “quản lý kho”. Đôi khi có thể mở rộng tác nhân 
ngoài như môt chức năng hay một hệ thống con khác của hệ thống bao nó. 
 Người ta dùng hình vuông để biểu diễn tác nhân ngoài, tên của nó là một danh 
từ. 
 Hệ thống được xác định với một chức năng hệ thống, tác nhân ngoài là X, Y, và 
Z, các luồng dữ liệu từ hệ thống vào ra X, Y và Z như hình sau: 
Hình 2. 5: Sơ đồ ngữ cảnh 
 Tác nhân ngoài cũng như dòng thông tin được biểu diễn bằng các danh từ và 
được xác định từ nhật ký khảo sát. 
Hình 2. 6: Sơ đồ ngữ cảnh bài toán kinh doanh bán buôn 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
46 
2.9.2. Mô hình luồng dữ liệu 
 Sơ đồ chức năng nghiệp vụ mới cho ta biết các phần tử cấu thành của hệ thống 
xét theo hoạt động chức năng, nhìn từ trên xuống theo các mức độ chi tiết khác nhau. 
Mô hình/sơ đồ luồng dữ liệu sẽ cho ta biết các chức năng đó liên kết với nhau như thế 
nào đúng như hoạt động thực tế đã diễn ra. 
 Sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagram - DFD) là một công cụ mô tả dòng 
thông tin nghiệp vụ nối kết giữa các chức năng trong một phạm vi được xét. 
a. Ký hiệu sử dụng 
Hình 2. 7: Ký hiệu sử dụng biểu diễn mô hình luồng dữ liệu 
b. Xử lý 
 Xử lý/Tiến trình có thể là một hay vài chức năng (chức năng gộp) thể hiện một 
chuỗi hoạt động nào đó của tổ chức. Thông thường một xử lý có thể tạo mới, sử dụng, 
cập nhật hay hủy bỏ thông tin. Trường hợp một xử lý không tạo mới hay hủy bỏ thông 
tin thì nó sẽ chuyển đổi dữ liệu từ dòng dữ liệu vào thành dữ liệu của dòng dữ liệu ra. 
 Tên của xử lý thường là động từ + bổ ngữ. 
Hình 2. 8: Ví dụ một số xử lý 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
47 
c. Dòng dữ liệu 
 Dòng dữ liệu biểu diễn sự di chuyển dữ liệu, thông tin từ thành phần này đến 
thành phần khác trong mô hình dòng dữ liệu. 
 Người ta mô tả dòng dữ liệu bằng một mũi tên một hay hai chiều, gắn với nó có 
thể là tên dữ liệu được truyền đi. Đầu mũi tên chỉ hướng đi của dòng dữ liệu. 
Hình 2. 9: Ví dụ một số luồng dữ liệu 
d. Kho dữ liệu 
 Kho dữ liệu dùng để biểu diễn cùng chứa thông tin, dữ liệu bên trong hệ thống 
thông tin. Các vùng chứa thông tin này thường thể hiện dưới các hình thức khác nhau: 
sổ sách, hồ sơ, bảng tra cứu, tập phiếu bằng giấy, cơ sở dữ liệu, 
 Tên của kho dữ liệu phải là danh từ (cụm danh từ). 
Hình 2. 10: Ví dụ một số kho dữ liệu 
e. Đầu cuối/Tác nhân ngoài 
 Tác nhân ngoài là một người, một nhóm người hay một tổ chức ở bên ngoài hệ 
thống nhưng có quan hệ thông tin với hệ thống. 
