Bài giảng Lịch sử tư tưởng quản lý

LỜI NÓI ĐẦU 3

Chương 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của

Lịch sử tư tưởng quản lý

7

Chương 2. Tư tưởng quản lý Trung quốc cổ - trung đại 20

Chương 3. Tư tưởng quản lý phương Tây cổ đại 34

Chương 4. Các học thuyết quản lý cổ điển 39

Chương 5. Các học thuyết quan hệ con người 67

Chương 6. Các thuyết quản lý hành vi 92

Chương 7. Chức năng của nhà quản lý doanh nghiệp 109

pdf 203 trang phuongnguyen 12940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử tư tưởng quản lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử tư tưởng quản lý

Bài giảng Lịch sử tư tưởng quản lý
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 1 
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 
-----------------O0O----------------- 
HOÀNG VĂN LUÂN 
BÀI GIẢNG 
LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ 
Hà Nội, 2008 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 2 
MỤC LỤC 
 trang 
 LỜI NÓI ĐẦU 3 
Chương 1. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của 
Lịch sử tư tưởng quản lý 
7 
Chương 2. 
Tư tưởng quản lý Trung quốc cổ - trung đại 20 
Chương 3. 
Tư tưởng quản lý phương Tây cổ đại 34 
Chương 4. 
Các học thuyết quản lý cổ điển 39 
Chương 5. 
Các học thuyết quan hệ con người 67 
Chương 6. 
Các thuyết quản lý hành vi 92 
Chương 7. 
Chức năng của nhà quản lý doanh nghiệp 109 
Chương 8. 
Quản lý chất lượng 115 
Chương 9. 
Thuyết tổng hợp và thích nghi 131 
Chương 
10. 
Quan điểm quản lý của chủ nghĩa Mác – Lênin 177 
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
201 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 3 
LỜI NÓI ĐẦU 
Chúng ta đang bước vào nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức - 
một nền kinh tế mà giá trị chủ yếu dựa vào trí tuệ sáng tạo của con 
người. Mặc dù Việt Nam còn đang nằm trong quá trình công nghiệp hóa 
song "đi tắt, đón đầu" không phải chỉ là một mỹ từ mà là một phương 
châm thực tế để giúp chúng ta có thể thu hẹp khoảng cách phát triển. 
Harold Koontz đã từng nói vấn đề cơ bản của các nước đang phát triển 
không phải là vốn và công nghệ mà là chất lượng của đội ngũ quản lý. 
Kiến thức về quản lý và cao hơn nữa là năng lực quản lý đang trở 
thành vấn đề sống còn với mọi quốc gia nói chung và Việt Nam nói 
riêng. Để có năng lực quản lý, chúng ta không chỉ cần có kiến thức về 
quản lý mà còn cần có kiến thức về quản lý một cách hệ thống, khoa học 
- tức hiểu biết về khoa học quản lý. 
Cũng như tư tưởng của các khoa học khác, tư tưởng khoa học 
quản lý cũng có quá trình hình thành và phát triển tuân theo những quy 
luật nhất định. Và một trong những phương pháp nghiên cứu khoa học 
đương đại là nhìn nó trong tiến trình lịch sử của sự hình thành và phát 
triển. Ở đây, không phải là sự mô tả một cách giản đơn các tư tưởng, học 
thuyết quản lý trong lịch sử như một khoa học mô tả mà vấn đề là khái 
quá hóa, trừu tượng hóa để tìm ra quy luật của quá trình ấy. Đó chính là 
lịch sử tư tưởng quản lý với tính cách là một khoa học. 
Khoa học về lịch sử tư tưởng tự nó là một khoa học không dễ, 
khoa học về lịch sử tư tưởng quản lý lại càng khó. Ngoài việc phải nắm 
chắc lịch sử của thực tiễn xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v..), chúng 
ta phải phát hiện, khái quát hóa được thực tiễn quản lý của từng thời đại 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 4 
và sự ánh phản một cách cô đọng, khái quát thực tiễn quản lý đó trong tư 
tưởng. Trong khi đó, thực tiễn quản lý lại hết sức đa cấp, đa dạng và lại 
có thể được phản ánh ở nhiều góc độ khác nhau. Hơn nữa, những tư 
tưởng, học thuyết quản lý nhất là những năm cuối của thế kỉ XX lại xuất 
hiện mau lẹ về số lượng và cách tiếp cận mà thường được gọi là khu 
rừng rậm quản lý. Do vậy, việc khái quát và nắm bắt quy luật chung của 
những tư tưởng quản lý thường gặp nhiều khó khăn. 
