Bài giảng Ngân hàng phát triển - Bài 3: Phân tích dự án tài chính

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau:

• Hiểu được khái niệm, ý nghĩa và nội dung của hoạt động phân tích dự án.

• Hiểu và vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính quan trọng.

NỘI DUNG

Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính dự án

Các phương pháp phân tích tài chín

pdf 40 trang phuongnguyen 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngân hàng phát triển - Bài 3: Phân tích dự án tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngân hàng phát triển - Bài 3: Phân tích dự án tài chính

Bài giảng Ngân hàng phát triển - Bài 3: Phân tích dự án tài chính
v1.0015105226
BÀI 3
PHÂN TÍCH DỰ ÁN TÀI CHÍNH
ThS. Lê Phong Châu – ThS. Phùng Thanh Quang
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0015105226
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ của 2 khách hàng sau:
• Doanh nghiệp tư nhân Bình Minh do ông An làm chủ muốn vay 20 tỷ để đầu tư đóng
mới tàu đánh bắt cá xa bờ. Dự kiến thời hạn vay là 10 năm, lãi suất thỏa thuận. Vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp tham gia vào dự án là 5 tỷ, lợi nhuận trước thuế dự tính
là 4 tỷ/năm.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn Lệ Chi do ông Bình làm giám đốc, muốn vay 22 tỷ để kinh
doanh máy móc phục vụ nông nghiệp. Dự kiến thời hạn vay là 8 năm, lãi suất thỏa
thuận. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Lệ Chi tham gia vào dự án là 4 tỷ, mỗi năm
mang lại lợi nhuận trước thuế 5 tỷ.
1. Lượng thông tin mà 2 doanh nghiệp cung cấp đã đủ chưa?
2. Nếu như ngân hàng chỉ có khả năng tài trợ 1 trong 2 dự án thì dự án nào sẽ
bị từ chối? Tại sao?
2
v1.0015105226
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau:
• Hiểu được khái niệm, ý nghĩa và nội dung của hoạt động phân tích dự án.
• Hiểu và vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính quan trọng.
3
v1.0015105226
NỘI DUNG
Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính dự án
Các phương pháp phân tích tài chính dự án
4
v1.0015105226
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN 
1.2. Vai trò của phân tích tài chính dự án
1.1. Khái niệm
1.3. Nội dung của phân tích tài chính dự án
5
v1.0015105226
1.1. KHÁI NIỆM
Phân tích tài chính dự án là một quá trình kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ các nội dung liên
quan đến khía cạnh tài chính để xác định hiệu quả tài chính của dự án.
6
v1.0015105226
1.2. VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
• Đối với chủ đầu tư: Cung cấp những thông tin hữu ích về
tính sinh lợi cũng như mức độ rủi ro.
• Đối với người cho vay: Những thông tin đã được kiểm tra
lại sau khi phân tích là căn cứ quan trọng để ra quyết định
tài trợ.
• Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Đánh giá việc tiêu hao
các nguồn lực cũng như những đóng góp vào gia tăng của
cải vật chất của xã hội khi thực hiện dự án.
7
v1.0015105226
1.3. NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
1.3.2. Phân tích các khoản doanh thu
1.3.1. Phân tích tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu sử dụng vốn và nguồn vốn
1.3.3. Phân tích các khoản chi phí
1.3.4. Dự trù cân đối thu – chi
8
v1.0015105226
1.3.1. PHÂN TÍCH TỔNG MỨC VỐN ĐẦU TƯ, CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN VÀ NGUỐN VỐN
• Tổng mức vốn đầu tư của dự án là giá trị của toàn bộ số tiền và tài sản cần thiết để
thiết lập và đưa dự án vào hoạt động.
• Bao gồm:
 Vốn đầu tư vào Tài sản cố định;
 Vốn đầu tư vào Tài sản lưu động thường xuyên;
 Vốn dự phòng.
9
• Vốn đầu tư vào Tài sản cố định:
 Chi chuẩn bị: các chi phí nghiên cứu cơ hội đầu tư, lập và trình duyệt dự án
 Chi ban đầu về mặt đất, mặt nước mặt bằng xây dựng
 Chi xây lắp nhà xưởng, hình thành tài sản cố định
