Bài giảng Định mức lao động - Ngô Thế Bính

Nội dung của bài giảng này được cấu tạo bởi 4 chương:

Chương 1. Những khái niệm cơ bản của định mức lao động.

Chương 2. Các phương pháp định mức lao động.

Chương 3. Thu thập và xử lý thông tin để định mức lao động.

Chương 4. Quản lý chất lượng mức lao động

pdf 78 trang phuongnguyen 14080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Định mức lao động - Ngô Thế Bính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Định mức lao động - Ngô Thế Bính

Bài giảng Định mức lao động - Ngô Thế Bính
 - 0 -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT 
Bộ môn Quản trị doanh nghiệp mỏ 
--o0o— 
PGS.TS. NGÔ THẾ BÍNH 
ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 
 Bài giảng dùng cho các lớp đại học chuyên ngành 
“ Kinh tế và Quản trị doanh nghiệp mỏ ” 
HÀ NỘI - 2008 
 - 1 -
MỞ ĐẦU 
 Mục đích môn học là cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế 
và Quản trị doanh nghiệp mỏ những kiến thức lý thuyết và thực hành về 
định mức lao động, một nhiệm vụ thường xuyên phải giải quyết trong 
chức năng quản lý lao động tiền lương ở doanh nghiệp. 
 Đối tượng nghiên cứu của môn học là những vấn đề về phương pháp 
xây dựng và quản lý các mức lao động, trong điều kiện cơ chế hiện hành 
về quản lý lao động, tiền lương của Nhà Nước áp dụng đối với các công 
ty nhà nước. 
 Với đối tượng nghiên cứu trên, môn học này có đặc điểm: 
- Là môn học có đối tượng tương đối độc lập, nhưng có liên hệ mật thiết 
đối với nhiều môn học khác dưới dạng kế thừa chúng về mặt nội dung và 
phương pháp. Đó là các môn Quản lý sản xuất, Kế hoạch sản xuất, 
Thống kê kinh tế, Kỹ thuật và công nghệ khai thác mỏ 
- Trình bày những vấn đề phương pháp thông qua những ví dụ của sản 
xuất công nghiệp mỏ. Song điều đó không có nghĩa tồn tại những lý 
thuyết riêng về định mức lao động trong công nghiệp mỏ. 
 Nội dung của bài giảng này được cấu tạo bởi 4 chương: 
 Chương 1. Những khái niệm cơ bản của định mức lao động. 
 Chương 2. Các phương pháp định mức lao động. 
 Chương 3. Thu thập và xử lý thông tin để định mức lao động. 
 Chương 4. Quản lý chất lượng mức lao động. 
 Phương pháp nghiên cứu môn học được xem là có hiệu quả nếu 
người học thực hiện các yêu cầu sau: 
 - Nghiên cứu môn học một cách hệ thống, tức là nghiên cứu với sự nắm 
chắc mối liên hệ giữa các kiến thức được đề cập trong môn học, cũng 
như giữa các kiến thức của môn học này và các kiến thức của môn học 
khác. 
 - Lý luận liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành, tức là bảo đảm hoàn 
thành các câu hỏi và bài tập, được nêu sau mỗi chương. 
 Tập bài giảng “Định mức lao động” này là kết quả sửa đổi bổ sung tập 
bài giảng năm 1998 của tác giả. 
 Tác giả cảm ơn những nhận xét của bạn đọc để tập bài giảng này ngày 
càng hoàn thiện hơn. 
 Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2008 
 Tác giả 
 PGS.TS. Ngô Thế Bính 
 - 2 -
Chương 1 
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 
1. 1. Mức và mức kinh tế - kỹ thuật. 
 Mức là tất cả những gì được quy định mang tính đúng đắn, hợp lý, 
cần thiết mà mọi người cần lấy đó làm căn cứ điều chỉnh hành vi của 
mình cho phù hợp. 
 Với định nghĩa trên mức có mặt trong ở nhiều lĩnh vực của đời sống 
như kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo, phong tục, tập quán, đạo đức, 
thẩm mỹ Chẳng hạn, trong thực tế ta thấy từ “mức” trong các câu nói: 
“ Công nhân A hoàn thành vượt mức công tác đặt ra trong ngày”; “ Gíam 
đốc B cư xử với mọi người khá đúng mức”; “ Anh C đã được hạ mức kỷ 
luật từ buộc thôi việc xuống cảnh cáo”; “ Chị D vẽ bức tranh đẹp hết 
mức” v.v 
 Từ các ví dụ trên ta thấy mức không nhất thiết là phạm trù định lượng 
như ví dụ đầu tiên mà có thể là phạm trù định tính như các ví dụ còn lại. 
 Trong thực tiễn mức còn có các từ tương đương như norm (tiếng la 
tinh), tiêu chuẩn, chuẩn mực, hạn ngạch v.v 
 Mức xuất hiện trong kinh tế tức hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa 
của con người được gọi là mức kinh tế-kỹ thuật. 
 Mức kinh tế-kỹ thuật là đại lượng biểu thị trực tiếp hay dùng để tính 
toán lượng tiêu hao cần thiết lớn nhất của một loại nguồn lực nào đó để 
sản xuất một đơn vị sản phẩm, bảo đảm những yêu cầu nhất định về chất 
lượng và phù hợp với các nhân tố ảnh hưởng khách quan về địa chất tự 
nhiên, kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý. 