Công việc khó nhưng lại rất cần thiết trong việc đào tạo cử nhân 
khoa học quản lý - những người được đào tạo bài bản để sau này thực thi 
công tác quản lý một cách chuyên nghiệp. Bởi, chúng ta có thể nói rằng 
nghiên cứu lịch sử tư tưởng quản lý là cái cội rễ nhất trong nghiên cứu 
cơ bản về khoa học quản lý mà nếu không được chú ý đúng mức thì 
những nghiên cứu cơ bản khác cũng như những nghiên cứu ứng dụng về 
quản lý rất khó đưa lại hiệu quả như mong muốn. 
Trước hết, cần phải nói ngay rằng tập bài giảng này không có 
tham vọng trình bày lịch sử tư tưởng quản lý một cách toàn diện, đầy đủ 
mà chỉ đưa ra một cách tiếp cận và lược sử những nét cơ bản nhất về đối 
tượng – lịch sử của quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng quản 
lý. Do đó, chúng tôi rất mong đọc giả nên tìm tòi những cách tiếp cận 
khác, những nội dung khác để tự làm giầu thêm kho tàng tri thức của 
mình. 
Sau khi đọc xong tập bài giảng này, sinh viên có thể: 
- Hiểu hơn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu của khoa học 
lịch sử tư tưởng quản lý; 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 5 
- Tham khảo các cách phân kì lịch sử tư tưởng quản lý, trong đó 
có quan điểm phân kì của chúng tôi; 
- Nắm được những nét lớn về hoàn cảnh ra đời, đặc điểm cơ bản 
của tư tưởng quản lý của các thời kì lịch sử; 
- Hiểu các tư tưởng, học thuyết quản lý của các tác giả tiêu biểu 
cho từng thời kì và hoặc từng trường phái quản lý; 
- Hiểu và nắm được các tư tưởng, học thuyết quản lý đã nảy sinh 
một cách tất yếu từ thực tiễn quản lý cụ thể và đã đáp ứng yêu cầu gì của 
thực tiễn quản lý đó; 
- Nắm được cái logic cơ bản của tiến trình phát triển của các tư 
tưởng, học thuyết quản lý trong lịch sử; 
"Ôn cổ tri tân", học trong lịch sử, học quá khứ để hiểu biết những 
nguyên lý quản lý đương đại và dự báo được những xu hướng quản lý 
tương lai cũng là một trong mục đích và là yêu cầu quan trọng mà chúng 
tôi mong muốn qua tập bài giảng này. 
Tập bài giảng này được trình bày trên cơ sở quan điểm cho rằng 
quản lý là một dạng hoạt động lao động đặc biệt tác động vào những 
hoạt động lao động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chung của nhóm, 
cộng đồng một cách hiệu quả nhất. Đó cũng là quan điểm khá tương 
đồng với quan điểm cho rằng quản lý là quá trình đạt mục tiêu chung 
của tổ chức một cách hiệu quả thông qua và hoặc với người khác1. Với 
1 Management is the process of efficiently achieving the objectives of the 
organization with and through people. Xem: 
bin/jhome/32249?CRETRY=1&SRETRY=0. 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 6 
quan điểm này, tập bài giảng chỉ đề cập đến những tư tưởng bàn về chức 
năng, các công cụ và phương pháp, phương thức tác động của quản lý. 
Tập bài giảng cũng được tiếp cận và trình bày dựa trên phương pháp 
biện chứng duy vật: Các tư tưởng quản lý được trình bày trên cơ sở thực 
tiễn kinh tế - xã hội và những yêu cầu của thực tiễn quản lý cũng như sự 
kế thừa các tư tưởng đã có đồng thời đánh giá những hạn chế để dự báo 
xu hướng xuất hiện những tư tưởng quản lý mới. 
Để việc giảng dạy và học tập có hiệu quả, người giảng sẽ và 
thường giao cho sinh viên một số nhiệm vụ cần đọc và chuẩn bị trước 
sau đó sẽ thảo luận trên lớp. Nhiệm vụ này chiếm 1/3 thời lượng môn 
học. Người giảng dùng 2/3 thời lượng còn lại để phân tích những vấn đề 
khó, tổng kết và thông tin về những quan điểm mới, cách tiếp cận mới 
cũng như những tư tưởng quản lý mà do thời lượng hoặc lí do khác, tập 
bài giảng chưa đề cập đến. 
