Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý - Lê Thị Ngọc Diệp

Nội dung bài giảng được trình bày trong 7 chương:

Chương 1. Một số vấn đề chung về Hệ thống thông tin quản lý

Chương 2. Các thành phần của Hệ thống thông tin quản lý

Chương 3. Phân tích Hệ thống thông tin quản lý

Chương 4. Thiết kế Hệ thống thông tin quản lý

Chương 5. Cài đặt và khai thác Hệ thống thông tin quản lý

Chương 6. Các Hệ thống thông tin quản lý cấp chuyên gia và các Hệ thống thông tin

quản lý chức năng

Chương 7. Các Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định và các Hệ thống thông tin hỗ

trợ điều hành

pdf 179 trang phuongnguyen 17780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý - Lê Thị Ngọc Diệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý - Lê Thị Ngọc Diệp

Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý - Lê Thị Ngọc Diệp
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 
BÀI GIẢNG 
HỆ THỐNG THÔNG TIN 
QUẢN LÝ 
 Biên soạn: ThS. Lê Thị Ngọc Diệp 
 Khoa Quản trị Kinh doanh 1 
Hà Nội, Năm 2013 
PT
IT
Bài giảng HTTTQL 
ThS. Lê Thị Ngọc Diệp – Khoa QTKD1 – Học viện CNBCVT 1
LỜI NÓI ĐẦU 
Trong những năm gần đây, các tổ chức ngày càng chú ý đến việc ứng dụng các thành 
tựu của công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng vào mọi hoạt động quản lý sản 
xuất kinh doanh. Các hệ thống thông tin quản lý được tin học hóa và ngày càng đóng vai trò 
quan trọng trong mọi hoạt động quản lý của các tổ chức. Ban đầu, các hệ thống thông tin chủ 
yếu được xây dựng để hỗ trợ một số hoạt động kế toán, văn phòng, đến nay, các hệ thống này 
có mặt hầu hết ở tất cả lĩnh vực quản lý theo chức năng của mọi tổ chức. 
Bài giảng “Hệ thống thông tin quản lý” giới thiệu các khái niệm cơ bản liên quan đến 
hệ thống thông tin quản lý, quy trình tổng quát để xây dựng một hệ thống thông tin quản lý 
cho một tổ chức. Bài giảng này được viết cho sinh viên khối ngành kinh tế và quản trị kinh 
doanh nên cách tiếp cận các vấn đề đặt ra phù hợp với vai trò của các nhà quản lý, các nhà 
quản trị kinh doanh trong các tổ chức. 
Nội dung bài giảng được trình bày trong 7 chương: 
Chương 1. Một số vấn đề chung về Hệ thống thông tin quản lý 
Chương 2. Các thành phần của Hệ thống thông tin quản lý 
Chương 3. Phân tích Hệ thống thông tin quản lý 
Chương 4. Thiết kế Hệ thống thông tin quản lý 
Chương 5. Cài đặt và khai thác Hệ thống thông tin quản lý 
Chương 6. Các Hệ thống thông tin quản lý cấp chuyên gia và các Hệ thống thông tin 
quản lý chức năng 
Chương 7. Các Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định và các Hệ thống thông tin hỗ 
trợ điều hành. 
Các chương trên tương ứng với ba nhóm nội dung lớn: 
- Chương 1 và chương 2 tập trung giới thiệu khái quát về các Hệ thống thông tin quản lý. 
- Chương 3, chương 4 và chương 5 tương ứng với ba bước tổng quát cần triển khai khi 
các tổ chức muốn tiến hành xây dựng một Hệ thống thông tin quản lý mới cho tổ chức. 
- Hai chương cuối cùng giới thiệu các Hệ thống thông tin quản lý cụ thể đã và đang 
được các tổ chức sử dụng khá phổ biến. 
Bài giảng “Hệ thống thông tin quản lý” được tác giả biên soạn lại dựa trên các bài 
giảng đã được một số thầy cô biên soạn trước đây. Tuy tác giả rất cố gắng tổng hợp, chọn lọc, 
sắp xếp các nội dung cho phù hợp với đề cương môn học, cập nhật thêm thông tin nhưng 
chắc chắn không thể tránh khỏi sơ suất, tác giả rất mong được sự góp ý của các thầy cô, các 
bạn sinh viên để tiếp tục hoàn thiện bài giảng này. 
