Ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh tới mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu này tìm hiểu ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh tới mức độ

công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn

chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc đường dẫn, phân

tích qua phần mềm STATA 13, dữ liệu nghiên cứu của 294 doanh nghiệp niêm yết

trên sàn chứng khoán trong 3 năm 2015-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh

hưởng của hiệu quả kinh doanh theo ROA tới mức độ công bố thông tin phát

triển bền vững là thuận chiều. Ngoài ra còn có các biến như quy mô doanh

nghiệp, biến kiểm soát (Big4, số lượng thành viên hội đồng quản trị) cũng ảnh

hưởng thuận chiều tới mức độ công bố thông tin phát triển bền vững. Các biến có

ảnh hưởng ngược chiều là biến đòn bẩy tài chính và biến kiểm soát (ngành nghề

kinh doanh). Từ những kết quả của nghiên cứu gợi ý một số khuyến nghị nhằm

nâng cao mức độ công bố thông tin phát triển bền vững tại Việt Nam

pdf 7 trang phuongnguyen 7100
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh tới mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh tới mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh tới mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Số 52.2019 122
KINH TẾ
ẢNH HƯỞNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TỚI MỨC ĐỘ CÔNG BỐ 
THÔNG TIN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 
THE IMPACT OF BUSINESS EFFICIENCY ON THE LEVEL OF SUSTAINABLE DEVELOPMENT INFORMATION 
DISCLOSURE OF COMPANIES LISTED ON THE VIETNAMESE STOCK EXCHANGE 
Nguyễn Văn Linh*, Đặng Ngọc Hùng 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này tìm hiểu ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh tới mức độ
công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn 
chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc đường dẫn, phân 
tích qua phần mềm STATA 13, dữ liệu nghiên cứu của 294 doanh nghiệp niêm yết 
trên sàn chứng khoán trong 3 năm 2015-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh 
hưởng của hiệu quả kinh doanh theo ROA tới mức độ công bố thông tin phát 
triển bền vững là thuận chiều. Ngoài ra còn có các biến như quy mô doanh 
nghiệp, biến kiểm soát (Big4, số lượng thành viên hội đồng quản trị) cũng ảnh 
hưởng thuận chiều tới mức độ công bố thông tin phát triển bền vững. Các biến có 
ảnh hưởng ngược chiều là biến đòn bẩy tài chính và biến kiểm soát (ngành nghề
kinh doanh). Từ những kết quả của nghiên cứu gợi ý một số khuyến nghị nhằm 
nâng cao mức độ công bố thông tin phát triển bền vững tại Việt Nam. 
Từ khóa: Công bố thông tin, phát triển bền vững, hiệu quả kinh doanh. 
ABSTRACT 
This study reseaches the impact of business efficiency on the level of 
sustainable development information disclosure of companies listed on the 
Vietnamese stock exchange. The reseach uses path structure model and analysis 
it via STATA 13 software, research data is 294 enterprises listed on the 
Vietnamese stock market in 3 years 2015-2017. Research results illustrate that 
the affect of bussiness efficiency according to ROA to the level of disclore of 
information on sustainable development is positively. In addition, there are 
factors such as enterprise’s size, control variables (Big4, number of the board of 
management members) also positively affect the level of disclosure of 
information on sustainable development and opposite affect variables are 
financial leverage and control variable (business lines). From the studied results 
suggest some recommendations to improve the level disclosure of informatin on 
sustainable development in Vietnam. 
Keywords: The disclosure of information (information disclosure), sustainable 
development, business efficiency. 
Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 
*Email: nguyenvanlinh@haui.edu.vn 
Ngày nhận bài: 09/01/2019 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 15/4/2019 
Ngày chấp nhận đăng: 10/6/2019 
1. GIỚI THIỆU 
Trong nhận thức của nhiều nhà đầu tư cũng như các đối 
tượng quan tâm khác thì hiệu quả của doanh nghiệp 
thường gắn liền với các chỉ số tài chính như lợi nhuận, 
doanh thu,... hay giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. 
Tuy nhiên trong những năm qua thị trường chứng khoán 
Việt Nam chứng kiến nhiều doanh nghiệp bất ngờ báo lỗ 
lớn, bị hủy niêm yết, thậm chí lãnh đạo doanh nghiệp bị 
dính vào vòng lao lý mặc dù trước đó báo cáo tài chính có 
kiểm toán của công ty sạch với những kết quả kinh doanh 
rất đẹp. Thị trường không ít lần đặt mối nghi ngờ lãnh đạo 
doanh nghiệp đã “đi đêm” với công ty kiểm toán, kiểm toán 
viên để “làm đẹp” số liệu tài chính. Một nhà đầu tư thực sự 
và được xem là thông thái khi họ xem xét một cách toàn 
diện về mọi mặt của doanh nghiệp như hiệu quả về mặt tài 
chính, nguồn lực con người, định hướng, kế hoạch phát 
triển của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng, uy tín của 
doanh nghiệp với xã hội ra sao? mức độ công khai minh 
bạc thông tin các hoạt động của doanh nghiệp như thế 
nào? các cam kết và thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp 
với người lao động, các đối tác, các cơ quan, với xã hội và 
môi trường tự nhiên tới đâu?... 
