Bài giảng Chủ thể kinh doanh - Chương V: Công ty hợp danh
1. Sơ lược về sự ra đời và phát triển của công ty hợp danh.
Công ty hợp danh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời
nhất trong số các loại hình công ty mà con người ghi nhận. Ngay
từ thế kỷ thứ XIII, tại một số thành phố lớn của Châu Âu, các tài
liệu về quá trình phát triển của công ty đều ghi nhận rằng, có ba
nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc các thương nhân liên kết để hình
thành nên công ty theo cách hiểu truyền thống.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Chủ thể kinh doanh - Chương V: Công ty hợp danh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Chủ thể kinh doanh - Chương V: Công ty hợp danh
156 CHƯƠNG V: CÔNG TY HỢP DANH Ths. Nguyễn Ngọc Sơn 1. Sơ lược về sự ra đời và phát triển của công ty hợp danh. Công ty hợp danh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhất trong số các loại hình công ty mà con người ghi nhận. Ngay từ thế kỷ thứ XIII, tại một số thành phố lớn của Châu Âu, các tài liệu về quá trình phát triển của công ty đều ghi nhận rằng, có ba nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc các thương nhân liên kết để hình thành nên công ty theo cách hiểu truyền thống. Một là, nhu cầu về vốn. sự phát triển của hoạt động kinh doanh, thương mại, những thách thức trên thị trường và sự xuất hiện những ngành nghề mà hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào quy mô đầu tư không ngừng đòi hỏi các doanh nhân phải nâng cao năng lực tài chính. Quá trình tích tụ tư bản vốn đòi hỏi thời gian nên không thể đáp ứng một cách nhanh chóng nhu cầu về vốn cho các cơ hội kinh doanh tức thời. Thế nên, phương cách hợp lý là liên kết năng lực riêng lẻ của nhiều thương nhân thành một khối chung được các thương nhân sử dụng. Hai là, Trong thời kỳ đầu, trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của thương nhân là trách nhiệm cá nhân, vô hạn. Thế nên, một khi hoạt động kinh doanh gặp rủi ro hoặc khó khăn thì các thương nhân cũng dễ dàng rơi vào tình trạng khánh tận. Từ đó đã phát sinh nhu cầu chia sẻ rủi ro bằng cách nhiều thương nhân cùng hợp tác, cùng nhau gánh chịu những tổn thất, những khó khăn và rủi ro có thể có trong quá trình kinh doanh. Ba là, Nhu cầu hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh, sự phát triển của tầng lớp thương nhân 157 - Cùng với sự phát triển của thị trường, mô hình công ty hợp danh luôn được con người hoàn thiện và biến đổi cho phù hợp với sức ép cạnh tranh của các loại hình kinh doanh khác, phù hợp với tình hình thực tiễn thị trường của từng quốc gia. Ban đầu, các thương nhân thành lập nên những công ty chỉ có các thành viên là thương nhân chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh. Sau đó, xuất hiện thêm hình thức liên kết giữa thương nhân với các cá nhân không trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh mà chỉ góp vốn và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty trong phạm vi vốn góp. Mô hình công ty này được lý thuyết về doanh nghiệp gọi tên là công ty hợp vốn đơn giản. - Tại Việt Nam, lần đầu tiên loại hình công ty này được ghi nhận trong Bộ dân luật thi hành tại các toà nam án bắc kỳ năm 1931 với tên gọi là hội hợp danh. Sau đó, do chịu sự chi phối bởi các điều kiện lịch sử nên loại hình này chỉ được ghi nhận trong pháp luật của các chính quyền miền nam. Đến năm 1999, Luật doanh nghiệp được ban hành thay thế Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân đã tái sinh công ty hợp danh với nhiều đặc điểm đặc thù. Sau hơn 5 năm áp dụng, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nên mô hình này không được các doanh nhân ưa chuộng. Ngày 19 tháng 11 năm 2005, Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp qui định chi tiết hơn nữa về công ty hợp danh. 1.2. Khái niệm, đặc điểm của công ty hợp danh 1.2.1 Khái niệm Theo quy định tại điều 130 Luật doanh nghiệp, Công ty hợp danh được hiểu là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dới một tên chung và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra, có thể có thành viên 158 góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. 1.2.2 Đặc điểm Công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp năm 2005 có những đặc trưng sau: Thứ nhất, Công ty hợp danh có thể có hai loại thành viên, trong đó bắt buộc phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh; có thể có thành viên góp vốn. Điều này cho thấy, chúng ta có hai loại công ty hợp danh là (i) công ty hợp danh chỉ có thành viên hợp danh và (ii) công ty hợp danh vừa có thành viên hợp danh, vừa có thành viên góp vốn. Hai loại thành viên trong công ty hợp danh có quy chế pháp lý khác nhau. So sánh với quan niệm truyền thống về công ty, pháp luật Việt Nam đã gộp mô hình công ty hợp danh truyền thống và công ty hợp vốn đơn giản vào chung khái niệm về công ty hợp danh. Thứ hai, Về trách nhiệm của các thành viên Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình (trách nhiệm vô hạn); thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp ( trách nhiệm hữu hạn). Chế độ trách nhiệm liên đới, vô hạn của thành viên hợp danh được coi đặc trưng truyền thống và cơ bản của loại hình