Bài giảng Chủ thể kinh doanh - Chương I: Những vấn đề chung về kinh doanh và chủ thể kinh doanh

Chương này sẽ trình bày những vấn đề chung về kinh doanh và

các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện

nay. Các vấn đề về thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanh

nghiệp, quyền và nghĩa vụ chủ yếu của doanh nghiệp cũng sẽ được

trình bày trong chương này

pdf 36 trang phuongnguyen 7120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chủ thể kinh doanh - Chương I: Những vấn đề chung về kinh doanh và chủ thể kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Chủ thể kinh doanh - Chương I: Những vấn đề chung về kinh doanh và chủ thể kinh doanh

Bài giảng Chủ thể kinh doanh - Chương I: Những vấn đề chung về kinh doanh và chủ thể kinh doanh
 1 
CHƯƠNG I 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH 
VÀ CHỦ THỂ KINH DOANH 
 Tiến sĩ Bùi Xuân Hải 
 Thạc sĩ Hà Thị Thanh Bình 
 Chương này sẽ trình bày những vấn đề chung về kinh doanh và 
các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện 
nay. Các vấn đề về thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanh 
nghiệp, quyền và nghĩa vụ chủ yếu của doanh nghiệp cũng sẽ được 
trình bày trong chương này. 
I. KINH DOANH VÀ CÁC LOẠI HÌNH CHỦ THỂ KINH 
DOANH 
1. Khái niệm kinh doanh 
 Một trong những khái niệm nền tảng của môn học chủ thể kinh 
doanh là kinh doanh. Trước đây, kinh doanh và tự do kinh doanh 
đã không được thừa nhận trong đường lối, chính sách và thực tiễn 
pháp luật của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Từ khi thực hiện 
công cuộc đổi mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 
1986, khái niệm kinh doanh đã được ghi nhận trong Luật Công ty 
1990, và tiếp tục được khẳng định lại trong Luật Doanh nghiệp 
1999 và 2005.1 Quyền tự do kinh doanh của công dân cũng đã 
được ghi nhận trong Hiến pháp 1992. 
 Ở góc độ đời thường, hành vi kinh doanh thường được hiểu là 
hành vi mà chủ thể thực hiện nhằm mục đích sinh lợi. Trong luật 
thực định của Việt Nam, kinh doanh được định nghĩa trong các 
đạo luật về công ty năm 1990, 1999 và hiện nay là trong Luật 
Doanh nghiệp 2005. Khoản 2, Điều 4 của Luật Doanh nghiệp qui 
định: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất 
 2 
cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ 
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích 
sinh lợi.” 
 Khái niệm kinh doanh này đề cập đến mục đích của hành vi và 
nơi mà hành vi của chủ thể có thể thực hiện, nó bao trùm tất cả các 
giai đoạn của hoạt động đầu tư kinh doanh, từ việc bỏ vốn vào đầu 
tư, đến sản xuất, gia công, chế biến hàng hóa, cung ứng các loại 
dịch vụ trên thị trường như đại lý, môi giới, ủy thác, dịch vụ giao 
nhận vv, nhằm tìm kiếm lợi nhuận.2 Nói một cách khác, khái 
niêm này tập trung vào bản chất của hành vi, mục đích của hành vi 
chứ không phải kết quả cụ thể mà các bên đạt được trong thực tiễn. 
Khái niệm về kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp hàm ý ba đặc 
tính cơ bản: 
 - Hoạt động kinh doanh là hoạt động mang tính nghề nghiệp; 
 - Hoạt động kinh doanh diễn ra trên thị trường; 
 - Hoạt động kinh doanh có mục đích là lợi nhuận; 
 Một khái niệm rất gần với kinh doanh là thương mại. Cụ thể, 
nếu xem xét trong luật thực định của Việt Nam, có thể so sánh 
định nghĩa về kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp và định nghĩa 
về họat động thương mại theo Luật Thương mại 2005 khi mà đạo 
luật này đã có sự mở rộng khái niệm họat động thương mại rất 
nhiều so với Luật Thương mại 1997. Theo Khoản 1 Điều 3 của 
Luật Thương mại 2005, “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm 
mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, 
đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh 
lợi khác.” 