Trên thế giới vào những năm 90 trong các nghiên cứu 
ứng dụng về báo cáo doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm 
đến việc đưa các khía cạnh, chiều hướng về xã hội và môi 
trường vào trong báo cáo của doanh nghiệp, trong khi 
trước đây công chúng chỉ quan tâm tới báo cáo tài chính. 
Sang thế giới kỷ XXI, thế giới với nhiều biến động khó 
lường, cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng số đã đặt 
ra cho xã hội loài người nhiều thách thức về những mối 
hiểm nguy. Đó là các vấn đề về đói nghèo, dịch bệnh, xung 
đột tôn giáo sắc tộc, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi 
trường,... Làm thế nào để vừa phát triển kinh tế nhưng cũng 
không gây hại tới môi trường sống? Đó là câu hỏi lớn mà 
chúng ta phải trả lời và lời giải chỉ có thể là phát triển bền 
vững. Phát triển bền vững đang là xu thế tất yếu hiện nay 
trên thế giới, được các tổ chức lớn như Liên hợp quốc, Liên 
minh châu Âu, các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức,... các 
ECONOMICS-SOCIETY 
Số 52.2019 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123
tập đoàn kinh tế lớn của thế giới quan tâm và thực hiện. 
Tuy nhiên ở các nước chưa phát triển hay đang phát triển, 
các doanh nghiệp nhỏ hơn thì vấn đề họ quan tâm vẫn là 
tăng trưởng kinh tế, việc thực hiện trách nhiệm xã hội hay 
hướng tới phát triển bền vững với họ có những xung đột 
nhất định. Vì vậy cần có những nghiên cứu thực nghiệm, 
những điều tra đánh giá về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh 
doanh và vấn đề phát triển bền vững. 
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh 
và phát triển bền vững trên thế giới đã có nhiều nghiên 
cứu, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo, quản lý 
và nhà nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, 
Đức, Nhật Bản, Úc, Indonesia, Ấn Độ, Có các nghiên cứu 
về ảnh hưởng của công bố thông tin báo cáo phát triển 
bền vững tới hiệu quả kinh doanh (HQKD) của doanh 
nghiệp như nghiên cứu của (McWilliams & Siegel, 2000) 
điều tra 524 công ty ở Mỹ, nghiên cứu của (Nelling & Webb, 
2009) điều tra hơn 600 công ty Mỹ, kết quả cho thấy mối 
quan hỗn hợp giữa thông tin báo cáo phát triển bền vững 
và HQKD. Nghiên cứu của (Annisa Hayatun N.Burhan & 
Wiwin Rahmanti, 2012) sử dụng dữ liệu của 32 công ty 
niêm yết trên sàn chứng khoán Indonesia từ năm 2006 đến 
năm 2009 đã cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa hiệu 
quả kinh doanh và báo cáo phát triển bền cững của các 
công ty. Tuy nhiên cũng có các nghiên cứu chưa tìm thấy 
mối quan hệ giũa hiệu quả kinh doanh vào báo cáo phát 
phát triển bền vững của doanh nghiệp như nghiên cứu của 
(K.A.K. Gnanweera & N. Kunori, 2018) nghiên cứu điều tra 85 
công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tokyo, Nhật Bản từ 
năm 2008 đến 2014. Tóm lại trên thế giới đã có nhiều 
nghiên cứu về mối quan hệ giữa báo cáo trách nhiệm xã 
hội, báo cáo phát triển bền vững và hiệu quả kinh doanh 
của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi về kết 
quả của mối quan hệ này. 
