Yếu tố ảnh hưởng đến sở hữu tài khoản chính thức của hộ nông thôn tỉnh Yên Bái
TÓM TẮT
Nghiên cứu này phân tích những rào cản trong tiếp cận tài khoản chính thức của hộ gia đình nông thôn, qua
đó đề xuất chính sách nhằm tăng cường tiếp cận thị trường tài chính chính thức. Nghiên cứu sử dụng kết
hợp phương pháp định tính và định lượng, với dữ liệu thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 711 hộ gia đình trên
địa bàn tỉnh Yên Bái. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 10,97% hộ gia đình sở hữu tài khoản chính
thức. Các hộ có mức thu nhập cao hơn, tỷ lệ phụ thuộc thấp hơn, chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn và là
dân tộc Kinh thì khả năng sở hữu tài khoản chính thức lớn hơn. Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý xa trung
tâm, mức độ bao phủ giới hạn của các điểm giao dịch ngân hàng thương mại ở vùng sâu, vùng xa cũng là
những rào cản tiếp cận tài khoản chính thức. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng nhu cầu sở hữu tài khoản
ngân hàng của các hộ trước hết xuất phát từ nhu cầu giao dịch tài chính, yếu tố có mối liên hệ mật thiết với
sự phát triển của sản xuất kinh doanh để tăng thu nhập cho các hộ. Mở rộng mạng lưới chi nhánh giao dịch
và ứng dụng công nghệ ngân hàng qua điện thoại di động có thể thúc đẩy tài chính toàn diện và cho vay
theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế và giảm nghèo ở khu vực nông thôn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Yếu tố ảnh hưởng đến sở hữu tài khoản chính thức của hộ nông thôn tỉnh Yên Bái
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 228 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỞ HỮU TÀI KHOẢN CHÍNH THỨC CỦA HỘ NÔNG THÔN TỈNH YÊN BÁI Đỗ Xuân Luận1, Hà Quang Trung1, Nguyễn Thị Yến1, Dương Hoài An1 TÓM TẮT Nghiên cứu này phân tích những rào cản trong tiếp cận tài khoản chính thức của hộ gia đình nông thôn, qua đó đề xuất chính sách nhằm tăng cường tiếp cận thị trường tài chính chính thức. Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng, với dữ liệu thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 711 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 10,97% hộ gia đình sở hữu tài khoản chính thức. Các hộ có mức thu nhập cao hơn, tỷ lệ phụ thuộc thấp hơn, chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn và là dân tộc Kinh thì khả năng sở hữu tài khoản chính thức lớn hơn. Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý xa trung tâm, mức độ bao phủ giới hạn của các điểm giao dịch ngân hàng thương mại ở vùng sâu, vùng xa cũng là những rào cản tiếp cận tài khoản chính thức. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng nhu cầu sở hữu tài khoản ngân hàng của các hộ trước hết xuất phát từ nhu cầu giao dịch tài chính, yếu tố có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của sản xuất kinh doanh để tăng thu nhập cho các hộ. Mở rộng mạng lưới chi nhánh giao dịch và ứng dụng công nghệ ngân hàng qua điện thoại di động có thể thúc đẩy tài chính toàn diện và cho vay theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế và giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Từ khóa: Tài khoản chính thức, tài chính toàn diện, cho vay theo chuỗi, hộ gia đình nông thôn, Yên Bái. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Tài chính toàn diện (financial inclusion) là quá trình cung cấp có trách nhiệm và bền vững các sản phẩm hay dịch vụ tài chính hữu ích như tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm và thanh toán phù hợp với khả năng của người dân nhằm đáp ứng nhu cầu của họ về các giao dịch tài chính (World Bank, 2018). Các nghiên cứu gần đây bởi Agarwal và đồng tác giả (2017) và Lal (2018) đều nhấn mạnh đến vai trò của tài chính toàn diện đến tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Nghiên cứu bởi Ndlovu (2018) cũng cho thấy thúc đẩy tài chính toàn diện không chỉ cải thiện phúc lợi cho các hộ gia đình mà còn thúc đẩy phát triển hệ thống ngân hàng nhờ mở rộng được quy mô thị trường mục tiêu. World Bank (2008) sử dụng tỷ lệ dân số là người lớn có tài khoản tại tổ chức tài chính trung gian làm thước đo để phản ánh mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính tổng hợp. Theo đó, giúp người trưởng thành mở được một tài khoản giao dịch là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy tài chính toàn diện. Sử dụng tài khoản chính thức giúp tăng kiến thức về tài chính cho các chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, giảm thiểu chi phí giao dịch tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động (Manji, 2010; Kim và đồng tác giả, 2018). Chủ tài khoản sử dụng các dịch vụ tài chính để thực hiện các giao dịch tài chính, đầu tư vào giáo dục hoặc y tế, 1 Khoa Kinh tế & Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Email: doxuanluan@tuaf.edu.vn ứng phó với rủi ro nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Đối với khu vực nông thôn, tăng cường trang bị cho nông dân các kiến thức tài chính và sử dụng dịch vụ ngân hàng là những công cụ thúc đẩy tài chính một cách toàn diện và hiệu quả. Đối với chuỗi giá trị, giao dịch qua tài khoản có thể giúp các ngân hàng thương mại kiểm soát dòng tiền của nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã, tạo điều kiện triển khai cho vay theo chuỗi giá trị, từ đó giảm bớt sự phụ thuộc vào tài sản thế chấp. Các khoản vay và thanh toán cũng có thể được giải ngân trực tiếp thông qua tài khoản ngân hàng của các tác nhân tham gia chuỗi. Thúc đẩy tiếp cận tài khoản ngân hàng ở khu vực nông thôn, đặc biệt đối với các hộ sản xuất quy mô nhỏ là rất cần thiết. Mặc dù vậy, theo nghiên cứu của Trần Hùng Sơn và đồng tác giả (2018), tỷ lệ cá nhân sở hữu tài khoản chính thức tại Việt Nam là 30,9% thấp hơn so với mức 41,8% của nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp và thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 60,7% của toàn thế giới. So với một số nước châu Á khác, tỷ lệ cá nhân có tài khoản chính thức của Việt Nam chỉ cao hơn các nước Phillippines, Lào, Myanmar và Cambodia. Ở nông thôn Trung Quốc, khoảng 64% số người lớn có tài khoản ngân hàng, cao hơn gấp khoảng 3 lần ở Việt Nam (Yeung và Zhang 2017). Theo GSO (2018), ở nông thôn nước ta, nếu không tính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), số lượng chi nhánh hoặc văn phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại bình quân trên 1 huyện chỉ ở mức 2-3 điểm giao dịch. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 229 Trong khi đó, con số này tại các quận, thành phố, thị xã đạt xấp xỉ 40 điểm giao dịch, gấp 16,7 lần so với khu vực nông thôn. Đặc biệt, khu vực trung du và miền núi phía Bắc chỉ có bình quân 0,7 điểm giao dịch ngân hàng thương mại (không tính Agribank) trên 1 huyện. Xét tổng thể thì mức độ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức, trong đó có tài khoản của các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực. Vì vậy, thúc đẩy tài chính toàn diện nên là một ưu tiên trong phát triển tài chính nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời gian tới. Mối quan tâm chính của nghiên cứu này nhằm phân tích những rào cản trong tiếp cận tài khoản ngân hàng của các hộ gia đình ở nông thôn. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và tham vấn chuyên gia, nghiên cứu này lựa chọn tỉnh Yên Bái, nơi có các cộng đồng dân tộc dễ bị tổn thương nhất trong cả nước và có tiềm năng phát triển nhiều chuỗi giá trị nông sản làm địa bàn nghiên cứu. Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tỉnh Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển tài chính nông thôn và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên, sự phát triển của các dịch vụ tài chính còn khá chậm nên chưa tạo được động lực đầu tư phát triển chuỗi giá trị nông sản. Do đó, tháo gỡ các rảo cản tiếp cận tài khoản chính thức sẽ đáp ứng được một trong những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy tài chính toàn diện và cho vay theo chuỗi giá trị, từ đó góp phần xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Số liệu 2.1.1. Số liệu thứ cấp Số liệu và thông tin thứ cấp được thu thập từ các bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học, chính sách, đề án, chương trình có liên quan đến tài chính toàn diện và cho vay theo chuỗi, các báo cáo của huyện, xã có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Ngoài ra, số liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kê và Ngân hàng thế giới về tài chính toàn diện năm 2018. 2.1.2. Số liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018 sử dụng quy trình chọn mẫu nhiều bước trong khảo sát thu thập số liệu từ các hộ gia đình. Trước hết, 4 huyện gồm Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên và Lục Yên của tỉnh Yên Bái được lựa chọn đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau trong huyện (Hình 1). Những huyện này có tiềm năng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa như quế và măng Bát Độ, phù hợp với thế mạnh và chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng. Các huyện như Văn Yên, Văn Chấn và Trấn Yên có diện tích 27.600 ha quế, chiếm 92% tổng diện tích sản xuất quế của tỉnh. Huyện Lục Yên có 620,80 ha măng Bát Độ, chiếm 25% tổng diện tích măng của tỉnh (Cục Thống kê Yên Bái, 2017). Hình 1. Bản đồ các huyện được lựa chọn thu thập số liệu sơ cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái Nguồn: Luận và Kingsbury (2019) KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 230 Các xã, thôn cũng được lựa chọn dựa trên các vùng sinh thái và mức độ tiếp cận thị trường khác nhau. Cỡ mẫu các hộ được khảo sát căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và tham vấn cán bộ địa phương, những người am hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế tại địa bàn nghiên cứu. Cỡ mẫu sẽ được phân bổ nhiều hơn cho các xã, thôn mà có sự khác biệt lớn hơn về quy mô và hình thức sản xuất giữa các nông hộ. Tổng số hộ gia đình được khảo sát là 711 hộ, từ 19 xã và 57 thôn đại diện (Bảng 1). Bảng 1. Cỡ mẫu và phân bổ cỡ mẫu các hộ được lựa chọn khảo sát Huyện Xã Tổng số hộ được chọn Tỷ lệ trong tổng số mẫu (%) Đại Sơn 73 10,27 Viễn Sơn 68 9,56 Mỏ Vàng 30 4,22 Châu Quế Hạ 25 3,52 Yên Phú 30 4,22 Phong Dụ Thượng 25 3,52 Xuân Tầm 26 3,66 Tân Hợp 42 5,91 Văn Yên Tổng 319 44,87 Quy Mông 30 4,22 Kiên Thành 30 4,22 Y Can 30 4,22 Đào Thịnh 30 4,22 Trấn Yên Tổng 120 16,88 Nậm Lành 28 3,94 Nậm Mười 28 3,94 Nậm Búng 25 3,52 Sơn Lương 28 3,94 Văn Chấn Tổng 109 15,33 Động Quan 63 8,86 An Phú 40 5,63 Minh Tiến 60 8,44 Lục Yên Tổng 163 22,93 Tổng 19 xã (57 thôn) 711 100 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả, 2017. Sở hữu tài khoản chính thức là điều kiện cần thiết để thúc đẩy tài chính toàn diện. Trong quá trình phỏng vấn hộ, chỉ tiêu này được xác định dựa vào câu hỏi: Hiện tại ông/bà có sở hữu tài khoản chính thức tại một ngân hàng nào không?”. Các câu trả lời “có” sẽ được gán giá trị là 1 và nếu câu trả lời là “không” sẽ được gán giá trị là 0 để mã hóa số liệu và sử dụng trong ước lượng mô hình Probit. Ngoài ra, các hộ trả lời “không” sẽ được điều tra viên phỏng vấn tiếp về các rào cản đối với tiếp cận tài khoản chính thức: “Ông/bà vui lòng cho biết các lý do vì sao ông/bà không mở tài khoản tại ngân hàng?”. 2.2. Mô hình Như đã phân tích, việc sở hữu tài khoản chính thức là bước quan trọng để thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện. Sở hữu tài khoản chính thức đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng vì từ việc sở hữu tài khoản chính thức này giúp các hộ mở tài khoản tiết kiệm, vay tiền và thực hiện các giao dịch tài chính khác. Để phân tích những rào cản trong tiếp cận tài khoản chính thức của các hộ gia đình, nghiên cứu này sử dụng mô hình ước lượng Probit, trong đó biến phụ thuộc là biến nhị phân, chỉ nhận 2 giá trị là 0 hoặc 1. Mô hình có dạng như sau: (1) Trong đó: Trong đó Yi * đại