 Với định nghĩa trên, mức kinh tế-kỹ thuật luôn luôn là một chỉ tiêu 
(một phạm trù định lượng), tức là biểu thị bằng những con số cụ thể. 
Mức kinh tế-kỹ thuật có nhiều loại thường được chia ra các nhóm căn cứ 
vào tính chất nguồn lực hay lĩnh vực áp dụng như : 
- Các mức tiêu hao vật tư (các mức vật tư); 
- Các mức hao phí lao động (các mức lao động); 
- Các mức khấu hao tài sản cố định và sử dụng năng lực sản xuất; 
- Các mức đầu tư xây dựng cơ bản; 
- Các mức tài chính; v.v 
 Phương pháp xây dựng và quản lý các nhóm mức nêu trên trương đối 
khác nhau. Môn học này chỉ nghiên cứu phương pháp xây dựng và quản 
lý các mức lao động. 
 - 3 -
1.2. Mức lao động và phân loại các mức lao động. 
 Mức lao động là nhóm mức kinh tế-kỹ thuật dùng để biểu thị trực tiếp 
hay dùng để tính toán hao phí lao động cần thiết nhiều nhất cho việc sản 
xuất đơn vị sản phẩm, bảo đảm những yêu cầu nhất định về chất lượng và 
phù hợp với các nhân tố ảnh hưởng khách quan về địa chất tự nhiên, kỹ 
thuật, công nghệ và tổ chức quản lý. 
 Với định nghĩa trên các mức lao động là một tổng thể phức tạp của 
nhiều loại mức. Để phục vụ cho những mục đích nghiên cứu khác nhau, 
các mức lao động thường được phân loại theo các tiêu thức chủ yếu như: 
nội dung kinh tế; kiểu con số chỉ tiêu; thời hạn kế hoạch; phạm vi hao 
phí; phạm vi áp dụng; cấp ban hành v.v.. (Hình 1.1) 
 Theo nội dung kinh tế các mức lao động chia ra các mức năng suất lao 
động (mức sản lượng, mức phục vụ); các mức hao phí lao động (mức 
thời gian, mức biên chế số người); các mức trả lương (mức lương tối 
thiểu, hệ số cấp bậc lương, hệ số phụ cấp, đơn giá tiền lương); các mức 
điều kiện lao động (mức cơ giới hóa lao động, mức điện khí hóa lao động, 
mức cường độ lao động). 
 Theo con số chỉ tiêu các mức lao động chia ra mức tuyệt đối (mức sản 
lượng, mức thời gian) mức tương đối (hệ số định biên, hệ số phụ cấp, 
tỷ trọng thời gian nghỉ trong ca); 
 Theo thời hạn kế hoạch sử dụng mức các mức lao động được chia ra 
mức ngắn hạn, mức trung hạn, mức dài hạn. 
 Theo sản phẩm liên hệ các mức lao động được chia ra mức lao động 
cho thành phẩm hàng hóa và mức lao động cho bán thành phẩm (Mức 
công đoạn). 
 Theo phạm vi hao phí các mức lao động được chia ra mức lao động 
tổng hợp doanh nghiệp (chi phí tiền lương của 1000 đ doanh thu), mức 
lao động tổng hợp của khối sản xuất, mức lao động tổng hợp của một 
khâu sản xuất; mức lao động của một công việc; mức lao động của một 
bước công việc v.v 
 Theo phạm vi áp dụng các mức lao động được chia ra mức lao động áp 
dụng nội bộ doanh nghiệp và mức lao động áp dụng chung cho nhiều 
doanh nghiệp có chung đặc điểm (mức ngành, mức vùng). 
 Theo cấp ban hành mức các mức lao động được chia ra mức lao động 
nhà nước (các mức trả lương), mức lao động doanh nghiệp ( mức do giám 
đốc doanh nghiệp ban hành và đăng ký với Sở lao động thương binh và 
xã hội địa phương). 
 - 4 -
Các loại mức lao động 
Theo sản 
phẩm liên hệ 
Theo phạm 
vi hao phí 
Theo phạm 
vi áp dụng 
Theo cấp 
ban hành 
Theo thời 
hạn kế hoạch 
Theo con số 
chỉ tiêu 
Theo nội 
dung kinh tế 
Mức 
năng suất 
lao động 
Mức 
 hao phí 
 lao động 
Mức 
trả lương 
Mức 
tuyệt đối 
Mức 
tương đối 
Mức 
ngắn hạn 
Mức 
trung hạn 
Mức 
dài hạn 
Mức cho 
thành phẩm 
hàng hóa 
Mức cho 
bán thành 
phẩm (mức 
công đoạn) 
Mức 
 tổng hợp 
doanh nghiệp 
Mức 
tổng hợp 
 khối sản xuất 
Mức 
tổng hợp 
khâu sản xuất 
Mức 
 công việc 
Mức 
nội bộ 
doanh nghiệp 
Mức ngành 
Mức vùng 
Mức 
do doanh 
nghiệp 
ban hành
Mức 
do 
nhà nước 
ban hành
Hình 1.1- Sơ đồ phân loại các mức lao động trong doanh nghiệp mỏ. 
