Bài giảng Nhập môn chăn nuôi - Chương 4: Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

NỘI DUNG

• Dinh dưỡng và thành phần của thức ăn

• Nhu cầu các chất dinh dưỡng

• Các loại thức ăn

• Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn

• Sự tiêu hóa và trao đổi chất

pdf 41 trang phuongnguyen 7560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhập môn chăn nuôi - Chương 4: Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nhập môn chăn nuôi - Chương 4: Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

Bài giảng Nhập môn chăn nuôi - Chương 4: Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi
Chương 4
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN 
CHĂN NUÔI
NỘI DUNG
• Dinh dưỡng và thành phần của thức ăn
• Nhu cầu các chất dinh dưỡng
• Các loại thức ăn
• Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn
• Sự tiêu hóa và trao đổi chất
Dinh dưỡng động vật
Nghiên cứu về: 
- thức ăn nuôi dưỡng cơ thể
con vật như thế nào?
- thức ăn có ảnh hưởng như
thế nào đến sức khỏe con 
vật?
Tại sao dinh dưỡng quan trọng?
• Dinh dưỡng giúp cho con vật Khỏe mạnh
• Dinh dưỡng tốt có thể giúp phòng và chống rất
nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, sinh sản
và sản xuất của con vật. 
• Dinh dưỡng kém có thể dẫn tới:
– Sinh sản kém
– Sinh trưởng kém
– Năng suất thấp
– Sức khỏe kém
– Nuôi dưỡng quá mức có thể dẫn tới chi phí thức
ăn cao hơn.
Thức ăn và các chất dinh dưỡng
• Con vật cần các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho
các hoạt động duy trì cơ thể và cho sản xuất.
• Sáu nhóm chất dinh dưỡng chính con vật cần:
• Nước
• Protein
• Carbohydrate
• Lipit
• Vitamin
• Khoáng
Phải được lấy từ thức ăn
Thành phần của thức ăn
• Nước
• Vật chất khô:
– Chất hữu cơ:
• Carbohydrate
• Lipit
• Protein
• Vitamin
– Khoáng
Thức ăn
Vật chất khô Nước
Khoáng
Khoáng đa lượng
Khoáng vi lượng
Chất hữu cơ
Carbohydrate
Protein
Lipit
Vitamin
Nước
- Cấu tạo lên tất cả các dịch thể trong
cơ thể con vật
• Cần thiết cho quá trình di chuyển
thức ăn trong đường tiêu hóa và
thủy phân các chất dinh dưỡng
• Giúp cho con vật điều hòa thân
nhiệt.
- Giúp tế bào duy trì được hình dạng
- Giúp đẩy các chất cặn bã và các
chất độc khỏi cơ thể.
- Nước vào cơ thể con vật qua thức
ăn và nước uống
Nhu cầu nước cao hơn với:
- Gia súc làm việc trong
điều kiện nóng
- Gia súc tiết sữa
- Gia súc trong giai đoạn
cho con bú
Protein
• Là sản phẩm của sự trùng hợp các amino axit.
• Amino axit cấu tạo nên cơ, da, lông, xương, 
enzyme, hocmon và các mô trong cơ thể.
• Protein có thể chiếm tới 15-16% trong khẩu phần
ăn của con vật
• Là thành phần đắt nhất trong một khẩu phần.
Carbohydrate
• Carbohydrate là các hợp chất cấu tạo từ cacbon, 
hydro và oxy (CHO). 
• Carbohydrate bao gồm đường, tinh bột, 
xenlullose và hemixenllulose.
• Carbohydrate có nhiều trong thực vật (các loại
ngũ cốc, các loại cỏ, ). 
• Carbohydrate là nguồn năng lượng chính cho
con vật.
Lipit
