Bài giảng Chủ thể kinh doanh - Chương VI: Tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp

CHƯƠNG VI

TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Tổ chức lại doanh nghiệp và hầu hết các trường hợp giải thể doanh

nghiệp (trừ trường hợp giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh) đều được thực hiện theo quyết định của chủ sở hữu

doanh nghiệp đó. Về bản chất, quyết định tổ chức lại doanh nghiệp

hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp là các quyết định kinh

doanh bị chi phối bởi các lợi ích kinh tế. Chủ chủ sở tổ chức lại

doanh nghiệp của mình để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn

hoặc việc tổ chức lại doanh nghiệp có thể là kết quả của việc

chuyển đổi chủ sở hữu doanh nghiệp. Chủ sở hữu quyết định giải

thể doanh nghiệp khi họ không muốn hoặc không thể tiếp tục tiến

hành hoạt động kinh doanh nhưng không phải vì lý do mất khả

năng thanh toán nợ đến hạn1. Vì thế, pháp luật điều chỉnh hoạt

động tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp chủ yếu bao gồm các

quy định mang tính hình thức, có nghĩa là quy định về các hình

thức tổ chức lại doanh nghiệp, các trường hợp giải thể doanh

nghiệp, trình tự, thủ tục để chủ sở hữu tiến hành việc tổ chức lại

hay giải thể doanh nghiệp của mình. Các quy định này ngoài ý

nghĩa tạo thuận lợi cho việc thực hiện các quyết định kinh doanh

của chủ sở hữu còn giúp cho việc quản lý các doanh nghiệp (trong

đó có quản lý việc tập trung kinh tế) của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền và qua đó góp phần bảo vệ quyền lợi của các chủ thể

có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và người

lao động trong doanh nghiệp.

pdf 26 trang phuongnguyen 4420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chủ thể kinh doanh - Chương VI: Tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Chủ thể kinh doanh - Chương VI: Tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp

