Bài giảng Kiểm soát pháp lí đối với thức ăn bổ sung và phụ gia

Nội dung chương 6

Ø Tầm quan trọng của việc kiểm soát pháp lí đối với thức ăn

bổ sung và phụ gia

Ø Quy trình Thực hành sản xuất tốt (GMP)

Ø Những công cụ kiểm soát pháp lí đối với thức ăn bổ sung

và phụ gia

Ø Trích dẫn một số văn bản pháp lí kiểm soát VSAT thực

phẩm

pdf 41 trang phuongnguyen 10580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm soát pháp lí đối với thức ăn bổ sung và phụ gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm soát pháp lí đối với thức ăn bổ sung và phụ gia

Bài giảng Kiểm soát pháp lí đối với thức ăn bổ sung và phụ gia
Chương 6
KIỂM SOÁT PHÁP LÍ ĐỐI VỚI 
THỨC ĂN BỔ SUNG VÀ PHỤ GIA
Nội dung chương 6
Ø Tầm quan trọng của việc kiểm soát pháp lí đối với thức ăn 
bổ sung và phụ gia
Ø Quy trình Thực hành sản xuất tốt (GMP)
Ø Những công cụ kiểm soát pháp lí đối với thức ăn bổ sung 
và phụ gia
Ø Trích dẫn một số văn bản pháp lí kiểm soát VSAT thực 
phẩm
Tầm quan trọng của việc kiểm soát pháp lí đối với TĂ bổ 
sung và phụ gia
Ø Đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng
Ø Đảm bảo trật tự thương mại, ngăn ngừa thực hành gian dối 
và cạnh tranh không lành mạnh
→ Tất cả các mắt xích trong chuỗi thực phẩm, trong đó có 
TĂ chăn nuôi, đều được kiểm soát chặt chẽ về mặt pháp lí.
Ø TĂ bổ sung và phụ gia là một mắt xích gây nguy cơ mất 
VSAT thực phẩm rất cao
Quy trình Thực hành sản xuất tốt (GMP)
Ø Để đảm bảo VSAT thực phẩm, quy trình Thực hành 
sản xuất tốt (GMP: Good Manufacturing Practice) đang 
được áp dụng trong các cơ sở SX TĂ chăn nuôi 
Ø Mục tiêu của GMP:
(1) Sản xuất, cung cấp và nuôi dưỡng vật nuôi bằng thức 
ăn đảm bảo an toàn cho con người (người tiêu dùng sản 
phẩm chăn nuôi, người chăn nuôi và môi trường).
(2) Sản xuất, cung cấp và nuôi dưỡng vật nuôi bằng thức 
ăn đã được kiểm tra theo những thủ tục chặt chẽ và khoa 
học về việc đảm bảo chất lượng và được thông tin một cách 
minh bạch.
Quy trình Thực hành sản xuất tốt (GMP)
• Nội dung chính trong GMP: (1) Đánh giá nguy cơ, (2) Quản 
lí nguy cơ và (3) Thông tin nguy cơ
• Để đánh giá nguy cơ người ta áp dụng hệ thống “Phân tích 
mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu, gọi tắt là 
HACCP: Hazard Analysis Critical Control Point”, thực chất 
là hệ thông phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các 
mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất, chế biến và 
cung ứng thực phẩm
• Để quản lí nguy cơ người ta xây dựng các tiêu chuẩn về 
sản phẩm, các thủ tục chứng nhận VSAT sản phẩm và 
kiểm soát thường xuyên VSAT sản phẩm theo các tiêu 
chuẩn đưa ra, sau đó cấp chứng chỉ VSAT cho sản phẩm
Quy trình Thực hành sản xuất tốt (GMP)
• Đối với nội dung “Thông tin nguy cơ” có 4 điểm phải thực 
hiện:
(1) Thu thập dữ liệu đánh giá nguy cơ đối với sản phẩm
(2) Phân tích dữ liệu các chất không mong muốn có trong 
sản phẩm
(3) Xây dựng hệ thống cảnh báo sứm để chỉ ra và kiểm 
soát đúng lúc những mối nguy tiềm ẩn có thể có , mặc dù đã 
có tất cả những biện pháp đề phòng, thanh tra và kiểm soát
(4) Thông tin nguy cơ: thông tin rộng rãi trên các phương 
tiện thông tin đại chúng những vụ ngộ độc, những vi phạm 
VSAT thực phẩm của các cơ sở SX
Hệ thống kiểm soát pháp lí VSATTP
• Hoa Kì (FDA – 1909)
• Châu Âu (Cơ quan an toàn thực 
phẩm châu Âu- European Food 
Safety Authority - ESFA)
• Việt Nam
vCó 2 bộ tham gia quản lí an toàn vệ sinh thực 
phảm:
- Bộ NN và PTNT quản lí về VSATTP đối với các 
sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt (TĂCN, thuốc thú 
y, hóa chất bảo vệ thực vật, nông sản, gia súc, gia 
cầm, cá sống)
- Bộ Y tế quản lí về thực phẩm chế biến.
vĐã ban hành có một số văn bản pháp luật liên 
quan đến kiểm soát pháp lí thức ăn chăn nuôi. 
Một số văn bản quản lí nhà nước liên quan đến quản lí TĂCN
• Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật số 68/2006/QH11 
của Quốc hội khóa XI. 
• Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính 
phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu 
chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật.
• Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ 
Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp 
dụng tiêu chuẩn.
• Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ 
Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng, thẩm định 
và ban hành quy chuẩn kĩ thuật.
• Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá số 05/2007/QH12 ngày 
21/11/2007 của Quốc hội khoá XII.
• Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-
UBTVQH11 ngày 07/8/2003.
• Nghị định số 163/2005/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính 
phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ 
sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11.
Một số văn bản quản lí nhà nước liên quan đến quản lí TĂCN 
(tiếp theo)
• Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ 
quy định về nhãn hàng hóa.
• Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ 
Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của 
Nghị định số 89/2006/NĐ-CP NGÀY 30/8/2006 của Chính phủ 
quy định về nhãn hàng hóa.
Một số văn bản quản lí nhà nước liên quan đến quản lí TĂCN 
(tiếp theo)
Các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT 
• Quyết định số 104/2001/QĐ/BNN ngày 31/10/2001 của Bộ 
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành một số 
quy định kĩ thuật tạm thời đối với thức ăn chăn nuôi.
• Quyết định số 113/2001/QĐ/BNN ngày 28/11/2001 của Bộ 
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành: "Danh 
mục các chỉ tiêu kĩ thuật tối thiểu bắt buộc phải công bố khi 
xây dựng tiêu chuẩn cơ sở là hàng hoá thức ăn chăn nuôi.
• Quyết định số 54/2002/QĐ/BNN ngày 20/03/2002 của Bộ 
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc cấm sản xuất, nhập 
khẩu, lưu thông và sử dụng một số loại kháng sinh, hoá chất 
trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Trước đây:
- Quyết định số 05/2005/QĐ-BNN ngày 20/1/2005 của Bộ 
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành “Quy 
định về công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng 
hóa chuyên ngành nông nghiệp”
Công bố TCCS:
+ Doanh nghiệp có vốn nước ngòai, sản xuất TĂCN đặc 
biệt → Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Nông nghiệp; Cục 
Chăn nuôi)
+ Doanh nghiệp khác → Sở Nông nghiệp và PTNT
- Quyết định số 03/2007/QĐ-BNN ngày 19/1/2007của Bộ 
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành “Quy 
định về công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng 
hóa đặc thù chuyên ngành nông nghiệp”.
Công bố TCCS:
Tất cả các loại hình doanh nghiệp → Sở Nông nghiệp và 
PTNT
Căn cứ thẩm định Hồ sơ Dựa vào: 
* Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
* Tiêu chuẩn ngành (TCN)
* Các quy định kĩ thuật 
 (QĐ số 83/2008/QĐ-BNN ngày 23/7/2008 của Bộ 
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hủy bỏ QĐ số 
03)
Ngày nay ?: 
Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật số 
68/2006/QH11 của Quốc hội khóa 11 (Luật số 68) 
có hiệu lực từ 01/01/2007
Quản lí TĂCN dựa vào quy định nào?
Điều 3 - Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05
- Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung 
ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.
- Hàng hoá là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu 
dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.
 → TĂCN là sản phẩm hàng hóa 
 - Sản phẩm, hàng hoá 
không có khả năng gây mất 
an toàn (sau đây gọi là sản 
phẩm, hàng hoá nhóm 1) là 
sản phẩm, hàng hoá trong 
điều kiện vận chuyển, lưu 
giữ, bảo quản, sử dụng hợp 
lí và đúng mục đích, không 
gây hại cho người, động vật, 
thực vật, tài sản, môi trường.
- Sản phẩm, hàng hoá có 
khả năng gây mất an toàn 
(sau đây gọi là sản phẩm, 
hàng hoá nhóm 2) là sản 
phẩm, hàng hoá trong điều 