 Tên tác nhân ngoài thường là danh từ (cụm danh từ). 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
48 
Hình 2. 11: Ví dụ một mô hình luồng dữ liệu 
f. Vai trò 
 Giữ một vai trò quan trọng trong việc phân tích hệ thống. Nó giúp các nhà phân 
tích: 
- Xác định nhu cầu thông tin của người dùng ở mỗi chức năng 
- Vạch kế hoạch và minh họa phương án thiết kế 
- Làm phương tiện giao tiếp giữa nhà phân tích và người sử dụng 
- Đặc tả yêu cầu hình thức và đặc tả thiết kế hệ thống 
- Cho thấy sự vận động và biến đổi thông tin từ một tiến trình này sang một tiến 
trình khác, chỉ ra thông tin nào cần có sẵn trước khi thực hiện một chức năng, 
cho biết chiều hướng của thông tin vận động, những thông tin có thể cung cấp 
cho hệ thống. 
g. Các quy định liên quan đến các khái niệm 
- Không vẽ hai tác nhân ngoài trao đổi trực tiếp với nhau 
- Không có trao đổi trực tiếp giữa 2 kho dữ liệu mà không qua chức năng xử lý 
- Nói chung kho đã có tên, cho nên luồng thông tin ra vào kho không cần tên. 
Thường chỉ khi cập nhật/trích từ kho chỉ một phần thông tin ở kho, người ta mới 
dùng tên cho luồng dữ liệu. 
- Vì lí do trình bày nên các tác nhân ngoài, kho dữ liệu có thể được vẽ ở nhiều nơi 
cho dễ đọc, dễ hiểu 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
49 
- Đối với kho dữ liệu phải có ít nhất 1 luồng thông tin vào và 1 luồng thông tin ra. 
Kho chỉ có iuồng vào là “ kho vô tích sự” , kho chỉ có luổng ra là “ kho rỗng” 
(trừ kho cung cấp từ ngoài vào) 
h. Hạn chế 
- Không mô tả được sự đồng bộ trong xử lý 
- Không biểu diễn được các yếu tố thời gian, không gian: không có các ký hiệu để 
chỉ ra mặt thời gian thực hiện xử lý, cũng như không gian là nơi xảy ra xử lý. 
- Không mô tả được biến cố trong hệ thống: cuối tháng tính lương, cuối ngày kiểm 
kê tồn kho, 
- Không biểu diễn được vai trò thực hiện xử lý, không biểu diễn được trách nhiệm 
liên đới. 
2.9.3. Kỹ thuật phân mức mô hình luồng dữ liệu 
 Có 3 mức cơ bản: 
- Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh 
- Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh (mức 0): được phân rã từ sơ đồ mức ngữ cảnh với 
các chức năng phân rã tương ứng mức 2 của sơ đồ phân cấp chức năng. 
- Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 
a. Các nguyên tắc phân rã 
- Các luồng dữ liệu được bảo toàn 
- Các tác nhân ngoài bảo toàn 
- Có thể xuất hiện các kho dữ liệu 
- Bổ sung thêm các luồng dữ liệu nội tại nếu cần thiết 
b. Đầu vào 
- Sơ đồ phân cấp chức năng 
- Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh 
- Nhật ký khảo sát 
c. Các bước thực hiện 
 Bước 1: Xác định luồng dữ liệu giữa các chức năng bộ phận với các tác nhân 
ngoài. 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
50 
 Bước 2: Xác định luồng dữ liệu nội bộ và kho (có thể có) giữa các chức năng bộ 
phận cấu thành. 
 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh phân rã từ sơ đồ mức đỉnh. Các chức năng 
được định nghĩa riêng từng sơ đồ hoặc ghép lại thành một sơ đồ trong trường hợp sơ đồ 
đơn giản. 
 Các thành phần của sơ đồ được phát triển như sau: 
- Về chức năng: phân rã chức năng cấp trên thành chức năng cấp dưới thấp hơn. 
- Luồng dữ liệu: 
- Kho dữ liệu: dần dần xuất hiện theo nhu cầu nội bộ 
- Tác nhân ngoài: xuất hiện trong giới hạn ở mức ngữ cảnh, ở dưới không thể thêm 
gì. 
Các thông tin vào và các bước thực hiện giống như khi vẽ sơ đồ mức đỉnh. 
Xem xét ví dụ sau về phân mức sơ đồ luồng dữ liệu: 
Hình 2. 12: Ví dụ BFD 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
51 
Hình 2. 13: Ví dụ về sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 
Hình 2. 14: Ví dụ sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh (mức 1) của các chức năng A, B, C 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
52 
Trình tự vẽ thường là: 
1. Vẽ các tác nhân ngoài xung quanh biên 
2. Xác định số lượng và tên các chức năng con 
3. Xác định các luồng dữ liệu liên kết từng chức năng với các tác nhân ngoài 
4. Xác định luồng dữ liệu liên kết nội bộ giữa các chức năng và chú ý đến sự xuất 
hiện các kho nội bộ. 