Tại Việt Nam vấn đề báo cáo phát triển bền vững vẫn 
còn là vấn đề rất mới ít được quan tâm. Cùng với xu hướng 
của thế giới vè chỉ khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 
155, năm 2015 về việc công bố thông tin trên thị trường 
chứng khoán thì vấn đề về báo cáo phát triển bền vững 
mới thực sự được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới. Tuy 
nhiên trong các nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề này cũng 
chỉ là những nghiên cứu mang tính giải thích, làm rõ hơn về 
báo cáo phát triển bền vững chưa có nhiều nghiên cứu 
thực nghiệm. Có các nghiên cứu về công bố thông tin trách 
nhiệm xã hội, báo cáo phát triển bền vững như nghiên cứu 
của (Hoang, Abeysekera, & Ma, 2016) điều tra ảnh hưởng 
của sự đa dạng trong hội đồng quản trị đối với việc công 
bố xã hội của các công ty niêm yết Việt Nam từ 2008 - 2010, 
(Đặng Ngọc Hùng & cộng sự, 2018), (Đoàn Ngọc Phi Anh, 
2018) điều tra các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán 
Việt Nam chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới công bố báo cáo 
nhiệm xã hội, báo cáo phát triển bền vững. Nghiên cứu về 
mối quan hệ giữa trách nhiệm xá hội với HQKD có nghiên 
cứu của (Trang & Yekini, 2014) điều tra 20 công ty lớn nhất 
niêm yết trên 2 sàn chứng khoán Hà Nội và TP HCM tư ̀ 
2010-2012, kết quả cho thấy có mối quan hệ yếu giữa trách 
nhiệm xã hội và HQKD. 
Như vậy, trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu quốc tế 
và trong nước, nhóm tác giả nhận thấy khoảng trống của 
các nghiên cứu trước như là: (i) mới chỉ tập trung nghiên 
cứu các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng 
của các nhân tố tới công bố thông tin báo cáo phát triển 
bền vững; (ii) nghiên cứu về mối quan hệ giữa HQKD và 
mức độ báo cáo phát triển bền vững của các nghiên cứu 
cho ra nhiều kết quả, có nghiên cứu chỉ ra được mối liên hệ 
thuận chiều nhưng cũng có nghiên cứ không thấy được 
mối liên hệ hay quan hệ ngược chiều. Do vậy mở rộng 
nghiên cứu về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và 
báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm 
yết trên sàn chứng khoán Việt Nam là thực sự cần thiết. 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
2.1. Một số khái niệm 
Theo báo cáo của Brundtland được trình bày tại Uỷ ban 
phát triển môi trường thế giới năm 1987, phát triển bền 
vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của chính các doanh 
nghiệp ở hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng phát 
triển của thế hệ tương lai. Đây được xem là một trong 
những khái niệm phổ biến nhất được sử dụng và thừa nhận 
nhiều nhất. 
Theo GRI (2006), báo cáo phát triển bền vững là việc đo 
lường, công bố thông tin và có trách nhiệm giải thích với 
các bên liên quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp về 
thành quả hoạt động hướng đến mục tiêu phát triển bền 
vững của doanh nghiệp. 
Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề được các nhà kinh tế 
và quản lý kinh tế rất quan tâm. Mọi hoạt động kinh doanh 
của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều hướng tới mục tiêu 
hiệu quả. Các doanh nghiệp đều có mục đích chung là làm 
thế nào để một đồng vốn bỏ vào kinh doanh mang lại hiệu 
quả cao nhất, khả năng sinh lời nhiều nhất. Có rất nhiều 
khái niệm về hiệu quả kinh doanh. Theo Nguyễn Năng 
Phúc (2013, 169) cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là một chỉ 
tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn 
vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất. 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những biện pháp 
cực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp để thúc đẩy nền kinh 
tế tăng trưởng cao một cách bền vững”. 
2.2. Nội dung công bố thông tin phát triển bền vững 
Công bố thông tin phát triển bền vững (CBTT PTBV) của 
doanh nghiệp bao gồm việc công bố thông tin chi tiết về 
môi trường, năng lượng, nguồn nhân lực, các sản phẩm và 
các vấn đề liên quan đến cộng đồng (Hackston và Milne, 
1996). Việt Nam cũng đã có không ít các doanh nghiệp 
nhận thức được tầm quan trọng của việc công bố, minh 
bạch thông tin PTBV. Các thông tin này vì nhiều lý do khác 
nhau đã được các doanh nghiệp công bố trong báo cáo 
PTBV hoặc công bố trong báo cáo thường niên và trên 
trang web của doanh nghiệp. Thông qua việc CBTT PTBV 
các doanh nghiệp có thể có nhiều cơ hội lớn trong việc thu 
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Số 52.2019 124
KINH TẾ
hút nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư có trách nhiệm xã 
hội và môi trường, củng cố niềm tin của các bên liên quan 
vào doanh nghiệp. Về mặt pháp lý Thông tư số 
155/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 chính 
thức quy định bắt buộc các doanh nghiệp đại chúng phải 
công bố một số thông tin về môi trường và xã hội, các mục 
tiêu PTBV trong báo cáo thường niên của doanh nghiệp. 