Mức 
điều kiện 
lao động 
 - 5 -
1.3. Định mức lao động và chức năng của định mức lao động 
 Định mức lao động là tổng thể những công tác mà bộ máy quản lý 
kinh tế nhà nước hay doanh nghiệp phải thực hiện để xác định và công bố 
những mức lao động. 
 Với định nghĩa trên cần tránh dùng cụm từ “định mức lao động” để chỉ 
những mức lao động đã được xác định bằng những con số cụ thể. 
 Định mức lao động có những chức năng, tức những nhiệm vụ khách 
quan, khái quát như sau: 
 Chức năng thông tin: Đó là tạo ra những mức dùng làm căn cứ xúc 
tiến những thỏa ước (hợp đồng) lao động theo quy định của Bộ luật Lao 
động; lập kế hoạch lao động tiền lương; tổ chức các quá trình lao động 
trên các nơi làm việc, thanh toán tiền lương 
 Chức năng kinh tế: Đó là tạo ra những mức mang tính định hướng 
cho người sử dụng lao động và người lao động cùng tiết kiệm nguồn lực 
lao động, nâng cao năng suất lao động vì lợi ích của cá nhân và tập thể 
doanh nghiệp. 
 Chức năng xã hội: Đó là tạo ra những mức lao động có tác dụng bảo 
đảm yêu cầu công khai, công bằng, minh bạch trong phân phối thu nhập 
của doanh nghiệp; bảo đảm ngày càng giảm cường độ lao động trên cơ sở 
khuyến khích áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến 
 Các chức năng trên đây vừa có tính độc lập vừa có tính thống nhất với 
nhau, được hình thành khách quan bởi vị trí của nguồn lực lao động trong 
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay. 
1.4. Đơn vị tính của mức lao động. 
 Mỗi mức lao động cũng giống như bất cứ chỉ tiêu kinh tế nào, đều 
được tạo ra bởi 3 bộ phận thông tin: tên chỉ tiêu, số lượng và đơn vị tính 
với những ví dụ được dẫn ra ở bảng 1.1. 
Bảng 1.1 
Tên chỉ tiêu Số lượng Đơn vị tính 
Mức sản lượng của công nhân lái xe 
BELAZ-540, cung độ 500 m 800 Tấn.km/người.ca
Mức sản lượng của công nhân khoan 
BY- 150 với đá f=10 25 Mét/người.ca 
 Như vậy, nếu như tên chỉ tiêu nêu lên những đặc điểm của mức (nội 
dung kinh tế, điều kiện áp dụng) thì đơn vị tính là thành phần không 
thể thiếu, làm cho con số trở nên có nghĩa và phần nào thấy được phương 
pháp xác định chỉ tiêu. 
 - 6 -
 Nếu con số chỉ biểu thị mức độ so sánh với một chỉ tiêu cùng loại khác 
(mức tương đối) thì đơn vị tính mức được ký hiệu bởi lần hay phần trăm 
(%) 
 Việc lựa chọn đơn vị tính mức cần căn cứ vào những yêu cầu sau: 
 - Phản ánh được trình độ chính xác của mức. Ví dụ mức sản lượng của 
công nhân khai thác than thường tính bằng tấn/người.ca, chứ không phải 
bằng kg/người.ca hay tấn/người.phút. 
 - Đặc trưng cho giá trị sử dụng của sản phẩm (công tác) có liên hệ. Ví 
dụ mức sản lượng của công nhân đào lò chuẩn bị là mét/người.ca chứ 
không phải là tấn/người.ca. 
 - Bảo đảm tính cụ thể, dễ hiểu đối với người thực hiện mức. Ví dụ mức 
lao động giao cho công nhân khoan được tính bằng mét/người.ca chứ 
không phải người.phút/mét. 
 - Bảo đảm tính chính xác của ký tự theo quy ước thống nhất. Ví dụ mức 
sản lượng của công nhân nhân khai thác than được viết bằng tấn/người.ca 
chứ không viết tấn/ca hay tấn/tổ.ca. 
1.5. Độ căng và trình độ hoàn thành mức lao động. 
1.5.1. Độ căng của mức lao động: 
Độ căng của mức lao động là chỉ tiêu biểu thị mối quan hệ so sánh giữa 
hao phí lao động xã hội cần thiết và hao phí lao động được ấn định bởi 
mức để sản xuất đơn vị sản phẩm có chất lượng nhất định, trong điều 
kiện tương tự về địa chất tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sản 
xuất. 
 Độ căng của mức lao động được xác định bởi công thức: 
a
c
H
HC = ; (1.1) 
Trong đó: 
 C – Độ căng của mức lao động ( sau đây gọi là độ căng), lần; 
 Ha – Hao phí lao động được ấn định bởi mức để sản xuất đơn vị sản 
phẩm, người.giờ/ sản phẩm 
 Hc – Hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất đơn vị sản phẩm, 
người.giờ/ sản phẩm. Đó là hao phí lao động bình quân tính trong phạm 
vi nhiều đơn vị có đặc điểm tương tự của một ngành hay nhiều ngành sản 
xuất. 