 Chi về phương tiện vận tải
 Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư.
v1.0015105226
1.3.1. PHÂN TÍCH TỔNG MỨC VỐN ĐẦU TƯ, CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN VÀ NGUỐN VỐN
• Vốn đầu tư vào Tài sản lưu động thường xuyên là giá trị các tài sản lưu động ban đầu
cần thiết để đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện
kinh tế – kỹ thuật dự tính.
• Vốn lưu động ban đầu: tiền dự trữ, hàng dự trữ.
• Để xác định lượng vốn lưu động ban đầu cần dự trữ có thể dùng một trong ba công
thức sau:
Vốn lưu động ban đầu:
 = TSLĐ – Nợ ngắn hạn
 = TSLĐ × Tỷ lệ dự trữ trên TSLĐ
 = Doanh thu × Tỷ lệ dự trữ trên doanh thu
Trong đó: TSLĐ = Doanh thu dự tính/Số vòng quay vốn lưu động.
Lưu ý khi làm bài tập:
10
v1.0015105226
1.3.1. PHÂN TÍCH TỔNG MỨC VỐN ĐẦU TƯ, CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN VÀ NGUỐN VỐN
11
• Vốn dự phòng là lượng vốn để đề phòng phát sinh thêm
chi phí đầu tư so với dự tính.
• Trong thời gian dài hạn, giá cả có thể thay đổi, tỷ giá hối
đoái biến động,... vốn dự phòng sẽ được dùng để đáp
ứng nhanh chóng nhu cầu cầu chi, đảm bảo tiến độ thực
hiện dự án.
• Vốn dự phòng thường chiếm từ 10% đến 15% tổng vốn
đầu tư, tùy thuộc vào quy mô của dự án và độ biến động
của các biến số chính.
v1.0015105226
1.3.2. PHÂN TÍCH DOANH THU
• Doanh thu được tính hàng năm và bao gồm các khoản
phát sinh từ việc vận hành TSCĐ được đầu tư bởi dự án:
 Doanh thu từ sản phẩm chính.
 Doanh thu từ sản phẩm phụ.
 Dịch vụ cung cấp cho bên ngoài.
• Để đảm bảo tính hợp lý và chính xác của doanh thu, cần
kiểm tra lại hai yếu tố: giá bán và sản lượng sản xuất
hàng năm.
• Vào năm cuối cùng, dự án có thể có khoản thu hồi từ tài
sản (TSCĐ và TSLĐ). Khi đó giá bán tài sản cần được trừ
đi giá trị còn lại của tài sản theo sổ sách (= nguyên giá –
khấu hao luỹ kế) để tính lợi nhuận (hoặc lỗ).
12
v1.0015105226
1.3.3. PHÂN TÍCH CHI PHÍ
• Theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh:
 Chi phí cố định là chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể) theo sự thay
đổi quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (như Chi phí khấu hao TSCĐ, Tiền
lương nhân viên quản lý, Lãi vay, Chi phí thuê tài sản, Chi phí dịch vụ mua ngoài,).
 Chi phí biến đổi là các chi phí thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi của quy mô sản xuất
(như: Chi phí nguyên vật liệu, tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp).
• Chi phí khấu hao:
 Phương pháp khấu hao đều.
 Phương pháp khấu hao nhanh.
 Khấu hao theo kết số dư giảm dần.
 Khấu hao theo tổng số thứ tự năm.
13
v1.0015105226
1.3.3. PHÂN TÍCH CHI PHÍ
14
• Ký hiệu:
NG: Nguyên giá TSCĐ.
GTCL: Giá trị còn lại.
n: Thời gian sử dụng của tài sản.
MKHt: Mức khấu hao trích trong năm t.
TKH: Tỷ lệ khấu hao.
H: Hệ số điều chỉnh khấu hao.
• Khấu hao đều:
MKHt =
NG
n
v1.0015105226
1.3.3. PHÂN TÍCH CHI PHÍ
15
Khấu hao theo kết số dư giảm dần
MKHt = Tkh * GTCLt – 1
Trong đó:
n 4 H = 1,5
4 < n 6 H = 2
n > 6 H = 2,5
KH
1
P * H
n
v1.0015105226
1.3.3. PHÂN TÍCH CHI PHÍ
16
Khấu hao theo tổng số thứ tự năm
MKHt = Tkht NG
Trong đó:
KHt
n 1 t n 1 t
T
n (n 1)1 2 ... n
2
v1.0015105226
1.3.4. DỰ TRÙ CÂN ĐỐI THU CHI
• Dự trù cân đối thu – chi tức là xác định dòng tiền của dự án.
• Dòng tiền của dự án là phần chênh lệch trong dòng tiền của doanh nghiệp trong giai
đoạn mà dự án được thực hiện so với lúc không thực hiện dự án.
• CFt của dự án = CFt của doanh nghiệp nếu có dự án – CFt của doanh nghiệp nếu
không có dự án.
• Dự án có 3 dòng tiền:
 Dòng tiền vào: các khoản thu hay nhập quỹ (CIF).
 Dòng tiền ra: các khoản chi hay xuất quỹ (COF).
 Dòng tiền ròng: chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra (NCF/CF).
NCF = CIF – COF
17
v1.0015105226
1.3.4. DỰ TRÙ CÂN ĐỐI THU CHI
18
• Thực thu:
 Doanh thu
 Thu thanh lý