Trong quá trình biên soạn, chắc chắn tập bài giảng này còn nhiều 
hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp 
của đọc giả và đồng nghiệp. 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 7 
Chương 1. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Lịch sử tư tưởng quản lý 
Mục đích của chương này là: 
- Trang bị những khái niệm công cụ để trên cơ sở đó, người học có 
thể hiểu và trình bày nhất quán về Lịch sử tư tưởng quản lý. Khi và trong 
trường hợp nội hàm của các khái niệm này được xác định khác, chắc 
chắn nội dung của môn học sẽ khác đi. Các khái niệm sẽ được xác định 
nội hàm trong chương này là quản lý, tư tưởng quản lý, lịch sử tư tưởng 
quản lý. 
 - Giúp sinh viên xác định rõ đối tượng của Lịch sử tư tưởng quản 
lý với tính cách là một khoa học. 
- Trang bị cho sinh viên một số phương pháp tiếp cận, nghiên cứu 
đối tượng; 
- Cung cấp một số cách phân kì lịch sử tư tưởng quản lý và 
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu Lịch sử tư tưởng quản lý. 
1.1. Đối tượng nghiên cứu 
Quản lý, như đã nói trong phần mở đầu là một dạng hoạt động đa 
cấp, đa dạng và hơn nữa lại được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau nên 
có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý. Mặc dù có những cách tiếp cận 
và hiểu khác nhau nhưng về bản chất, quản lý là quá trình làm việc với 
hoặc thông qua những người khác nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức 
một cách hiệu quả nhất. 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 8 
Ở mỗi cấp, mỗi dạng, quản lý đều có những đặc điểm, nhiệm vụ 
và phương thức đặc thù phù hợp với cấp, dạng đó. Nhưng nhìn chung ở 
cấp nào, dạng nào; hoạt động quản lý cũng đều thực thi các chức năng 
với những công cụ đặc trưng và phương pháp phù hợp. 
Quản lý như một hoạt động thực tiễn ra đời rất sớm trong lịch sử. 
Ngay từ buổi bình minh của loài người, quản lý đã xuất hiện dù còn ở 
dạng sơ khai bởi lao động của con người, ngay từ buổi đầu đã là hoạt 
động mang tính loài, hay tính cộng đồng và nhiều nghiên cứu cho thấy 
quản lý xuất hiện khi có sự hợp tác trong hoạt động của ít nhất hai người 
trở lên. 
Các tư tưởng quản lý chỉ xuất hiện khi có sự phân công lao động 
giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Khi đó thực tiễn quản lý được 
suy ngẫm, ánh phản cô đọng trong đầu óc con người và được lưu giữ, 
truyền bá. Việc phản ánh thực tiễn quản lý cũng có nhiều cấp độ khác 
nhau. Điều này phụ thuộc vào thực tiễn quản lý và trình độ nhận thức 
của con người trong mỗi thời kì lịch sử. Khi các tư tưởng quản lý phản 
ảnh được thực tiễn quản lý một cách hệ thống, trọn vẹn và được sắp xếp 
một cách logic thì thường được gọi là các học thuyết quản lý. 
Việc nhận diện các tư tưởng quản lý thường phải dựa trên 2 nguồn 
tư liệu. Nguồn tư liệu thông thường nhất là những bài phát biểu, chuyên 
luận, tác phẩm của các tác giả. Nguồn tư liệu thứ hai là thực tiễn hoạt 
động của con người. Bản thân hoạt động quản lý không phải là tư tưởng 
nhưng nó, cũng như mọi hoạt động khác của con người, thường được bắt 
đầu từ nhận thức, ý tưởng của con người. Khi chúng ta khảo sát, nghiên 
cứu những tư tưởng quản lý càng xa xưa thì nguồn tư liệu này càng trở 
nên quan trọng. 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 9 
Với tính cách là một quá trình hiện thực, lịch sử tư tưởng quản lý 
là quá trình hình thành và phát triển của các tư tưởng, học thuyết quản lý 
trong tiến trình lịch sử với đầy đủ những bước quanh co, ngẫu nhiên của 
từng hoàn cảnh cụ thể. Nói cách khác, đó là bức tranh toàn cảnh, đa dạng 
và đầy đủ về sự hình thành và phát triển của các tư tưởng, học thuyết 
quản lý trong lịch sử. 
Với tính cách là một khoa học, Lịch sử tư tưởng quản lý dựng lại 
những logic cơ bản nhất mang tính quy luật của sự sinh thành, kế thừa và 
phát triển của các tư tưởng, học thuyết quản lý trong lịch sử. Đó là hiện 
thực lịch sử đã được trừu tượng hóa, khái quát hóa để gạt bỏ đi những 
yếu tổ ngẫu nhiên, không bản chất, thậm chí những bước lùi tạm thời và 
chỉ giữ lại cái logic của sự hình thành và phát triển. Nói cách khác, khoa 
học lịch sử tư tưởng quản lý là một bức tranh không đầy đủ, phiến diện 
nhưng phản ánh được logic, quy luật của quá trình hình thành và phát 
triển của các tư tưởng, học thuyết quản lý. 