 Với định nghĩa trên, ta có nhận xét: 
 - Có thể xem độ căng là thước đo trình độ căn cứ khoa học của mức lao 
động. Mức lao động có căn cứ khoa học lý tưởng khi C = 1, Vì đó là điều 
kiện để thực hiện việc trả lương cho người lao động phù hợp với quy luật 
giá trị - quy luật kinh tế cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường. Trong 
 - 7 -
thực tiễn, việc thống kê và xác định hao phí lao động xã hội cần thiêt để 
sản xuất đơn vị sản phẩm cụ thể hầu như không thể thực hiện được chính 
xác, nên khó xác định được độ căng. Tuy nhiên trong những ngành sản 
xuất có quy mô nhiều doanh nghiệp, nhiều lao động, thì hao phí lao động 
xã hội cần thiết có thể được đánh giá theo mức hiện hành của ngành. 
 - Khi tất cả các mức lao động trong doanh nghiệp tại một thời điểm nào 
đó có độ căng xấp xỉ bằng nhau thì đó là sự đồng đều độ căng. Đồng đều 
độ căng của các mức lao động áp dụng trong doanh nghiệp chính là điều 
kiện quan trọng để thực hiện công bằng trong phân phối. Đồng đều độ 
căng có 3 trạng thái, phụ thuộc vào trị số chung của C: 
 Khi C = 1, đó là trạng thái đồng đều độ căng lý tưởng, nghĩa là các mức 
lao động đáp ứng yêu cầu của quy luật giá trị và sự công bằng, có tác 
dụng tích cực đối với khuyến khích nâng cao năng suất lao động. 
 Khi C < 1 , đó là trạng thái đồng đều độ căng thấp, nghĩa là các mức lao 
động không đáp ứng yêu cầu của quy luật giá trị, làm chi phí tiền lương 
trong giá thành tăng lên bất hợp lý, kìm hãm khả năng tăng năng suất lao 
động. 
 Khi C > 1, đó là trạng thái đồng đều độ căng cao, nghĩa là các mức lao 
động cũng không đáp ứng yêu cầu của quy luật giá trị, làm cho chi phí 
tiền lương trong giá thành giảm đi bất hợp lý, không khuyến khích tăng 
năng suất lao động. 
1.5.2. Trình độ hoàn thành mức lao động 
 Trình độ hoàn thành mức lao động là chỉ tiêu biểu thị quan hệ so sánh 
giữa hao phí lao động thực tế và hao phí lao động được ấn định bởi mức 
để sản xuất đơn vị sản phẩm. 
 Trình độ hoàn thành mức lao động được xác định bởi công thức: 
,%100
t
a
H
Hh = (1.2) 
Trong đó: 
 h – trình độ hoàn thành mức lao động, %; 
 Ha – Hao phí lao động được ấn định bởi mức để sản xuất đơn vị sản 
phẩm, người.ca (người.giờ; người.phút); 
 Ht – Hao phí lao động thực tế để sản xuất đơn vị sản phẩm, người.ca 
(người.giờ; người.phút). 
 Công thức (1.2) có thể viết: 
;%100:100
C
N
H
H
H
Hh
a
c
t
c
== (1.3) 
Trong đó: 
 - 8 -
 N = Hc : Ht - Hệ số năng suất lao động cá biệt (cho biết năng suất lao 
động cá biệt bằng bao nhiêu lần năng suất lao động trung bình xã hội) 
 Như vậy, với công thức (1.3) trình độ hoàn thành mức lao động không 
thể xem là thước đo trình độ căn cứ khoa học của mức vì nó đồng thời 
phụ thuộc vào 2 chỉ tiêu: đó là hệ số năng suất lao động cá biệt (N) và độ 
căng của mức lao động (C). 
1.6. Phân đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 
 Phân đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chia 
tổng thể các quá trình lao động trong doanh nghiệp ra những bộ phận 
cấu thành, làm cơ sở cho việc thu thập xử lý thông tin xác định mức lao 
động . 
 Tùy theo phạm vi tổng thể quá trình lao động và tiêu thức được lựa 
chọn, trong thực tiễn có những kiểu phân đoạn sau: 
1.6.1. Phân đoạn thành các khối : 
 Kiểu phân đoạn này còn được gọi là phân đoạn cấp I, theo đó toàn bộ 
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia ra thành các 
khối. Đó là kiểu phân đoạn dựa trên đặc điểm về nhiệm vụ của mỗi khối. 
Trong doanh nghiệp mỏ thường có những khối sản xuất sau: 
 - Khối sản xuất chính: bao gồm những quá trình lao động có nhiệm vụ 
trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa chủ yếu của doanh nghiệp. Ví dụ các 
quá trình khai thác, vận chuyển, sàng tuyển  khoáng sản . 
 - Khối sản xuất phụ: bao gồm những quá ... tần suất 
hoàn thành mức ở bảng 4.4 và hình 4.2 đồng thời có nhận xét là phân 
phối tần suất chịu ảnh hưởng khá mạnh của nhân tố năng suất lao động cá 
biệt: trên 40% ngày công hoàn thành mức thấp, trên 32% ngày công hoàn 
thành mức cao. Theo giáo sư người Nga A . I. MOPO3OB [5] nếu mức 
có chất lượng tốt và không có tác động của nhân tố năng suất lao động cá 
biệt thì đồ thị phân bố tần suất hoàn thành mức có dạng của quy luật 
“phân bố chuẩn” như hình 4.3. 
4.4.4. Đánh giá ảnh hưởng những nhân tố năng suất lao động cá biệt. 