 Hà Nội, tháng 11 năm 2013 
 ThS. Lê Thị Ngọc Diệp 
PT
IT
Bài giảng HTTTQL 
ThS. Lê Thị Ngọc Diệp – Khoa QTKD1 – Học viện CNBCVT 2
MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ .......6 
1.1 THÔNG TIN .............................................................................................6 
1.1.1 Thông tin và vai trò của thông tin .....................................................6 
1.1.2 Các dạng thông tin trong các tổ chức ................................................6 
1.1.3 Các nguồn thông tin của tổ chức .......................................................8 
1.2 HỆ THỐNG VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ...............................................9 
1.2.1 Hệ thống ...........................................................................................9 
1.2.2 Hệ thống thông tin ............................................................................9 
1.2.3 Quy trình xử lý thông tin ................................................................ 10 
1.3 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ....................................................... 13 
1.3.1 Khái niệm hệ thống thông tin quản lý ............................................. 13 
1.3.2 Phân loại các hệ thống thông tin quản lý ......................................... 13 
1.3.3 Lợi ích kinh tế của hệ thống thông tin quản lý ................................ 19 
1.3.4 Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin quản lý ........................ 20 
CHƯƠNG 2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ ...... 23 
2.1 TÀI NGUYÊN VỀ PHẦN CỨNG ............................................................. 23 
2.1.1 Cấu trúc của máy tính ..................................................................... 23 
2.1.2 Các dạng máy tính .......................................................................... 26 
2.1.3 Lựa chọn phần cứng ....................................................................... 27 
2.2 HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG ............................................................... 27 
2.2.1 Phương thức truyền thông và các kênh truyền thông ....................... 28 
2.2.2 Các thiết bị và phần mềm truyền thông ........................................... 29 
2.2.3 Phân loại mạng máy tính ................................................................ 29 
2.3 TÀI NGUYÊN VỀ PHẦN MỀM ............................................................... 32 
2.3.1 Phần mềm hệ thống ........................................................................ 32 
2.3.2 Phần mềm ứng dụng ....................................................................... 33 
2.4 TÀI NGUYÊN VỀ NHÂN LỰC ................................................................ 33 
2.4.1 Các nhóm tài nguyên nhân lực ........................................................ 33 
2.4.2 Yêu cầu đối với tài nguyên nhân lực ............................................... 34 
2.5 TÀI NGUYÊN VỀ DỮ LIỆU .................................................................... 34 
2.5.1 Hệ quản trị CSDL ........................................................................... 34 
2.5.2 Mô hình CSDL ............................................................................... 35 
2.5.3 Thiết kế CSDL ............................................................................... 38 
PT
IT
Bài giảng HTTTQL 
ThS. Lê Thị Ngọc Diệp – Khoa QTKD1 – Học viện CNBCVT 3
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN ............................................... 40 
3.1 KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN ..... 40 
3.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN40 
3.2.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống ....................................................... 40 
3.2.2 Phương pháp đi từ phân tích chức năng đến mô hình hóa ................ 41 
3.2.3 Phương pháp phân tích hệ thống có cấu trúc ................................... 41 
3.3 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN .............................. 41 
3.3.1 Thu thập thông tin cho quá trình phân tích ...................................... 42 
3.3.2 Lập sơ đồ chức năng kinh doanh (Business Funtion Diagram - BFD)46 
3.3.3 Lập sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagram - DFD) ..................... 49 
3.3.4 Lập báo cáo phân tích hệ thống thông tin ........................................ 58 
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ ................................ 61 
4.1 QUY TRÌNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ ................ 61 
4.2 MÔ HÌNH HÓA THỰC THỂ .................................................................. 61 
4.2.1 Xây dựng các thực thể .................................................................... 62 
4.2.2 Xác định mối quan hệ giữa các thực thể .......................................... 66 
4.3 XÂY DỰNG SƠ ĐỒ QUAN HỆ-THỰC THỂ VÀ THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU
 ............................................................................................................... 73 
4.3.1 Sơ đồ Quan hệ - Thực thể (Entity Relation Diagram - ERD) ........... 73 
4.3.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu từ sơ đồ Quan hệ - Thực thể ......................... 75 
4.4 CHUẨN HÓA DỮ LIỆU ......................................................................... 80 
4.4.1 Khái niệm chuẩn hóa dữ liệu .......................................................... 80 
4.4.2 Khái niệm phụ thuộc hàm ............................................................... 81 
4.4.3 Các dạng chuẩn và quá trình chuẩn hóa .......................................... 82 
4.4.4 Trộn các bảng thực thể ................................................................... 87 
4.5 XÂY DỰNG PHẦN MỀM TRONG HTTT QUẢN LÝ ............................... 88 
4.5.1 Thiết kế phần mềm mới .................................................................. 88 
4.5.2 Lựa chọn phần mềm trên thị trường ................................................ 93 
4.6 THIẾT KẾ GIAO DIỆN NGƯỜI – MÁY .................................................. 95 
4.6.1 Nội dung thông tin của các giao diện .............................................. 96 
4.6.2 Các kiểu thiết kế giao diện người - máy .......................................... 99 
CHƯƠNG 5. CÀI ĐẶT VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ .. 104 
5.1 CÀI ĐẶT HỆ THỐNG ........................................................................... 104 
5.2 CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG .................................................................. 104 
5.2.1 Nội dung của quá trình chuyển đổi hệ thống ................................. 104 
5.2.2 Các phương pháp chuyển đổi hệ thống ......................................... 107 
5.3 HUẤN LUYỆN NGƯỜI SỬ DỤNG ....................................................... 110 
TIT
Bài giảng HTTTQL 
ThS. Lê Thị Ngọc Diệp – Khoa QTKD1 – Học viện CNBCVT 4
5.3.1 Mục tiêu và sự cần thiết của công tác huấn luyện .......................... 110 
5.3.2 Nội dung và phương pháp huấn luyện ........................................... 110 
5.4 HỖ TRỢ SỬ DỤNG .............................................................................. 111 
5.5 CẢI TIẾN HỆ THỐNG .......................................................................... 111 
5.6 BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HỆ THỐNG VÀ QUẢN LÝ CẤU HÌNH ............ 112 
5.6.1 Biên soạn tài liệu hệ thống ............................................................ 112 
5.6.2 Quản lý cấu hình........................................................................... 113 
CHƯƠNG 6. CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CẤP CHUYÊN GIA VÀ CÁC 
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CHỨC NĂNG .................................... 115 
6.1 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ VĂN PHÒNG .............................. 115 
6.1.1 Khái niệm ..................................................................................... 115 
6.1.2 Sơ đồ luồng dữ liệu vào - ra .......................................................... 116 
6.1.3 Các chức năng cơ bản ................................................................... 117 
6.1.4 Công nghệ văn phòng ................................................................... 119 
6.1.5 Các phần mềm quản lý văn phòng ................................................ 121 
6.2 HỆ THỐNG THÔNG TIN XỬ LÝ GIAO DỊCH ..................................... 123 
6.2.1 Khái niệm ..................................................................................... 123 
6.2.2 Quy trình xử lý giao dịch .............................................................. 124 
6.2.3 Một số HTTT xử lý giao dịch phổ biến ......................................... 127 
6.3 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ SẢN XUẤT .................................. 128 
6.3.1 Khái niệm ..................................................................................... 128 
6.3.2 Sơ đồ luồng dữ liệu vào - ra .......................................................... 130 
6.3.3 Phân loại HTTT quản lý sản xuất .................................................. 130 
6.3.4 Các phần mềm quản lý sản xuất .................................................... 136 
6.4 HỆ THỐNG THÔNG TIN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN ............................... 137 
6.4.1 Khái niệm ..................................................................................... 137 
6.4.2 Sơ đồ luồng dữ liệu vào - ra .......................................................... 137 
6.4.3 Phân loại HTTT Tài chính - Kế toán ............................................. 140 
6.4.4 Các phần mềm tài chính – kế toán ................................................ 145 
6.5 HỆ THỐNG THÔNG TIN MARKETING ............................................... 149 
6.5.1 Khái niệm ..................................................................................... 149 
6.5.2 Sơ đồ luồng dữ liệu vào - ra .......................................................... 150 
6.5.3 Phân loại HTTT Marketing ........................................................... 151 
6.5.4 Các phần mềm Marketing ............................................................. 156 
6.6 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ............................... 157 
6.6.1 Khái niệm ..................................................................................... 157 
6.6.2 Sơ đồ luồng dữ liệu vào - ra .......................................................... 158 
6.6.3 Phân loại HTTT quản trị nhân lực ................................................. 159 
6.6.4 Các phần mềm quản trị nhân lực ................................................... 163 
PT
IT
Bài giảng HTTTQL 
ThS. Lê Thị Ngọc Diệp – Khoa QTKD1 – Học viện CNBCVT 5
CHƯƠNG 7. CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH VÀ HỖ 
TRỢ ĐIỀU HÀNH ............................................................................................ 169 
7.1 HỆ THỐNG THÔNG TIN HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH ......................... 169 
7.1.1 Quá trình ra quyết định trong các tổ chức...................................... 169 
7.1.2 HTTT hỗ trợ ra quyết định ............................................................ 170 
7.1.3 HTTT hỗ trợ ra quyết định theo nhóm .......................................... 173 
7.2 HỆ THỐNG THÔNG TIN HỖ TRỢ ĐIỀU HÀNH ................................. 174 
7.2.1 Khái niệm ..................................................................................... 174 
7.2.2 Mô hình hệ thống ......................................................................... 175 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 178 
PT
IT
Bài giảng HTTTQL Chương 1. Một số vấn đề chung về HTTTQL 
ThS. Lê Thị Ngọc Diệp – Khoa QTKD1 – Học viện CNBCVT 6
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ 
Thông tin có vai trò vô cùng to lớn trong các hoạt động của con người. Thông tin và 
các hệ thống thông tin quản lý là một loại nguồn lực đặc biệt quan trọng trong các tổ chức. 