Như vậy, với tính cách là một khoa học, Lịch sử tư tưởng quản lý 
nghiên cứu tính logic, tính quy luật của quá trình hình thành và phát triển 
của các tư tưởng, học thuyết quản lý qua các thời đại. 
Tính logic và quy luật của quá trình hình thành và phát triển của 
các tư tưởng, học thuyết quản lý được thể hiện trên ba phương diện: 
Thứ nhất, logic của các quan điểm trong tư tưởng của một học giả 
(logic nội tại). 
Thứ hai, logic tất yếu của sự nảy sinh các tư tưởng, học thuyết 
quản lý từ những yêu cầu khách quan của thực tiễn quản lý. Các tư 
tưởng, học thuyết quản lý bao giờ cũng phản ánh thực tiễn kinh tế - xã 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 10 
hội, đặc biệt là thực tiễn quản lý. Thực tiễn đặt ra những nhu cầu cho 
việc nhận thức và khái quát của tư tưởng và sự ra đời của các tư tưởng 
đó chính là để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn, phục vụ thực tiễn. 
Thứ ba, logic phát triển (kế thừa có chọn lọc, bổ sung hoàn thiện) 
từ tư tưởng, học thuyết quản lý này đến tư tưởng, học thuyết quản lý 
khác trong tiến trình lịch sử. Tuy nhiên, bất kỳ sự phản ánh và kế thừa 
nào cũng phải chịu sự chi phối của lập trường giai cấp, lập trường chính 
trị của các học giả. 
Như vậy, với tính cách là một khoa học, Lịch sử tư tưởng quản lý 
không mô tả các tư tưởng, học thuyết quản lý theo các mốc thời gian mà 
chúng ta phải tìm ra được xu hướng phát triển tất yếu của các tư tưởng, 
học thuyết quản lý. 
Nếu chúng ta thừa nhận tính logic và quy luật của quá trình hình 
thành và phát triển của các tư tưởng và học thuyết quản lý như là đối 
tượng nghiên cứu của khoa học Lịch sử tư tưởng quản lý thì khi nghiên 
cứu, trình bày tư tưởng, học thuyết quản lý của một học giả nhất định 
chúng ta phải đề cập và làm rõ được: 
1. Các tư tưởng, quan điểm của học giả đó; 
2. Logic nội tại giữa các tư tưởng, quan điểm ấy (tính hệ thống) 
của các tư tưởng, quan điểm ấy; 
3. Các tư tưởng, quan điểm ấy phản ánh thực tiễn kinh tế - xã hội, 
thực tiễn quản lý ở góc độ nào (địa - văn hoá, địa - chính trị, giai cấp, 
tầng lớp...); 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 11 
4. Các tư tưởng, quan điểm đó đã kế thừa những tư tưởng, học 
thuyết quản lý nào trong lịch sử và tại sao; 
5. Dự báo được các xu hướng phát triển tiếp theo của các tư 
tưởng, học thuyết quản lý đó. 
1.2. Phương pháp nghiên cứu 
1.2.1. Phương pháp biện chứng duy vật 
Thực chất phương pháp này là nghiên cứu đối tượng trong quá 
trình sinh thành, biến đổi và phát triển của nó. Hay nói cụ thể hơn, 
phương pháp này cho phép chúng ta thấy được tính tất yếu về mặt nhận 
thức, thực tiễn kinh tế - xã hội, đồng thời cho ta thấy được tính tế thừa 
trong sự hình thành, phát triển của các tư tưởng, học thuyết quản lý. Và 
những khía cạnh đó (phản ánh hay kế thừa) đều bị ảnh hưởng, chi phối 
bởi các quan điểm chính trị hay nhãn quan chính trị, lập trường chính trị 
của các nhà tư tưởng. 
Khi ứng dụng phương pháp biện chứng duy vật vào trong quá 
trình nghiên cứu lịch sử các tư tưởng, học thuyết quản lý; chúng ta sẽ có 
thể làm rõ được 4 khía cạnh: 
- Các tư tưởng, học thuyết quản lý đã phản ánh những yêu cầu gì 
của thực tiễn và đã khái quát những vấn đề lý luận của thực tiễn như thế 
nào. 