 Nhờ thống kê tần suất hoàn thành mức phát hiện được sơ bộ sự tồn tại 
của nhân tố năng suất lao động cá biệt ảnh hưởng đến trình độ trung bình 
hoàn thành mức ... Để làm rõ xu hướng và mức độ tác động của những 
nhân tố đó có thể áp dụng phương pháp phân tích tương quan. 
 Ví dụ với số liệu thống kê ở bảng 4.5, ta xác định được tương quan 
giữa trình độ hoàn thành mức và các chỉ tiêu đặc trưng cho tác động của 
nhân tố năng suất lao động cá biệt ở 10 tổ công nhân khoan xoay cầu như 
sau: 
h = 62,08 C + 7,62 S - 0,63 T – 191,48; (R=0,8814) 
Trong đó: 
h – Trình độ trung bình hoàn thành mức, % 
C – Hệ số lương chính (Trình độ chuyên môn), lần so mức lương tối thiểu 
chung. 
S – Số năm trong nghề (kinh nghiệm sản xuất), năm 
T – Tuổi đời ( thể lực ), năm 
L – Lớp học đã qua (trình độ học vấn). Nhân tố trình độ học vấn không 
xuất hiện vì các đối tượng thống kê là như nhau, đồng thời độ căng mức 
và một số nhân tố khác chưa được xét đến thể hiện ở hằng số (- )191,48. 
 - 67 -
Bảng phân phối tần suất hoàn thành mức của công nhân sử dụng máy khoan xoay cầu 
Bảng 4.4 
Chỉ tiêu Tổng số 
Theo các trình độ hoàn thành mức ,% 
 150 
Danh số tổ máy 10 5,8,9 6 1 3 2,7 4,10 
Số người 70 21 7 7 7 14 14 
Số người.ca thực tế 1358 478 140 156 149 225 210 
Tần suất hoàn thành mức,% 100,00 35.20 10,31 11,49 10,97 16,57 15,46 
Trình độ trung bình hoàn thành mức,% 100,13 - - - - - - 
35.2
10.31 11.49 10.97
16.57 15.46
0
5
10
15
20
25
30
35
40
150
Các khoảng trình độ hoàn thành mức,%
T
ầ
n
s
u
ấ
t
h
o
à
n
t
h
à
n
h
m
ứ
c
f
,
%
1.5 4.5
90
2.5 1.5
0
20
40
60
80
100
<90 90-100 100-110 110-120 120-150
Các khoảng trình độ hoàn thành mức,%
T
ầ
n
s
u
ấ
t
h
o
à
n
t
h
à
n
h
m
ứ
c
,
%
 Hình 4.2. Đồ thị phân phối tần suất hoàn thành mức của Hình 4.3. Đồ thị phân phối tần suất hoàn thành mức 
 công nhân sử dụng máy khoan xoay cầu khi mức có chất lượng tốt [5] 
 - 68 -
 Ảnh hưởng của từng nhân tố năng suất lao động cá biệt đến trình độ 
hoàn thành mức được xác định theo công thức: 
;%
h
x
x
hA i
i
i ×∂
∂
= (4.23) 
Ai - Ảnh hưởng của nhân tố thứ i đến trình độ hoàn thành mức, % ( số % 
thay đổi trình độ hoàn thành mức khi thay đổi 1% chỉ tiêu nhân tố ảnh 
hưởng thứ i ); 
h - Trình độ trung bình hoàn thành mức của tổng thể công nhân, %; 
ix - Trình độ trung bình của chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng thứ i, 
Bảng thống kê trình độ hoàn thành mức của công nhân 
sử dụng máy khoan xoay cầu và các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng 
Bảng 4.5 
Danh số tổ 
hoàn thành 
mức, % 
(h) 
Hệ số lương 
chính, lần 
(C) 
Số năm 
trong nghề
(S) 
Tuổi đời, 
năm 
(T) 
Lớp học 
đã qua 
(L) 
1 100,00 3,50 9,00 35,20 12 
2 126,00 4,30 9,50 28,30 12 
3 116,97 4,00 8,40 32,40 12 
4 171,43 5,10 11,20 37,60 12 
5 87,50 3,40 10,60 40,00 12 
6 97,14 3,90 10,30 37,60 12 
7 126,42 4,00 11,70 34,50 12 
8 60,76 3,50 8,20 33,40 12 
9 22,40 3,30 10,20 35,70 12 
10 161,62 4,20 12,50 36,60 12 
Trung bình 100,13 3,92 10,14 35,13 12 
Kết quả tính toán theo công thức 4.23 như sau: 
22,0
13,100
13,3563,0
%77,0
13,100
14,1062,7
%43,2
13,100
92,308,62
−=×−=
=×=
=×=
T
S
C
A
A
A
 Những con số trên cho thấy: trình độ trung bình hoàn thành mức của 
công nhân sử dụng máy khoan xoay cầu ở trị số 100,13% là kết quả tác 
động đồng thời của nhân tố độ căng mức và các nhân tố năng suất lao 
động cá biệt. Trong những nhân tố năng suất lao động cá biệt, vai trò 
quan trọng nhất có tác động tích cực đến trình độ trung bình hoàn thành 
 - 69 -
mức là trình độ chuyên môn ( AC=2,43 %), kế đó là số năm trong nghề 
(AS = 0,77 ); vai trò tác động tiêu cực đến trình độ trung bình hoàn thành 
mức lại thuộc về nhân tố tuổi đời ( AT = - 0,22 % ). Điều đó hoàn toàn 
hợp lý vì độ tuổi trung bình 35,13 đối với công nhân vận hành máy 
khoan xoay cầu là đã cao, càng tăng thêm tuổi thì thể lực càng kém. Với 
hằng số độc lập (-) 191,48 cho thấy mức có độ căng khá cao, đóng vai trò 
làm giảm trình độ trung bình hoàn thành mức của công nhân sử dụng máy 
khoan xoay cầu. 