• Lipit là một nhóm các chất hữu cơ mà có hàm lượng
năng lượng cao gấp 2,25 lần hàm lượng năng lượng
của carbohydrate.
• Các nguồn: 
– Dầu (dầu đậu nành, dầu ngô, dầu cá) 
– Phụ phẩm từ con vật (mỡ) 
• Chức năng:
– Cung cấp năng lượng (dự trữ nhiều năng lượng hơn
CHO) 
– Là nguồn nhiệt, cách nhiệt, bảo vệ cơ thể (đệm) 
– Cung cấp các axit béo không thay thế
Khoáng
• Là nhóm các chất dinh dưỡng duy nhất có bản
chất là các chất vô cơ.
• Chiếm khoảng 3-5% cơ thể.
• Chức năng: Cấu tạo xương, tổng hợp protein, 
vận chuyển oxy, cân bằng dịch thể và cân bằng
axit bazơ trong cơ thể, phản ứng có xúc tác của
enzym và là thành phần của các sản phẩm (vỏ
trứng và khoáng trong sữa).
Khoáng
• Khoáng đa lượng:
• Ca 
• Cl
• Mg
• P
• K
• Na
• S
• Khoáng vi lượng:
• Co
• Cu
• F
• Fe
• I
• Mn
• Mo
• Se
• Zn
Các loại khoáng được chia làm hai nhóm chính:
Vitamin
• Được sử dụng với những lượng rất nhỏ nhưng
rất cần thiết cho sự sống.
• Cho các quá trình bình thường của cơ thể như
sinh trưởng, sản xuất và sinh sản.
• Quan trọng trong việc tăng cường khả năng
chống stress, kháng bệnh và duy trì sức khỏe
của con vật.
• Có 16 loại vitamin được biết đến và được
nhóm thành các loại vitamin A, B, C, D, E, K,
• Thiếu hay thừa vitamin đều dẫn tới bệnh
NKhoáng
Carbohydrate
s
Năng lượng
Vi sinh vật
Protein
Protein
NPN
• Nước
• Năng lượng
• Protein
• Khoáng
• Vitamin
Nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu các chất dinh dưỡng
• Là nhu cầu hàng ngày mỗi chất dinh dưỡng cho mỗi
loài động vật ở các giai đoạn sống hoặc sản xuất
nhất định.
• Gồm nhu cầu các chất dinh dưỡng cho:
– Duy trì
– Sản xuất:
• Sinh trưởng
• Sinh sản
• Sản xuất (thịt, trứng)
• Làm việc
Nhu cầu duy trì
• Các chất dinh dưỡng được cơ thể sử dụng ưu
tiên đầu tiên cho duy trì sự sống
• Năng lượng cần cho hoạt động chức năng hệ
tuần hoàn, hô hấp, và các quá trình thiết yếu
khác của cơ thể hay các quá trình trao đổi cơ
bản.
• Năng lượng cần cho duy trì thân nhiệt.
• Protein, vitamin, khoáng và các axit béo cần để
thay thế các thành phần bị mất đi trong quá trình
trao đổi chất tự nhiên.
• Khoảng ½ lượng chất dinh dưỡng trong khẩu
phần là cần cho nhu cầu duy trì.
Nhu cầu sinh trưởng
• Các chất dinh dưỡng chỉ được
sử dụng cho sinh trưởng sau
khi đã đáp ứng đủ nhu cầu
cho duy trì.
• Quá trình sinh trưởng giúp con 
vật lớn lên.
• Tốc độ sinh trưởng của những
con vật khung lớn thường cao
hơn tốc độ sinh trưởng của
con vật khung nhỏ.
Nhu cầu vỗ béo
• Các chất dinh dưỡng không được
sử dụng cho duy trì hay sinh trưởng
có thể được dung cho tích lũy mỡ.
• Mỡ được tích lũy ở các mô trong cơ
thể.
• Vỗ béo bò là nuôi dưỡng bò để đạt
được lượng mỡ tích lũy trong cơ
phù hợp nhưng không quá nhiều.
• Các loại thức ăn giàu carbohydrate 
và lipit thường được dùng trong
khẩu phần vỗ béo.
Nhu cầu tạo sản phẩm
• Bò, lợn, ngựa, cừu và dê đều sản 
xuất sữa để nuôi con non. 
• Bò và dê sữa còn sản xuất sữa 
cho con người sử dụng.
• Gia cầm sản xuất trứng.