kiện vận chuyển, lưu giữ, 
bảo quản, sử dụng hợp lí và 
đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn 
khả năng gây hại cho người, 
động vật, thực vật, tài sản, 
môi trường.
→ TĂCN: Là sản 
phẩm hàng hóa 
nhóm 1
Điều 5 - Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05
 Nguyên tắc quản lí chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được quản lí trên cơ sở 
tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kĩ thuật tương 
ứng. Căn cứ vào khả năng gây mất an toàn, sản phẩm, hàng 
hoá được quản lí như sau:
• Sản phẩm, hàng hoá nhóm 1 được quản lí chất lượng trên 
cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng;
• Sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 được quản lí chất lượng trên 
cơ sở quy chuẩn kĩ thuật tương ứng do cơ quan quản lí nhà 
nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản 
xuất công bố áp dụng. 
Luật số 68
Chính phủ quy định cụ thể việc ban hành Danh 
mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.
TĂCN thuộc nhóm 1
→ Chất lượng sản phẩm, hàng hoá TĂCN được quản lí 
trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp 
dụng.
Luật số 68
Điều 10 
Hệ thống tiêu chuẩn và kí hiệu tiêu chuẩn của Việt 
Nam bao gồm:
 * Tiêu chuẩn quốc gia, kí hiệu là TCVN;
 * Tiêu chuẩn cơ sở, kí hiệu là TCCS. 
Luật số 68 
Điều 20. 
- Tiêu chuẩn cơ sở do người đứng đầu tổ chức (Doanh 
nghiệp) tổ chức xây dựng và công bố để áp dụng trong các 
hoạt động của cơ sở.
- Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên thành tựu 
khoa học và công nghệ, nhu cầu và khả năng thực tiễn của 
cơ sở. Khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu 
chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài 
làm tiêu chuẩn cơ sở. 
Luật số 68
Điều 20. 
- Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kĩ thuật 
và quy định của pháp luật có liên quan.
- Trình tự, thủ tục xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở thực 
hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Luật số 68
Điều 11.
 Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ 
quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn 
quốc gia (TCQG) và đề nghị thẩm định, công bố TCQG.
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định 
dự thảo TCQG và công bố TCQG.
Luật số 68
- Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) 
bao gồm: 
1. Tổ chức kinh tế;
2. Cơ quan nhà nước; 
3. Đơn vị sự nghiệp;
4. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Luật số 68
Điều 21. 
Bộ Khoa học và Công nghệ giữ quyền xuất bản và phát hành 
TCQG. 
Tổ chức công bố tiêu chuẩn cơ sở giữ quyền xuất bản và 
phát hành TCCS.
Điều 23. Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện.
Tiêu chuẩn được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá 
sự phù hợp. 
Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc 
áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp 
luật, quy chuẩn kĩ thuật.
Luật số 68
Vậy hệ thống TCVN và TCN trước đây xử lí thế nào?
Điều 69. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành đã được 
ban hành theo Pháp lệnh chất lượng hàng hoá năm 
1999 và theo luật, pháp lệnh khác được xem xét, 
chuyển đổi thành TCQG hoặc QCKT quốc gia. 
Luật số 68
2. Các quy định kĩ thuật, quy trình, quy phạm, quy 
chuẩn, tài liệu kĩ thuật bắt buộc áp dụng đã được ban 
hành phục vụ quản lí nhà nước được xem xét để 
chuyển đổi thành QCKT.
3. Chính phủ quy định việc chuyển đổi tiêu chuẩn 
ngành thành TCQG hoặc QCKT và việc chuyển đổi các 
quy định kĩ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tài 
liệu kĩ thuật bắt buộc áp dụng thành quy QCKT.
Nghị định số 127
Điều 6. Rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam thành TCQG
Thời hạn:
Việc rà soát và lập các danh mục phải hoàn thành trước ngày 
31 tháng 12 năm 2007.
* Tiêu chuẩn Việt Nam phải huỷ bỏ hoàn thành 
trước ngày 30 tháng 6 năm 2008.
* Tiêu chuẩn Việt Nam không phải sửa đổi, bổ sung nội 