 Thu thu hồi vốn lưu động ròng
 Đi vay
• Thực chi:
 Mua tscđ
 Chi trả gốc
 Chi trả lãi
 Chi thuê tài sản cố định thuê tài chính
 Chi vốn lưu động ròng năm 0
 Chi nnvl.
 Chi trả lương và trích theo lương
 Chi quản lý
 Thuế
v1.0015105226
1.3.4. DỰ TRÙ CÂN ĐỐI THU CHI
• Do tiền có giá trị thời gian, cần xác định chính xác thời điểm xuất
hiện dòng tiền.
• Dòng tiền thường được giả định là xuất hiện cuối hàng năm.
19
• Sai lệch trong ước tính dòng tiền:
 Đối với phần lớn các dự án, dòng tiền được lập cho nhiều
năm trong tương lai, và sai số trong việc ước tính là hoàn
toàn có thể xảy ra.
 Mặc dù vậy, trên thực tế dòng tiền thường bị ước tính lệch
về một hướng.
• Tại sao dùng lãi suất chiết khấu khi thẩm định tài chính dự án?
 Vì giá trị thời gian của tiền;
 Chi phí cơ hội;
 Rủi ro mất vốn.
v1.0015105226
1.3.4. DỰ TRÙ CÂN ĐỐI THU CHI
• Lãi suất chiết khấu:
 Là tỷ lệ sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư khi bỏ vốn
vào dự án.
 Dùng để quy đổi các dòng tiền trong tương lai về
hiện tại.
 Là cơ sở để ra quyết định lựa chọn dự án.
 Được xác định dựa trên cơ sở:
 Chi phí cơ hội của vốn.
 Tỷ lệ lạm phát.
 Tỷ lệ rủi ro của dự án.
 Lãi suất chiết khấu = % bù đắp chi phí cơ hội +
% lạm phát + % bù đắp rủi ro.
 Các yếu tố trên đều tỷ lệ thuận với lãi suất chiết khấu.
20
v1.0015105226
1.3.4. DỰ TRÙ CÂN ĐỐI THU CHI
21
• Lãi suất chiết khấu:
 Nếu sử dụng quan điểm Tổng đầu tư:
LSCK = Chi phí vốn trung bình = WACC
WACC = Kd(1 – T) × Wd + Ks × Ws
Trong đó: Kd: Lãi suất vay.
Ks: Chi phí VCSH.
Wd: Tỷ trọng vốn vay.
Ws: Tỷ trọng VCSH.
T: Thuế suất Thuế TNDN.
 Nếu sử dụng quan điểm Chủ đầu tư:
LSCK = Chi phí VCSH = Ks
v1.0015105226
1.3.4. DỰ TRÙ CÂN ĐỐI THU CHI
• Lãi suất chiết khấu:
 Ví dụ về lãi suất chiết khấu:
Một dự án có các thông tin sau:
 Tổng mức đầu tư vào TSCĐ 1.000 tỷ.
 Vay Ngân hàng 600 tỷ, lãi suất 10%năm.
 Thuế suất thuế TNDN 25%.
 Chi phí vốn chủ sở hữu là 12%/năm.
 Nếu sử dụng quan điểm Tổng vốn đầu tư:
 LSCK = WACC = Kd × (1 – T) × Wd + Ks × Ws
– Kd: 10%/năm 
– Ks: 12%/năm
– Wd: 60% (=600/1.000)
– Ws: 40% (=400/1.000)
– T: 25%
 LSCK = 10% (1 – 25%) × 40% + 12% × 60% = 9,3%
 Nếu sử dụng quan điểm Chủ đầu tư: LSCK = Chi phí VCSH = 12%/năm
22
v1.0015105226
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
2.2. Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)
2.1. Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP)
2.3. Phương pháp tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)
2.4. Chỉ số lợi nhuận (PI)
23
v1.0015105226
2.1. PHƯƠNG PHÁP THỜI GIAN HOÀN VỐN (PP)
• Là thời gian cần thiết để dự án tạo ra dòng tiền đủ để thu hồi số vốn đầu tư đã bỏ ra.
• Dự án được chấp thuận nếu PP nhỏ hơn thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn.
PP = n +
Số vốn cần phải thu hồi năm n
Chi phí năm (n + 1)
24
Year (t) 0 1 2 3 4
Project A Net cash flow –2,000 1,000 800 600 200
Cumulative NCF –2,000 –1,000 –200 400 600
ProjectB Net cash flow –2,000 200 600 800 1,200
Cumulative NCF –2,000 –1,800 –1,200 –400 800
v1.0015105226
2.1. PHƯƠNG PHÁP THỜI GIAN HOÀN VỐN (PP)
Nếu thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn là 2,5 năm:
• Dự án A được lựa chọn.
• Dự án B bị loại bỏ. 
25
200
payback period A 2 2.33 years
600
400
payback period B 3 3.33 years
1200
v1.0015105226
2.1. PHƯƠNG PHÁP THỜI GIAN HOÀN VỐN (PP)
26
• Ưu điểm:
 Đơn giản, dễ hiểu, dễ tính;
 Giúp lựa chọn dự án có thời gian hoàn vốn nhanh → ít rủi ro.
• Nhược điểm:
 Bỏ qua dòng tiền ngoài thời gian hoàn vốn;
 Không cho biết lợi nhuận của dự án;
 Không tính đến giá trị thời gian của tiền.
v1.0015105226
2.2. PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG (NPV)
27
• Là giá trị lợi nhuận ròng tương đương tại hiện tại của dự án.
• Giúp chọn ra những dự án đem lại lợi nhuận lớn nhất.
n
t
0 t
t 1
CF
NPV CF
(1 i) 
 