Bài giảng Chủ thể kinh doanh - Chương VI: Tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp
 173 
CHƯƠNG VI 
 TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP 
Tổ chức lại doanh nghiệp và hầu hết các trường hợp giải thể doanh 
nghiệp (trừ trường hợp giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng 
ký kinh doanh) đều được thực hiện theo quyết định của chủ sở hữu 
doanh nghiệp đó. Về bản chất, quyết định tổ chức lại doanh nghiệp 
hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp là các quyết định kinh 
doanh bị chi phối bởi các lợi ích kinh tế. Chủ chủ sở tổ chức lại 
doanh nghiệp của mình để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn 
hoặc việc tổ chức lại doanh nghiệp có thể là kết quả của việc 
chuyển đổi chủ sở hữu doanh nghiệp. Chủ sở hữu quyết định giải 
thể doanh nghiệp khi họ không muốn hoặc không thể tiếp tục tiến 
hành hoạt động kinh doanh nhưng không phải vì lý do mất khả 
năng thanh toán nợ đến hạn1. Vì thế, pháp luật điều chỉnh hoạt 
động tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp chủ yếu bao gồm các 
quy định mang tính hình thức, có nghĩa là quy định về các hình 
thức tổ chức lại doanh nghiệp, các trường hợp giải thể doanh 
nghiệp, trình tự, thủ tục để chủ sở hữu tiến hành việc tổ chức lại 
hay giải thể doanh nghiệp của mình. Các quy định này ngoài ý 
nghĩa tạo thuận lợi cho việc thực hiện các quyết định kinh doanh 
của chủ sở hữu còn giúp cho việc quản lý các doanh nghiệp (trong 
đó có quản lý việc tập trung kinh tế) của cơ quan nhà nước có 
thẩm quyền và qua đó góp phần bảo vệ quyền lợi của các chủ thể 
có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và người 
lao động trong doanh nghiệp. 
I. TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP 
 Tổ chức lại doanh nghiệp là việc tái cấu trúc lại doanh nghiệp để 
phát huy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hoặc là kết quả của 
việc mua bán một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp của chủ sở hữu. 
 174 
Việc tổ chức lại doanh nghiệp sẽ do chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc 
cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong doanh nghiệp quyết 
định. 
 Việc tổ chức lại doanh nghiệp được tiến hành theo một trong các 
hình thức sau đây tùy theo sự lựa chọn của chủ sở hữu2: 
• Chia doanh nghiệp; 
• Tách doanh nghiệp; 
• Hợp nhất doanh nghiệp; 
• Sáp nhập doanh nghiệp; và 
• Chuyển đổi doanh nghiệp. 
 Việc tổ chức lại doanh nghiệp theo các hình thức nói trên áp 
dụng chủ yếu đối với các loại công ty là công ty trách nhiệm hữu 
hạn, công ty cổ phần riêng việc chuyển đổi doanh nghiệp là cũng 
có thể áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân. 
 Lưu ý: việc tổ chức lại doanh nghiệp dưới hình thức hợp nhất và 
sáp nhập trong những trường hợp nhất định còn chịu sự điều chỉnh 
của pháp luật cạnh tranh. 
1. Chia doanh nghiệp 
• Chủ thể áp dụng: là các công ty TNHH, công ty Cổ phần. 
Các loại hình công ty này có thể được chia thành một số công ty 
cùng loại. 
• Thủ tục chia công ty được tiến hành theo các bước sau3: 
o Bước 1: 
Cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty bị chia (đối 
với công ty TNHH là Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty; 
 175 
đối với công ty cổ phần là Đại hội đồng cổ đông) thông qua quyết 
định chia công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ 
của công ty. Quyết định chia công ty phải có các nội dung chủ yếu 
sau: tên, trụ sở hiện có của công ty, số lượng công ty sẽ thành lập, 
nguyên tắc và thủ tục chia tài sản của công ty, phương án sử dụng 
lao động, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, 
trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; 
nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn 
thực hiện chia công ty. 
o Bước 2: 
Công ty bị chia phải gởi quyết định chia công ty đến tất cả các chủ 
nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, 
kể từ ngày thông qua quyết định. 
o Bước 3: 
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoăc các cổ đông của các công 
ty mới được thành lập thông qua điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm các 
chức danh quản lý và điều hành chủ chốt trong công ty thuộc thẩm 
quyền của mình tùy theo loại hình công ty như chủ tịch hội đồng 
thành viên, chủ tịch công ty, thành viên HĐQT, Giám đốc (Tổng 
giám đốc); tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật 
Doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết 
định chia công ty. 
Sau khi đăng ký kinh doanh các công ty mới, công ty bị chia 
chấm dứt sự tồn tại. Các công ty mới phải phải cùng liên đới chịu 
trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động 
và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia. 
2. Tách doanh nghiệp 
 176 
• Chủ thể áp dụng: công ty TNHH, công ty cổ phần có thể 
bị tách bằng cách chuyển một phần tài sản hiện có để thành lập 
một hoặc một số công ty mới cùng loại, chuyển một phần quyền và 
nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không 
chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. 
• Thủ tục tách công ty như sau4: 
o Bước 1: 
Cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty bị tách (đối 
với công ty TNHH là Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty; 