Chương này trình bày một số khái niệm cơ bản về thông tin và vai trò của thông tin trong kinh 
tế - xã hội, các khái niệm hệ thống , hệ thống thông tin nói chung và các khái niệm liên quan 
đến HTTTQL nói riêng. 
1.1 THÔNG TIN 
1.1.1 Thông tin và vai trò của thông tin 
Trong cuộc sống hàng ngày, khái niệm thông tin phản ánh các tri thức, hiểu biết của 
chúng ta về một đối tượng nào đó. Ở dạng chung nhất, thông tin luôn được hiểu như các 
thông báo nhằm mang lại một sự hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin. 
Thông tin có tính chất phản ánh và liên quan đến hai chủ thể: chủ thể phản ánh (truyền 
tin) và đối tượng nhận sự phản ánh  ... cách thức để phân phối thông tin hiệu quả trong tổ chức 
- Đối với cấp tác nghiệp: DSS tạo ra các quyết định liên quan đến các hoạt động cụ thể 
như xác định bộ phận, cá nhân thực hiện nhiệm vụ, thời gian hoàn thành nhiệm vụ, tiêu chuẩn 
sử dụng các nguồn lực và đánh giá các kết quả đạt được 
Một số ví dụ về các hệ thống DSS: 
- Hệ thống xác định giá và tuyến bay của của các hãng hàng không (American Airlines, 
Vietnam Airlines) 
- Hệ thống điều khiển tàu và tuyến đi của Southern Railway 
- Hệ thống phân tích hợp đồng cho Bộ Quốc phòng Mỹ 
- Hệ thống định giá bán sản phẩm của Kmart 
7.1.2.2 Các thành phần cơ bản của hệ thống 
Mô hình tổng quát của HTTT hỗ trợ ra quyết định được biểu diễn trong hình 7.1. 
Một HTTT hỗ trợ ra quyết định bao gồm 5 thành phần cơ bản: 
- Phần cứng và hệ thống truyền thông: hệ thống các máy tính được nối mạng để có thể 
trao đổi các mô hình phần mềm và các số liệu với các hệ thống hỗ trợ ra quyết định khác. 
- Nhân lực: bao gồm các nhà quản lý sử dụng hệ thống, các lập trình viên và các kỹ 
thuật viên quản lý hệ thống. 
- CSDL: bao gồm dữ liệu (hiện tại hoặc quá khứ) từ CSDL của các tổ chức kinh tế, 
ngân hàng dữ liệu bên ngoài, CSDL nội bộ riêng cho các nhà quản lý. Hệ thống DSS bảo đảm 
tính toàn vẹn của dữ liệu, bản thân nó không tạo ra hoặc cập nhật dữ liệu mà chỉ tổ chức dữ 
liệu lại theo cách mà từng cá nhân hoặc từng nhóm nhận thấy là phù hợp để tạo quyết định 
dựa trên tình trạng thực tế. CSDL của mô hình này thường đã được tổng hợp và lưu trữ đặc 
PT
IT
Bài giảng HTTTQL Chương 7. Các HTTTQL hỗ trợ ra quyết định 
ThS. Lê Thị Ngọc Diệp – Khoa QTKD1 – Học viện CNBCVT 172
Nhà quản lý 
Thông tin 
quyết định 
HTTT HỖ TRỢ 
RA QUYẾT ĐỊNH 
Xử lý 
các mô hình 
Xử lý hội thoại 
Hệ quản trị 
CSDL 
Các mô hình 
CSDL 
biệt cho mục đích sử dụng riêng của hệ thống DSS do hai nguyên nhân: tổ chức cần bảo vệ 
CSDL của tổ chức, chống sự phá hoại từ những thay đổi đột ngột hoặc không thích hợp; nếu 
tự rà soát CSDL lớn của tổ chức thì đó sẽ là một quá trình chậm chạp và tốn kém. 