v1.0015105226
2.2. PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG (NPV)
 Đầu tư $2.000 vào Dự án A, Nhà
đầu tư sẽ có lợi nhuận ròng tương
đương tại hiện tại sau 4 năm là
$157,64. lsck là 10%.
28
A 1 2 3 4
B 1 2 3 4
1,000 800 600 200
NPV 2,000 $157.64
(1.1) (1.1) (1.1) (1.1)
200 600 800 1,200
NPV 2,000 $98.36
(1.1) (1.1) (1.1) (1.1)
• Đối với dự án độc lập:
 NPV >= 0: chấp nhận dự án.
 NPV < 0: loại bỏ dự án.
• Đối với dự án loại trừ nhau: Chọn dự án có NPV > 0 và lớn nhất.
v1.0015105226
2.2. PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG (NPV)
• Ưu điểm:
 Có tính đến giá trị thời gian của tiền.
 Cho biết lợi nhuận của dự án và giúp chọn ra dự án có
hiệu quả (lợi nhuận) cao nhất.
• Nhược điểm:
 Chỉ cho biết lợi nhuận tuyệt đối mà không cho biết lợi
nhuận tương đối (tỷ lệ sinh lời của 1 đồng vốn đầu tư).
 Không tính đến thời gian hoạt động khi so sánh các dự
án, mà dự án có thời gian hoạt động dài hơn thường có
NPV cao hơn.
 Sử dụng chung 1 lãi suất chiết khấu trong tất cả các
năm → ngầm định chi phí cơ hội, lạm phát và rủi ro
giữa các năm giống nhau.
29
v1.0015105226
2.3. PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ HOÀN VỐN NỘI BỘ (IRR)
30
• Là Tỷ lệ sinh lời bình quân hàng năm của 1 đồng vốn đầu tư.
• Là Lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV = 0.
• Dự án có hiệu quả khi IRR lớn hơn Chi phí vốn (Lãi suất chiết khấu).
• Trong đó: i1, i2 là hai lãi suất chiết khấu thỏa mãn: i1 < i2, F(i1) và F(i2) trái dấu nhau.
• i1, i2 lệch nhau không quá 5%.
• NPV1, NPV2 là NPV tương ứng với lãi suất chiết khấu i1 và i2
v1.0015105226
2.3. PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ HOÀN VỐN NỘI BỘ (IRR)
31
• Là Tỷ lệ sinh lời bình quân hàng năm của 1 đồng vốn đầu tư.
• Là Lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV = 0.
• Dự án có hiệu quả khi IRR lớn hơn Chi phí vốn (Lãi suất chiết khấu).
• Trong đó: i1, i2 là hai lãi suất chiết khấu thỏa mãn: i1 < i2, F(i1) và F(i2) trái dấu nhau.
• i1, i2 lệch nhau không quá 5%.
• NPV1, NPV2 là NPV tương ứng với lãi suất chiết khấu i1 và i2
v1.0015105226
2.4. CHỈ SỐ LỢI NHUẬN (PI)
• Cho biết tỷ lệ giữa Giá trị hiện tại ròng của các khoản thu nhập trong thời gian dự án
hoạt động so với Vốn đầu tư bỏ ra.
n
t
t 1 0
o 0 0
CF
NPV CF NPV
PI 1
CF CF CF