diện cho lợi ích ròng kỳ vọng về sử dụng tài khoản chính thức, là biến KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 231 thực tế không thể quan sát và đo lường được nhưng có ý nghĩa lý giải nhu cầu tiếp cận tài khoản chính thức của hộ gia đình. Một hộ nông thôn mở một tài khoản giao dịch tại ngân hàng nếu như hộ đó kỳ vọng rằng việc sở hữu tài khoản đem lại cho họ giá trị lợi ích ròng dương ( và ngược lại ( . Trên thực tế thì biến Yi * không đo lường được mà chỉ có biến giả phản ánh thực tế hộ sở hữu hay không sở hữu một tài khoản chính thức được quan sát và thu thập số liệu. Do vậy, Yi * được thay thế bằng một biến nhị phân có thể quan sát được và ký hiệu bởi Yi. Yi=1 nếu hộ sở hữu tài khoản chính thức và Yi *= 0 nếu hộ không sở hữu tài khoản chính thức. (2) Như vậy, biến phụ thuộc trong mô hình (1) là biến nhị phân và do đó sử dụng mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) sẽ dẫn đến các ước lượng chệch và các kết quả không đáng tin cậy. Để ước lượng mô hình (1), việc sử dụng mô hình ước lượng probit hoặc logit là phù hợp. Cả mô hình logit và probit đều dựa trên phương pháp ước lượng hợp lí tối đa ML (Maximum likelihood). Kết quả ước lượng biến phụ thuộc trong mô hình (1) sẽ là xác suất sở hữu tài khoản chính thức có điều kiện với một tập hợp là các biến giải thích đại diện cho đặc điểm nguồn lực của hộ; là thành phần nhiễu từ ước lượng mô hình; b là các hệ số cần ước lượng và n là số biến giải thích được sử dụng. Các đặc điểm nguồn lực của hộ có khả năng ảnh hưởng tới tiếp cận tài khoản được mô tả ở bảng 2. Tác động biên (Marginal effect) của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sở hữu tài khoản chính thức của hộ nông thôn được tính theo công thức (3) và thể hiện ở Hình 2 dưới đây: (3) Hình 2. Đồ thị tác thể hiện tác động biên của các biến giải thích X đến xác suất sở hữu tài khoản chính thức của các hộ nông thôn Nguồn: Wooldridge (2016) 2.3. Các biến sử dụng trong mô hình probit Tỷ lệ số hộ có tài khoản chính thức khá thấp, chỉ chiếm 10,97% số hộ được phỏng vấn. Các hộ gia đình được phỏng vấn chỉ có một tài khoản đứng tên chủ hộ hoặc thành viên giữ vai trò kinh tế nòng cốt. Tỷ lệ số hộ sở hữu tài khoản ở mức trên 5% nên sử dụng mô hình probit với biến phụ thuộc này không có ảnh hưởng tới kết quả ước lượng (Athey và Imbens, 2007). Một đặc điểm khác của mẫu đó là số hộ có khoản vay chính thức trong vòng 24 tháng tính từ thời điểm phỏng vấn là 52,74%. Một đặc điểm rất đáng lưu ý đó là gần như 100% các chủ hộ được phỏng vấn có điện thoại, trong đó khoảng 77,70% điện thoại thông minh có thể kết nối internet, truy cập các websites, mạng xã hội và youtube. Tuy nhiên, người dân hiện tại chủ yếu sử dụng điện thoại để thực hiện các chức năng cơ bản như liên lạc, giải trí. Do vậy, ứng dụng các dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động có thể là một hướng đi tiềm năng trong thúc đẩy tài chính toàn diện ở nông thôn. Chủ hộ được phỏng vấn có độ tuổi trung bình 45,06 tuổi, với trình độ học vấn trung bình 6,59 năm tới trường. Có KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 232 36,70% chủ hộ được phỏng vấn là dân tộc Kinh, còn lại là các dân tộc khác như dân tộc Dao, Tày và Nùng. Bình quân mỗi hộ có 4,6 nhân khẩu và 2,7 lao động. Khoảng 28,13% số hộ khảo sát là thành viên của Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, những tổ chức có vai trò tích cực trong kết nối cung cầu tín dụng chính thức. Bảng 2 trình bày thống kê mô tả một số biến sử dụng trong mô hình probit. Bảng 2. Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình probit Tên biến Định nghĩa Loại biến Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình TAIKHOAN Tiếp cận tài khoản chính thức (Nhận giá trị bằng 1 nếu hộ có sở hữu tài khoản ngân hàng và 0 nếu không sở hữu) Nhị phân 0 1 0,1097 THUNHAP Tổng thu nhập bình quân 1 hộ trong tháng (triệu đồng) Liên tục 1 30 7,6954 VAYVON Tiếp cận tín dụng chính thức của hộ trong vòng 24 tháng qua (nhận giá trị bằng 1 nếu có vay và 0 nếu không vay) Nhị phân 0 1 0,5274 TUOICH Tuổi của chủ hộ (năm) Liên tục 21 82 45,0664 TUOICHBQ Bình phương tuổi của chủ hộ (năm2) Liên tục 441 6724 2152,7960 HOCVAN Trình độ học vấn của chủ hộ (số năm đi học chính thức) Liên tục 0 16 6,5898 DANTOC Dân tộc chủ hộ (nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là dân tộc Kinh và 0 nếu chủ hộ là dân tộc khác) Nhị phân 0 1 0,3670 DIENTICH Diện tích canh tác (ha) Liên tục 0,02 28 1,9592 PHUTHUOC Tỷ số phụ thuộc (số người phụ thuộc chia cho số lao động) Liên tục 0 4 0,8652 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát hộ gia đình của tác giả, 2017. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨ ... vấn đề dư cầu tín dụng nông nghiệp có thể được giảm thiểu nếu ngân hàng có thể tiếp cận thông tin về các hoạt động của bên vay như lịch sử tín dụng, năng lực tài chính và mức độ rủi ro trong sản xuất, kinh doanh thông qua các giao dịch tài chính ở tài khoản ngân hàng. Trong nghiên cứu này, những hộ vay vốn thường là những hộ có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh quế và măng Bát Độ, từ đó nhu cầu giao dịch qua tài khoản cũng tăng lên. Sở hữu tài khoản không chỉ giúp các hộ gia tăng tiết kiệm, hiểu biết tài chính mà còn thúc đẩy giao dịch tài chính thuận lợi hơn, từ đó tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Biến phản ánh độ tuổi của chủ hộ được đo lường bằng số tuổi (TUOICH) và số tuổi bình phương (TUOICHBP) được đưa vào mô hình nhằm kiểm soát mối quan hệ phi tuyến giữa độ tuổi với tiếp cận tài khoản chính thức. Kết quả cho thấy tác động của biến TUOICH và TUOICHBP lần lượt có dấu tác động dương và âm nhưng không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 90%. Dấu của các hệ số ước lượng gợi ý rằng người lớn tuổi có xu hướng ít sử dụng tài khoản hơn. Tuy nhiên, các hệ số ước lượng không có ý nghĩa thống kê nên không có cơ sở để khẳng định độ tuổi có tác động đến sở hữu tài khoản chính thức. Hay nói cách khác, không tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa độ tuổi với việc sử dụng tài khoản ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các phát hiện trước đây bởi Trần Hùng Sơn và đồng tác giả (2018), Fungácová và Weill (2014) khi cùng quan điểm cho rằng mối liên hệ giữa độ tuổi và việc sở hữu tài khoản chính thức là không rõ ràng. Hệ số ước lượng của biến đại diện cho trình độ học vấn (HOCVAN) có hệ số ước lượng dương và có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 90%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, số năm đi học chính thức của chủ hộ tăng lên 1 năm thì xác suất hộ sở hữu tài khoản tăng lên 0,565%. Kết quả này hàm ý rằng các định chế tài chính cần thu hút nhóm có trình độ học vấn cao hơn sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Nghiên cứu bởi Lin và đồng tác giả (2019) nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục trong cải thiện tiếp cận các dịch vụ tài chính của hộ gia đình. Asante-Addo và đồng tác giả (2017) cho rằng trang bị cho nông dân những kiến thức cả về kỹ thuật và tài chính giúp nông dân nhận thức được ý nghĩa của sở hữu tài khoản chính thức để phục vụ cho các giao dịch trong sản xuất, kinh doanh. Trình độ nhận thức tốt hơn tạo điều kiện cho việc áp dụng các công nghệ trong canh tác, sử dụng phân bón, thiết bị máy móc, thu hoạch sản phẩm, tiếp cận thông tin hoặc tham gia các hoạt động phi nông nghiệp tốt hơn, từ đó nhu cầu về giao dịch tài chính qua ngân hàng cũng cao hơn. Ngoài ra, trình độ học vấn phản ánh trách nhiệm và uy tín của chủ hộ, đây là những yếu tố quan trọng để đánh giá uy tín của hộ. Hệ số ước lượng của biến đại diện cho thành phần dân tộc của chủ hộ (DANTOC) có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 90%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, những hộ mà chủ hộ là dân tộc Kinh thì xác suất sở hữu tài khoản chính thức cao hơn các hộ dân tộc thiểu số là 4,138%. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây bởi Luan và Anh (2015), Thanh và đồng tác giả (2018), Cường và đồng tác giả (2017) khi cho rằng dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc có mức thu nhập và tài sản thấp hơn đáng kể so với người Kinh nên nhu cầu sử dụng tài khoản cũng thấp hơn. Một hạn chế khác là cộng đồng dân tộc thiểu số thường định cư ở các địa bàn cách xa trung tâm thị trường, tạo ra sự hạn chế cho các giao dịch kinh tế xã hội. Chi phí giao dịch cao hơn có thể hạn chế khả năng tiếp cận thông tin và dịch vụ tài chính, trong đó có tài khoản ngân hàng. Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực rất lớn trong cung ứng các dịch vụ tài chính cộng đồng dân tộc thiểu số để thúc đẩy sự phát triển bình đẳng giữa các dân tộc trên phạm vi toàn quốc, các hộ dân tộc thiểu số vẫn gặp nhiều trở ngại trong tiếp cận các dịch vụ tài chính từ các ngân hàng thương mại. Hệ số ước lượng của biến đại diện cho quy mô diện tích canh tác (DIENTICH) không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 90%. Vì vậy, có thể khẳng định không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa diện tích canh tác và sở hữu tài khoản chính thức. Kết quả này có thể được giải thích bởi thực tế các hộ gia đình có nhiều nguồn thu khác nhau, trong đó có chăn nuôi và phi nông nghiệp. Theo GSO (2018), trong những năm gần đây, cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp trong tổng KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 235 thu nhập. Vì vậy, diện tích canh tác lớn hơn cũng không đồng nghĩa với mức thu nhập cao hơn, yếu tố quyết định ảnh hưởng đến sử dụng tài khoản chính thức của hộ. Kết quả ước lượng ở bảng 4 còn cho thấy những hộ có tỷ số phụ thuộc càng lớn thì khả năng sở hữu tài khoản chính thức càng thấp. Hệ số ước lượng của biến phản ánh tỷ số phụ thuộc (PHUTHUOC) có dấu âm và có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ số phụ thuộc tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất hộ sở hữu tài khoản chính thức giảm 3,53%. Những hộ có tỷ số phụ thuộc cao thì mức phụ thuộc về kinh tế trong hộ gia đình lớn hơn và do đó hạn chế khả năng cải thiện mức sống và sinh kế. Kết quả này cũng phù hợp với những phân tích trước đây khi cho rằng, thu nhập thấp, các hộ nghèo dân tộc thiểu số và có số đông người phụ thuộc thì nhu cầu thực hiện các giao dịch tài chính thông qua tài khoản cũng ít hơn. 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Nghiên cứu này đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tài khoản chính thức dựa trên số liệu thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 711 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Các kết quả phân tích cho thấy mức độ sử dụng tài khoản của các hộ gia đình là khá thấp. Các đặc điểm của hộ gia đình có liên quan đến tiếp cận tài khoản là thu nhập, học vấn, thành phần dân tộc của chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc và tiếp cận tín dụng. Các rào cản tiếp cận tài khoản chủ yếu liên quan đến các hộ thu nhập thấp và hộ dân tộc thiểu số, kết hợp với khoảng cách địa lý và mức độ bao phủ hạn chế của các chi nhánh, văn phòng đại diện của các ngân hàng thương mại ở các vùng nông thôn xa xôi. Do phần lớn khách hàng ở xa trung tâm, với các rào cản địa lý, do đó không đáp ứng được nhu cầu tài chính cần thiết của phần đông dân số, hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, tháo gỡ những rào cản và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc thiết kế các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng là cần thiết để đóng góp cho chiến lược tài chính toàn diện quốc gia một cách bền vững. Các kết quả nghiên cứu hàm ý rằng các chính sách cần nghiên cứu, khuyến khích các ngân hàng thương mại mở rộng mạng lưới các quầy giao dịch đến các vùng sâu, vùng xa giúp người dân tiếp cận các dịch vụ tài chính thuận tiện hơn. Về dài hạn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh để tăng thu nhập cho nông dân sẽ thúc đẩy nhu cầu giao dịch qua tài khoản, từ đó tạo nền tảng cho các giao dịch tài chính chính thức khác phát triển. Bên cạnh đó, các chính sách cần hướng đến hỗ trợ các hộ thu nhập thấp không chỉ dịch vụ tài chính chính thức mà còn thông qua các chương trình giáo dục tài chính. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho dự án ngân hàng trên nền tảng điện thoại di động, ứng dụng tài chính số. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng trong khi các hộ thường ít sử dụng tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch tài chính, họ sử dụng điện thoại thông minh rất phổ biến. Vì vậy, các ngân hàng nên xem xét khai thác tiềm năng này để phát triển các dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động. Trong ngắn hạn, các dịch vụ ngân hàng qua điện thoại có thể là cung cấp thông tin về các điều kiện, thủ tục mở tài khoản, về các dịch vụ tài chính như tín dụng, điều kiện vay vốn và những thủ tục cần thiết khác. Trong dài hạn khi mà các nền tảng sản xuất kinh doanh và công nghệ số được phát triển, các dịch vụ ngân hàng có thể ứng dụng vào các khâu như xây dựng hồ sơ, gửi hồ sơ và thực hiện các giao dịch trực tuyến. Dịch vụ ngân hàng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số có thể giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và xây dựng cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Công nghệ số cũng có thể giúp phân tích dòng tiền của bên đi vay chính xác hơn, từ đó sẵn lòng cho vay không cần tài sản đảm bảo. Kinh nghiệm cho vay nông nghiệp trong và ngoài nước cho thấy thúc đẩy sở hữu tài khoản của các tác nhân trong chuỗi là một trong những điều kiện cần để triển khai cho vay theo chuỗi giá trị để nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã có thể tiếp cận tài chính thuận lợi hơn, từ đó thúc đẩy cho vay ít phụ thuộc vào tài sản đảm bảo. Ngoài ra, sở hữu tài khoản thúc đẩy các hộ gia đình gia tăng tiết kiệm, giúp ngân hàng huy động được nguồn vốn nhàn rỗi để tái đầu tư cho nông nghiệp. Lời cảm ơn “Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 502.01-2016.12”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agarwal, Sumit, Shashwat Alok, Pulak Ghosh, Soumya Ghosh, Tomasz Piskorski, and Amit KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 236 Seru (2017). “Banking the Unbanked: What do 255 Million New Bank Accounts Reveal about Financial Access?” Columbia Business School Research Paper 17–12. 2. Asante-Addo, C., Mockshell, J., Zeller, M., Siddig, K., & Egyir, I. S. (2017). Agricultural credit provision: what really determines farmers’ participation and credit rationing? Agricultural Finance Review, 77(2), 239-256. 3. Athey, S., & Imbens, G. W. (2007). Discrete choice models with multiple unobserved choice characteristics. International Economic Review, 48(4), 1159-1192. 4. Cục Thống kê Yên Bái. (2017). Niên giám Thống kê. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê. 5. Cuong, N. V., Tran, T. Q. & Van Vu, H. (2017). "Ethnic Minorities in Northern Mountains of Vietnam: Employment, Poverty and Income." Social Indicators Research, 134, 93-115. 6. Demirgüc-Kunt, A., Klapper, L. (2013). Measuring Financial Inclusion: Explaining Variation in Use of Financial Services Across and Within Countries. Brookings Papers on Economic Activity, Spring 2013, 279-340. 7. Fungáčová, Z. & Weill, L. (2014). Understanding Financial Inclusion in China. China Economic Review, 34, 196-206. 8. Kim, Dai-Won, Yu, Jung-Suk, & Hassan, M Kabir. (2018). Financial inclusion and economic growth in OIC countries. Research in International Business and Finance, 43, 1-14. 9. Manji, Ambreena. (2010). Eliminating poverty?‘Financial inclusion’, access to land, and gender equality in international development. The Modern Law Review, 73(6), 985-1004. 10. Ndlovu, G. 2018. Access to financial services: towards an understanding of the role and impact of financial exclusion in Sub-Saharan Africa. University of Cape Town. 11. Lal, T. 2018, "Impact of financial inclusion on poverty alleviation through cooperative banks." International Journal of Social Economics, 45, 808- 828. 