đối với công ty cổ phần là Đại hội đồng cổ đông) thông qua quyết 
định tách công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ 
của công ty. Quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yếu 
sau: tên, trụ sở công ty bị tách, số lượng công ty được tách sẽ 
thành lập, phương án sử dụng lao động, giá trị tài sản, các quyền 
và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được 
tách, thời hạn thực hiện việc tách công ty. 
o Bước 2: 
Công ty bị tách phải gởi quyết định tách công ty đến tất cả các chủ 
nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, 
kể từ ngày thông qua quyết định. 
o Bước 3: 
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoăc các cổ đông của các công 
ty được tách thông qua điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm các chức danh 
quản lý và điều hành chủ chốt trong công ty thuộc thẩm quyền của 
mình tùy theo loại hình công ty như chủ tịch hội đồng thành viên, 
chủ tịch công ty, thành viên HĐQT, Giám đốc (Tổng giám đốc); 
tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh 
 177 
nghiệp. Hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định tách 
công ty. 
Sau khi đăng ký kinh doanh các công ty mới, công ty bị tách và 
được tách phải phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản 
nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản 
khác của công ty bị tách. 
3. Hợp nhất doanh nghiệp 
• Chủ thể áp dụng: hai hoặc một số công ty cùng loại có thể 
hợp nhất thành một công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, 
quyền và nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng 
thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất. Khác với trường 
hợp chia và tách doanh nghiệp, việc hợp nhất doanh nghiệp còn có 
thể áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh. 
• Thủ tục hợp nhất công ty5: 
o Bước 1: 
Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất công ty. Hợp 
đồng hợp nhất phải có các nội dung sau: tên, trụ sở công ty hợp 
nhất, thủ tục và điều kiện hợp nhất, phương án sử dụng lao động, 
thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn 
góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất, thành phần vốn 
góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất, thời hạn thực hiện 
việc hợp nhất, dự thảo điều lệ công ty hợp nhất. 
o Bước 2: 
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoăc các cổ đông của công ty 
bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, điều lệ công ty hợp 
nhất, bầu hoặc bổ nhiệm các chức danh quản lý và điều hành chủ 
 178 
chốt trong công ty thuộc thẩm quyền của mình tùy theo loại hình 
công ty như chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, HĐQT, 
Giám đốc (Tổng giám đốc); tiến hành đăng ký kinh doanh theo 
quy định của Luật Doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký kinh doanh phải 
kèm theo hợp đồng hợp nhất. 
o Bước 3: 
Các công ty bị hợp nhất phải gởi hợp đồng hợp nhất đến tất cả các 
chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 
ngày kể từ ngày được thông qua. 
Sau khi đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất, các công ty bị hợp 
nhất chấm dứt tồn tại. Công ty hợp nhất được hưởng các quyền 
và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh 
toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty 
bị hợp nhất. 
Ngoài ra, vì việc hợp nhất công ty sẽ dẫn đến việc giảm số lượng 
công ty trên thị trường và có thể có khả năng dẫn đến hạn chế cạnh 
tranh nên trước khi tiến hành thủ tục hợp nhất như trình bày ở trên 
còn phải tuân thủ các quy định về tập trung kinh tế quy định tại 
Luật Cạnh tranh nếu các công ty dự định hợp nhất kinh doanh trên 
cùng thị trường liên quan. 
4. Sáp nhập doanh nghiệp 
• Chủ thể áp dụng: một hoặc một số công ty cùng loại có 
thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài 
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp 
nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Như 
vậy, giống như việc hợp nhất doanh nghiệp, việc sáp nhập doanh 
nghiệp không chỉ được áp dụng đối với công ty TNHH và công ty 
cổ phần mà còn áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh. 
 179 
• Thủ tục sáp nhập công ty6: 
o Bước 1: 
Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo điều 
lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung 
sau: tên, trụ sở công ty nhận sáp nhập, tên, trụ sở công ty bị sáp 
nhập, thủ tục và điều kiện sáp nhập, phương án sử dụng lao động, 
thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn 
góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập, thành phần vốn 
góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập, thời hạn thực 
hiện việc sáp nhập. 
o Bước 2: 
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoăc các cổ đông của các công 
ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập và điều lệ công ty sáp 
nhập, tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh 
nghiệp. Hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp 
nhập. 
o Bước 3: 
Các công ty chuẩn bị sáp nhập phải gởi hợp đồng sáp nhập đến tất 
cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 
15 ngày kể từ ngày được thông qua. 
Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty nhận sáp nhập được hưởng 
các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ 
chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác 
của công ty bị sáp nhập. 
 180 
Việc sáp nhập công ty cũng phải tuân thủ các quy định về tập 
trung kinh tế quy định tại Luật Cạnh tranh như việc hợp nhất công 
ty đã trình bày ở trên. 
5. Chuyển đổi doanh nghiệp 
 Chuyển đổi doanh nghiệp là việc các doanh nghiệp chuyển từ 
hình thức doanh nghiệp này sang hình thức doanh nghiệp khác để 
phù hợp hơn với khả năng và nhu cầu đầu tư của (các) nhà đầu tư 
vào doanh nghiệp, giúp đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của (các) 
nhà đầu tư trong những trường hợp cụ thể. Việc chuyển đổi doanh 
nghiệp có thể giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh 
hoặc tăng khả năng huy động vốn như việc chuyển công ty TNHH 
một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên 
trở lên hay từ công ty TNHH thành công ty cổ phần. Việc chuyển 
đổi doanh nghiệp trong một số trường hợp còn có thể giúp doanh 
nghiệp không phải giải thể do không đủ số lương thành viên tối 
thiểu theo quy định của pháp luật đối với từng loại hình doanh 
nghiệp.7 Việc chuyển đổi doanh nghiệp do chủ đầu tư của doanh 
nghiệp hoặc cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong doanh 
nghiệp quyết định. 
1. Các hình thức chuyển đổi: 
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị Định 
139/2007/ NĐ-CP ngày 5/9/2007, việc chuyển đổi doanh nghiệp 
có thể được tiến hành dưới các hình thức sau đây: 
• Chuyển đổi công ty THNN thành công ty cổ phần và ngược 
lại; 
• Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty 
TNHH hai thành viên trở lên; 
• Chuyển đổi công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành 
viên trở lên thành công ty TNHH một thành viên; 
 181 
• Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH. 
2. Thủ tục chuyển đổi 
a. Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần và 
ngược lại: 
 Có nhiều lý do để các chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn 
chuyển đổi công ty của mình thành công ty cổ phần. Phần lớn các 
quyết định chuyển đổi này dựa trên nhu cầu của các nhà đầu tư 
muốn công ty của mình nâng cao khả năng xã hội hóa về vốn, qua 
đó có thể tăng vốn để hoạt động hoặc nâng cao khả năng chia sẻ 
rủi ro và có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán. Việc công ty 
TNHH chuyển đổi thành công ty cổ phần cũng có thể đơn giản là 
vì số lượng thành viên của công ty đã vượt quá 50. 
 Việc chuyển từ công ty cổ phần thành công ty TNHH không 
phổ biến bằng chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần 
nhưng đây cũng là một trong những sự lựa chọn của các cổ đông 
công ty cổ phần khi mà việc huy động vốn rộng rãi trong công 
chúng không phải là mục đích chính của họ, khi mà số lượng cổ 
đông của công ty cổ phần không nhiều hoặc các cổ đông không 
muốn tiếp tục chịu sự ràng buộc tương đối nghiêm ngặt của các 
quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần. 
Thủ tục chuyển đổi được thực hiện như sau8: 
• Bước 1: 
Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ 
đông thông qua quyết định chuyển đổi và điều lệ công ty chuyển 
đổi. Quyết định chuyển đổi phải có nội dung chủ yếu sau: tên, trụ 
sở của công ty được chuyển đổi, tên trụ sở của công ty chuyển đổi, 
thời gian và điều kiện chuyển tài sản, cổ phần, trái phiếu, phần vốn 
 182 
góp của công ty chuyển đổi, phương án sử dụng lao động, thời hạn 
thực hiện việc chuyển đổi. 
 Hồ sơ chuyển đổi bao gồm9: 
• Giấy đề nghị chuyển đổi; 
• Quyết định của chủ sở hữu công ty, hội đồng thành viên 
hoặc đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty; 
• Điều lệ công ty; 
• Danh sách cổ đông sáng lập (nếu có) hoặc cổ đông phổ 
thông đối với trường hợp chuyển thành công ty cổ phần và tên chủ 
sở hữu (đại diện chủ sở hữu) đối với trường hợp chuyển thành 
công ty TNHH một thành viên, danh sách thành viên đối với 
trường hợp chuyển thành công ty TNHH từ hai thành viên trở lên; 
• Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc thoả thuận 
góp vốn đầu tư. 
• Bước 2: 
Gửi quyết định chuyển đổi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho 
người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông 
qua. 
• Bước 3 
Công ty sau khi chuyển đổi tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy 
định của Luật Doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm 
theo quyết định chuyển đổi. 
Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt sự 
tồn tại. Công ty chuyển đổi được hưởng các quyền và và lợi ích 
hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp 
đồng lao động và các tài sản khác của công ty được chuyển đổi. 
 183 
Lưu ý: trường hợp công ty TNHH có ít hơn 3 thành viên muốn 
chuyển thành công ty cổ phần thì phải tiến hành mời gọi thêm 
thành viên. Việc mời gọi thêm thành viên có thể thực hiện đồng 
thời với việc chuyển đổi công ty. Thành viên mới có thể là người 
nhận chuyển nhượng một phần vốn góp của thành viên hiện có 
hoặc là người góp thêm vốn vào công ty.10 
b. Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công 
ty TNHH hai thành viên trở lên 
 Việc chuyển đổi công ty TNHH một thành viê ... HH, hoặc khi muốn chuyển 