 Khái niệm kinh doanh cũng gắn liền với quyền tự do kinh 
doanh với tính cách là một bộ phận cấu thành của phạm trù quyền 
 3 
tự do của công dân. Trong khoa học pháp lý, quyền tự do kinh 
doanh có thể được hiểu theo nghĩa chủ quan (góc độ quyền chủ 
thể) và nghĩa khách quan.3 Quyền tự do kinh doanh của công dân 
tồn tại như một nhu cầu tất yếu của nền kinh tế theo cơ chế thị 
trường. 
2. Chủ thể kinh doanh 
 Từ khái niệm về kinh doanh, vấn đề tiếp theo cần xem xét là 
chủ thể thực hiện hành vi kinh doanh hay hoạt động kinh 
doanh. Về nguyên tắc, khi muốn thực hiện hoạt động kinh doanh, 
các chủ thể cần phải chọn lấy một mô hình trong số các mô hình 
kinh doanh mà pháp luật của quốc gia đó công nhận. Vì thế, có sự 
tồn tại rất đa dạng các loại hình doanh nghiệp, hay cụ thể hơn, các 
loại hình công ty trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới. 
 Ở Việt Nam, chủ thể kinh doanh có thể được hiểu là tất cả các 
tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi kinh doanh theo qui định của 
pháp luật. Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp hơn của luật thực định thì chủ 
thể kinh doanh có thể được hiểu gồm các tổ chức, cá nhân kinh 
doanh đã làm thủ tục theo qui định và được cấp giấy chứng nhận 
đăng ký kinh doanh hay giấy chứng nhận đầu tư.4 Cụ thể bao gồm: 
 1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành 
lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm Luật 
Doanh nghiệp 2005 và các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh 
một số lĩnh vực đặc thù như Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh 
bảo hiểm, Luật Luật sư, . 
 2. Hộ kinh doanh (hay trong thực tế còn được gọi là hộ kinh 
doanh cá thể, tiểu thương) mà hiện nay được điều chỉnh bởi Nghị 
định 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ. 
3. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp 
 4 
3.1. Khái niệm 
 Doanh nghiệp thực ra là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực 
kinh tế học.5 Nó có thể được định nghĩa dưới những góc độ khác 
nhau thể hiện những cách nhìn đa dạng về doanh nghiệp. Có tác 
giả cho rằng doanh nghiệp như một cái áo khoác để thực hiện ý 
tưởng kinh doanh.6 Tuy nhiên, doanh nghiệp và công ty (company 
hay corporation) là hai khái niệm khác nhau trong khoa học pháp 
lý cũng như luật thực định của Việt Nam. Trong luật thực định của 
Việt Nam, khái niệm về doanh nghiệp và các loại hình doanh 
nghiệp cụ thể (trong đó có các loại công ty) được quy định trong 
Luật Doanh nghiệp 2005. Theo Điều 4 của Luật Doanh nghiệp 
2005 thì “doanh nghiệp” được hiểu là “tổ chức kinh tế có tên 
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh 
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn 
định các hoạt động kinh doanh.”7 Định nghĩa này đã bao hàm gần 
như đầy đủ các đặc tính của doanh nghiệp với tư cách là một chủ 
thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. 
3.2. Đặc điểm của doanh nghiệp 
 Từ khái niệm đã nêu trong Luật Doanh nghiệp 2005, doanh 
nghiệp nói chung có những đặc điểm sau:. 
 a. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập theo quy 
định của pháp luật và tồn tại dưới một hình thức pháp lý nhất 
định. 
 Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, tất cả các loại doanh 
nghiệp không phân biệt hình thức pháp lý hay hình thức sở hữu 
đều được thành lập thông qua thủ tục đăng ký kinh doanh. Sau khi 
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được 
coi là được hình thành và có năng lực chủ thể để tự mình tiến hành 
các hoạt động kinh doanh. Khi đăng ký kinh doanh, (các) nhà đầu 
 5 
tư phải lựa chọn những hình thức doanh nghiệp được quy định 
trong pháp luật hiện hành. Phần phân loại doanh nghiệp theo hình 
thức pháp lý của chương này sẽ trình bày khái quát về các loại 
hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo luật pháp hiện hành. 
 b. Doanh nghiệp có tên riêng, có trụ sở giao dịch, có tài sản và 
có sử dụng lao động làm thuê. 