2.3. Đo lường mức độ công bố thông tin phát triển bền 
vững và quy trình nghiên cứu 
Việc lượng hóa mức độ công bố thông tin được thực 
hiện: Xây dựng thang chuẩn cho việc công bố thông tin 
bao gồm các chỉ mục cần thiết cần được công bố theo nội 
dung của Thông tư số 155/2015/TT-BTC. Tiếp theo, mã hóa 
từng chỉ mục thông tin được công bố, theo nội dung đã 
được sắp xếp và phân loại (07 chỉ mục thông tin gồm: Quản 
lý nguồn nguyên vật liệu; Tiêu thụ năng lượng; Tiêu thụ nước; 
Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường; Chính sách liên 
quan tới người lao động; Trách nhiệm với cộng đồng địa 
phương; Báo cáo liên quan tới thị trường vốn xanh). Sử dụng 
phương pháp đo lường không trọng số dựa vào thang 
chuẩn, các mục thông tin được công bố sẽ được gán giá trị 
1: nếu có công bố, 0: nếu không công bố. 
Chỉ số công bố thông tin của mỗi doanh nghiệp được 
tính như sau: 
in
iji 1
j
j
X
I
n
 
Trong đó: 
Ij là chỉ số công bố thông tin PTBV của doanh nghiệp j; 
nj là số lượng thông tin PTBV được công bố bởi doanh 
nghiệp j; 
Xij nhận giá trị là 1 nếu thông tin i được công bố và nhận 
giá trị là 0 nếu thông tin không được công bố. 
Để thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả xây dựng quy 
trình nghiên cứu như hình 1. 
Hình 1. Quy trình nghiên cứu 
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.1. Giả thuyết nghiên cứu 
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan, kế thừa các nghiên 
cứu trước, cơ sở lý thuyết đã trình bày, trong nghiên cứu 
này nhóm tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau: 
- Hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh càng cao thì 
doanh nghiệp càng sẵn sàng cống hiến các nguồn lực tài 
chính cho sự phát triển một môi trường bền vững mà họ 
đang hoạt động (Uwuigbe và Egbide, 2012) hay Said và 
cộng sự (2009) cho rằng có một mối liên hệ chặt chẽ và 
cùng chiều giữa lợi nhuận và việc công bố thông tin PTBV 
vì cho rằng các doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ tích cực 
công bố thông tin để thể hiện vai trò của doanh nghiệp 
trong các hoạt động phúc lợi của cộng đồng và xác nhận sự 
tồn tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên theo Annisa Hayatun 
N.Burhan & Wiwin Rahmanti (2012) thì lại cho rằng có mối 
quan hệ tiêu cực giữa hiệu quả kinh doanh và công bố 
thông tin PTBV hay theo K.A.K. Gnanweera & N. Kunori 
(2018) thì lại cho rằng không có mối quan hệ nào giữa hiệu 
quả kinh doanh và công bố thông tin PTBV. Từ đó nhóm tác 
giả đưa ra giả thuyết: 
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ thuận chiều và có ý nghĩa 
thống kê giữa hiệu quả kinh doanh (ROA) với mức độ CBTT 
PTBV. 
- Quy mô doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có quy mô 
lớn luôn tự tin về triển vọng phát triển của doanh nghiệp 
do đó các doanh nghiệp này thường sẽ tự nguyện công bố 
thông tin PTBV nhiều hơn nhằm tạo ra sự minh bạch trong 
thông tin, tránh kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà 
nước, cũng như làm tăng giá trị doanh nghiệp trong mắt 
cộng đồng và nhà đầu tư. Theo Li và Zhao (2011); Ho và 
Taylor (2007) đã phát hiện ra rằng các công ty có quy mô 
lớn thì công bố thông tin tài chính và phi tài chính nhiều 
hơn các công ty nhỏ. Mặt khác có nhiều nghiên cứu cũng 
chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp còn ảnh hưởng dương 
với hiệu quả kinh doanh như theo Kakani và Kaul (2001). Từ 
đó nhóm tác giả đưa ra giả thuyết: 
Giả thuyết H2a: Có mối quan hệ thuận chiều và có ý nghĩa 
thống kê giữa quy mô doanh nghiệp với mức độ CBTT PTBV. 
Giả thuyết H2b: Có mối quan hệ thuận chiều và có ý nghĩa 
thống kê giữa quy mô doanh nghiệp với Hiệu quả kinh doanh 
(ROA). 
- Đòn bẩy tài chính: Theo Platonova (2016); Zhang (2013) 
và Branco & Rodrigues (2008) cho rằng các doanh nghiệp 
có đòn bẩy tài chính cao thường có ...  toán bởi Big 4 là 
những doanh nghiệp lớn do đó mức độ công bố thông tin 
sẽ nhiều hơn. Theo Jitaree (2015), Deegan & Gordon (1996) 
cho rằng ở các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động 
và có tác động trực tiếp tới môi trường thì mức độ công bố 
thông tin sẽ nhiều hơn. 
