Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 3: Tài sản và quản lý tài sản
MỤC TIÊU
• Nắm được cơ cấu tài sản chung của ngân hàng thương mại.
• Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa tài sản của 1 doanh nghiệp kinh
doanh và tài sản của 1 ngân hàng thương mại.
• Trình bày được các loại tài sản của ngân hàng phù hợp với mục đích và nội dung
sử dụng của chúng.
• Trình bày được nhu cầu của quản lý tài sản, phương thức quản lý với từng loại tài
sản khác nhau.
• Tính được lãi suất trước thuế (LSTT), lãi suất sau thuế (LSST), ROA, ROE của
ngân hàng.
• Phân tích được nhu cầu về quản lý tài sản của NHNN đối với các NHTM.
• Phân tích được chức năng và các bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chín
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 3: Tài sản và quản lý tài sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 3: Tài sản và quản lý tài sản
v1.0013109224 1 BÀI 3 TÀI SẢN VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN Giảng viên: ThS. Đỗ Hoài Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0013109224 2 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: KHỦNG HOẢNG NGÂN HÀNG HOA KÌ 1. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới cuộc khủng hoảng này là gì? 2. Cơ cấu tài sản của ngân hàng đóng vai trò như thế nào trong khủng hoảng? 3. Tại sao NHNN luôn luôn can thiệp vào việc sử dụng nguồn vốn của các NHTM? Khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Mỹ vào tháng 8/2007, với đặc trưng là các khoản cho vay bất động sản (subprime) và các thủ thuật chứng khoán hoá (titrization), đã làm cho tăng trưởng kinh tế thế giới bị đình trệ trong hai năm 2007 và 2008. v1.0013109224 3 MỤC TIÊU • Nắm được cơ cấu tài sản chung của ngân hàng thương mại. • Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa tài sản của 1 doanh nghiệp kinh doanh và tài sản của 1 ngân hàng thương mại. • Trình bày được các loại tài sản của ngân hàng phù hợp với mục đích và nội dung sử dụng của chúng. • Trình bày được nhu cầu của quản lý tài sản, phương thức quản lý với từng loại tài sản khác nhau. • Tính được lãi suất trước thuế (LSTT), lãi suất sau thuế (LSST), ROA, ROE của ngân hàng. • Phân tích được nhu cầu về quản lý tài sản của NHNN đối với các NHTM. • Phân tích được chức năng và các bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính. v1.0013109224 4 NỘI DUNG Các khoản mục tài sản và đặc điểm Quản lý tài sản Công thức áp dụng v1.0013109224 5 1. CÁC KHOẢN MỤC TÀI SẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM 1.1. Tiền tại quỹ 1.2. Tiền gửi 1.3. Chứng khoán 1.4. Tín dụng 1.5. Các tài sản nội bảng khác 1.6. Các tài sản ngoại bảng v1.0013109224 6 1.1. TIỀN TẠI QUỸ • Nội tệ, ngoại tệ, vàng, kim loại quý, đá quý • Được sử dụng trong lưu thông, hoặc chấp nhận thanh toán; • Có tính thanh khoản cao nhất; • Tính sinh lời thấp, thậm chí một số loại không sinh lời. v1.0013109224 7 1.2. TIỀN GỬI TẠI NHNN VÀ TCTD KHÁC GỒM: NHẰM: TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN Thanh toán liên ngân hàng TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN Cho vay liên ngân hàng Tăng lợi nhuận khi có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ĐẶC