Hình 7.1. HTTT hỗ trợ ra quyết định 
- Mô hình: tổng thể các mô hình phân tích và toán học sử dụng trong quá trình ra quyết 
định như mô hình thống kê, mô hình dự báo, mô hình điều hành, mô hình lập kế hoạch. 
Mỗi mô hình là một sự mô tả các yếu tố hoặc các mối quan hệ của một hiện tượng nào 
đó, ví dụ như mô hình phân tích hồi quy, phân tích độ nhạy, phân tích tình huống, tìm điểm 
hoà vốn, mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính Mỗi hệ thống DSS được xây dựng cho một 
tập hợp các mục đích khác nhau và sẽ tạo ra một tập hợp các mô hình phụ thuộc theo mục 
đích mà nó hướng tới. 
- Phần mềm: bao gồm các module để quản lý CSDL, các mô hình thông qua quyết định 
và các chế độ hội thoại giữa người sử dụng với hệ thống. Hệ thống phần mềm DSS cho phép 
người sử dụng có thể can thiệp vào CSDL và cơ sở mô hình của hệ thống một cách dễ dàng. 
Hệ thống phần mềm DSS cung cấp các biểu đồ dễ sử dụng và các giao diện linh hoạt, cho 
phép cả các nhà quản lý không có kinh nghiệm sử dụng máy tính cũng có thể tiếp cận hệ 
thống một cách dễ dàng. 
7.1.2.3 Phương pháp xây dựng hệ thống 
Do hệ thống DSS được tạo ra để phục vụ cho nhu cầu đặc biệt của nhà quản lý và 
chuyên dùng cho một lớp các quyết định nào đó nên trong quá trình xây dựng hệ thống DSS 
cần có sự tham gia của người sử dụng ở mức cao nhất. Hệ thống này chỉ sử dụng một số 
lượng nhất định các dữ liệu liên quan, không cần việc trao đổi các dữ liệu một cách trực tiếp 
và có xu hướng sử dụng những mô hình phân tích phức tạp hơn các hệ thống khác. 
Quy trình xây dựng các hệ thống DSS thường có các bước sau: 
PT
IT
Bài giảng HTTTQL Chương 7. Các HTTTQL hỗ trợ ra quyết định 
ThS. Lê Thị Ngọc Diệp – Khoa QTKD1 – Học viện CNBCVT 173
- Phân tích: nhằm xác định các vấn đề và các khả năng mà nhà quản lý có thể cho là 
hữu ích trong việc dẫn dắt tới các quyết định liên quan tới vấn đề đó. Các bước cần tiến hành 
để thực hiện việc phân tích đạt kết quả cao: 
- Thiết kế: không giống như một chu trình thiết kế HTTT truyền thống, việc thiết kế hệ 
thống DSS được thực hiện theo các bước lặp có sử dụng mẫu thử nghiệm. Người ta thiết kế hệ 
thống, đưa vào dùng thử, phát hiện các sai sót hoặc bất hợp lý, thực hiện điều chỉnh; cứ thế 
lặp đi lặp lại cho tới khi có được một sản phẩm được coi là “phù hợp”. 
- Thực hiện: Không giống như các HTTT quản lý khác, việc thiết kế HTTT DSS 
không bao gồm việc thực hiện một cách riêng rẽ mà việc phát triển hệ thống sẽ được thực 
hiện một cách liên tục. Trong quá trình sử dụng hệ thống, các nhà quản lý sẽ đánh giá hệ 
thống và liên tục phát triển hệ thống cho phù hợp với yêu cầu quản lý của tổ chức. 
7.1.3 HTTT hỗ trợ ra quyết định theo nhóm 
Do cách làm việc theo nhóm ngày càng gia tăng trong các tổ chức nên vào cuối những 
năm 1980, những người phát triển hệ thống bắt đầu quan tâm đến việc phát triển các HTTT có 
khả năng hỗ trợ tạo quyết định theo nhóm. 
HTTT hỗ trợ ra quyết định theo nhóm (GDSS – Group Decision Support System) được 
phát triển để giải quyết các vấn đề không có cấu trúc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả 
của những cuộc gặp theo nhóm. Nhờ các hệ thống này, số lượng các cuộc gặp gỡ của các nhà 
ra quyết định tăng lên, thời gian họp cũng được kéo dài hơn và gia tăng số ý kiến tham gia để 
giải quyết các vấn đề của tổ chức. 