nhượng một phần vốn đầu tư của mình trong doanh nghiệp tư nhân 
sang cho một hoặc các nhà đầu tư khác. 
 Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách 
nhiệm hữu hạn theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu 
đủ các điều kiện sau đây13: 
o Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 24 của Luật 
Doanh nghiệp (đó là các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận 
đăng ký kinh doanh); 
o Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công 
ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu 
hạn một thành viên là cá nhân), hoặc là một trong số các thành 
viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm 
hữu hạn hai thành viên trở lên); 
o Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản 
chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất 
 188 
cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam 
kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn; 
o Chủ doanh nghiệp tư nhân có thoả thuận bằng văn 
bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách 
nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp 
đồng đó; 
o Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản 
hoặc có thoả thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác 
về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư 
nhân. 
Thủ tục chuyển đổi: 
ƒ Bước 1: Đăng ký việc 
chuyển đổi 
Chủ doanh nghiệp tư nhân gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại cơ 
quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. 
Hồ sơ chuyển đổi bao gồm: 
o Điều lệ công ty; 
o Giấy đề nghị chuyển đổi và đăng ký kinh doanh; 
o Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả 
nợ thuế, thời hạn thanh toán; danh sách người lao động hiện có; 
danh sách các hợp đồng chưa thanh lý và các tài liệu tương ứng; 
o Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh 
nghiệp tư nhân; 
o Danh sách thành viên theo quy định tại Điều 23 của 
Luật Doanh nghiệp đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty 
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. 
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ, cơ 
quan đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng 
 189 
ký kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, nếu có đủ các 
điều kiện nêu trên. Trường hợp từ chối, cơ quan đăng ký kinh 
doanh phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn những 
yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung. 
• Bước 2: Thông báo việc chuyển đổi 
Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu 
tư có thẩm quyền phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên 
quan theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp 
trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận 
đăng ký kinh doanh, đồng thời xóa tên doanh nghiệp tư nhân đã 
chuyển đổi trong sổ đăng ký kinh doanh. 
II. GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP 
1. Giải thể doanh nghiệp 
Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh 
nghiệp theo quyết định của (các) chủ sở hữu hoặc theo quyết định 
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giải thể doanh nghiệp là thủ 
tục mang tính hành chính chủ yếu do doanh nghiệp (mà thực chất 
là chủ sở hữu, hoặc đại diện chủ sở hữu) tiến hành. Doanh nghiệp 
chỉ có thể thực hiện thủ tục giải thể nếu tài sản của doanh nghiệp 
tại thời điểm giải thể đủ để thanh toán tất cả các khoản nợ của 
doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp theo quyết định của (các) chủ 
sở hữu thường là kết quả của các quyết định kinh doanh, nghĩa là 
khi (các) chủ sở hữu thấy rằng việc tồn tại của doanh nghiệp là 
không còn cần thiết, hoặc doanh nghiệp đã không thực hiện hoặc 
thực hiện không có hiệu quả các mục tiêu kinh doanh mà (các) chủ 
sở hữu đặt ra hoặc mong đợi. Thời điểm giải thể doanh nghiệp 
cũng có thể do các chủ sở hữu định trước bằng cách quy định thời 
hạn hoạt động của doanh nghiệp trong điều lệ và hết thời hạn đó 
mà không gia hạn hoặc có thể không được phép gia hạn của cơ 
 190 
quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với trường hợp giải thể bằng 
quyết định của (các) chủ sở hữu khi doanh nghiệp đang hoạt động, 
đó phải là quyết định của chính chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp 
một chủ) và cơ quan có quyền quyết định cao nhất của các chủ sở 
hữu (đối với doanh nghiệp có từ hai chủ sở hữu trở lên) theo trình 
tự, thủ tục mà pháp luật và điều lệ doanh nghiệp đó quy định. 
1. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp 
Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp quy định tại khoản 
1 Điều 157 của Luật Doanh nghiệp, bị thu hồi Giấy chứng nhận 
đầu tư quy định tại Điều 68 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của 
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của 
Luật Đầu tư14 
• Theo điều 157 luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp bị giải thể 
trong các trường hợp sau đây: 
• Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty 
mà không có quyết định gia hạn; 
• Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh 
nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp 
danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty 
