Bài giảng Cách chọn và chăn nuôi lợn nái - Phạm Nguyễn Ngọc

Chọn và chăn nuôi Lợn nái

1. Chọn Lợn cái

• Thân thon dài, mông vai nở, Lợn có bộ khung-chân

to chắc chắn, ngón chân ngắn bước đi vững chãi.

• Mặt thanh, mắt linh hoạt, da mỏng mịn, lông thưa

mượt.

• Âm hộ cân đối, không vẹo lệch, không chọn những

con hoa nhỏ, tai quắt.

• Hai hàng vú thẳng, khoảng cách các vú đều nhau

núm vú không quá to không quá nhỏ, trung bình 14

vú.

pdf 17 trang phuongnguyen 7840
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Cách chọn và chăn nuôi lợn nái - Phạm Nguyễn Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Cách chọn và chăn nuôi lợn nái - Phạm Nguyễn Ngọc

Bài giảng Cách chọn và chăn nuôi lợn nái - Phạm Nguyễn Ngọc
He/2011 SPERI-FFS 1
Cách chọn và chăn nuôi lợn nái
Người tổng hợp: Phạm Nguyễn Ngọc
Học viện: K7A; FFS-Simacai
He/2011 2SPERI-FFS
Chọn và chăn nuôi Lợn nái
1. Chọn Lợn cái
• Thân thon dài, mông vai nở, Lợn có bộ khung-chân
to chắc chắn, ngón chân ngắn bước đi vững chãi.
• Mặt thanh, mắt linh hoạt, da mỏng mịn, lông thưa
mượt.
• Âm hộ cân đối, không vẹo lệch, không chọn những
con hoa nhỏ, tai quắt.
• Hai hàng vú thẳng, khoảng cách các vú đều nhau
núm vú không quá to không quá nhỏ, trung bình 14
vú.
He/2011 3SPERI-FFS
Chọn và chăn nuôi Lợn nái
Nuôi dưỡng và chăm sóc
• Từ sau cai sữa đến 5 tháng tuổi cho ăn tự do để
Lợn phát triển hết mức.
• Từ 6 tháng tuổi cho ăn theo khẩu phần ăn.
• Tuỳ theo kinh nghiệm của từng hộ chăn nuôi mà
khẩu phần ăn cũng khác nhau.
• Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng cũng rất khác
nhau.
He/2011 4SPERI-FFS
Chọn và chăn nuôi Lợn nái
Khối lượng 
Lợn (kg)
Mức ăn/con/ngày Khối lượng 
Lợn (kg)
Mức ăn/con/ngày
15-20 0,8 42-45 1,8
25 1,1 46-49 1,9
28 1,2 53 2,0
31 1,3 58 2,1
34-38 1,4-1,5 62 2,2
39-41 1,6-1,7 63-70 2,2
75-100 2,2
Bảng 1.1 Định mức thức ăn cho Lợn
He/2011 5SPERI-FFS
Chọn và chăn nuôi Lợn nái
Nguyên liệu
Đơn vị 
Công thức 
1 2 3
Ngô % 30
Cám gạo % 30
Đỗ tương % 0,5
Bột sương + vỏ sò,vỏ hến % 0,25
Sắn % 10
Vitamin tổng hợp
% 0,25
Rau sanh + Củ, quả
% 15
Các loại thức ăn phụ khác
% 14
He/2011 6SPERI-FFS
Chọn và chăn nuôi Lợn nái
Tiêm phòng
• 45 ngày tiêm phòng dịch tả.
• 2 tháng tuổi tiêm tụ huyết trùng.
• 3 tháng tuổi tiêm Leptospirosis 2ml/con.
• 4 tháng tuổi trở lên 3ml/con để phòng
Leptospirosis và tiêm 1 số loại vacxin khác
He/2011 7SPERI-FFS
Chọn và chăn nuôi Lợn nái
Phối giống
• Lợn cái đã phát triển thành thục về tính và thể vóc
• Khi Lợn động dục lần hai ta bắt đầu phối giống cho
Lợn (không nên phối giống ngay lần động dục đầu
tiên vì lúc này Lợn vẫn chưa phát triển hoàn thiện và
chưa thực sự sẵn sàng để giao phối).
• Ghi chép lại ngày phối giống (số lần phối, lần phối
cuối cùng )
• Sau khi phối giống và đã xác định được Lợn đã có
thai ta chăm sóc và nuôi dưỡng theo khẩu phần ăn
của Lợn nái có thai.
He/2011 8SPERI-FFS
Chọn và chăn nuôi Lợn nái
Chăm sóc lợn nái chửa
• Lợn thường chửa 113-116 ngày trung bình 114
ngày
• Trong thực tế chia làm 2 giai đoạn
1. Chửa kỳ І từ thụ thai đến 84 ngày
2. Chửa kỳ П trước đẻ một tháng
He/2011 9SPERI-FFS
Chọn và chăn nuôi Lợn nái