• Dê và cừu cho lông.
• Tất cả các loại sản phẩm động 
vật này đều cần các chất sinh 
dưỡng. Nhu cầu từng loại chất 
dinh dưỡng phụ thuôc vào sản 
phẩm được tạo ra.
Nhu cầu sinh sản
• Sinh sản đòi hỏi dinh 
dưỡng phù hợp
• Đặc biệt quan trọng đối với 
động vật mang thai:
– Hầu hết quá trình phát triển 
của bào thai diễn ra trong kỳ 
thai cuối của thời kỳ mang 
thai
– Trong suốt thời kỳ mang thai, 
con vật cần lượng chất dinh 
dưỡng nhiều hơn.
Nhu cầu lao tác
• Các nhu cầu khác của cơ thể
phải được đáp ứng trước khi
các chất dinh dưỡng được sử
dụng cho lao tác.
• Con vật sẽ sử dụng mỡ dự trữ
trong cơ thể cho lao tác nếu
khẩu phần không cung cấp đủ
các chất dinh dưỡng.
• Con vật lao tác cần nhiều muối
hơn trong khẩu phần do chúng
toát mồ hôi nhiều.
Các loại thức ăn cho vật nuôi
Phân loại thức ăn
• Thức ăn tinh
– Ngũ cốc
– Thức ăn tinh hỗn hợp
• Thức ăn thô
– Cỏ xanh
– Cỏ khô
– Thức ăn ủ chua
– Vv..
• Các loại thức ăn bổ sung và phụ gia
Thức ăn thô
– Hàm lượng xơ cao; hàm
lượng tinh bột thấp
• Thực vật càng già hàm
lượng xơ càng cao
– Cỏ hòa thảo, cây họ đậu
– Tỷ lệ tiêu hóa thấp
• Gia súc dạ dày đơn không
có vi sinh vật nên không
thực sự phá vỡ được cấu
trúc xơ thô cứng
– Hàm lượng năng lượng thấp
• Càng nhiều sơ càng ít
năng lượng
Các loại thức ăn tinh
– Nghèo xơ; giàu tinh bột
– Các loại ngũ cốc: ngô, gạo, 
lúa mì
– Tỷ lệ tiêu hóa cao
– Năng lượng cao
• Hàm lượng năng lượng 
nhiều hơn thức ăn thô 
khoảng 40-60%
Thức ăn giàu năng lượng
• Các loại thức ăn có hàm lượng
protein thô dưới 20%
• Bao gồm hầu hết các loại ngũ cốc:
– Ngô, yến mạch, gạo, cao lương, 
lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mỳ, 
cám mỳ, cám mạch 
– Ngô được sử dụng phổ biến
nhất
Thức ăn bổ sung
• Cho con vật ăn nếu thức ăn không đáp ứng
được các nhu cầu của con vật
– Không yêu cầu
– Nhiều không chắc đã tốt
• Các loại thức ăn bổ sung phổ biến
– Protein - (bột đậu tương, urê)
• Hàm lượng protein 20% hoặc hơn
– Khoáng - (bột xương)
• Tỷ lệ Ca:P là 2-1:1 
– Năng lượng - (mỡ động vật)
– Vitamin - (hỗn hợp vitamin)
Các loại thức ăn bổ sung protein
• Protein động vật
– Có nguồn gốc từ động vật hay 
phụ phẩm chế biến động vật
– Phổ biến: bã mắm, bã thịt, bột 
thịt xương, bột cá, sữa khô 
(đã hoặc chưa tách mỡ, bột 
máu, bột lông vũ
– Hầu hết có hơn 47% protein 
thô
– Có các axit amin không thay 
thế cân bằng hơn
– Chất lượng biến động nếu so 
sánh với protein thực vật
• Protein thực vật
– Có nguồn gốc từ thực vật
– Phổ biến: bột dầu đậu tương, 
bột hạt bông, bột cải dầu, bột 
lạc, gluten ngô, bã bia, bã 
rượu phơi khô.
– Hàm lượng protein thô dưới 
47%
– Bột đậu tương được sử dụng 
phổ biến vì có thể cung cấp 
các axit amin cần thiết cho lợn 
và gà
– Là nguồn protein duy nhất mà 
có thể cung cấp cho gia súc 
nhai lại
Chia làm hai nhóm theo nguồn gốc
Thức ăn bổ sung protein thương mại
• Tạo ra bởi các công ty thức 
ăn chăn nuôi thương mại
• Là hỗn hợp của các loại 
protein động vật và thực vật