Việc tạo ra các quyết định theo nhóm có đặc thù riêng và khác với việc ra những quyết 
định của mỗi cá nhân. Sự thành công của hệ thống hỗ trợ ra quyết định theo nhóm phụ thuộc 
vào những yếu tố sau: 
- Các đặc điểm của mỗi nhóm: số người trong nhóm, kinh nghiệm của từng người 
- Đặc điểm tổ chức mà nhóm đang làm việc: quy mô, lĩnh vực hoạt động 
- Đặc điểm của nhiệm vụ mà nhóm triển khai: chức năng hoạt động, nội dung nhiệm vụ, 
độ phức tạp, thời gian triển khai 
- Việc sử dụng CNTT như hệ thống gặp mặt điện tử, truyền hình hội nghị 
- Quá trình liên hệ và tạo quyết định mà nhóm đang sử dụng 
Hệ thống GDSS có khả năng giúp giải quyết các vấn đề của các cuộc họp bằng cách 
như sau: 
- Phát triển các kế hoạch định trước để tạo cho cuộc gặp gỡ có hiệu quả hơn và thu 
được kết quả tốt hơn. Các bảng câu hỏi tự động, một số phần mềm trên máy PC có khả năng 
cấu trúc lại các kế hoạch và do đó, phát triển những kế hoạch này. 
- Tăng khả năng tham gia. Hệ thống này khiến cho tất cả các thành viên đều có khả 
năng tham gia đầy đủ ngay cả khi số thành viên là khá lớn. Các thành viên có thể tham gia ý 
kiến đồng thời hơn vào cùng một thời điểm và do đó tạo hiệu quả cho các cuộc gặp gỡ. 
PT
IT
Bài giảng HTTTQL Chương 7. Các HTTTQL hỗ trợ ra quyết định 
ThS. Lê Thị Ngọc Diệp – Khoa QTKD1 – Học viện CNBCVT 174
- Tạo không khí cởi mở và hợp tác trong các cuộc họp có sự tham gia của các cấp quản 
lý khác nhau. Các thành viên ở cấp quản lý thấp có thể tham gia ý kiến mà không sợ bị các 
cấp quản lý cao chỉ trích. Các thành viên ở cấp quản lý cao tham gia cuộc họp mà cũng không 
lo rằng sự có mặt của họ sẽ điều khiển các luồng ý kiến và từ đó không thu được kết quả như 
mong đợi. Những người tham gia đều cảm nhận rằng với sự trợ giúp của hệ thống GDSS, việc 
đóng góp ý kiến trở nên tự do hơn, cởi mở hơn và từ đó sẽ có trách nhiệm cao hơn trong cuộc 
họp. 
- Nhằm mục tiêu đánh giá: người tham gia sẽ tập trung đánh giá chính xác các vấn đề 
được đặt ra. Người đưa ra ý kiến có cơ hội tách biệt bản thân họ với ý kiến của họ để có một 
cái nhìn khách quan hơn. Việc đánh giá trong bầu không khí không xưng danh như vậy làm 
tăng độ chính xác của các ý kiến phản hồi. 
- Tổ chức và đánh giá các ý kiến: Các công cụ của hệ thống này được cấu trúc và dựa 
trên một phương pháp cụ thể, cho phép các cá nhân tự tổ chức và nộp những kết quả theo 
nhóm mà không cần xưng danh. Sau đó từng nhóm sẽ tổng hợp lại và phát triển các ý kiến đã 
được tổ chức này cho tới khi hoàn thiện được các tài liệu. 
- Tạo tài liệu của cuộc gặp: các thành viên có thể sử dụng dữ liệu của cuộc họp để tranh 
luận sau cuộc họp hoặc cung cấp với những ai không tham gia cuộc họp, thậm chí có thể tạo 
ra các bản trình bày từ những dữ liệu đó. Một số công cụ của hệ thống GDSS cho phép người 
sử dụng nghiên cứu từng vấn đề một cách chi tiết hơn, đầy đủ hơn; cho phép những người 
không tham gia cuộc họp có cơ hội tìm kiếm được các thông tin cần thiết sau cuộc họp 
Hệ thống GDSS có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên nó khá phức tạp; tính hiệu quả của các 
công cụ được sử dụng phụ thuộc phần nào vào các thiết bị phần cứng, chất lượng của các kế 
hoạch, sự hợp tác của các thành viên; chi phí cho những hệ thống này khá đắt nên thực tế 
việc đưa các hệ thống này vào sử dụng vẫn còn hạn chế. 