- Các tư tưởng học thuyết đang nghiên cứu đã khắc phục được 
những hạn chế nào của các tư tưởng học thuyế ... iệc lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch (ra quyết 
định, nếu hiểu theo nghĩa quyết định phê duyệt hay lựa chọn) phải được 
thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ. Mọi người cần dân 
chủ bàn bạc, thảo luận để xây dựng các phương án, kế hoạch khác nhau 
và sau đó cùng thống nhất lựa chọn phương án hoạt động và chỉ trong 
một chừng mực và tình huống cụ thể cần phải có sự quyết đoán của 
người lãnh đạo cao nhất. V.I. Lênin viết: “Dĩ nhiên “kế hoạch” vốn là 
cái có thể bàn bạc và tranh luận không bao giờ hết. Nhưng không được 
tán gẫu và bàn cãi chung về “những nguyên tắc” (xây dựng kế hoạch), 
khi đã đến lúc bắt tay nghiên cứu kế hoạch khoao học duy nhất đã có, và 
sửa đổi nó dựa trên cơ sở bài học kinh nghiệm thực tế, trên cơ sở nghiên 
cứu chi tiết hơn nữa. Tất nhiên quyền “phê chuẩn” và “không phê 
chuẩn” bao giờ cũng thuộc về một ông quanphải hiểu phê chuẩn có 
nghĩa là đề ra một loạt đơn đặt hàng và mệnh lệnh: mua cái gì, khi nào, 
ở đâu; bắt đầu xây dựng cái gì; thu thập và chuyên chở các vật liệu gì, 
v.vNếu hiẻu theo kiểu quan liêu, thì “phê chuẩn” có nghĩa là sự độc 
đoán của các ông quan, là tình trạng giấy tờ, là trò chơi của các ban 
123 V.I. Lênin (1977): Toàn tập, tập 36, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 187. 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 195 
kiểm tra, tóm lại là thủ tiêu một cách thuần tuý quan liêu một công tác 
thực tế sinh động ”124. 
 V.I. Lênin đặc biết quan tâm đến việc thực hiện kế hoạch. Để 
thực hiện kế hoạch thì việc nghiên cứu chi tiết về kế hoạch, nghiên cứu 
những sai lầm và phương pháp khắc phục những sai lầm trong thực tế có 
vai trò quan trọng và khi đó, việc giải quyết vấn đề chỉ còn là vấn đề kĩ 
thuật hành chính: “Đặc biệt cần phải gắn liền kế hoạch khoa học về  
với các kế hoạch thực tiễn hiện nay và với việc thật sự thực hiện những 
kế hoạch đóNhưng gắn liền bằng cách nào? Để hiểu được điều đó thì 
phải làm thế nào để các nhà kinh tế, các nhà viết văn, các nhà thống kê 
không ba hoa về kế hoạch chung chung, mà nghiên cứu một cách chi tiết 
việc thực hiện các kế hoạch của chúng ta, nghiên cứu các sai lầm của 
chúgn ta trong công tác thực tế đó và nghiên cứu phương pháp khắc 
phục những sai lầm đó Với sự nghiên cứu kinh nghiệm thực tế - thì chỉ 
còn phải giải quyết một vấn đề hoàn toàn không đáng kể là vấn đề kĩ 
thuật hành chính”125. 
 Theo V.I. Lênin, thực tế cuộc sống vốn hết sức phức tạp và sinh 
động nên muốn giải quyết một vấn đề thì chúng ta “Phải chú trọng đến 
cuộc sống sinh động, đến những sự thật chính xác của hiện thực, chứ 
không nên tiếp tục bám lấy cái lí luận ngày hôm qua, lí luận này cũng 
như mọi lí luận, bất quá chỉ vạch ra được những nét căn bản, nét chung, 
chỉ tiến gần tới chỗ nắm được tính chất phức tạp của cuộc sống mà 
thôi”126. Không những thế, V.I. Lênin còn chỉ rõ nguyên tắc giải quyết 
các vấn đề kinh tế - xa hội phức tạp. Đó là “Trước tiên phải nắm được 
124 V.I. Lênin (1977): Toàn tập, tập 42, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 431. 
125 V.I. Lênin (1977): Toàn tập, tập 42, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 433. 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 196 
trường hợp điển hình nhất, hoàn toàn không bị mọi ảnh hưởng và hoàn 
cảnh phức tạp bên ngoài chi phối, và sau khi đã tìm được một giải pháp 
cho trường hợp đó, người ta mới đi vào nghiên cứu từng hoàn cảnh phức 
tạp bên ngoài”127. 