3.2. Mô hình nghiên cứu 
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu, các giả thuyết 
nghiên cứu. Nhóm tác giả đế xuất mô hình như sau (hình 2): 
Hình 2. Mô hình ảnh hưởng của HQKD tới mức độ CBTT PTBV 
Ký hiệu, cách tính các biến được trình bày trong bảng 1. 
Bảng 1. Các biến trong mô hình nghiên cứu 
Tên biến Loại biến Mã 
biến 
Cách đo lường Chiều ảnh 
hưởng 
Mức độ CBTT 
PTBV 
Phụ thuộc PTBV Theo công thức mục 2.3 
Hiệu quả kinh 
doanh 
Trung gian 
(Phụ thuộc, 
độc lập) 
ROA Tỷ lệ lợi nhuận sau 
thuế/Tài sản 
+ 
Quy mô theo TS Độc lập QM Logarit tự nhiên tổng 
tài sản của doanh 
nghiệp (LnTS) 
+ 
Đòn bẩy tài 
chính 
Độc lập DBTC Tỷ lệ nợ/ Tổng tài sản - 
Ngành nghề 
kinh doanh 
Biến kiểm 
soát 
NNKD 
Biến giả: 1 nếu DN là DN 
phi tài chính, 0 nếu DN 
là DN tài chính 
+ 
Big 4 
SLTV HĐQT 
Biến kiểm 
soát 
Big 4 
SLTV 
-Biến giả: 1 nếu công ty 
được kiểm toán big 4, 
không được kiểm toán 
big4 là 0 
- SLTV HĐQT thực tế 
+ 
+ 
 (Nguồn: do nhóm tác giả đề xuất) 
3.3. Dữ liệu nghiên cứu 
Trong nghiên cứu này tác giả đã thu thập dữ liệu 
nghiên cứu của 294 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng 
khoán Việt Nam trong 3 năm từ 2015-2017 nghĩa là sẽ có 
882 quan sát. Như vậy với quy mô mẫu nghiên cứu này sẽ 
đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Theo 
Green (1991) và Tabachnick & Fidell (2007) với nghiên cứu 
mô hình hồi quy, dữ liệu là dạng số liệu chéo thì quy mô 
mẫu tối thiểu được xác định là: n = 50 + 8*k (với k là số biến 
độc lập của mô hình). Mô hình nghiên cứu này có 3 biến 
độc lập, 3 biến kiểm soát như vậy kích thước mẫu ước 
lượng tối thiểu sẽ là 98. 
Số liệu sau khi thu thập được tính toán thành các biến 
phù hợp với yêu cầu nghiên cứu bằng Excel. Bước cuối 
cùng số liệu các biến đã tính toán được lưu trữ và xử lý 
phân tích và kiểm định thông qua phần mềm STATA 13. 
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
4.1. Kết quả mô tả 
Dữ liệu thống kê (bảng 2) cho thấy trong số các doanh 
nghiệp được khảo sát, các doanh nghiệp có tỷ lệ khả năng 
sinh lời (lợi nhuận sau thuế trên tài sản ROA) trung bình là 
6,6%; Tỷ lệ đòn bẩy tài chính bình quân của các doanh 
nghiệp là 47,8%; Số lượng thành viên HĐQT thấp nhất là 3 
người và nhiều nhất là 13 người. 
Bảng 2. Thống kê mô tả biến độc lập 
 Số quan 
sát 
Giá trị 
trung bình 
Độ lệch 
chuẩn 
Giá trị 
nhỏ nhất 
Giá trị 
lớn nhất 
ROA 882 0,066 0,090 -0,99 0,72 
QM 882 28,200 1,532 25,58 34,72 
DBTC 882 0,478 0,221 0,010 0,970 
SLTV 882 6,207 1,693 3 13 
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu bằng STATA 13) 
Biến kiểm 
soát: NNKD 
Hiệu quả kinh 
doanh (ROA) 
Quy mô của 
doanh nghiệp 
Đòn bẩy 
tài chính 
H2
H3
H2
a 
H
H1 
Biến kiểm 
soát: SLTV 
HĐQT 
Mức độ 
CBTT 
PTBV 
Biến 
kiểm 
soát: 
Big4 
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Số 52.2019 126
KINH TẾ
Hình 3. Tổng hợp mẫu quan sát 
Theo hình 3 cho thấy số doanh nghiệp được kiểm toán 
Big 4 là 105/294 chiếm 35,71% còn lại 189 doanh nghiệp là 
kiểm toán không là Big 4 chiếm 64,29%. Về số lượng các 
doanh nghiệp là doanh nghiệp phi tài chính chiếm tới 
72,45% và 27,55% là các doanh nghiệp tài chính. 
Theo kết quả bảng 3, mức độ công bố thông tin PTBV 
của các doanh nghiệp đạt trung bình là 35.90%. Với kết quả 
này chúng ta có thể thấy mức độ công bố thông tin PTBV 
của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam còn 
tương đối thấp so với yêu cầu và quy định. 