 Tất cả các doanh nghiệp khi thành lập đều phải có tên riêng. 
Tên của doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm 
theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và phải có ít nhất hai 
thành tố (i) loại hình doanh nghiệp và (ii) tên riêng. Tên doanh 
nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn 
phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên của doanh nghiệp không thể 
trùng hay gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký; 
không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn 
hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục.8 
 Doanh nghiệp phải có trụ sở chính. Trụ sở chính của doanh 
nghiệp đặt ở địa phương nào sẽ quyết định nơi mà doanh nghiệp sẽ 
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và vấn đề quản lý 
nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trụ sở 
của doanh nghiệp đặt ở tỉnh A thì không có nghĩa là doanh nghiệp 
này không được đến các tỉnh khác để kinh doanh mà quyền kinh 
doanh của doanh nghiệp được thừa nhận ở trên toàn bộ lãnh thổ 
Việt Nam, không phân biệt nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. 
 Doanh nghiệp phải có tài sản và được quyền sử dụng tài sản 
đó vào hoạt động kinh doanh của mình. Tài sản của doanh nghiệp 
được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư, vốn do doanh 
nghiệp huy động và vốn do doanh nghiệp tạo lập thêm trong quá 
trình hoạt động kinh doanh. Tài sản của doanh nghiệp là cơ sở, là 
nguồn vật chất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính 
vì vây, thành lập doanh nghiệp phải có vốn, vốn do các nhà đầu tư 
 6 
góp vào công ty được gọi là vốn điều lệ và số vốn này có thể thay 
đổi phù hợp với qui định của pháp luật hiện hành. 
 Doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động làm thuê. Về mặt 
pháp lý, doanh nghiệp là một thực thể nhân tạo (artificial entity), 
được thành lập theo quy định của pháp luật và chỉ có thể thực hiện 
được hoạt động của mình thông qua những con người cụ thể, chính 
vì vậy mà việc sử dụng lao động làm thuê trong hoạt động kinh 
doanh của doanh nghiệp là lẽ tất nhiên. Ngay cả những người bỏ 
vốn ra đầu tư thành lập công ty nếu làm việc cho doanh nghiệp 
cũng được coi là người lao động trong doanh nghịêp. Chẳng hạn 
ông A góp 35% vốn thành lập công ty TNHH Hoa Mai và ông 
được bổ nhiệm chức Giám đốc công ty thì ông A cũng được xem 
là người lao động trong công ty. 
 c. Mục đích hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là nhằm mục 
đích kinh doanh- vì mục tiêu lợi nhuận. 
 Đây là một dấu hiệu rất quan trong để phân biệt doanh nghiệp 
với các tổ chức phi lợi nhuân khác. Mục đích sinh lợi có thể được 
hiểu theo nghĩa rộng bao gồm hoạt động nhằm thu lợi nhuận với ý 
nghĩa kinh tế đơn thuần và cả những hoạt động sinh lợi khác có thể 
không chỉ là vì lợi ích kinh tế một cách trực tiếp. Song, mục tiêu 
chủ yếu của tất cả các nhà đầu tư khi thành lập doanh nghiệp là tìm 
kiếm lợi nhuận. Đây là một thuộc tính không thể tách rời của 
doanh nghiệp. 
 Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bên cạnh những doanh nghiệp được 
thành lập với mục đích thuần túy là kinh doanh thu lợi nhuận, cũng 
có doanh nghiệp được thành lập và hoạt động nhằm mục đích thực 
hiện các nhiệm vụ công ích, phục vụ lợi ích công cộng chứ không 
phải chỉ tìm kiếm lợi nhuận. Những doanh nghiệp như thế có thể 
thấy trong số các công ty nhà nước hoạt động theo Luật Doanh 
nghiệp nhà nước 2003. 