 Song song và có lẽ đi sau một bước với quá trình thực hiện kế 
hoạch, đặc biệt là những kế hoạch để toàn bộ nền kinh tế quốc dân vận 
động nhịp nhàng và thống nhất, thì chúng ta phải đặc biệt chú ý đến công 
tác kiểm kê, kiểm soát: “Kiểm kê và kiểm soát – đó là yêu cầu chủ yếu để 
xã hội cộng sản hoạt động được đều đặnnhiệm vụ của chúng ta là 
thành lập các cơ quan quản lý để tổ chức chặt chẽ chế độ kiểm kê và 
kiểm soát”128. 
 V.I. Lênin yêu cầu việc kiểm tra, kiểm soát phải được thường 
xuyên báo cáo băng văn bản để có được sự thảo luận công khai trên báo 
chí và các hội nghị129, thậm chí “cần phải có những bản báo cáo in 
thành thông báo chung, có sự tham gia nhất thiết phải được mở rộng của 
những người ngoài đảng và của những người không làm việc trong các 
cơ quan”130. 
 Sau khi có sự kiểm tra, kiểm soát và “tóm bắt”, “vạch mặt” cái sai 
lầm thì cần phải có “sự sửa chữa một cách kịp thời”. V.I. Lênin khẳng 
định: “ban thanh tra công nông không chỉ có nhiệm vụ, thậm chí cũng 
không phải là nhiệm vụ chủ yếu, “tóm bắt” và “vạch mặt” (đó là công 
126 V.I. Lênin (1981): Toàn tập, tập 31, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 162 – 163. 
127 V.I. Lênin (1975): Toàn tập, tập 6, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 408. 
128 V.I. Lênin (1977): Toàn tập, tập 36, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 325 – 326. 
129 Xem V.I. Lênin (1977): Toàn tập, tập 42, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, các 
trang 431 đến 439. 
130 V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 327. 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 197 
việc của tư pháp; Ban thanh tra công nông có quan hệ mật thiết với tư 
pháp, nhưng tuyệt nhiên không đồng nhất với nó), mà đúng hơn là có 
nhiệm vụ biết sửa chữa131. 
 Sửa chữa một cách chính xác và kịp thời, đó là nhiệm vụ chính 
của Ban thanh tra công nông. 
 Muốn biết sửa chữa, trước hết, phải nghiên cứu và hiểu biết tiến 
trình công việc của một cơ quan, một xí nghiệp, một ban này nọ, v.v; 
thứ hai là phải kịp thời tiến hành những thay đổi thực tiễn cần thiết, phải 
thực hiện những thay đổi đó một cách thực tế”132 
 10.4. Vấn đề đào tạo con người trong quản lí 
 Xuất phát từ nhu cầu thực tế là quản lý xã hội mới trong tính toàn 
vẹn, hệ thống và triết lý khơi dậy và thu hút sức sáng tạo của mọi tầng 
lớp nhân dân, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là 
V.I. Lênin đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo các nhà quản lý để vươn 
tới đích cuối cùng là xây dựng một thể chế xã hội tự quản. V. I. Lênin 
khẳng định: “Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, nhiều mặt của chế độ dân 
chủ nguyên thuỷ sẽ sống lại, vì lần đầu tiên trong lịch sử những xã hội 
văn minh, quần chúng nhân dân vươn lên tham gia một cách độc lập 
không những vào việc bầu cử và tuyển cử, mà cả vào việc quản lý hàng 
ngày nữa. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, mọi người sẽ lần lượt quản lý 
và sẽ rất mau quen với tình hình không cần có ai quản lý cả”133. 