5. Kiểm soát sơ đồ (đủ dòng thông tin vào ra cho mỗi chức năng lớn/nhỏ, kho dữ 
liệu, vết của tiến trình/chức năng,) 
6. Chỉnh lại sơ đồ (nếu cần thiết) để giảm bớt các đường cắt nhau (cho phép vẽ kho 
dữ liệu/tác nhân ngoài ở nhiều nơi trong sơ đồ). 
Hình 2. 15: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 của bài toán kinh doanh bán buôn 
2.10. BÀI TẬP, THẢO LUẬN 
1. So sánh giữa câu hỏi mở và câu hỏi đóng. 
2. So sánh giữa 2 phương pháp khảo sát: phỏng vấn và bảng câu hỏi 
3. Vẽ sơ đồ ngữ cảnh, sơ đồ phân cấp chức năng, ma trận thực thể - chức năng, sơ 
đồ luồng dữ liệu cho các bài toán sau: 
Bài 1: Bài toán mô tả về hoạt động Quản lý đặt chỗ và làm thủ tục lên máy bay. 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
53 
Hành khách sau khi đã mua vé và đến ngày đi thì trước tiên phải tiếp xúc với nhân viên 
hãng hàng không để xác nhận lại việc đi này của mình để nhân viên này làm công tác 
giữ chỗ cho chuyến bay. Sau đó, trước giờ lên máy bay thì hành khách tới sân bay để 
làm thủ tục lên máy bay. Các hoạt động này được mô tả cụ thể như sau: 
- Xử lý giữ chỗ: Hành khách yêu cầu giữ chỗ, nếu được chấp nhận, một hồ sơ giữ 
chỗ được lập và hành khách sẽ được trao lại vé đã được xác nhận giữ chỗ. 
- Làm thủ tục lên máy bay: Hành khách tới làm thủ tục lên máy bay. Nếu vẫn còn 
chỗ trống, hành khách sẽ được trao thẻ lên máy bay. Nếu không, hành khách sẽ 
phải chờ chuyến bay kế tiếp. 
Bài 2: Bài toán mô tả về hoạt động của quỹ AB. 
Khách hàng muốn vay tiền ở quỹ AB, phải làm đơn vay. Đơn này được tiếp nhận bởi 
bộ phận cho vay của quỹ. Bộ phận này tiến hành duyệt đơn vay, và trả lời đơn được 
chấp nhận hay từ chối. Khi đơn được chấp nhận, quỹ thực hiện cho khách vay và tiến 
hành ghi thông tin vào sổ ghi nợ. 
 Khi khách hàng có yêu cầu trả, bộ phận thu nợ dựa vào thông tin trong sổ ghi nợ 
để tiến hành phân loại khách: khách trả đúng hạn hay không đúng hạn. Sau đó, bộ phận 
này sẽ tiến hành tính lãi suất tương ứng với từng loại khách và cập nhật lại vào sổ ghi 
nợ. 
Bài 3: Cho biết quá trình tính lương trong một tháng của một công ty được thực hiện 
như sau: 
Cuối từng tháng, để tính lương cho nhân viên, ngưởi ta phải kiểm tra ngày công của các 
nhân viên trong tháng đó. Việc kiểm tra ngày công được thực hiện nhờ bảng chấm công 
và được cập nhật vào tệp hồ sơ nhân viên. Tiếp theo, bộ phận kế toán sẽ thực hiện việc 
tính các khoản lương cho nhân viên theo quy định của công ty. Bảng lương của cơ quan 
được trình cho Ban giám đốc và sau đó được gởi đến cho nhân viên. Dữ liệu liên quan 
tới quá trình tính lương được cập nhật vào tệp Thu nhập. 