 7 
3. 3. Phân loại doanh nghiệp 
 Để hiểu rõ hơn về các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế 
thị trường hiện nay, cần thiết phải xem xét về các loại hình doanh 
nghiệp theo các căn cứ phân loại khác nhau. Việc phân loại doanh 
nghiệp có thể căn cứ vào các tiêu chí sau đây: 
a. Căn cứ vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp 
 Căn cứ pháp luật hiện hành thì hình thức pháp lý của các loại 
hình doanh nghiệp ở Việt Nam gồm: 
 + Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm các công ty TNHH 
một thành viên và công ty TNHH có hai thành viên trở lên) hoạt 
động theo Luật Doanh nghiệp 2005; 
 + Công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005; 
 + Công ty hợp danh hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005; 
 + Doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 
2005; 
 + Công ty nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà 
nước 2003. Tuy nhiên, theo qui định của Luật Doanh nghiệp 2005, 
các công ty nhà nước đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà 
nước 2003 sẽ phải chuyển đổi thành các mô hình công ty TNHH 
hay công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005 trước 
01/07/2010.9 
 + Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác 
xã 2005. Mặc dù có quan điểm cho rằng, hợp tác xã không phải là 
một loại hình doanh nghiệp, nhưng để phục vụ cho mục đích của 
 8 
môn học này, chúng tôi vẫn nhìn nhận hợp tác xã như một loại 
hình doanh nghiệp. 
 + Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập 
theo Luật Đầu tư nước ngoài trước đây chưa đăng ký lại hay 
chuyển đổi theo qui định.10 Cũng cần phân biệt các doanh nghiệp 
này với khái niêm “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” theo 
Luật Đầu tư 2005.11 Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% 
vốn nước ngoài không đăng ký hoặc chưa đăng ký lại theo Nghị 
định số 101/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì chỉ được quyền hoạt 
động kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề và thời hạn được ghi 
trong giấy phép đầu tư; không được mở rộng phạm vi kinh doanh 
sang ngành, nghề khác. Song, việc tổ chức quản lý nội bộ và hoạt 
động của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ doanh 
nghiệp; trường hợp Điều lệ không quy định thì áp dụng theo các 
quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản 
hướng dẫn thi hành. 
 Cuộc cải cách pháp luật doanh nghiệp và đầu tư năm 2005, với 
sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005 – đạo luật cơ bản nhất điều 
chỉnh các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, đã thực hiện việc 
phân loại các doanh nghiệp theo hình thức pháp lý mà không dựa 
vào hình thức sở hữu như trước đây. Bên cạnh đó, các doanh 
nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù thì còn chịu sự điều 
chỉnh bởi các đạo luật chuyên ngành khác chẳng hạn như Luật Các 
tổ chức tín dụng; Luật Chứng khoán; Luật Kinh doanh bảo hiểm; 
Luật Luật sư vv. 
b. Căn cứ vào chế độ trách nhiệm 
 Căn cứ vào chế độ trách nhiệm thì có thể phân loại các doanh 
nghiệp thành các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn và 
các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn. 
 9 
+ Doanh nghiêp có chế độ trách nhiệm vô hạn 
 Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn gồm doanh nghiệp 
tư nhân và công ty hợp danh. Thực chất chế độ trách nhiệm vô hạn 
của hai loại doanh nghiệp này chính là chế độ trách nhiệm vô hạn 
của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và của thành viên hợp danh 
công ty hợp danh. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên 
hợp danh sẽ chịu trách nhiệm tới cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của 
doanh nghiệp mà không giới hạn ở phần tài sản mà chủ doanh 
nghiệp, các thành viên hợp danh (gọi chung là nhà đầu tư) đã bỏ 
vào đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp 
danh. Điều này có nghĩa là nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân 
và công ty hợp danh không đủ để thực hiện các nghĩa vụ tài chính 
của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục 
thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp và các 
thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư 
vào doanh nghiệp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh 
nghiệp. 
+ Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn 
 Các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn cụ thể gồm: 
công ty trách nhiện hữu hạn, công ty cổ phần, công ty nhà nước, 
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp liên doanh và doanh 
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không tiến hành đăng ký lại 
theo Nghi định 101/2006/NĐ-CP. 
 Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các loại doanh nghiêp trên 
thực chất là chế độ trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư - thành 
viên/chủ sở hữu công ty. Ví dụ, chủ sở hữu công ty trách nhiệm 
hữu hạn một thành viên, các thành viên công ty trách nhiệm hữu 
hạn hai thành viên trở lên chỉ phải chịu trách nhiệm về các nghĩa 
 10 
vụ của công ty trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty. 
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần sẽ phải chịu trách 
nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng tài sản của công ty và cho 
đến hết tài sản của công ty. 
c. Căn cứ vào tư cách pháp nhân của doanh ngh ... ụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị 
lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức 
chính trị xã hội hoặc các tổ chức khác thì phải được sự đồng ý của 
các cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. Doanh nghiệp không được sử 
dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo 
đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên cho doanh 
nghiệp. Nghị định 88/2006/NĐ-CP về Đăng ký kinh doanh dành 4 
điều từ điều 10 đến điều 13 để giải thích cụ thể những quy định về 
tên doanh nghiệp và các vấn đề có liên quan đến tên doanh nghiệp 
như các điều cấm trong việc đặt tên doanh nghiệp, giải thích cụ thể 
các trường hợp tên trùng và tên gây nhầm lẫn cũng như các vấn đề 
khác về việc đặt tên doanh nghiệp; 
 27 
 3. Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật 
DN. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch 
của doanh nghiệp, phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được 
xác định. Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở 
chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể 
từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 
 4. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp 
luật; 
 5. Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp 
luật. Mức lệ phí đang ký kinh doanh cụ thể do Chính phủ quy định. 
 Theo quy định tại Nghị định 88/2006/NĐ-CP về Đăng ký kinh 
doanh, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 
được ghi theo Hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân. Đối với 
những ngành, nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành 
kinh tế quốc dân nhưng được quy định tại các văn bản pháp luật 
khác thì ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh 
doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản pháp 
luật đó. 
 Theo Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BTC-BCA ngày 27 
tháng 2 năm 2007 hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan 
giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép 
khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật 
doanh nghiệp , doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh, đăng ký 
mã số thuế và xin giấy phép cấp dấu tại một đầu mối là Sở Kế 
hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong 
trường hợp đăng ký thành lập mới, trong thời gian tối đa 15 ngày 
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch Đầu tư trả 
kết quả giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Nếu 
có yêu cầu, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể 
 28 
được nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi nhận kết 
quả giải quyết các thủ tục đăng ký thuế, giấy phép cấp dấu. 
4.4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giá trị pháp lý của 
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được coi như là giấy 
khai sinh của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 
là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động 
kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được tiến hành các hoạt động kinh 
doanh như được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh 
doanh. Cũng cần lưu ý thêm rằng, như đã phân tích ở trên trong 
phần các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đối với một số 
ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài Giấy chứng nhận đăng 
ký kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề đó phải 
đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên 
ngành. Các điều kiện khác đó có thể phải thỏa mãn trước khi được 
cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay sau khi đã được cấp 
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng để được kinh doanh 
và trong quá trình kinh doanh ngành, nghề đó, doanh nghiệp phải 
thỏa mãn các điều kiện theo quy định riêng biệt của các văn bản 
pháp luật đặc thù. 
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có các nội dung quy 
định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2005, được ghi trên cơ sở các 
thông tin trong hồ sơ đăng ký kinh doanh do người thành lập 
doanh nghiệp tự khai và tự chịu trách nhiệm. Mẫu giấy chứng nhận 
đăng ký kinh doanh được áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn 
quốc. 
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng Đăng ký kinh 
doanh cấp tỉnh cấp có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc. Doanh 
nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy 
chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với những ngành nghề kinh 
 29 
doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành 
nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp 
giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy 
định. 