131 Từ do V.I. Lênin nhấn mạnh. 
132 V.I. Lênin (1978): Toàn tập, tập 44, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 157. 
133 V.I. Lênin (1976): Toàn tập, tập 33, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 143. 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 198 
 V.I. Lênin phê phán gay gắt và yêu cầu kiên quyết gạt bỏ định 
kiến cho rằng chỉ những người thượng lưu, những người được học qua 
các trường lớp của bọn giầu có mới có thể quản lý nhà nước, mới có thể 
tổ chức và thiết kế xã hội xã hội chủ nghĩa được: “Phải nhất thiết phá bỏ 
thành kiến cũ, vô lý, quái gở, bì ổi và ghê tởm cho rằng chỉ có những cái 
gọi là “giai cấp thượng lưu”, chỉ có bọn nhà giầu hay những người dã 
học qua trường của giai cấp giầu có, mới có thể quản lý nhà nước, tổ 
chức kiến thiết xã hội xã hội chủ nghĩa được”134. Theo V.I. Lênin, ngay 
trong nhân dân, trong giai cập công nhân và nông dân có thể có nhiều 
nhà tổ chức có tài và “chính tư bản đã vùi dập, đã bóp chết, vứt bỏ hàng 
ngìn những nhà tổ chức như thế”135. Đồng thời V.I. Lênin cũng chỉ rõ 
các nhà cộng sản vẫn chưa biết phát hiện, nâng đỡ các nhà tổ chức xuất 
thân từ giai tầng lao động nhưng nhất thiết các nhà cộng sản phải học 
được cách làm công tác này. Ông viết: “Chúng ta vẫn chưa biết phát 
hiện, khuyến khích, nâng đỡ, đề bạt họ. Nhưng chúng ta sẽ học tập được 
cách làm công tác đó, nếu chúng ta bắt tay vào học cách làm công tác 
đó với tất cả nhiệt tình cách mạng, vì thiếu nhiệt tình này thì cách mạng 
sẽ không thể nào thắng lợi được”136. Về lĩnh vực này, V.I. Lênin cũng đã 
có lần phê bình khuyết điểm của quần chúng vì quá rụt rè nên đã không 
nắm lấy công tác quản lý: “chúng ta phải thừa nhận răng khuyết điểm 
chính của quần chúng là ở chỗ rụt rè và không nắm lấy công tác quản 
lý”137. 
134 V.I. Lênin (1978): Toàn tập, tập 35, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 238. 
135 V.I. Lênin (1978): Toàn tập, tập 36, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 236. 
136 V.I. Lênin (1978): Toàn tập, tập 36, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 236. 
137 V.I. Lênin (1977): Toàn tập, tập 37, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 25. 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 199 
 Bên cạnh đó, V.I. Lênin cũng nhân thấy rằng “Không phải bẩm 
sinh ra là người ta đã có được nghệ thuật quản lý rồi, mà phải trải qua 
kinh nghiệm mới có được”138. 
 Từ những quan điểm trên, V.I. Lênin đòi hỏi công nhân, binh sĩ 
phải nhanh chóng học cách quản lý nhà nước: “Chúng ta đồi hỏi các 
công nhân giác ngộ và binh sĩ phải học quản lý nhà nước và phải học 
ngay không chậm chễ, nghĩa là đòi hỏi phải bắt tay ngay vào việc làm 
cho tất cả những người lao động, tất cả những công nhân nghèo đều 
tham gia học quản lý nhà nước”139. 
Không những đòi hỏi công nhân phải học cách quản lý nhà nước, 
V.I. Lênin còn chỉ rõ phương pháp học quản lí tốt nhất là học trong thực 
tế. Muốn vậy, họ phải xoá bỏ các định kiến cũ, chủ động tham gia vào 
công tác quản lý, trải nghiệm thực tiễn để nâng cao khả năng quản lý của 
mình. V.I. Lênin viết: “Ngoài phương pháp thực tiễn ra, ngoài cách bắt 
tay vào thực hiện ngay việc nhân dân thực sự tự mình quản lý lấy mình, 
thì liệu có thể có phương pháp nào để cho nhân dân học cách tự quản lý 
lấy mình và tránh được sai lầm không? Hiện nay điều căn bản nhất là 
phải đoạn tuyệt với những định kiến của những nhà trí thức tư sản cho 
rằng chỉ những người công chức đặc biệt - tức nhưũng công chức mà xét 
về toàn bộ địa vị xã hội của họ, thì họ lệ thuộc hoàn toàn vào tư bản - 
mới có thể quản lý được nhà nước. Điều căn bản nhất là gây cho 
những người bị áp bức và những người lao động tin tưởng vào sứ mạnh 
của bản thân họ, là dùng thực tiễn mà chỉ cho họ thấy rằng họ có thể và 
họ phải tự mình nắm lấy việc phân phối bánh mì, tất cả các thực phẩm, 
138 V.I. Lênin (1978): Toàn tập, tập 36, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 216. 
139 V.I. Lênin (1976): Toàn tập, tập 34, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 414. 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 200 
sữa, quần áo, nhà ở , v.vmột cách công bằng, triệt để có quy củ, có tổ 
chức, vì lợi ích của những người nghèo”140. 
