Bài giảng Kế hoạch kinh doanh - Chương 7: Đánh giá kế hoạch kinh doanh

Chương 7.

Đánh giá kế hoạch kinh doanh

1. Các rủi ro trong lập kế hoạch kinh

doanh

2. Đánh giá công tác lập kế hoạch kinh

doanh

3. Đánh giá chất lượng bản kế hoạch kinh

doanh

pdf 12 trang phuongnguyen 5920
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kế hoạch kinh doanh - Chương 7: Đánh giá kế hoạch kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế hoạch kinh doanh - Chương 7: Đánh giá kế hoạch kinh doanh

Bài giảng Kế hoạch kinh doanh - Chương 7: Đánh giá kế hoạch kinh doanh
1Chương 7. 
Đánh giá kế hoạch kinh doanh
1. Các rủi ro trong lập kế hoạch kinh 
doanh
2. Đánh giá công tác lập kế hoạch kinh 
doanh
3. Đánh giá chất lượng bản kế hoạch kinh 
doanh
21. RỦI RO TRONG 
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
 Khái niệm rủi ro và bất định
 Rủi ro là khả năng xảy ra khác biệt giữa kết quả thực tế và kết 
quả được dự kiến khi lập kế hoạch. 
 Rủi ro là một khái niệm khách quan, chỉ có thể đo lường được 
một cách tương đối, có thể đo thông qua mức độ tổn thất bằng 
tiền. 
 Bất định là sự không chắc về khả năng xảy ra một kết quả 
nào đó trong tương lai khi người lập kế hoạch nhận thức có rủi 
ro. Bất định thể hiện một trạng thái tư tưởng (sự không chắc), 
do vậy nó phụ thuộc phần lớn vào thông tin được sử dụng để 
đánh giá kết quả và khả năng đánh giá của mỗi cá nhân đối với 
thông tin đó. 
 Khái niệm này mang tính chủ quan, có khác biệt cho từng cá 
nhân và không thể đo lường trực tiếp. Để tính toán tác động 
của bất định, có thể gán một vài thông số khách quan, thí dụ 
như gán xác suất xảy ra một sự kiện nào đó vào các yếu tố bất 
định của kế hoạch. Lúc này, bài toán bất định trở thành bài 
toán rủi ro
31. RỦI RO TRONG 
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
 Các loại rủi ro trong kinh doanh
41. RỦI RO TRONG 
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
 Rủi ro trong lập kế hoạch kinh doanh
 Các sai lệch của dữ liệu và các sai lệch do 
đánh giá 
 Sự thay đổi của môi trường kinh tế làm cho 
các kinh nghiệm không còn phù hợp
 Không thể diễn dịch các dữ liệu được thu 
thập
 Không đủ khả năng phân tích, hoặc bị sai 
sót trong phân tích
 Năng lực quản lý của ban quản trị DN và 
vấn đề mà họ muốn tập trung
 Sự lỗi thời của sản phẩm, công nghệ
51. RỦI RO TRONG 
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
 Các công cụ phân tích rủi ro
 Phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis): 
cho thay đổi giá trị của 1 (hoặc vài) thông số thị trường để đánh 
giá ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh
 Phân tích tình huống (Scenario Analysis)
 Phân tích mô phỏng (Simulation 
Analysis)
61. RỦI RO TRONG 
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
 Các phương pháp quản lý rủi ro
a) Kiểm soát tổn thất, 
b) Giảm rủi ro nội tại. 
c) Tài trợ khi có rủi ro 
 Kiểm soát tổn thất và giảm rủi ro nội tại 
thường liên quan đến các quyết định đầu tư 
nguồn lực nhằm tăng giá trị của DN. 
71. RỦI RO TRONG 
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
 a) Kiểm soát tổn thất: là các hoạt động 
giảm chi phí tổn thất bằng cách giảm tần 
suất tổn thất và giảm mức độ tổn thất.. 
 Phương pháp kiểm soát rủi ro:
 (1) nhóm phương pháp giảm bớt các hoạt động 
rủi ro: sẽ làm giảm thu nhập của DN 
 (2) nhóm phương pháp gia tăng phòng ngừa tổn 
thất: sẽ gia tăng chi phí hoạt động
81. RỦI RO TRONG 
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
b) Giảm rủi ro nội tại: 
 có thể sử dụng hai cách 
 đa dạng hóa các hình thức đầu tư:đa dạng hóa 
hoạt động, tiến hành sản xuất kinh doanh nhiều 
sản phẩm khác nhau để giảm các rủi ro về giảm 
doanh thu, ngưng sản xuất do không bán được 
sản phẩm, 
 đầu tư vào thông tin: sẵn sàng chịu chi phí để 
có được thông tin đáng tin cậy, qua đó có thể 
đưa ra các dự đoán đúng cho các tổn thất dự 
kiến. 
91. RỦI RO TRONG 
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
c) Tài trợ khi có rủi ro (tài trợ tổn thất) 
là phương pháp tạo nguồn quỹ để chi trả 
hoặc bồi thường cho các tổn thất xảy ra. 
 Có 4 phương pháp tài trợ tổn thất: 
 tự bảo hiểm (retention, self-insurance), 
 mua hợp đồng bảo hiểm, 
 sử dụng các nguồn dẫn xuất tài chính (hedging) 
 chuyển giao rủi ro thông qua hợp đồng. 
 Các phương pháp này không loại trừ nhau mà 
thường được sử dụng kết hợp với nhau.
10
2. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP 
KẾ HOẠCH KINH DOANH
Đánh giá công tác lập KHKD :
 Chất lượng của bản KHKD được xây dựng
 Mức độ đáp ứng mục tiêu của DN đặt ra 
khi quyết định lập KHKD
 Các thông tin trình bày trong KHKD 
 Hoàn tất đúng thời hạn qui định
 Chi phí thực hiện chấp nhận được 
11
3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG 
BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH
 Đánh giá chất lượng nội dung
 Cung cấp được những thông tin mà đối tượng đọc chính của bản KHKD đang 
quan tâm. 
 Các thông tin đầu vào được trình bày đầy đủ và đáng tin cậy. 
 Có các dự báo đáng tin cậy. 
 Mức độ chi tiết của các kết quả tính toán và các hoạt động đề ra trong kế 
hoạch. 
 Các kết quả tính toán phải đảm bảo chính xác. Các số liệu sử dụng phải nhất 
quán trong suốt bản kế hoạch. 
 Tính logic, chặt chẽ và nhất quán của các phân tích lập luận hay giải pháp đề 
xuất. 
 Tính độc đáo sáng tạo của các giải pháp chiến lược và tính hiệu quả của các 
hoạt động đề xuất trong kế hoạch. 
 Tính khả thi của các hoạt động đề xuất trong kế hoạch so với hoàn cảnh cụ thể 
của DN trong kỳ kế hoạch và trong môi trường kinh doanh cụ thể của DN.
 Tính linh hoạt của chiến lược và kế hoạch. 
 Có nêu phần phân tích rủi ro và các biện pháp ứng phó. 
12
3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG 
BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH
 Đánh giá chất lượng hình thức 
 Hình thức trình bày: cần phải sạch đẹp, 
chuyên nghiệp, nghiêm túc. 
 Độ dài bản KHKD: 5-60 tr
 Cấu trúc: việc sắp xếp các phần mục 
mạch lạc 
 Văn phong: cần sáng sủa, súc tích, mạch 
lạc. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_hoach_kinh_doanh_chuong_7_danh_gia_ke_hoach_kin.pdf