Cung cấp thông tin và công bố nội dung đăng ký kinh doanh 
 Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng 
ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo nội 
dung giấy chứng nhận đó cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ 
quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật cùng cấp, UBND huyện, quận, 
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 
 Doanh nghiệp có trách nhiệm công bố nội dung đăng ký kinh 
doanh bằng việc đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ 
quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc 
báo điện tử trong 3 số liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau trong 
thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký 
kinh doanh:20 
 - Tên doanh nghiệp 
 - Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng 
đại diện (nếu có). 
 - Ngành nghề kinh doanh; 
 - Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp 
danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được 
quyền phát hành đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối 
với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp 
kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định; 
 30 
 - Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, hộ 
chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành 
lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu, của thành viên 
hoặc cổ đông sáng lập; 
 - Tên và địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của Doanh 
nghiệp; 
 - Nơi đăng ký kinh doanh. 
4.5. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh 
 Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại 
diện (nếu có), mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ 
hoặc số cổ phần được quyền chào bán, vốn đầu tư của chủ doanh 
nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân), thay đổi người đại diện 
theo pháp luật của doanh nghiệp, thay đổi thành viên hợp danh đối 
với công ty hợp danh, thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ 
phần, thay đổi thành viên đối với công ty TNHH từ hai thành viên 
trở lên và các vấn đề khác trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh 
doanh, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh 
chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi. 
Trường hợp có thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh 
doanh, doanh nghiệp được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh 
doanh, trường hợp có sự thay đổi khác, doanh nghiệp được cấp 
giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh. Khi thay đổi nội 
dung đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông 
báo nội dung những thay đổi đó cho các cơ quan có liên quan 
tương tự như khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nghĩa vụ công bố những nội dung 
thay đổi đăng ký kinh doanh trong thời hạn và theo phương thức 
quy định như đối với việc đăng ký kinh doanh lần đầu. 
 31 
 Các doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp 
nhất, sáp nhập và chuyển đổi cũng sẽ phải lập hồ sơ để đăng ký 
kinh doanh. Hồ sơ đăng ký kinh doanh được quy định tại điều 17 
Nghị định 88/2006/NĐ-CP. 
III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP 
 Tất cả các doanh nghiệp khi đã đăng ký kinh doanh hoặc khi 
đã được phép hoạt động có những quyền và nghĩa vụ chung mặc 
dù các loại hình doanh nghiệp khác nhau có một số quyền và nghĩa 
vụ riêng phụ thuộc vào tính chất của mỗi loại hình doanh nghiệp 
và các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau có 
những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Ví dụ như: chỉ có công ty cổ 
phần mới được quyền phát hành cổ phần hoặc chỉ công ty có đăng 
ký kinh doanh cung cấp dịch vụ du lịch lữ hành mới được cung 
cấp dịch vụ này. Các quyền và nghĩa vụ riêng của các loại hình 
doanh nghiệp khác nhau sẽ được trình bày ở phần sau: phần các 
loại hình doanh nghiệp cụ thể. Các quyền và nghĩa vụ riêng của 
các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề lĩnh vực khác nhau 
sẽ được quy định cụ thể trong các văn bản quản lý chuyên ngành 
áp dụng cho những ngành, những lĩnh vực cụ thể đó. 
 Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực, 
địa bàn ưu đãi đầu tư còn được hưởng những ưu đãi nhất định 
được quy định trong Luật Đầu tư 2005 và các văn bản hướng dẫn. 
 Trong phần này, chỉ trình bày những quyền và nghĩa vụ chung 
mà pháp luật quy định cho tất cả các lọai hình doanh nghiệp được 
quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005. 
1. Quyền của doanh nghiệp 
 Các quyền chung của các doanh nghiệp được quy định chủ yếu 
tại điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005. 
 32 
 - Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, 
hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, 
nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều 
kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công 
ích. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện, 
chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính. 
 - Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử 
dụng vốn. 
 - Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp 
đồng. 
 - Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. 
 - Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh 
doanh. 
 - Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao 
hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. 
 - Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội 
bộ. 
 - Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. 
 - Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được 
pháp luật quy định. 
 - Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố 
cáo. 
 - Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện tham gia tố tụng theo 
quy định của pháp luật. 