4.5. Đánh giá tác động của sửa đổi mức. 
 Những mức đã được phát hiện kém chất lượng cần được khảo sát kỹ 
hơn để tiến hành sửa đổi. Khi thay thế mức cũ bằng mức mới trong kỳ kế 
hoạch cần làm sáng tỏ tác động tích cực của sự thay thế đó bằng những 
chỉ tiêu như: thay đổi hao phí lao động, thay đổi năng suất lao động, 
thay đổi chi phí tiền lương, thay đổi giá thành sản phẩm. Dưới đây là 
công thức và ví dụ tính toán: 
4.5.1. Đánh giá thay đổi hao phí lao động. 
 Đánh giá thay đổi hao phí lao động được thực hiện bằng 2 chỉ tiêu: thay 
đổi tuyệt đối và thay đổi tương đối. 
 Thay đổi tuyệt đối hao phí lao động được xác định theo công thức: 
;)11()(
1 1
,
1 1
,
ij
ij
p
i
q
j ij
p
i
q
j
ijij knn
kttH ij −=−=Δ ∑∑∑∑
= == =
 (4.24) 
 Thay đổi tương đối hao phí lao động được xác định theo công thức: 
;
)11(100)(100
1 1
1 1
,
1 1
1 1
,
∑∑
∑∑
∑∑
∑∑
= =
= =
= =
= =
−
=
−
= p
i
q
j ij
ij
p
i
q
j
ij
ijij
p
i
q
i
ijij
p
i
q
j
ijijij
n
k
k
nn
kt
ktt
Hδ (4.25) 
Trong đó: 
HΔ – Thay đổi tuyệt đối hao phí lao động trong kỳ kế hoạch, người.ca; 
Hδ – Thay đổi tương đối hao phí lao động trong kỳ kế hoạch, %; 
i – chỉ số nơi tiến hành sửa đổi mức, i= p,1 
j – chỉ số loại mức được sửa đổi, j = q,1 
tij ; ijt , - mức thời gian cũ; mới, người.ca/sản phẩm 
nij ; n’ij – mức sản lượng cũ ; mới, sản phẩm/người.ca 
 - 70 -
kij – khối lượng sản phẩm công việc phải thực hiện trong kỳ kế hoạch ở 
nơi thứ i theo mức thứ j. 
 Khi HΔ và Hδ > 0 gọi là tăng hao phí lao động, khi HΔ và Hδ < 0 gọi 
là giảm hao phí lao động. Chú ý rằng chỉ tiêu thay đổi này cũng như các 
chỉ tiêu thay đổi khác trình bày dưới đây được đánh giá trong phạm vi 
những nơi có mức được sửa đổi, tương ứng với khối lượng sản phẩm của 
kỳ kể hoạch. 
4.5.2. Đánh giá thay đổi năng suất lao động 
 Đánh giá thay đổi năng suất lao động được thực hiện theo công thức: 
;%
100
100
H
HW δ
δδ
+
−
= (4.26) 
4.5.3. Đánh giá thay đổi chi phí tiền lương do thay đổi đơn giá 
 Đánh giá thay đổi chi phí tiền lương cũng được thực hiện theo 2 chỉ 
tiêu: thay đổi tuyệt đối và thay đổi tương đối. 
 Thay đổi tuyệt đối chi phí tiền lương được đánh giá theo công thức: 
∑∑
= =
−=Δ
p
i
q
j
ijijij kĐĐL
1 1
' ;)( đồng (4.27) 
 Thay đổi tương đối chi phí tiền lương được đánh giá theo công thức: 
;%100
1 1
∑ ∑
= =
Δ
= p
i
q
j
ijij kĐ
LLδ
 (4.28) 
Trong đó: 
LL δ;Δ - Thay đổi tuyệt đối; thay đổi tương đối chi phí tiền lương do thay 
đổi đơn giá, đồng ; %. ( tăng khi LL δ;Δ > 0; giảm khi LL δ;Δ < 0 ) 
Đij ; Đ’ij – Đơn giá cũ; đơn giá mới, đồng/ sản phẩm công việc. 
kij – khối lượng sản phẩm công việc phải thực hiện trong kỳ kế hoạch tại 
nơi thứ i theo mức thứ j. 
4.5.4. Đánh giá thay đổi giá thành tổng sản lượng. 