công ty hợp danh. Theo đó, khi công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản và đang bị tòa án tiến hành thủ tục phá sản, tài sản của công ty được xác định để thanh toán nợ bao gồm cả tài sản mà công ty có tại thời điểm thụ lý đơn yêu cầu và tài sản của các thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh. 159 Thứ ba, Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Về vấn đề này, trong khoa học pháp lý còn có nhiều ý kiến khác nhau. Quan điểm ủng hộ Luật doanh nghiệp cho rằng, việc ghi nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh đảm bảo sự bình đẳng về mặt pháp lý cho loại hình công ty này khi tham gia các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Tuy nhiên, có quan điểm khác yêu cầu đặt lại vấn đề bởi họ cho rằng trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh đã làm cho công ty hợp danh không thỏa mãn các điều kiện của một pháp nhân theo Bộ luật dân sự. Mặt khác, soi rọi vào hệ thống pháp luật hiện hành, quan điểm thứ hai cho rằng việc không thừa nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh không còn gây ra những hệ lụy bất lợi cho loại hình công ty này khi tham gia các giao dịch với đối tác hoặc bất lợi trong cạnh tranh với đối thủ. Hệ quả pháp lý của việc thừa nhân tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh là pháp luật cần có cơ chế đảm bảo sự độc lập về tài sản giữa công ty và các thành viên (kể cả thành viên hợp danh); đảm bảo công ty là chủ thể thực sự trong các giao dịch và trong quan hệ tố tụng trước tòa án. Thứ tư, Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán. Giống như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không thể huy động vốn bằng cách phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu mà chỉ có thể huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, vay của các tổ chức, cá nhân khác, huy động các thành viên góp thêm hoặc kết nạp thành viên mới. 2. Qui chế thành viên. 2.1. Thành viên hợp danh 160 Thứ nhất, Xác lập tư cách của thành viên hợp danh. Một cá nhân có thể trở thành thành viên của công ty hợp danh trong những trường hợp sau: - Tham gia thành lập công ty hợp danh; - Người thừa kế của thành viên hợp danh đã chết được Hội đồng thành viên chấp thuận trở thành thành viên hợp danh; - Nhận chuyển nhượng vốn góp từ thành viên hợp danh nếu việc chuyển nhượng đó được các thành viên còn lại chấp thuận; - Được công ty tiếp nhận với điều kiện việc tiếp nhận đợc hội đồng thành viên đồng ý. Trong trờng hợp này, thành viên hợp danh phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn mời lăm ngày kể từ ngày đợc chấp thuận, trừ trờng hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác. Mặt khác, thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thoả thuận khác. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Như vậy, đặc điểm quan trọng nhất trong quy chế pháp lý của thành viên hợp danh là chế độ trách nhiệm vô hạn của loại thành viên này. Theo đó, khi giải quyết phá sản công ty hợp danh mà tài sản không đủ thanh toán nợ, thành viên hợp danh phải dùng cả tài sản không góp vốn vào công ty để thanh toán phần nợ còn thiếu. Về lý thuyết, trách nhiệm vô hạn là ưu điểm quan trọng của công ty hợp danh trước khách hàng và đối tác bởi khả năng mở rộng năng lực thanh toán nợ của công ty. Song mặt khác, trách nhiệm vô hạn dễ tạo ra rủi ro cho các thành viên hợp danh. 161 Mặt khác, chế độ trách nhiệm vô hạn có ảnh hưởng lớn đến các chế định pháp luật khác về công ty hợp danh và về địa vị pháp lý của thành viên hợp danh như chế định về quản trị công ty, về quyền, nghĩa vụ vá các giới hạn quyền của thành viên hợp danh. Theo đó: Thứ hat, Về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh có các quyền sau đây : (i) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty; (ii) Nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; đàm phán và ký kết hợp đồng, thoả thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty; (iii) Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; nếu ứng trước tiền của mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước; (iv) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó; (v) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết; 162 (vi) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty; (vii) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản còn lại theo tỷ lệ góp vốn vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; (viii) Trường hợp thành viên hợp danh chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận; (ix) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ sau đây: (i) Tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty và tất cả thành viên; (ii) Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thờng thiệt hại; (iii) Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; (iv) Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền 163 hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty mà không đem nộp cho công ty; (v) Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty; (vi) Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ; (vii) Định kỳ hàng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu; (viii) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Với