7.2 HỆ THỐNG THÔNG TIN HỖ TRỢ ĐIỀU HÀNH 
7.2.1 Khái niệm 
HTTT hỗ trợ điều hành (ESS – Executive Support System) là một HTTT có khả năng 
tương tác cao, cho phép các cấp lãnh đạo trong bộ máy quản lý truy cập thông tin cần thiết 
một cách kịp thời, chính xác để hỗ trợ việc ban hành các quyết định quản lý. 
Hệ thống ESS tạo ra một môi trường khai thác thông tin và được thiết kế để tổng hợp 
thông tin từ bên ngoài (môi trường vĩ mô, vi mô) và thông tin từ các HTTT nội bộ MIS, DSS 
của tổ chức. Hệ thống sàng lọc, đúc kết và đưa ra những thông tin chiến lược quan trọng, cần 
thiết, trợ giúp các nhà lãnh đạo nắm bắt các thông tin hữu ích một cách nhanh nhất. Tuy 
nhiên, việc tìm kiếm thông tin từ hệ thống này không có quy trình cụ thể mà đòi hỏi các nhà 
quản lý phải có khả năng đánh giá, suy xét, chọn lựa các thông tin cần thiết cho mình. 
 ESS được thiết kế chủ yếu cho các cấp lãnh đạo cao nhất, giúp họ giải quyết các vấn 
đề không có cấu trúc ở mức chiến lược. Hệ thống chỉ cung cấp các thông tin trợ giúp nhà quản 
lý định vị chính xác các vấn đề cần giải quyết mà không đưa ra một giải pháp chi tiết cho vấn 
đề đó. 
P
IT
Bài giảng HTTTQL Chương 7. Các HTTTQL hỗ trợ ra quyết định 
ThS. Lê Thị Ngọc Diệp – Khoa QTKD1 – Học viện CNBCVT 175
Lãnh đạo 
Thông tin 
chiến lược 
HTTT HỖ TRỢ ĐIỀU HÀNH 
Phần mềm 
cung cấp thông tin 
Hệ quản trị 
CSDL 
Phần mềm 
viễn thông 
Ngân hàng 
dữ liệu 
CSDL 
Khai thác 
CSDL 
Quản lý 
Hình 7.2. HTTT hỗ trợ điều hành 
Các đặc điểm chính của các hệ thống ESS là: 
- Truy xuất thông tin trong phạm vi rộng cả bên trong lẫn bên ngoài tổ chức. 
- Cung cấp công cụ chọn, trích lọc và lần theo vết các vấn đề quan trọng từ mức quản 
lý cao xuống mức quản lý thấp. 
- Được thiết kế cho những nhu cầu riêng của các nhà quản lý cấp cao (CEO – Chief 
Executive Officer) 
- Diễn tả thông tin dạng đồ họa, bảng, hoặc văn bản tóm tắt (tính khái quát cao). 
7.2.2 Mô hình hệ thống 
ESS hoạt động trên cơ sở các phần mềm cung cấp thông tin, một hệ quản trị CSDL và 
một phần mềm viễn thông. Nó cho phép truy cập một cách nhanh chóng và dễ dàng vào các 
CSDL nội bộ và một số CSDL bên ngoài tổ chức. Nhờ thế, các cán bộ lãnh đạo luôn luôn 
được cung cấp thông tin một cách đầy đủ, nhanh chóng và chính xác. 
Mô hình của HTTT hỗ trợ điều hành được biểu diễn trong hình 7.2. 
Một HTTT hỗ trợ điều hành bao gồm các thành phần cơ bản: 
- Phần cứng và hệ thống truyền thông: hệ thống các máy tính được nối mạng để có thể 
kết nối phần mềm cung cấp thông tin với các CSDL. 