dung khi chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia
hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2008. 
* Tiêu chuẩn Việt Nam phải sửa đổi, bổ sung nội dung khi 
chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia;
 hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010. 
Nghị định số 127
Điều 7. Rà soát, chuyển đổi TCN thành TCQG
Thời hạn:
Việc rà soát và lập các danh mục phải hoàn thành
 trước ngày 31 tháng 12 năm 2007.
* Tiêu chuẩn ngành phải huỷ bỏ
hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2008.
* Tiêu chuẩn ngành không phải sửa đổi, bổ sung nội 
dung khi chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia
hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2008. 
* Tiêu chuẩn ngành phải sửa đổi, bổ sung nội dung khi 
chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia
hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010. 
Nghị định số 127
Điều 12:
Nguyên tắc và thời hạn chuyển đổi các quy định kĩ thuật, 
quy trình, quy phạm, quy chuẩn và các tài liệu kĩ thuật bắt 
buộc áp dụng thành quy chuẩn kĩ thuật quốc gia (QCVN):
* Quy định kĩ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và tài 
liệu kĩ thuật bắt buộc áp dụng được xem xét để chuyển đổi 
thành QCVN
Thời hạn chuyển đổi các quy định kĩ thuật, quy trình, quy 
phạm, quy chuẩn và các tài liệu kĩ thuật bắt buộc áp dụng 
thành QCVN phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 
2008. 
Nghị định số 127
* Quy định kĩ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và các tài 
liệu kĩ thuật bắt buộc áp dụng phải được xem xét, sửa đổi, bổ 
sung nội dung khi chuyển đổi thành QCVN;
Thời hạn xem xét, sửa đổi, bổ sung nội dung và chuyển 
đổi các quy định kĩ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và 
các tài liệu kĩ thuật bắt buộc áp dụng thành QCVN phải hoàn 
thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2009.
* Quy định kĩ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và các tài 
liệu kĩ thuật bắt buộc áp dụng phải huỷ bỏ.
Thời hạn huỷ bỏ các quy định kĩ thuật, quy trình, quy 
phạm, quy chuẩn và các tài liệu kĩ thuật bắt buộc áp dụng 
phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 9 năm 2008. 
Nghị định số 127
Điều 26. 
Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành tự nguyện 
áp dụng ban hành trước thời điểm có hiệu lực của 
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kĩ thuật chưa được 
chuyển đổi thành TCQG được tiếp tục sử dụng đến 
thời hạn chuyển đổi quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 
2 Điều 7 Nghị định này (31/12/2010).
Luật số 68
Điều 60. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan 
thuộc Chính phủ 
- Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước, người 
có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về 
tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật có liên quan; 
- Tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng 
quy chuẩn kĩ thuật quốc gia; tổ chức xây dựng và ban hành 
quy chuẩn kĩ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công 
quản lí; 
- Đề xuất quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc 
gia; tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia thuộc 
ngành, lĩnh vực được phân công quản lí;
Điều 60. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc 
Chính phủ (tiếp theo)
- Quản lí việc xây dựng, ban hành quy chuẩn kĩ thuật địa phương; 
cho ý kiến về dự thảo quy chuẩn kĩ thuật địa phương; 
- Quản lí hoạt động công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy;
- Thực hiện thống kê về hoạt động xây dựng, ban hành, áp dụng 
quy chuẩn kĩ thuật do mình ban hành;
- Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn 
kĩ thuật;
- Tuyên truyền, phổ biến, tổ chức hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn 
và quy chuẩn kĩ thuật; 
- Kiểm tra, thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kĩ 