những quyền và nghĩa vụ kể trên, có thể thấy rằng sự liên kết của các thành viên hợp danh trong công ty suy cho cùng là sự kết hợp về hoạt động kinh doanh, về trách nhiệm giữa các cá nhân kinh doanh. Theo đó, mỗi thành viên hợp danh đều có quyền chủ động, tích cực tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty, là người đại diện cho công ty trong giao dịch với đối tác, trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản của công ty. Hoạt động của công ty được thể hiện thông qua vài trò quản trị của từng thành viên hợp danh. Từ những hành vi kinh doanh cụ thể của mình, các thành viên hợp danh có thể đem lại lợi nhuận hoặc gây ra trách nhiệm tài sản cho công ty. Thế nên, thực tế cho thấy, các doanh nhân chỉ liên kết với nhau trong công ty hợp danh khi họ thực sự tin tưởng về nhân thân, năng lực của nhau. Thành viên hợp danh phải chịu một số hạn chế về quyền nhất định. Theo quy định tại điều 133 của Luật doanh nghiệp, Thành viên 164 hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại; Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Thứ ba, chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây: - Tự nguyện rút vốn khỏi công ty. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu đợc Hội đồng thành viên chấp thuận. Trong trờng hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trớc ngày rút vốn; chỉ đợc rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã đợc thông qua; - Bị khai trừ khỏi công ty. Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường hợp sau đây: Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn nh đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai; Vi phạm quy định tại Điều 133 của Luật này; Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác; Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh. Khi tư cách thành viên chấm dứt do tự nguyện rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ, trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách 165 nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên. - Chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết. Trong trường hợp này, người thừa kế của thành viên đợc hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận; - Bị Toà án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Trong trờng hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó đợc hoàn trả công bằng và thoả đáng. - Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định. 2.2. Thành viên góp vốn Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân góp vốn vào công ty hợp danh và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Theo đó, khi công ty hợp danh bị phá sản mà tài sản không đủ thanh toán nợ, thành viên góp vốn không mất gì hơn ngoài phần vốn đã góp. Chế độ trách nhiệm này cho thấy, khả năng rủi ro từ hoạt động của công ty mà thành viên góp vốn có thể gánh chịu ít hơn so với thành viên hợp danh. Đương nhiên, với giới hạn trách nhệm như trên thì phạm vi quyền của thành viên góp vốn hạn chế hơn so với thành viên hợp danh. Đặc biệt là hạn chế trong các quyền về quản lý công ty. Thành viên góp vốn có các quyền sau đây: (i) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các 166 quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ; (ii) Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty; (iii) Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, sổ biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty; (iv) Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác; (v) Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty; (vi) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết hoặc bị Toà tuyên bố là đã chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty; (vii) Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản; (viii) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây: 167 (i) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp; (ii) Không đợc tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty; (iii) Tuân thủ Điều lệ, nội quy công ty và quyết định của Hội đồng thành viên; (iv) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Phân tích và so sánh các quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp danh với thành viên góp vốn, có thể kết luận rằng: Thứ nhất, vai trò quản trị công ty của thành viên góp vốn mờ nhạt. Ngoài việc được tham gia biểu quyết một cách hạn chế, thành viên góp vốn không có cơ hội thảo luận, bàn bạc và can thiệp vào những hoạt động kinh doanh khác. Trong khi đó, thành viên hợp danh dường như có khả năng tham gia quyết định mọi vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh của công ty; Thứ hai, trong việc định đoạt phần vốn góp, thành viên góp vốn có quyền năng rộng hơn so với thành viên hợp danh. Loại thành viên này có thể chủ động định đoạt phần vốn bằng cách tặng cho, thế chấp, cầm cố, chuyển nhượng, để lại thừa kế. Việc chuyển nhượng không bị ràng buộc như thành viên hợp danh; người nhận chuyển nhượng, người thừa kế được trở thành thành viên của công ty mà không chịu bất cứ cản trở nào. 2.3. Tài chính trong công ty hợp danh. Tài sản trong công ty hợp danh bao gồm : 168 (i) tài sản góp vốn của các thành viên đã đợc chuyển