ĐIỂM Tỷ trọng trong tổng tài sản thường thấp Có xu hướng tăng trong giai đoạn kinh tế suy thoái Tính thanh khoản cao Tính sinh lời thấp v1.0013109224 8 1.3. CHỨNG KHOÁN • NH nắm giữ chứng khoán vì 2 mục tiêu: Chứng khoán là TS đệm cho ngân quỹ; Chứng khoán mang lại thu nhập cao hơn ngân quỹ. • NH nắm giữ các loại chứng khoán: Chứng khoán kinh doanh; Chứng khoán đầu tư: Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn; Chứng khoán sẵn sàng để bán. • Chứng khoán kinh doanh: Là chứng khoán ban đầu được mua và nắm giữ cho mục đích kinh doanh trong ngắn hạn (Mua đi bán lại trên thị trường để hưởng chênh lệch giá). • Chứng khoán đầu tư: Nắm giữ nhằm mục đích thu lợi tức. Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn: là các chứng khoán có kỳ hạn cố định và các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định được và NH có ý định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn. Chứng khoán sẵn sàng để bán: là các chứng khoán được giữ trong thời gian không ấn định trước, có thể được bán để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc để ứng phó với trường hợp thay đổi lãi suất, tỉ giá, hoặc giá trị chứng khoán. v1.0013109224 9 ĐẶC ĐIỂM CHỨNG KHOÁN Khả năng sinh lời cao hơn ngân quỹ nhưng kém hơn tín dụng Tính thanh khoản thấp hơn ngân quỹ nhưng cao hơn tín dụng Có thể gây rủi ro khi lãi suất thị trường thay đổi (LS thị trường tăng → giá CK giảm và ngược lại) Tỷ trọng phụ thuộc vào quyết định của từng NH v1.0013109224 10 1.4. TÍN DỤNG • Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả và chữ tín. • Khi gắn tín dụng với một chủ thế nhất định (TD ngân hàng), TD chỉ có một chiều là NH cấp TD cho khách hàng chứ không bao gồm việc NH huy động vốn của khách hàng. v1.0013109224 11 1.4. TÍN DỤNG • Đặc điểm: Là tài sản mang lại tổng thu lãi cao nhất cho NH. Tính thanh khoản thấp, phụ thuộc vào kế hoạch hoàn trả nợ vay, khả năng trả nợ của khách hàng và sự phát triển của thị trường mua bán nợ. Tỷ trọng thường lớn nhất trong tổng tài sản của NH. Phân loại tín dụng: Theo thời gian Theo hình thức tài trợ Theo đảm bảo Theo mức độ an toàn Theo ngành kinh tế (CN, NN, DV) Theo loại khách hàng (cá nhân, DN) Theo mục đích vay . v1.0013109224 12 1.4. TÍN DỤNG Tại sao cần phân loại TD theo các tiêu thức khác nhau? • Các cách phân loại này cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hoá trong cấp tín dụng. • Cho phép theo dõi rủi ro và sinh lợi gắn liền với những lĩnh vực tài trợ để có chính sách lãi suất, bảo đảm, hạn mức và chính sách mở rộng phù hợp. v1.0013109224 13 1.5. CÁC TÀI SẢN NỘI BẢNG KHÁC Tài sản uỷ thác: • Tài sản được hình thành theo sự uỷ thác của khách hàng mà NH cùng chia sẻ rủi ro. • NH làm dịch vụ uỷ thác cho vay cho các NH khác, các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ. • Tài sản uỷ thác bao gồm chứng khoán uỷ thác, đầu tư uỷ thác • Tuy chiếm tỷ trọng không lớn, song tài sản uỷ thác ít rủi ro và mang lại thu nhập đáng kể. v1.0013109224 14 1.6. CÁC TÀI SẢN NGOẠI BẢNG • Là các tài sản không/chưa hình thành bằng vốn của NH: Cam kết bảo lãnh Cam kết tín dụng Hợp đồng tương lai Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng quyền chọn Tài sản ủy thác • Có thể gây rủi ro, đồng thời mang lại thu nhập, nên cần được theo dõi trên tài khoản ngoại bảng. v1.0013109224 15 2. QUẢN LÝ TÀI SẢN 2.1. Khái niệm quản lý tài sản 2.2. Mục tiêu quản lý tài sản 2.3. Nội dung quản lý tài sản v1.0013109224 16 2.