 Việc tính thuế thu nhập được thực hiện nhờ các dữ liệu đã có trong tệp Thu nhập 
và tệp Hồ sơ nhân viên. Sau khi tính xong, dữ liệu lại được cập nhật vào các tệp này; 
đồng thời bảng kê tiền thuế, tiền thuế sẽ được gởi lên Kho bạc nhà nước và hóa đơn thu 
thuế được gởi cho các nhân viên phải chịu thuế thu nhập. 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
54 
Bài 4: Hoạt động của một hệ thống xử lý bán hàng được mô tả như sau: 
Khi khách hành gởi một đơn đặt hàng cho bộ phận tiếp nhận đơn hàng, bộ phận này sẽ 
nhận đơn đặt hàng và trả một biên lai cho khách. Các dữ liệu liên quan tới quá trình 
nhận đơn hàng sẽ được lưu giữ trong tệp Giao dịch. Vào cuối từng ngày, người ta tiến 
hành xử lý các giao dịch bằng cách lấy các dữ liệu trong tệp Giao dịch kết hợp với việc 
tra cứu dữ liệu của tệp Kiểm soát bán hàng. Sau khi thực hiện xong quá trình này, các 
dữ liệu lại được cập nhật vào tệp Kiểm soát bán hàng, đồng thời một số dữ liệu được 
chọn lọc sẽ được lưu trữ vào tệp Phân tích bán hàng. Dữ liệu của tệp Phân tích bán hàng 
lại được sử dụng để chuẩn bị cho quá trình phân tích bán hàng. Kết quả được chọn của 
quá trình phân tích bán hàng sẽ được gởi cho những ngưởi quản lý có liên quan. 
Bài 5: Bài toán mô tả hoạt động quản lý bến xe khách. 
Khi khách hàng đến mua vé, bộ phận bán vé sẽ tìm kiếm những thông tin phù hợp với 
yêu cầu của khách. Sau đó, bộ phận này sẽ trả lời có vé hay không có vé để cho khách 
biết. Nếu có vé thì tiến hành bán vé theo lựa chọn của khách. 
 Các phương tiên chuyên chở phải được quản lý chặt chẽ từ khi mới nhập về đến 
khi thanh lý. Cụ thể, khi kiểm tra số lượng thấy số lượng phương tiện không đủ đáp ứng 
nhu cầu, bộ phận quản lý phương tiện sẽ liên hệ với nhà cung cấp để đặt mua xe mới. 
Phiếu giao hàng được giao kèm theo khi nhà cung cấp giao xe mới. Khi kiểm tra tình 
trạng xe và nhận thấy xe không đảm bảo chất lượng, bộ phận quản lý phương tiện sẽ 
tiến hành thanh lý xe. Công việc điều động xe được thực hiện khi có yêu cầu điều động 
xe từ nhà quản lý. Mọi thông tin điều động đều được quản lý lại thông qua sổ điều động. 
 Hàng tuần, các bộ phận phải báo cáo lại cho người quản lý về số lượng xe, số 
lượng vé bán được và số lần điều động từng xe. 
Bài 6: Cho biết hoạt động của một trung tâm cho thuê băng đĩa như sau: 
Để có thể thuê băng đĩa tại trung tâm, ban đầu khách hàng phải làm thủ tục để được cấp 
thẻ thuê. Bộ phận làm thẻ sẽ dựa trên thông tin do khách hàng cấp và cấp cho khách 
một thẻ thuê. Thông tin về việc cấp thẻ sẽ được lưu lại. 
 Mỗi lần đến thuê băng đĩa, khách hàng sẽ trình thẻ thuê và nêu yêu cầu thuê cụ 
thể. Bộ phận cho thuê sẽ xử lý và đáp ứng yêu cầu thuê của khách. Ngay khi thuê, khách 
hàng sẽ nhận được hóa đơn thuê và thanh toán tiền thuê luôn. 
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 
55 
 Khi khách đến trả băng đĩa, bộ phận trả sẽ xử lý yêu cầu trả của khách hàng . Dữ 
liệu liên quan đến các hoạt động thuê và trả đều được lưu lại. 
 Định kỳ hàng tháng, các báo cáo về doanh thu sẽ được lập và gởi cho người quản 
lý trung tâm. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_va_thiet_ke_he_thong_thong_tin_pham_thi.pdf