• Thường được tạo ra cho 
một nhóm động vật
• Thường được trộn lẫn với 
khoáng, vitamin và kháng 
sinh
• Nhãn hiệu và hướng dẫn sử 
dụng trên bao bì cần phải 
được đọc kỹ và làm theo
Các chất phụ gia
• Kháng sinh: phòng bệnh
• Thuốc tẩy ký sinh trùng: kiểm soát dịch bệnh
• Xanthophyl: làm long trứng gà màu vàng đậm
• Hocmon: tăng khả năng sinh trưởng
• Thuốc an thần: làm giảm hưng phấn (bò, gà
tây)
• Chất chống oxy hóa: giúp thức ăn không bị ôi
• Chất kết dính: giữ thức ăn dưới dạng viên
• Chất tạo mùi vị: làm thức ăn có mùi vị tốt hơn
Khẩu phần ăn
• Con vật cần các chất dinh dưỡng
• Thức ăn chứa các chất dinh dưỡng
 Khẩu phần là lượng thức ăn
cho con vật ăn trong một ngày
đêm để đáp ứng đủ nhu cầu các
chất dinh dưỡng của nó
 Bữa ăn ám chỉ một khẩu phần
nhưng không đề cập đến một
khoảng thời gian cụ thể
• Khẩu phần ăn = Khẩu phần cơ sở + 
thức ăn bổ sung
Một khẩu phần cân 
bằng là khẩu phần có 
tất cả các chất dinh 
dưỡng con vật cần ở 
một hàm lượng và tỷ 
lệ thích hợp
Các đặc điểm của khẩu phần cân bằng
• Đủ và cân đối thành phần các chất dinh dưỡng
để đáp ứng nhu cầu của con vật
• Có hàm lượng vật chất khô ở mức con vật ăn
hết được
• Có tính ngon miêng cao
• Tiện lợi
• Kinh tế
• An toàn
• Bền vững
Nuôi dưỡng
• Nuôi dưỡng là việc cung cấp thức ăn cho con 
vật
Các hệ thống nuôi dưỡng
• Các hệ thống quảng 
canh
• Các hệ thống thâm canh
• Các hệ thống bán thâm 
canh
Sự tiêu hóa
• Là quá trình mà ở đó thức ăn được chuyển hóa
thành các thành phần mà có thể được hấp thu
và đồng hóa bởi con vật
• Là quá trình phá vỡ thức ăn thành các hợp
chất hóa học đơn giản hơn bằng tác động cơ
học, phản ứng hóa học hoặc sự xúc tác của
enzyme.
• Xảy ra trong đường tiêu hóa của con vật. 
Hệ tiêu hóa
• Hệ tiêu hóa của gia súc dạ
dày đơn:
- Dạ dày chỉ có một túi (lợn, 
ngựa, chó mèo)
- Bắt đầu từ miệng, thực
quản, dạ dày, ruột non (tá, 
không hồi tràng) và ruột già
(manh tràng, kết tràng, trực
tràng)
Hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của gia súc dạ dày kép:
- Được gọi là gia súc nhai lại vì chúng thường ợ hơi
thức ăn mà chúng ăn trước đó lên để nhai lại và nuốt
trở lại
- Dạ dày gồm 4 túi là: 
Dạ tổ ong: dự trữ và được ợ trở lại thực quản và
khoang miệng để chúng nhai lại)
Sau khi các tiểu phần thức ăn được nuốt trở lại, 
chúng sẽ được chuyển tới Dạ cỏ. Tại đây thức ăn
được ngấm nước, trộn đều và lên men bởi các vi 
sinh vật dạ cỏ).
Thức ăn dời dạ cỏ được chuyển xuống Dạ lá sách: 
thức ăn thô có kích cỡ nhỏ.
Dạ múi khế (là dạ dày thực sự, dạ dày tuyến): chức
năng tương tự như ở các loài dạ dày đơn.
Sự trao đổi chất
• Gồm hai pha chính: 
- Sự đồng hóa: Sự xây dựng lên các hợp chất
hóa học có kích thước phân tử lớn từ các phân tử
nhỏ. Quá trình này cần năng lượng.
- Sự dị hóa: là sự phá vỡ các phân tử thành các
đơn vị nhỏ hơn. Quá trình này giải phóng năng
lượng.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhap_mon_chan_nuoi_chuong_4_dinh_duong_va_thuc_an.pdf