 33 
 - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Ví dụ quyền 
tạm ngừng kinh doanh quy định tại điều 156 Luật Doanh nghiệp 
2005. Khi tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho 
cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất 15 ngày 
trước ngày tạm ngừng và trước ngày tiếp tục kinh doanh. 
2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp 
 Các nghĩa vụ chung của các doanh nghiệp được quy định chủ 
yếu tại điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005, cụ thể như sau: 
 - Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong 
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh 
doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề 
kinh doanh có điều kiện. 
 - Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung 
thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế 
toán. 
 - Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các 
nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 
 - Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của 
pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm 
y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp 
luật về bảo hiểm. 
 - Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ 
theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố. 
 - Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về 
thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, 
tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có 
 34 
thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê 
khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời 
sửa đổi, bổ sung các thông tin đó. 
 - Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật 
tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích 
lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; 
 - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 
 Ngoài ra, điều 10 Luật Doanh nghiệp 2005 còn đưa ra những 
quy định thêm về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có sản xuất, 
cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích ngoài những quyền và nghĩa 
vụ chung quy định tại điều 8 và 9 Luật Doanh nghiệp 2005 như 
sau: 
 - Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá thực hiện thầu 
hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước 
có thẩm quyền; 
 - Được bảo đảm thời hạn sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ 
thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý; 
 - Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất 
lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà 
nước có thẩm quyền quy định; 
 - Đảm bảo các điều kiện công bằng và thuận lợi như nhau cho 
mọi đối tượng khách hàng; 
 - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, 
chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung 
ứng. 
 35 
 Việc quy định thêm những quyền và nghĩa vụ như trên khi các 
doanh nghiệp tham gia sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ 
công ích là phù hợp với các nguyên tắc mới về xây dựng các quy 
phạm điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp. Các doanh 
nghiệp về nguyên tắc chung sẽ bình đẳng trước pháp luật. Việc ưu 
tiên, ưu đãi đối với các doanh nghiệp sẽ không căn cứ vào hình 
thức sở hữu mà sẽ căn cứ vào lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh 
nghiệp phù hợp với chiến lược và mục tiêu phát triển kinh tế của 
đất nước trong từng giai đoạn. 
__________________________ 
1 Xem Điều 3 Luật Công ty 1990, Điều 3 Luật Doanh nghiệp 1999. 
2 Xem them Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vần đề về quyền tự do kinh doanh 
trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, NXB CTQG , tr. 11-14. 
3 Xem thêm Bùi Ngọc Cường (2004), sách đã dẫn, tr 19-21. 
4 Theo Luật Đầu tư 2005 thì giấy chứng nhân đầu tư sẽ có giá trị như giấy chứng 
nhận đăng ký kinh doanh. 
5 Xem Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, NXB ĐHQG Hà 
Nội, tr. 249. 
6 Phạm Duy Nghĩa (2004), sách đã dẫn, tr. 250. 
7 Khoản 1, Điều 4, Luật DN 2005. 
8 Xem Điều 10 đến 13 của Nghị định 88/2006. 
9 Điều 166 Luật DN 2005. 
10 Theo Luật Đầu tư nước ngoài 1996 (và các sửa đổi, bổ sung), các doanh 
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm: doanh nghiệp liên 
doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Về việc chuyển đổi, đăng 
ký lại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xem Nghị định số 
 36 
101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định về việc 
đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh 
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật 
Đầu tư 2005; điều 170 Luật DN 2005. 
11 Xem khái niệm “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” tại Khoản 6, điều 3, 
Luật Đầu tư 2005. 
12 Khoản 2, Điều 9. 
13 Khoản 2, Điều 9 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007. 
14 Điều 10 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007. 
15 Điều 25, Luật Đầu tư 2005. 
16 Điều 4 Luật DN 2005. 
17 Xem thêm Điều 5, Nghị định 139/2007. 
18 Xem thêm Điều 6, Nghị định 139/2007. 
19 Khoản 4, Điều 29 Luật Đầu tư 2005. 
20 Điều 28, Luật DN 2005. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_chu_the_kinh_doanh_chuong_1_nhung_van_de_chung_ve.pdf