Bảng 1.3 Định mức thức ăn cho Lợn nái mang thai
Nhu cầu Đơn vị Chửa kỳ І Chửa kỳ П 
Mức ăn Kg 1,3-1,4 1,6-1,7 
Lăng lượng chao 
đổi 
Kcal/kg 
He/2011 10SPERI-FFS
Chọn và chăn nuôi Lợn nái
Chế độ vận động
• Gia súc mang thai có chế độ vận động hợp lý không
đuổi chạy không vận động quá sức.
• Ở chửa kỳ І bào thai chưa có sự liên kết chặt chẽ với
cơ thể mẹ.
• Ở chửa kỳ П do bao thai phát triển chèn ép các cơ
quan nội tạng của cơ thể mẹ cũng không nên cho vận
động nhiều.
• Khi vận động phải nhẹ nhàng tránh vận động đột ngột
He/2011 11SPERI-FFS
SPERI-FFS
Chọn và chăn nuôi Lợn nái
Chuồng trại
• Đảm bảo các ngyuên tắc chung của thiết kế chuồng
trại, không ảnh hưởng đến cấu trúc của thiết kế
chuồng trại khác.
• Áp dụng triệt để việc tiết kiệm chi phí nhưng tuyệt
đối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
• Chuồng trại phải ấm áp về mùa đông, thoáng mát về
mùa hè, không khí trong lành, ít bụi, ít độc, hạn chế
những yếu tố gây hại cho lợn.
• Chuồng trại phải có sân chơi cho Lợn con, có ổ úm
về mùa đông và luôn luôn sạch sẽ.
He/2011 12
SPERI-FFS
Chọn và chăn nuôi Lợn nái
Chăm sóc Lợn nái đẻ
1. Phương pháp đỡ đẻ
• Khi Lợn có biểu hiện rặn đẻ: nên rửa sạch phần thân sau hậu
môn, mông, đuôi, sau đó sát trùng bằng Crezin 1% người đỡ
đẻ cũng phải sát trùng tay cẩn thận, đi găng tay và quần áo
bảo hộ.
• Chuẩn bị thuốc kích thích Lợn đẻ bằng Oxytocin, pitnitrium
tiêm dưới da 2-3ml làm cho tử cung co bóp mạnh đẩy thai ra
ngoài.
• Trong trường hợp đẻ khó thai quay ở cổ tử cung, thai chết,
thai khô hoá, Lợn mẹ rặn mà thai khó ra thì ta phải có biện
pháp can thiệp (dùng tay hỗ trợ Lợn mẹ tống thai ra ngoài).
He/2011 13
SPERI-FFS
Chọn và chăn nuôi Lợn nái
2. Công tác hộ lý sau khi đẻ
• Sau khi thai ra ngoài cần lau, móc hết nhớt trong
miệng, lỗ mũi, của con Lợn con tránh Lợn bị ngạt.
Đặc biệt mùa lạnh cần lau nhanh để Lợn không bị
cảm lạnh.
• Đối với Lợn mẹ dùng nước sinh lý 0,9%, thuốc tím
0,1% lau rửa mép âm môn, rửa bầu vú bằng nước
xà phòng ấm, bế Lợn con đến điểm cố định đầu vú
và cho bú sữa đầu.
• Khi lợn mẹ sổ nhau thai cần thu lại không cho ăn dễ
gây ảnh hưởng rối loạn tiêu hoá cho lợn mẹ.
He/2011 14
SPERI-FFS
Chọn và chăn nuôi Lợn nái
2. Công tác hộ lý sau khi đẻ (tiếp)
• Lợn mẹ sau khi đẻ khát nước cần phải cho uống
nước sạch pha với muối để tránh hiện tượng sốt
sữa.
• Xử lý dây rốn: Vuốt sạch máu về phía Lợn con, sát
trùng điểm cắt cách cuống rốn 3-4cm, cắt ở phía
ngoài cách nút buộc 1cm.
• Bấm nanh: dùng kìm bấm nanh để bấm nanh Lợn
con khi lợn vừa sinh ra khỏi lòng mẹ.
• Cắt đuôi Lợn con: Áp dụng cho nhưng trang trại lợn
chăn nuôi tập trung.
He/2011 15
SPERI-FFS
Chọn và chăn nuôi Lợn nái
Các biện pháp kích thích Lợn động dục
• Lợn nái sau khi cai sữa sẽ được chuyển xuống chuồng
chờ phối, để Lợn nái nhanh động dục chuồng chờ
phối phải được bố trí ở gần chuồng Lợn đực và cần
nhiều ánh sáng.
• Khẩu phần ăn có nồng độ năng lượng cao.
• Ngoài ra dùng huyết thanh ngựa chửa để tiêm cho
Lợn nái.
He/2011 16
He/2011 17SPERI-FFS

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_cach_chon_va_chan_nuoi_lon_nai_pham_nguyen_ngoc.pdf