Bảng 3. Bảng tổng hợp mức độ CBTT PTBV 
 N 
Giá trị trung 
bình 
Độ lệch 
chuẩn 
Giá trị nhỏ 
nhất 
Giá trị lớn 
nhất 
PTBV 882 35,90% 28,68% 0% 96,24% 
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu bằng STATA 13) 
4.2. Kết quả tương quan 
Bảng 4 cho kết quả hệ số tương quan giữa các biến, 
mục đích của kiểm tra mối tương quan chặt chẽ giữa các 
biến độc lập và biến phụ thuộc để loại bớt các nhân tố có 
thể dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến trước khi chạy mô 
hình hồi quy. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong 
mô hình không có cặp nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn 0,8. 
Ở ma trận hệ số tương quan giữa các biến với biến phụ 
thuộc PTBV, hệ số thấp nhất là -0,3506 giữa biến độc lập tỷ 
suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản (ROA) và biến độc lập 
đòn bẩy tài chính (DBTC), hệ số cao nhất là 0,4659 giữa biến 
độc lập quy mô theo tài sản (QM) và biến kiểm soát Big 4. 
Do đó khi sử dụng mô hình hồi quy sẽ ít có khả năng gặp 
hiện tượng đa cộng tuyến. 
Bảng 4. Ma trận tương quan 
 PTBV ROA QM DBTC NNKD Big 4 SLTV 
PTBV 1 
ROA 1,1475 1 
QM 0,4105 -0,0991 1 
DBTC 0,0037 -0,3506 0,4294 1 
NNKD -0,1375 -0,0501 -0,0797 -0,0260 1 
Big 4 0,4207 0,0468 0,4659 0,1208 -0,1267 1 
SLTV 0,1622 0,0089 0,2093 0,0460 -0,1268 0,1403 1 
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu bằng STATA 13) 
4.3. Kết quả hồi quy 
Bảng 5 cho thấy hiệu quả kinh doanh có ảnh hưởng đến 
mức độ CBTT PTBV với mức ý nghĩa thống kê 5%; Biến quy 
mô ảnh hưởng thuận chiều với cả hiệu quả kinh doanh và 
mức độ CBTT PTBV; Biến đòn bẩy tài chính ảnh hưởng 
ngược chiều với cả hiệu quả kinh doanh và mức độ CBTT 
PTBV; Biến ngành nghề kinh doanh lại ảnh hưởng ngược 
chiều tới mức độ CBTT PTBV. Hai biến: Big 4 và SLTV HĐQT 
đều có ảnh hưởng thuận chiều tới mức độ CBTT PTBV 
nhưng trong đó biến SLTV HĐQT có quan hệ với mức ý 
nghĩa 10%. 
Bảng 5. Kết quả hồi quy đa biến theo cấu trúc với biến phụ thuộc CBTT PTBV 
Hypothesis Structural Coef. Std. Err. z P-value 
H2b ROA<- QM 0,0037 0,002 1,81 0,070 
H3b ROA<- DBTC -0,154 0,141 -10,84 0,000 
 _cons 0,035 0,055 0,63 0,526 
H1 PTBV<- ROA 37,341 9,739 3,83 0,000 
H2a PTBV<- QM 6,502 0,675 9,63 0,000 
H3a PTBV<- DBTC -18,007 4,361 -4,13 0,000 
 PTBV<- NN -4,421 1,857 -2,38 0,017 
 PTBV<- Big 4 15,212 1,951 7,8 0,000 
 PTBV<- SLTV 0,854 0,497 1,72 0,086 
 _cons -148,870 17,856 -8,34 0,000 
N 882 
R-sq (CD) 0,2841 
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu bằng STATA 13) 
Hình 4. Mô hình cấu trúc đường dẫn với biến phụ thuộc là mức độ CBTT PTBV 
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu 
Từ kết quả nghiên cứu có thể đưa ra một số thảo luận: 
- Nhân tố hiệu quả kinh doanh cho kết quả hồi quy 
dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đến mức độ CBTT 
PTBV, phù hợp với giả thuyết xây dựng ban đầu. Kết quả 
này cũng phù hợp với nghiên cứu của Uwuigbe và Egbide 
(2012); Said và cộng sự (2009). 
- Nhân tố quy mô có quan hệ thuận chiều với cả hiệu 
quả kinh doanh và mức độ CBTT PTBV và có ý nghĩa thống 
kê ở mức 5%. Điều này phù hợp với giả thuyết xây dựng. 
Nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu 
ptbv
-149
1 589
nnkd
sltv
big4
qm
dbtc
roa
.035
2 .0071
-4.4
.85
15
6.5
-18
37
.0037
-.15
ECONOMICS-SOCIETY 
Số 52.2019 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 127
của Li và Zhao (2011), Ho và Taylor (2007), Kakani và Kaul 
(2001). Nhân tố đòn bẩy tài chính thì có quan hệ ngược 
chiều với cả hiệu quả kinh doanh và mức độ CBTT PTBV và 
có ý nghĩa ở mức 5%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên 
cứu của Platonova (2016), Zhang (2013) và Branco & 
Rodrigues (2008), Zeitun & Tian (2007), Dimitris Margaritis & 
Maria Psillaki (2007). 
- Biến kiểm soát: ngành nghề kinh doanh có mối quan 
hệ ngược chiều với mức độ CBTT PTBV. Điều này ngược lại 
với giả thuyết nghiên cứu và cũng không đồng quan điểm 
với các nghiên cứu của Jitaree (2015), Deegan & Gordon 
(1996). Các biến kiểm soát Big 4 và SLTV HĐQT có quan hệ 
thuận chiều với mức độ CBTT PTBV và phù hợp với giả 
thuyết xây dựng ban đầu. 
- Hệ số R-squared là 0,2841 nghĩa là các nhân tố trong 
mô hình nghiên cứu chỉ giải thích được ảnh hưởng của các 
nhân tố đến mức độ CBTT PTBV là 28,41%, còn lại là do các 
nhân tố chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu. 
5. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT PTBV của các 
doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng 
khoán còn khá thấp. Qua kết quả đã xác định được các 
nhân tố ảnh hưởng thuận chiều với mức độ CBTT PTBV 
gồm hiệu quả kinh doanh, quy mô doanh nghiệp và các 
biến kiểm soát (Big4 và SLTV HĐQT); các nhân tố ảnh 
hưởng ngược chiều với mức độ CBTT PTBV là đòn bẩy tài 
chính và biến kiểm soát (ngành nghề kinh doanh). Trên cơ 
sở kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất một số khuyến nghị 
nhằm nâng cao mức độ CBTT PTBV của các doanh nghiệp 
tại Việt Nam: 
Một là các doanh nghiệp có quy mô lớn, kinh doanh có 
hiệu quả cần được khuyến khích tăng cường CBTT PTBV vì 
lợi ích CBTT PTBV mang lại cho doanh nghiệp. Khi doanh 
nghiệp CBTT PTBV trong các báo cáo thường niên và báo 
cáo PTBV riêng biệt tới các bên liên quan sẽ làm cho 
thương hiệu của doanh nghiệp được nâng cao, thu hút và 
giữ chân được người tài, xây dựng được niềm tin và lòng 
trung thành của người tiêu dùng và cộng đồng, sự ủng hộ 
của các nhà đầu tư, sự tín nhiệm của các cơ quan chức 
năng,... từ đó góp phần làm cho doanh nghiệp kinh doanh 
được thuận lợi và ngày càng phát triển. 
Hai là qua nghiên cứu cho ta thấy với các doanh nghiệp 
trong các ngành công nghiệp sản xuất, hàng tiêu dùng,... 
công bố thông tin liên quan tới môi trường và sản phẩm ít 
hơn khi so sánh giữa các ngành. Điều đó cho ta thấy việc 
thực hiện phát triển bền vững theo ý nghĩa đầy đủ và đích 
thực không phải là một vấn đề đơn giản và nằm trong khả 
năng giải quyết tức thì của phần lớn các công ty, bởi vì sự 
hạn chế về nhận thức, các yếu tố nguồn lực, trong đó có 
nguồn lực tài chính, kỹ thuật, nhân lực trình độ cao. Do đó 
các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược dài hạn để áp 
dụng và CBTT PTBV với các bước thích hợp trong các giai 
đoạn khác nhau. Các công ty cần có chiến lược dài hạn 
trong việc xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn. 
Ba là Chính phủ cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hệ 
thống pháp luật hiện hành ở Việt Nam để tạo cơ sở pháp 
lý vững chắc cho việc thực hiện CBTT PTBV. Tăng cường 
tuyên truyền nâng cao nhận thức về CBTT PTBV và có 
chính sách khuyến khích, hỗ trợ thực hiện cho các doanh 
nghiệp, tổ chức./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Annisa Hayatun N. Burhan & Wiwin Rahmanti, 2012. The Impact of 
sustainability reporting on company performance. Journal of Economics, Business, 
and Accountancy Ventura. Volume 15, No. 2, pages 257-272. 
[2]. Agarwal, SK, 2008. Corporate social responsibility in India. Sage 
Publications Pvt.Lvd. 
[3]. Barako, D. G., 2007. Determinants of Voluntary Disclosure in Kenyan 
Conpanies Annual Report. African Journal of Business management, 1(5), 
113-128. 