trách nhiệm hữu hạn; của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ 
phần; 
• Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo 
quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục; 
• Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 
Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 
trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 165 Luật Doanh 
nghiệp 2005; cụ thể như sau: 
 191 
o Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là 
giả mạo; 
o Doanh nghiệp do người bị cấm thành lập doanh 
nghiệp theo khoản 2, Điều 13 Luật Doanh nghiệp thành lập; 
o Doanh nghiệp không đăng ký mã số thuế trong thời 
hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấp chứng nhận đăng ký kinh 
doanh; 
o Doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở đăng ký 
trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy chứng 
nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính; 
o Doanh nghiệp không báo cáo về hoạt động kinh 
doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong 
mười hai tháng liên tục; 
o Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh một 
năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh; 
o Doanh nghiệp không gởi báo cáo về tình hình kinh 
doanh của doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong 
thời hạn ba tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản; 
o Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề bị cấm. 
• Theo Điều 68 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, doanh 
nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư trong các trường hợp sau 
đây: 
o Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sau 12 
tháng mà nhà đầu tư không triển khai hoặc dự án chậm tiến độ quá 
12 tháng so với tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, trừ 
trường hợp được gia hạn hoặc cho tạm ngừng hoặc giãn tiến độ 
thực hiện dự án; 
o Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật 
mà theo đó pháp luật quy định phải chấm dứt hoạt động. 
 192 
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các 
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. 
2. Thủ tục giải thể doanh nghiệp 
Việc giải thể doanh nghiệp được tiến hành thông qua các bước 
sau15: 
Bước 1: Doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể doanh 
nghiệp 
• Quyết định giải thể của doanh nghiệp đựơc thông qua theo 
quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và điều lệ của từng doanh 
nghiệp cụ thể. Ví dụ đối với doanh nghiệp tư nhân thì do chủ 
doanh nghiệp quyết định; đối với công ty hợp danh thì quyết định 
giải thể công ty phải được ít nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh 
chấp thuận trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác; đối 
với công ty cổ phần thì quyết định giải thể công ty phải được số cổ 
đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các 
cộ đông dự họp chấp thuận trừ trường hợp điều lệ công ty có quy 
định khác Quyết định giảỉ thể doanh nghiệp phải có các nội 
dung chủ yếu sau đây: 
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; 
+ Lý do giải thể; 
+ Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ 
của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng 
không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định 
giải thể; 
+ Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động; 
 193 
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh 
nghiệp. 
• Cần lưu ý rằng kể từ khi có quyết định giải thể doanh 
nghiệp, doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp không được 
thực hiện các hoạt động sau đây:16 
• Cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp; 
• Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; 
• Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản 
nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp; 
• Ký kết các hợp đồng mới không phải là các hợp đồng nhằm 
thực hiện việc giải thể doanh nghiệp; 
• Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản; 
• Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; 
• Huy động vốn dưới mọi hình thức. 
• Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, 
doanh nghiệp phải gởi quyết định giải thể đến cơ quan đăng ký 
kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích 
liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm 
yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. 
Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết 
định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo 
viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp. 
Ngoài ra quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm 
theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, 
địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh 
toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ 
nợ. 
Bước 2: Thanh lý tài sản của doanh nghiệp bị giải thể 
 194 
• Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ 
sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản 
doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ 
chức thanh lý riêng. 
• Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ 
tự sau đây:17 
o Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã 
hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người 
lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã 
ký kết; 
o Nợ thuế và các khoản nợ khác. 
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh 
nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành 
viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty. 
Bước 3: Gởi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký 
kinh doanh để hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp 
• Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết 
các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của 
doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan 
đăng ký kinh doanh. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm: 
• Quyết định giải thể hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng 
nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu 
tư hoặc quyết định của Toà án tuyên bố giải thể doanh nghiệp; 
• Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, bao gồm cả việc 
thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã 
hội; 
• Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao 
động đã được giải quyết; 
 195 
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng 
nhận đầu tư; 
• Con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng 
nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp; 
• Số hoá đơn giá trị gia tăng chưa sử dụng; 
• Báo cáo tóm tắt về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó 
có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải 
quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động. 
Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội 
đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty 
đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ doanh 
nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp 
danh chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải 
thể doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả 
mạo, thì những người nêu trên phải liên đới chịu trách nhiệm thanh 
toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của 
người lao động chưa được giải quyết; và chịu trách nhiệm cá nhân 
trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 03 năm, 
kể từ ngày hồ sơ giải thể doanh nghiệp được nộp cho cơ quan đăng 
ký kinh doanh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư có thẩm 
quyền. 
• Cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ 
đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày 
nhận đủ hồ sơ giải thể của doanh nghiệp. 
Một số lưu ý trong trường hợp giải thể doanh nghiệp do doanh 
nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 
• Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng 
ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu 
tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 
 196 
Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện như quy định đối với 
các trường hợp giải thể khác đã trình bày ở trên. 
Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký 
kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì 
doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh 
doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong 
trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối 
với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công 
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng 
quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với 
công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các 
nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán. 
2. Phá sản doanh nghiệp 
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp không 
có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu 
cầu.18 Việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định 
của pháp luật về phá sản. 
1 Việc mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp được 
giải quyết theo quy định của pháp luật về phá sản. 
2 Khoản 26, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005. 
3 Điều 150, Luật Doanh Nghiệp 2005. 
 197 
4 Điều 151, Luật Doanh nghiệp 2005. 
5 Điều 152, Luật Doanh nghiệp 2005. 
6 Điều 153, Luật Doanh nghiệp 2005. 
7 Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 157 Luật Doanh nghiệp 
2005, doanh nghiệp bị giải thể nếu không đủ số lượng thành viên 
tối thiểu trong thời hạu 6 tháng liên tục. Khi lâm vào tình trạng 
này, doanh nghiệp có thể không giải thể mà chuyển đổi sang một 
loại hình doanh nghiệp có số lượng thành viên tối thiểu theo quy 
định của pháp luật ít hơn. 
8 Điều 154, Luật Doanh nghiệp 2005. 
9 Điều 21, Nghị định 139/2007 ngày 5/9/2007. 
10 Điều 21, Nghị định 139/2007 ngày 5/9/2007. 
 198 
11 Điều 19, Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007. 
12 Điều 20, Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007. 
13 Điều 24, Luật Doanh nghiệp 2005. 
14 Khoản 1, Điều 28, Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007. 
15 Điều 158, Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều 28 Nghị định 
139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007. 
16 Điều 159, Luật Doanh nghiệp 2005. 
17 Khoản 4 Điều 158 Luật Doanh nghiệp 2005. 
18 Điều 3 Luật Phá sản 2004. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_chu_the_kinh_doanh_chuong_vi_to_chuc_lai_va_giai_t.pdf