12. Lin, L., Wang, W., Gan, C., Cohen, D. A. & Nguyen, Q. T. (2019), "Rural Credit Constraint and Informal Rural Credit Accessibility in China." Sustainability, 11, 1935. 13. Luan, D. X. & Anh, N. T. L. (2015), "Credit Access in the Northern Mountainous Region of Vietnam: Do Ethnic Minorities Matter?" International Journal of Economics and Finance; , Vol. 7, No. 6. 14. Luan, D. X., & Kingsbury, A. J. (2019). Thinking beyond collateral in value chain lending: access to bank credit for smallholder Vietnamese bamboo and cinnamon farmers. International Food and Agribusiness Management Review, 22(4), 535-555. 15. Thanh, N. L., Anh, N. H. P., Van Passel, S., Azadi, H. & Lebailly, P. (2018), "Access to Preferential Loans for Poverty Reduction and Rural Development: Evidence from Vietnam." Journal of Economic Issues, 52, 246-269. 16. Tổng cục Thống kê. (2017). Niên giám Thống kê. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 17. Tổng cục Thống kê. (2018). Niên giám Thống kê. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 18. Trần Hùng Sơn, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Đình Thiên (2018), Tiếp cận tài chính cá nhân tại Việt Nam. Trong sách tham khảo: Báo cáo thường niên thị trường tài chính 2017- Tiếp cận tài chính. Chủ biên: Hoàng Công Gia Khánh. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 19. Yeung, Godfrey, Canfei He, and Peng Zhang. (2017). "Rural banking in China: geographically accessible but still financially excluded?" Regional Studies no. 51 (2):297-312. doi: 10.1080/00343404.2015.1100283. 20. World Bank. (2008). Finance for Policies and pitfalls in expanding access. Washington, DC: World Bank. 21. World Bank. (2018). The Little Data Book on Financial Inclusion 2018. World Bank, Washington, DC. © World Bank. https://openknowledge.worldbank.org/handle/1098 6/29654 License: CC BY 3.0 IGO.” 22. Wooldridge, J. M. (2016). Introductory econometrics: A modern approach. Nelson Education. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 237 DETERMINANTS OF BANK ACCOUNT OWNERSHIP BY RURAL HOUSEHOLDS IN YEN BAI PROVINCE Do Xuan Luan, Ha Quang Trung, Nguyen Thi Yen, Duong Hoai An Summary The purpose of this study is to analyze access constraints to bank accounts of rural households, thereby suggests policy interventions to strengthen accessibility to formal financial market. This study applied a combination of qualitative and quantitative methods, using primary data collected from direct interviews with 711 households in Yen Bai province. Results show that only about 10,97% of households own official accounts. Households with higher income levels, lower dependency rates, better educated household heads and Kinh majority are more likely to own a formal account. Households that do not actually use a bank account are mainly due to low income levels that discourages their demand for financial transactions through bank accounts. In addition, barriers regarding to remote geographical distance from the center, limited coverage of commercial banking locations in remote areas are also barriers to access to formal accounts. Results imply that the rural households’ demand for owning bank accounts comes first from the need for financial transactions, which are strongly associated with higher income and the development of agribusiness. Expanding banking networks and applying mobile banking can promote financial inclusion and value chain lending which contribute to economic development and poverty reduction in rural areas. Key words: Formal account, financial inclusion, value chain lending, rural households, Yen Bai. Người phản biện: TS. Hà Vũ Quang Ngày nhận bài: 10/9/2019 Ngày thông qua phản biện: 10/10/2019 Ngày duyệt đăng: 17/10/2019
File đính kèm:
- yeu_to_anh_huong_den_so_huu_tai_khoan_chinh_thuc_cua_ho_nong.pdf