quyền sở hữu cho công ty; (ii) tài sản tạo lập được mang tên công ty; (iii) tài sản thu đợc từ hoạt động kinh doanh của các thành viên hợp danh khi nhân danh công ty hoặc khi nhân danh cá nhân hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty; (iv) các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Tài sản góp vốn được hình thành từ việc các thành viên (bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn) góp khi thành lập công ty hoặc khi được công ty tiếp nhận. Theo đó, thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Các quy định về góp vốn và quản lý tài sản trong công ty hợp danh đảm bảo sự tách bạch về tài sản giữa tài sản của công ty và phần tài sản thuộc sở hữu riêng của các thành viên, bao gồm các nội dung sau: (i) Các thành viên phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo đúng cam kết; (ii) Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty. (iii) Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn cha góp đủ đợc coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trờng hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên; (iv) Thành viên hợp danh không đợc sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Trách 169 nhiệm góp vốn và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn cho thấy Luật doanh nghiệp đã thiết lập cơ chế tách bạch về tài sản giữa tài sản của công ty và tài sản không đưa vào công ty của các thành viên. Thành viên hợp danh có thể chuyển nhượng vốn của mình cho người khác nếu được tất cả các thành viên hợp danh còn lại đồng ý. Thành viên góp vốn được quyền tự do hơn trong việc định đoạt phần vốn góp của mình như được chuyển nhượng, đợc để lại thừa kế, tặng cho. Công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; kêu gọi các thành viên góp thêm. 2.4. Tổ chức quản lý trong công ty hợp danh 2.4.1. Hội đồng thành viên Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty bao gồm tất cả các thành viên. Đứng đầu hội đồng thành viên là chủ tịch hội đồng thành viên. Về việc triệu tập và chủ trì cuộc họp của hội đồng thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chơng trình và tài liệu họp. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên. Chủ tịch 170 Hội đồng thành viên hoặc thành viên yêu cầu triệu tập họp chủ toạ cuộc họp. Về thẩm quyền và việc biểu quyết của Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Khi tham gia biểu quyết tại hội đồng thành viên, các thành viên hợp danh đều có một phiếu biểu quyết với giá trị biểu quyết ngang nhau không bị chi phối bởi giá trị vốn góp.Các quyết định của hội đồng thành viên đợc thông qua khi có ít nhất 2/3 số thành viên hợp danh chấp thuận trừ những vấn đề sau đây thì cần có ít nhất 3/4 số thành viên hợp danh chấp thuận: (i) Phương hướng phát triển công ty; (ii) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; (iii) Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới; (iv) Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên; (v) Quyết định dự án đầu t; (vi) Quyết định việc vay và huy động vốn dới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trờng hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; (vii) Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trờng hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; (viii) Quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận đợc chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên; 171 (ix) Quyết định giải thể công ty. Điều lệ có thể quy định một tỷ lệ khác cao hơn tỷ lệ nói trên. Các thành góp vốn được quyền tham gia thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ nh: sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, sửa đổi bổ sug quyền và nghỉa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại công ty Quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn đợc thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. 2.4.2. Giám đốc (tổng giám đốc) công ty và việc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh. Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty và phải là thành viên hợp danh. Giám đốc công ty có quyền quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty với t cách là thành viên hợp danh; quyền tổ chức và điều hành các cuộc họp của hội đồng thành viên Giám đốc có quyền đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nớc, đại diện cho công ty với tư cách là nguyên đơn, bị đơn trong các vụ kiện, tranh chấp trớc toà án, trọng tài. 2.4.3. Quản lý công ty hợp dannh. Với chế độ tự quản, trong công ty hợp danh, các thành viên hợp danh có quyền đạii diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động của công ty. Các thành viên hợp danh có thể phân công nhau trong công việc kinh doanh, song mọi hạn chế của từng thành viên theo sự phân công nói trên chỉ có hiệu lực với ngời thứ ba khi ngừời này biết về hạn chế đó. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm 172 soát công ty. Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định đợc thông qua theo nguyên tắc đa số. Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trờng hợp hoạt động đó đã đợc các thành viên còn lại chấp thuận.
File đính kèm:
- bai_giang_chu_the_kinh_doanh_chuong_v_cong_ty_hop_danh.pdf