 Đánh giá thay đổi giá thành tổng sản lượng của doanh nghiệp được thực 
hiện theo công thức: 
;%
100
LZ LL
δγδ = (4.29) 
 - 71 -
Trong đó: 
LZδ - Thay đổi tương đối giá thành toàn bộ tổng sản lượng do sửa đổi 
mức,% ( tăng khi LZδ > 0; giảm khi LZδ < 0 ); 
Lδ - Thay đổi tương đối chi phí tiền lương do thay đổi mức và đơn giá, % 
( tính theo công thức 4.28) 
Lγ - Tỷ trọng chi phí tiền lương cho khối lượng công việc có liên quan 
đến sửa đổi mức và đơn giá trong tổng chi phí tiền lương của giá thành 
tổng sản phẩm của kỳ gốc, % 
4.5.5. Ví dụ đánh giá tác động của sửa đổi mức: 
 Có số liệu về sửa đổi mức của công tác khoan lỗ mìn tại một công ty 
khai thác than lộ thiên cho ở bảng 4.6: 
 Bảng 4.6 
Nơi 
sửa 
đổi 
mức 
Loại 
máy 
khoan 
Mức cũ, 
người.giờ/m
Mức mới, 
người.giờ/m
Đơn giá 
cũ, 
nghìn 
đ/m 
Đơn giá 
mới, 
nghìn 
đ/m 
Sản lượng 
công việc kỳ 
kế hoạch,m 
Công 
trường 
A 
BY-20 0,80 0,70 20 15 3000 
BC-1 0,57 0,50 25 20 4000 
Công 
trường 
B 
BCW-1 0,40 0,35 30 25 6000 
 Đánh giá thay đổi hao phí lao động của công nhân khoan 
Thay đổi tuyệt đối: 
HΔ = (0,7- 0,8).3000+(0,5 - 0,57).4000 + (0,35 – 0,40). 6000 = - 880 người.giờ 
Thay đổi tương đối: 
Hδ = %43,12
60004,0400057,030008,0
)880(100
−=
×+×+×
−× (giảm) 
 Đánh giá thay đổi năng suất lao động của công nhân khoan 
%14
43,12100
)43,12(100
=
−
−×−
=Wδ (tăng ) 
 Đánh giá thay đổi chi phí tiền lương cho công việc khoan 
Thay đổi tuyệt đối: 
=ΔL (15-20).3000 + (20-25).4000 + (25-30).6000 = - 65000 nghìn đồng 
 - 72 -
Thay đổi tương đối: 
%12,19
600030400025300020
)000.65(100
−=
×+×+×
−×
=Lδ (giảm) 
 Đánh giá thay đổi giá thành tổng sản lượng than 
 Gỉa thiết tỷ trọng chi phí tiền lương cho công việc khoan trong giá 
thành tổng sản lượng than trước khi sửa đổi mức là 2,5% thì tác động của 
sửa đổi mức làm thay đổi giá thành tổng sản lượng được đánh giá là: 
%48,0
100
)12,19(5,2
−=
−×
=LZδ (giảm) 
---ooo00ooo--- 
 - 73 -
Câu hỏi và bài tập chương 4 
1. Khái niệm chất lượng mức lao động? Chất lượng mức lao động có đồng nhất với 
căn cứ khoa học của mức không và vì sao? 
2. Giải thích những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mức? 
3. Chỉ tiêu dùng kiểm tra sự phù hợp của mức khi định mức (công thức, giới hạn phù 
hợp và lĩnh vực áp dụng ). 
4. Tính mức thời gian thao tác “ xúc” của máy bốc đá EPM-1 khi xúc đất đá trong lò 
chuẩn bị và kiểm tra sự phù hợp của nó dựa vào mẫu quan sát sau: 
0,15 0,12 0,14 0,28 0,12 0,25 0,11 0,13 0,11 0,16 (phút) 
Biết rằng thao tác thuộc loại không ổn định . 
5. Xác định số chênh lệch tương đối bình quân k tính bằng % giữa các mức liền kề 
theo hàng, theo cột và chung của bảng mức sản lượng công việc bốc đất trong lò 
chuẩn bị bằng máy EPM-1, đã cho ở bảng 3.9. chương 3. 
6. Xác định sai số bảng của mức sản lượng giao cho công nhân vận tải đất đá bằng ô 
tô HD trên công trường mỏ lộ thiên ở bảng sau, đồng thời kiểm tra sự phù hợp của 
bảng mức với tiêu chuẩn [ Sb ] ≤ 5% : 
Cung độ vận chuyển, m <100 101-200 201-300 301-400 401-500 
Mức sản lượng, chuyến 48 45 40 35 30 
7. Theo kết quả nghiên cứu thống kê ở một vùng mỏ, trong những điều kiện khác 
không đổi, năng suất lao động của công nhân sử dụng máy khoan xoay cầu phụ thuộc 
nhiều vào độ kiên cố f của đất đá và biến thiên trong khoảng 10 đến 90 mét/người.ca. 
Hãy xác định số lượng khoảng chia độ kiên cố f khi lập mô hình mức dạng bảng, bảo 
đảm tiêu chuẩn [ k ] ≤ 15%. 
8. Chuyển mô hình mức dạng công thức: t = 0,9875 f – 0,3837 thành mô hình mức 
dạng bảng, trong đó f là độ kiên cố của đất đá, t là mức thời gian chính ( phút/ mét) , 
khoảng xác định của mô hình dạng công thức là f = 4 ~ 12. Bảng cần được lâp với 
tiêu chuẩn [ k ] ≤ 15%. 
9. Kiểm tra tính đúng đắn của việc chuyển mô hình mức dạng bảng dưới đây sang 
dạng công thức Y = - 0,0071 X2 + 0,6157 X + 0,1065 đồng thời đánh giá sự phù hợp 
 - 74 -
theo tiêu chuẩn [ Ss] ≤ 35% ; trong đó x là số đầu tầu điện hoạt động trong mỏ, y là 
mức hao phí lao động phục vụ sửa chữa tính bằng người.ca/ ngày đêm. 