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ TÀI SẢN Là hoạt động chuyển hoá nguồn vốn thành các loại tài sản như ngân quỹ, tín dụng, chứng khoán, tài sản khác theo một phương thức thích hợp, nhằm thoả mãn các mục tiêu đặt ra. v1.0013109224 17 2.2. MỤC TIÊU QUẢN LÝ TÀI SẢN • Mục tiêu: tối đa hoá giá trị vốn chủ sở hữu trên cơ sở đảm bảo an toàn. • Đảm bảo an toàn (an toàn thanh khoản, an toàn tín dụng và các an toàn khác). • NH huy động hàng nghìn tỷ đồng để cho vay và đầu tư, trong khi vốn sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ (< 10%). • Các vụ sụp đổ NH, hoảng loạn tài chính chỉ ra tính nhạy cảm của hệ thống tài chính (trong đó có ngân hàng). • Tổn thất to lớn trong NH ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng tới ổn định chính trị - kinh tế - xã hội và đời sống. → Sự quan tâm thường xuyên của các tầng lớp dân cư, Chính phủ, NHNN và các nhà quản lý ngân hàng. v1.0013109224 18 2.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ TÀI SẢN 2.3.1. Quản lý tiền tại quỹ và tiền gửi 2.3.2. Quản lý chứng khoán 2.3.3. Quản lý tín dụng 2.3.4 .Quản lý tài sản nội bảng khác 2.3.5. Quản lý tài sản ngoại bảng v1.0013109224 19 2.3.1. QUẢN LÝ TIỀN TẠI QUỸ VÀ TIỀN GỬI • Tiền tại quỹ và tiền gửi là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, được thiết lập nhằm duy trì khả năng chi trả, và các yêu cầu khác. • Tiền gửi tại NHTW nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc theo yêu cầu chính sách tiền tệ. • Duy trì tiền và tiền gửi để đảm bảo: Dự trữ bắt buộc; Đáp ứng yêu cầu; Nhu cầu cho vay/đầu tư ngoài dự kiến. • NH phải duy trì với tỷ lệ thích hợp, phụ thuộc cung, cầu thanh khoản dự kiến của NH: Cầu thanh khoản; Cung thanh khoản; Tỷ lệ thanh khoản của tài sản. v1.0013109224 20 2.3.2. QUẢN LÝ CHỨNG KHOÁN • Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình tài chính chủ thể phát hành, biến động tỷ giá, lãi suất thị trường, giá bất động sản, tình hình chính trị... của mỗi quốc gia, khu vực và toàn cầu. • Xem xét chỉ tiêu liên quan đến danh mục chứng khoán như rủi ro, lãi suất, xu hướng của giá chứng khoán và các nhân tố ảnh hưởng khác. • Chứng khoán được phân tích với giá thị trường. • Tuân thủ nguyên tắc "không bỏ trứng vào một giỏ“. v1.0013109224 21 2.3.2. QUẢN LÝ CHỨNG KHOÁN • Chứng khoán được ghi nhận trên Báo cáo tài chính theo giá gốc (giá mua). • Nếu giá chứng khoán giảm → trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = giá trị giảm xuống của chứng khoán. • Nếu giỏ chứng khoán tăng → không ghi tăng giá trị chứng khoản → nguyên tắc thận trọng. • Chứng khoán có thể được bán hoặc dựng làm tài sản cầm cố vay vốn tại NHTW và các TCTD khác. • NH thường đầu tư vào các chứng khoán an toàn như Trái phiếu CP, Tín phiếu kho bạc v1.0013109224 22 2.3.3. QUẢN LÝ TÍN DỤNG • Mục tiêu an toàn và sinh lợi. • Khoản mục tín dụng thường chiếm khoảng 70% trong tổng tài sản. • Hoạt