[4]. Brundtland, 1987.  
sustainable development.html 
[5]. Braco M.C., Rodrigues L.L, 2008. Factors influencing social responsibility 
disclosure by Portuguese companies. J. Bus. Ethics, 83 (4), pp 685-701. 
[6]. Dimitris Margaritis and Maria Psillaki, 2007. Capital structure equity 
ownership and firm performance. 
[7]. Deegan, C., & Gordon, B., 1996. A study of the environmental disclosure 
practices of Australian corporations. Accounting and business research, 26(3), 
187-199. 
[8]. Đặng Ngọc Hùng & cộng sự, 2018. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến 
mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững của các doanh 
nghiệp tại Việt Nam. Hội thảo khoa học quốc gia, Trường Đại học Công nghiệp Hà 
Nội, T9/2018, trang 137-151. 
[9]. Đoàn Ngọc Phi Anh & Nguyễn Thị Tuyết Nga, 2018. Nghiên cứu các nhân 
tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh 
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu kinh 
tế, số 480, trang 15-23. 
[10]. Hackston D. & Milne M. J., 1996. Some determinants of social anhd 
environmental disclosures in New Zealand companies. Accounting, Auditing & 
Accountability Journal, 9 (1), 77-108. 
[11]. Ho L. J. & Taylor M. E., 2007. An empirical analysis of triple Bottom-line 
reporting and its determinates: Evidence from the United States and Japan. Journal 
of International Financial Management and Accounting, 18, pp 123-150. 
[12]. Hoang, T. C., Abeysekera, I., & Ma, S., 2016. Board diversity and 
corporate social disclosure: Evidence from Vietnam. Journal of Business Ethics, 
1-20. 
[13]. Jitaree, W., 2015. Corporate social responsibility disclosure and financial 
performance: evidence from Thailand. (Doctor of Philosophy thesis), University of 
Wollongong. 
[14]. Jensen, M. C., & Meckling, W. H., 1976. Theory of the firm: Managerial 
behavior, agency costs and ownership structure. Journal of financial economics, 
3(4), 305-360. 
[15]. Kakani R. K & Kaul M., 2001. Firm Performance anh Size in Liberalization 
Era: The Indian case.  
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Số 52.2019 128
KINH TẾ
[16]. K.A.K.Gnanaweera and N.Kunori, 2018. Corporate sustainability 
reporting: Linkage of corporate disclosure information and performance indicators. 
Cogent Business & Managent (2018), 5: 1423872. 
[17]. Li H. & Zao P., 2011. A study of factors influencing voluntary disclosure of 
Chinese listed companies. In M & D Forun, pp 245-257. 
[18]. McWilliams, A., & Siegel, D., 2000. Corporate social responsibility and 
financial performance: correlation or misspecification?. Strategic Management 
Journal, 21(5), 603-609. 
[19]. Nelling, E. and Webb, E., 2009. Corporate social responsibility and 
financial performance: the virtuous circle revisited. Review of Quantitative Finance 
and Accounting, Vol. 32, pp. 197-209. 
[20]. Nguyễn Năng Phúc, 2013. Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính. NXB 
ĐH KTQD. 
[21]. Platonova, E., Asutay, M., Dixon, R., & Mohammad, S., 2016. The 
impact of corporate social responsibility disclosure on financial performance: 
Evidence from the GCC Islamic Banking Sector. Journal of Business Ethics, 1-21. 
[22]. Said R., Hj Zainuddin Y. & Haron H., 2009. The relationship between 
corporate social responsibility disclosure and corporate governance characteristics in 
Malaysian public listed companies. Social Responsibility Journal, 5(2), 212-226. 
[23]. Tabachnick, B.G. & Fidell, L.S., 2007. Using Multivariate Statistics. 
Boston: Pearson Education. 
[24]. Trang, H. N. T., & Yekini, L. S., 2014. Investigating the link between CSR 
and financial performance: Evidence from Vietnamese listed companies. British 
Journal of Arts and Social Sciences, 17(1), 85-101. 
[25]. Thông tư số 155/2015/TT-BTC, hướng dẫn việc công bố thông tin trên 
thị trường chứng khoán, ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2015. 
[26]. Zeitun, R., & Tian, G. G., 2007. Capital Structure and Corporate 
Performance: Evidence from Jordan. The Australasian Accounting Business & 
Finance Journal, 1(4), 40-61. 
[27]. Zhang, 2013. Determinants of corporate environmental and social 
companies annual reports. Mater thesis, Edith Cowan University, Autralian. 
AUTHORS INFORMATION 
Nguyen Van Linh, Dang Ngoc Hung 
Faculty of Accouting - Auditing, Hanoi University of Industry 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_hieu_qua_kinh_doanh_toi_muc_do_cong_bo_thong_tin_p.pdf