X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 
Y 1 1,2 1,94 2 4,1 3,4 5 4,2 3,4 4,25 5,6 9,0 6,1 10,6 6,3 9,0 7,35 10,7 8,2 
10. Xác định trình độ trung bình hoàn thành mức của các lò chợ một mỏ than hầm lò 
theo số liệu cho ở bảng sau: 
Tên lò chợ Mức sản lượng, tấn/người.ca 
Khối lượng sản phẩm 
đã thực hiên, tấn 
Hao phí lao động 
thực tế, người.ca 
A 
B 
C 
D 
10 
12 
8 
15 
2860 
3600 
2800 
4450 
220 
200 
250 
300 
11. Xác định trình độ trung bình hoàn thành mức của mỏ theo tài liệu cho ở bảng phân 
bố tần suất sau, đồng thời sử dụng máy tính mô tả phân bố tần suất dưới dạng đồ thị 
Khoảng trình độ 
hoàn thành mức,% 130 
Số người 63 97 409 187 60 6 
12. Tính số % thay đổi đơn giá tiền lương của một công việc ( Đδ ) khi trong kỳ kế 
hoạch có sự sửa đổi: tăng mức sản lượng lên nδ = 10 %, tăng tiền lương được tính vào 
đơn giá theo quy định mới của nhà nước lên lδ =15%. 
---ooo0ooo--- 
 - 75 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ngô Thế Bính- Định mức kỹ thuật lao động trong công tác mỏ. Trường đại học Mỏ 
Địa chất xuất bản năm 1969. 
2. Ngô Thế Bính- Cơ sở định mức lao đông trong công tác thăm dò địa chất. Viện 
Kinh tế địa chất, Tổng cục Địa chất xuất bản năm 1975. 
3. Ngô Thế Bính-Định mức lao động trong công nghiệp mỏ. Trường đại học Mỏ Địa 
chất xuất bản năm 1987. 
4.Ngô Thế Bính- Định mức lao động. Bài giảng dùng cho các lớp đại học chuyên 
ngành “ Kinh tế và quản trị doanh nghiệp mỏ”. Trường đại học Mỏ Địa chất xuất bản 
năm 1998. 
5.A.I. Morozov – Phân tích hoàn thành mức lao động trong các doanh nghiệp mỏ. 
Nhà xuất bản “Lòng đất” Moskva – 1969 ( Sách tiếng Nga). 
6.A.N. Bakhchixaraisev – Phân loại đất đá và các mức lao động về khoan. Nhà xuất 
bản khoa học kỹ thuật quốc gia về địa chất và bảo vệ lòng đất. Moskva – 1963 
(Sách tiếng Nga) . 
7. I.N. Procopenco và nnk – Sổ tay định mức kỹ thuật lao động trong các mỏ than 
hầm lò. Nhà xuất bản “ Lòng đất”. Moskva - 1983 ( Sách tiếng Nga ). 
8. A.X. Grinher. Định mức có căn cứ kỹ thuật các công tác mỏ, Nhà xuất bản khoa 
học kỹ thuật quốc gia về mỏ . Moskva. 1960. (Sách tiếng Nga). 
---ooo0ooo--- 
 - 76 -
MỤC LỤC 
Trang 
Mở đầu 1 
Chương 1- Những khái niệm cơ bản của định mức lao động 2 
1.1. Mức và mức kinh tế-kỹ thuật 2 
1.2. Mức lao động và phân loại các mức lao động 3 
1.3. Định mức lao động và chức năng định mức lao động 5 
1.4. Đơn vị tính mức lao động 5 
1.5. Độ căng và trình độ hoàn thành mức 6 
1.6. Phân đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 8 
1.7. Hao phí lao động và phân loại hao phí lao động 12 
Câu hỏi và bài tập chương 1 17 
Chương 2 – Các phương pháp định mức lao động 18 
2.1. Định nghĩa và phân loại phương pháp định mức lao động 18 
2.2. Các phương pháp tổng hợp 19 
2.3. Các phương pháp phân tích 20 
Câu hỏi và bài tập chương 2 27 
Chương 3 – Thu thập và xử lý thông tin để định mức lao động 29 
3.1. Khái niệm và phân loại thông tin để định mức lao động 29 
3.2. Bảo đảm kỹ thuật cho thu thập và xử lý thông tin 30 
3.3. Phương pháp thành lập mẫu quan sát 36 
3.4. Lập mô hình mức lao động 42 
3.5. Tổ chức quan sát 49 
Câu hỏi và bài tập chương 3 52 
Chương 4 – Quản lý chất lượng mức lao động 54 
4.1. Khái niệm và nhiệm vụ quản lý chất lượng mức lao động 54 
4.2. Kiểm tra sự phù hợp của mức ở giai đoạn định mức 56 
 - 77 -
4.3. Bảo đảm áp dụng đúng đắn mức lao động 62 
4.4. Thống kê chất lượng mức lao động áp dụng 63 
4.5. Đánh giá tác động của sửa đổi mức lao động 69 
Câu hỏi và bài tập chương 4 73 
Tài liệu tham khảo 75 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dinh_muc_lao_dong_ngo_the_binh.pdf