động tín dụng mang lại thu nhập lớn nhất. Thu dự tính từ hoạt động tín dụng phụ thuộc vào quy mô, thời gian và lãi suất. • Xây dựng quy trình phân tích tín dụng và phổ biến rộng rãi quy trình đó cho mọi khách hàng. v1.0013109224 23 2.3.3. QUẢN LÝ TÍN DỤNG • Thiết lập các quỹ và các hợp đồng tài chính phái sinh nhằm bù đắp tổn thất xảy ra, thiết lập các ràng buộc pháp lý giữa NH với khách hàng, giữa NH với cán bộ tín dụng... • Dự phòng là biện pháp nhiều NH áp dụng để ưước lượng giá trị các khoản cho vay có khả năng thu hồi. • Dự phòng tổn thất là chi phí trích trước, tính trên các khoản vay có rủi ro. • NH tính toán sao cho thu nhập sau thuế đủ để tăng vốn của chủ sau khi lập dự phòng tổn thất. v1.0013109224 24 2.3.4. QUẢN LÝ TÀI SẢN NỘI BẢNG KHÁC • Quản lý các tài sản uỷ thác Tài sản uỷ thác của khách hàng có rất nhiều loại. NH phải bảo quản, theo dõi và (có thể) tăng thu nhập cho khách hàng. NH lớn đã phát triển phòng uỷ thác cung cấp cho khách hàng các dịch vụ uỷ thác kèm theo tư vấn... Với mục tiêu mở rộng thị trường uỷ thác trên cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ. • Quản lý trang thiết bị, nhà cửa Nhà cửa đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của NH. Ngoài việc phải tốn kém mua sắm, xây dựng lại, lòng tin của dân chúng và các đối tác vào NH sẽ giảm. v1.0013109224 25 2.3.5. QUẢN LÝ TÀI SẢN NGOẠI BẢNG • Tài sản ngoại bảng mang lại thu nhập đồng thời gắn với rủi ro. Quản lý tài sản ngoại bảng là quản lý rủi ro. • NH phân loại tài sản ngoại bảng theo thời gian, chủ thể, tính chất rủi ro. • Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản ngoại bảng... → xếp loại tài sản ngoại bảng và hoạch định chính sách cung cấp các hợp đồng tài chính tương lai. v1.0013109224 26 3. CÔNG THỨC ÁP DỤNG Lãi suất bình quân tổng tài sản = Thu lãi Tổng tài sản Lãi suất bình quân tổng nguồn vốn = Chi trả lãi Tổng nguồn vốn Lãi suất bình quân tổng tài sản sinh lãi = Thu lãi Tổng tài sản sinh lãi Chênh lệch lãi suất = Thu lãi – Chi trả lãi Tổng tài sản Chênh lệch lãi suất cơ bản = Thu lãi – Chi trả lãi Tổng tài sản sinh lãi v1.0013109224 27 3. CÔNG THỨC ÁP DỤNG • LNTT = Doanh thu – Chi phÍ = (Thu lãi + Thu khác) – (Chi lãi + Chi khác) = (Thu lãi – Chi lãi) + (Thu khác – Chi khác) = Chênh lệch thu chi lãi + Chênh lệch thu chi khác • LNST = LNTT – Thuế TNDN = LNTT – LNTT × Thuế suất = LNTT × (1 – Thuế suất) ROA = Lợi nhuậnST Tổng tài sản ROE = Lợi nhuậnST Vốn chủ sở hữu v1.0013109224 28 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: KHỦNG HOẢNG NGÂN HÀNG HOA KÌ 1. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới cuộc khủng hoảng này là gì? 2. Cơ cấu tài sản của ngân hàng đóng vai trò như thế nào trong khủng hoảng? 