Tóm lại, với sứ mệnh tìm kiếm con đường cải tạo xã hội tư bản và 
xây dựng một xã hội mới, mặc dù tiệp cận quan lý chủ yếu ở tầm vĩ mô 
trong bối cảnh khoa học quản lý cũng chưa có những bước phát triển 
đáng kể nào141 song C. Mác, Ph. Ăngghen và nhất là V.I. Lênin đã có 
những quan điểm khá toàn diện về quản lý từ lập kế hoạch, thực hiện kế 
hoạch đến việc kiểm kê, kiểm soát và kịp thời sửa chữa những sai lầm 
trong thực tiễn. Và trong một chừng mực nhất định, một số tư tưởng 
quản lý của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã đặt ra 
những vấn đề của quản lý hiện đại, đặc biệt là việc đề xuất việc phát 
triển quản lý đến đỉnh cao của nó là tự quản lý. 
140 V.I. Lênin (1976): Toàn tập, tập 34, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 417. 
141 Chúng ta cần nhớ rằng thời kì của C. Mác và Ph. Ăngghen, các tư tưởng quản lí 
của loài người mới ở giai doạn phôi thai với đóng góp của Pie Đại đề trong việc thiết 
kế quân đội Phổ và một số tư tưởng cũng như ứng dụng của Adam Smith về kinh tế 
và chuyên môn hoá lao động. V.I. Lênin cũng chỉ được tiếp xúc với tư tưởng quản lý 
theo khoa học của F.W. Taylor nhưng cũng đã chỉ rõ những ưu điẻm của nó mà 
những người cộng sản cần phải học tập đồng thời chỉ rõ hạn chế cần phải vượt bỏ và 
đặc biệt, V.I. Lênin chỉ rõ vai trò của nhà nước trong việc quản lý kinh tế - điều mà 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 201 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tài liệu tiếng Việt 
1. Aphanaxev V.G. (1981): Xã hội, tính hệ thống, nhận thức và quản 
lý, Nhà xuất bản Tài liệu chính trị, Maxcova. 
2. Trần Minh Châu (2001): Các Mác với khoa học quản lý, Tạp chí 
khoa học xã hội, số 4, tr 16 – 20. 
3. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương (1996): Các học thuyết quản 
lý, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, H. 
4. Nguyễn Minh Đình, Nguyễn Trung Tín, Phạm Phương Hoa 
(1996): Quản lý có hiệu quả theo phương pháp Deming (Phần 
nguyên lý), Nhà xuất bản Thống kê, H. 
5. Nguyễn Minh Đình, Nguyễn Trung Tín, Phạm Phương Hoa 
(1996): Quản lý có hiệu quả theo phương pháp Deming (Phần ứng 
dụng), Nhà xuất bản Thống kê, H. 
6. Ivanôv V. N. (chủ biên 2000): Những cơ sở của quản lý xã hội 
hiện đại, Nhà xuất bản Kinh tế, Maxcova. 
7. Mai Hữu Khuê (1993): Giáo trình cơ sở khoa học của quản lý 
kinh tế Xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Đại học và Trung học 
chuyên nghiệp, H. 
8. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1994): Những 
vấn đề cốt yếu của quản lý, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật, H. 
trong chủ nghĩa tư bản mãi đến những năm 30 của thế kỉ XX mới được các nhà tư 
tưởng quản lý đặt ra và được ứng dụng trong thực tế. 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 202 
9. V.I. Lênin (1974 – 1981): Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ 
Maxcova. 
10. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993 – 2002): Toàn tập, Nhà xuất bản 
Chín trị quốc gia, H. 
11. Gareth Morgan (1994): Cách nhìn nhận tổ chức từ nhiều góc độ, 
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, H. 
12. Đỗ Hoàng Toàn (1999): Giáo trình khoa học quản lý, Nhà xuất 
bản Khoa học và Kỹ thuật, H. 
13. IU.A. Trikhômirôv (1984): Quản lý các công việc xã hội. Chủ thể 
và khách thể quản lý dưới chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Tiến bộ 
Maxcova. 
14. Hồ Văn Vĩnh (2003): Một số vấn đề về tư tưởng quản lý, Nhà xuất 
bản Chính trị quốc gia, H. 
15. Viện Nghiên cứu và Đào tạo về Quản lý (2002): Tinh hoa quản lý, 
Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, H. 
II. Tài liệu tiếng Anh 
1. Carter McNamara (1997): Very Brief History of Management 
Theories, Authenticity Consulting, LLC. 
2. Weick, K (1983): Managerial thought in the context of action, in 
Srivastva, S. San Francisco, CA. 
3. Wren, D. (1972): The Evolution of Management Thought, Ronald 
Press, New York, NY. 
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 203 
III. Website 
1.  
2.  
3.  
4.  
5.  
6.  
7.  
8.  
9.  
10.  
11.  
12.  
13.  
14.  
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_lich_su_tu_tuong_quan_ly.pdf