Các HTTT này đòi hỏi được hỗ trợ mạnh về phần cứng để đáp ứng tốc độ xử lý một 
khối lượng lớn thông tin một cách nhanh nhất. Các nhà quản lý một hệ thống siêu thị có thể 
cần xử lý hàng nghìn phép tính để biểu diễn sự biến động doanh thu theo tháng của 5 loại mặt 
hàng bán tốt nhất; một nhà quản lý giáo dục phải lướt qua hàng trăm báo cáo số liệu tuyển 
sinh để chuẩn bị cho một bản báo cáo tổng hợp; các nhà quản trị marketing cần biết các thông 
tin thị trường tổng quát về khách hàng, đối thủ cạnh tranh để có hướng phát triển sản phẩm 
mới cho tổ chức của mình 
PT
IT
Bài giảng HTTTQL Chương 7. Các HTTTQL hỗ trợ ra quyết định 
ThS. Lê Thị Ngọc Diệp – Khoa QTKD1 – Học viện CNBCVT 176
- CSDL: bao gồm các ngân hàng dữ liệu của các tổ chức kinh tế, ngân hàng dữ liệu bên 
ngoài, CSDL nội bộ riêng cho các nhà quản lý. 
Các nhà quản lý có thể cần tìm kiếm thông tin ở các bài báo, các tạp chí được lưu trữ 
trong một trung tâm nghiên cứu khoa học hoặc một thư viện nào đó. Họ cũng có thể liên hệ 
qua e-mail với một chuyên gia bên ngoài tổ chức hoặc với một vài đồng nghiệp cùng tổ chức 
nhưng ở nhiều nước trên thế giới Do đó, HTTT hỗ trợ điều hành phải liên hệ được với 
nhiều nguồn thông tin bên ngoài hơn là các hệ thống thông thường khác. 
Đối với nguồn dữ liệu bên trong, ệ thống ESS chủ yếu sử dụng thông tin từ các HTTT 
nội bộ có tính tổng hợp cao hơn như MIS, DSS của tổ chức để việc xử lý, tổng hợp thông tin 
chiến lược được thực hiện một cách nhanh chóng. 
- Phần mềm: bao gồm các module để quản lý CSDL, các mô hình cung cấp thông tin và 
các chế độ hội thoại giữa người sử dụng với hệ thống. 
Hệ thống này đòi hỏi các phần mềm có khả năng phân tích, quản lý, kết xuất dữ liệu 
tổng quát một cách linh hoạt giúp các nhà quản lý tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin. 
Chúng thường sử dụng các phần mềm đồ hoạ tiên tiến và có thể chuyển tải đồng thời nhiều 
biểu đồ và dữ liệu từ các nguồn khác nhau đến các cấp lãnh đạo của tổ chức. Hệ thống phần 
mềm cung cấp các giao diện linh hoạt, dễ sử dụng, cho phép cả các nhà quản lý không có kinh 
nghiệm sử dụng máy tính cũng có thể tiếp cận hệ thống một cách dễ dàng. 
Ví dụ về một giao diện của HTTT ESS – Netsuite được giới thiệu ở hình 7.3. 
Hình 7.3. Ví dụ về một giao diện của HTTT ESS – Netsuite 
PT
IT
Bài giảng HTTTQL Chương 7. Các HTTTQL hỗ trợ ra quyết định 
ThS. Lê Thị Ngọc Diệp – Khoa QTKD1 – Học viện CNBCVT 177
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7 
1. Hãy trình bày sự hiểu biết về HTTT hỗ trợ ra quyết định. 
2. Hãy trình bày sự hiểu biết về HTTT hỗ trợ ra quyết định theo nhóm. 
3. Hãy trình bày sự hiểu biết về HTTT hỗ trợ điều hành. 
4. Nêu điểm giống và khác nhau giữa HTTT trợ giúp ra quyết định và HTTT hỗ trợ điều hành. 
5. 
PT
IT
Bài giảng HTTTQL Tài liệu tham khảo 
ThS. Lê Thị Ngọc Diệp – Khoa QTKD1 – Học viện CNBCVT 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. PGS. TS. Hàn Viết Thuận 
Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý. 
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2008. 
2. TS. Phạm Thị Thanh Hồng (Chủ biên), ThS. Phạm Minh Tuấn 
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý. 
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, năm 2007. 
3. TS. Trần Thị Song Minh 
Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý. 
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2012. 
4. TS. Vũ Trọng Phong 
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý. 
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, năm 2009. 
5. ThS. Ao Thu Hoài 
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý. 
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, năm 2001. 
6. PGS. TS. Hàn Viết Thuận 
Giáo trình Tin học ứng dụng. 
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2008. 
7. Vũ Đức Thi 
Cơ sở dữ liệu: Kiến thức và thực hành. 
Nhà xuất bản Thống kê, năm 1997. 
8. Robin Sims 
Phân tích, thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin quản lý. 
Viện Tin học, năm 1993. 
9. Các website giới thiệu các phần mềm quản lý. 
PT
IT

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_he_thong_thong_tin_quan_ly_le_thi_ngoc_diep.pdf