thuật; xử lí vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động trong lĩnh vực quy 
chuẩn kĩ thuật theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trích dẫn một số văn bản pháp lí kiểm soát VSAT 
thực phẩm
Ø Danh mục hàng hóa TĂ chăn nuôi bắt buộc phải công bố 
tiêu chuẩn chất lượng (ban hành ngày 26/9/2001 theo quyết 
định số 96/2001/QDD/BNN)
(1) TĂ hỗn hợp hoàn chỉnh và TĂ đậm đặc dùng cho gia 
cầm, lợn, bò sữa, bò thịt, thỏ
(2) Các loại TĂ bổ sung: Premix vitamin, premix khoáng, 
premix vitamin-khoáng, các axit amin
(3) Các loại TĂ đặc biệt: Các chế phẩm sinh hóa học như 
enzyme, chất tạo màu, mùi, vị, chất chống oxi hóa, chất 
chống nấm mốc, chất kháng khuẩn
Ngoài ra quyết định cũng nêu ra danh mục hàng hóa TĂ 
chăn nuôi khuyến khích công bố chất lượng: TĂ hỗn hợp 
hoàn chỉnh và đậm đặc cho cừu, dê, trâu; TĂ cho động vật 
cảnh (chó, mèo, chim); TĂ cho động vật nghiệp vụ (chó, 
ngựa)
Trích dẫn một số văn bản pháp lí kiểm soát VSAT 
thực phẩm
Ø Một số quy định kĩ thuật tạm thời đối với TĂ chăn nuôi
(1) Quy định hàm lượng tối đa độc tố nấm mốc Aflatoxin 
trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm
(2) Quy định hàm lượng tối đa các nguyên tố khoáng và kim 
loại nặng trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, 
gia cầm
(3) Quy định hàm lượng tối thiểu các loại vitamin trong thức 
ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm 
Bảng: Quy định hàm lượng tối đa độc tố nấm mốc aflatoxin B1 và 
hàm lượng tổng số các aflatoxin
Loại vật nuôi Aflatoxin B1
(µg/kg)
Tổng số các aflatoxin
(µg/kg)
Gà con từ 1-28 ngày tuổi ≤20 ≤30
Nhóm gà còn lại ≤30 ≤50
Vịt con từ 1-28 ngày tuổi Không có ≤10
Nhóm vịt còn lại ≤10 ≤20
Lợn con theo mẹ từ 1-28 ngày tuổi ≤10 ≤30
Nhóm lợn còn lại ≤100 ≤200
Bò nuôi lấy sữa ≤20 ≤50
Bảng: Quy định hàm lượng tối đa các nguyên tố khoáng và kim loại nặng 
trong TĂ hỗn hợp hoàn chỉnh
Tên nguyên tố
Hàm lượng tối đa (mg/kg)
Gia cầm
Lợn BòNuôi thịt Đẻ trứng
Ca 12000 40000 10000 10000
P tổng số 8000 8000 15000 15000
Na 20000 20000 8000 40000
Cu 35 35 <4 th: 175 50
>4 th: 100
Fe 1250 1250 1250 1250
Zn 250 250 250 250
Co 10 10 10 10
Mn 250 250 250 250
I 300 300 300 300
Bảng: Quy định hàm lượng tối đa các nguyên tố khoáng và kim loại nặng 
trong TĂ hỗn hợp hoàn chỉnh (tiếp theo)
Tên nguyên tố
Hàm lượng tối đa (mg/kg)
Gia cầm
Lợn BòNuôi thịt Đẻ trứng
Mo 2,5 2,5 5,5 2,5
F 250 250 100 30
Se 0,5 0,5 0,5 0,5
As 2 2 2 2
Pb 5 5 5 5
Hg 0,1 0,1 0,1 0,1
Cd 0,5 0,5 0,5 0,5
Bảng: Quy định hàm lượng tối thiểu các loại vitamin trong TĂ 
hỗn hợp hoàn chỉnh
Loại vitamin Đơn vị Hàm lượng tối thiểu
Gia cầm Lợn Bò
Vitamin A IU 1500 1300 2200
Vitamin D IU 200 200
Vitamin E IU 10 10 15
Vitamin K mg 0,5 0,5
Vitamin B1 mg 1,8 1
Vitamin B2 mg 3 3
Nacin mg 25 12
Biotin mg 0,12 0,05
Acid pantothenic mg 10 9
Vitamin B6 mg 3 1,5
Acid folic mg 0,5 0,32
Vitamin B12 mg 10 15
Cholin mg 750 400
Trích dẫn một số văn bản pháp lí kiểm soát VSAT 
thực phẩm
Ø Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc cấm sản 
xuất, nhập khẩu lưu thông và sử dụng một số loại kháng 
sinh, hóa chất trong sản xuất và kinh doanh TĂ chăn nuôi 
(ban hành ngày 20/3/2002 theo quyết định số 
54/2002/QDD/BNN)
Ø Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng 
trong thực phẩm (ban hành ngày 31/8/2001 theo quyết định 
số 3742/2001/QDD/BNN)
Bảng: Tên kháng sinh và hóa chất cấm nhập khẩu, lưu thông và 
sử dụng trong sản xuất, kinh doanh TĂ chăn nuôi
TT Tên kháng sinh, hóa chất TT Tên kháng sinh, hóa chất
1 Carbuterol 10 Methyl-testosterone
2 Cimaterol 11 Metronidazole
3 Clenbuterol 12 Nor-testosterone
4 Chloramphenicol 13 Ractopamin
5 Diethylstilbestrol (DES) 14 Sabutamol
6 Dimetridazole 15 Terbutaline
7 Fenoterol 16 Stilbenes
8 Furazolidon và các dẫn xuất 
nhóm Nitrofuran
17 Trenbolone
9 Isoxupin 18 Zeranol

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_soat_phap_li_doi_voi_thuc_an_bo_sung_va_phu_g.pdf