3. Tại sao NHNN luôn luôn can thiệp vào việc sử dụng nguồn vốn của các NHTM? v1.0013109224 29 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: KHỦNG HOẢNG NGÂN HÀNG HOA KÌ Trả lời: • Khủng hoảng bắt nguồn từ các khoản vay thế chấp bất động sản rủi ro cao, thủ thuật của các ngân hàng để đánh bóng sổ sách bằng công nghệ chứng khoán hoá, và kì vọng làm giàu nhanh chóng của người dân góp phần tạo ra bong bóng bất động sản. • Các ngân hàng Mỹ đã mắc sai lầm trong việc đánh giá giá trị thực trên thị trường bất động sản, dẫn đến tạo lập các khoản cho vay thế chấp bằng BĐS trong danh mục tài sản quá lớn, thêm vào đó là việc sử dụng thị trường vốn để tạo tính thanh khoản cho các khoản vay này để nhanh chóng quay vòng vốn đã làm cho khủng hoảng khi xảy ra càng thêm trầm trọng (không chỉ giới hạn trong phạm vi nước Mỹ mà còn lan rộng ra thế giới). • NHNN phải can thiệp vì các lý do sau đây: Sự gia tăng tín dụng của các NHTM ảnh hưởng đến cung tiền trong nền kinh tế. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng, tính thiếu thanh khoản sẽ ảnh hưởng đến kì vọng của dân chúng, gây ra các hiệu ứng kinh tế tiêu cực. Gián tiếp quản lý tài sản của các ngân hàng để đưa ra phương hướng cho chính sách tiền tệ. v1.0013109224 30 CÂU HỎI TỰ LUẬN Ngân hàng A có số liệu sau: (số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị tỷ đồng) Biết nợ quá hạn không thu được lãi là 7%, thu khác = 45 tỷ, chi khác = 35 tỷ; tỷ lệ thuế thu nhập là 25%. Tính: Thu lãi, chi trả lãi, chênh lệch lãi suất, chênh lệch lãi suất cơ bản; ROA, ROE. Tài sản Số dư LS (%) Nguồn vốn Số dư LS (%) Tiền mặt 1.050 Tiền gửi thanh toán 3.550 2 Tiền gửi tại NHNN 580 1 Tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn 3.850 6,5 Tiền gửi tại TCTD khác 820 2 TGTK trung và dài hạn 3.270 7,5 Chứng khoán KB ngắn hạn 1.480 5,5 Vay ngắn hạn 2.030 6 Cho vay ngắn hạn 4.850 9,5 Vay trung và dài hạn 2.450 8,1 Cho vay trung hạn 3.250 10,5 Vốn chủ sở hữu 650 Cho vay dài hạn 3.250 11,5 Tài sản khác 520 Tổng tài sản Tổng nguồn vốn v1.0013109224 31 CÂU HỎI TỰ LUẬN Trả lời: • Thu lãi = 580 × 1% + 820 × 2% + 1480 × 5,5% + 4.850 × (1-7%) × 9.5% + 3250 × (1-7%) × 10,5% + 3250 × (1-7%) × 11,5% = 1.197,05 • Chi lãi = 3.550 × 2% + 3.850 × 6,5% + 3.270 × 7,5% + 2.030 × 6% + 2.450 × 8,1% = 886,75 • Chênh lệch thu chi từ lãi = Thu lãi – Chi lãi = 1197,05 – 886,75 = 310,30 • CLLS = Chênh lệch thu chi từ lãi /TS = 310,30/ 15.800 = .. (%) • CLLSCB = Chênh lệch thu chi từ lãi /TSSL = 310,30/(15.800 – 1050 - 520) = .. (%) • LNTT = Chênh lệch thu chi từ lãi + (Thu khác – chi khác) = 310,30 + (45-35) = 320,30 • LNST = 320,30 × (1- 0,25) = 240,225 • ROA = 240,225/ 15.800 = 1,52 (%) • ROE = 240,225/ 650 = 36,95 (%) v1.0013109224 32 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Tài sản của 1 ngân hàng, cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào, là sự chuyển hoá của nguồn vốn nhằm mục đích tối ưu hoá lợi nhuận của chủ sở hữu. Tuy nhiên, do đặc thù của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nền kinh tế, các NHTM phải chịu sự kiểm soát của NHTW, là chủ thể chịu trách nhiệm đảm bảo lượng cung tiền cần thiết và điều hành chính sách tiền tệ. Cơ cấu tài sản của 1 ngân hàng gồm: tiền tại quỹ, tiền gửi, chứng khoán, tín dụng, các tài sản nội bảng khác, tài sản ngoại bảng. Quản lý tài sản được thực hiện nhằm các mục tiêu đảm bảo an toàn, tăng giá trị vốn chủ sở hữu thông qua tăng lợi nhuận. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài sản: lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, ROE, ROA.
File đính kèm:
- bai_giang_ngan_hang_thuong_mai_bai_3_tai_san_va_quan_ly_tai.pdf