32
v1.0015105226
2.4. CHỈ SỐ LỢI NHUẬN (PI)
n
t
t 1 0
o 0 0
CF
NPV CF NPV
PI 1
CF CF CF

33
Dự án A có NPV (10%) = $157,64
 Mỗi đồng vốn đầu tư đem lại thu nhập ròng tương đương tại hiện tại trong vòng 4 năm
là 1,079 đồng.
157,64 2.000
PI 1,079
2.000
v1.0015105226
2.4. CHỈ SỐ LỢI NHUẬN (PI)
• Đối với dự án độc lập
 PI >= 1: chấp nhận dự án.
 PI < 1: loại bỏ dự án.
• Đối với dự án loại trừ nhau chọn dự án có PI > 1 và lớn nhất.
• Ưu điểm:
 Có tính đến giá trị thời gian của tiền
 Cho biết khả năng sinh lời của 1 đồng vốn trong thời gian dự án hoạt động và
giúp chọn dự án có khả năng sinh lời cao nhất.
• Nhược điểm:
 Không tính đến thời gian hoạt động của dự án so sánh các dự án, mà dự án có
thời gian hoạt động dài hơn thường có PI cao hơn.
 Chỉ tính đến khả năng sinh lời của 1 đồng vốn, mà có thể bỏ qua dự án có NPV
(Lợi nhuận) cao nhất.
34
v1.0015105226
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Câu 1: Chưa đủ. Đây mới chỉ là 1 phần trong báo cáo của dự án. Ngân hàng cần yêu
cầu 2 doanh nghiệp này cung cấp toàn bộ dự án cũng như báo cáo kết quả kinh doanh
và bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thẩm định.
• Câu 2: Ngân hàng sẽ dựa vào các chỉ tiêu tài chính (NPV, IRR, PI...) để thẩm định 2
dự án và ra quyết định lựa chọn dự án.
35
v1.0015105226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Mối quan hệ giữa NPV và lãi suất chiết khấu là như thế nào?
A. Tỷ lệ thuận.
B. Tỷ lệ nghịch.
C. Tỷ lệ tùy trường hợp.
D. Không có mối quan hệ.
Trả lời:
• Đáp án: B. Tỷ lệ nghịch.
• Giải thích: Vì nên NPV và lãi suất chiết khấu có quan hệ tỷ
lệ nghịch.
n
t
0 t
t 1
CF
NPV CF
(1 i) 
 
36
v1.0015105226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Nhược điểm của IRR là:
A. không tính đến giá trị thời gian của tiền.
B. không tính đến thời gian của dự án.
C. dễ đa cực.
D. chỉ có một giá trị.
Trả lời
• Đáp án: C. dễ đa cực.
• Giải thích: Trường hợp dòng tiền không thông thường (âm dương xen kẽ) thì sẽ làm
cho IRR đa cực.
37
v1.0015105226
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Khi thẩm định tài chính dự án, có nên chỉ sử dụng một chỉ tiêu để phân tích không?
Trả lời:
• Không.
• Giải thích: Vì các chỉ tiêu đều hàm chứa những nhược điểm nhất định. Ví dụ NPV
thường bỏ qua sự khác nhau về vòng đời của dự án; còn IRR thì có thể đa cực. Do
vậy cần kết hợp các chỉ tiêu khác nhau để có thể có cái nhìn tổng quan nhất về dự án.
38
v1.0015105226
BÀI TẬP
Máy X có nguyên giá là 4.000 triệu đồng, thời gian khấu hao 5 năm, phương pháp khấu hao
nhanh. Tính mức khấu hao mỗi năm?
Trả lời:
• Vì thời gian khấu hao là 5 năm nên H = 2.
• Tỷ lệ khấu hao = 2 : 5 = 0,4
39
v1.0015105226
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Phân tích và thẩm định dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đồng ý cấp tín dụng
hay từ chối đối với khách hàng.
• Thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính như NPV, IRR, PI của dự án mà người
thẩm định có thể đưa ra quyết định chính xác nhất đối với các quyết định đầu tư vốn
vào dự án hay không.
40

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngan_hang_phat_trien_bai_3_phan_tich_du_an_tai_chi.pdf