Xúc tác L-prolinamide ứng dụng trong phản ứng mannich
Tóm tắt
ài b o tr nh bày t quả về hả năng xúc t c của L-prolinamide trong phản ứng
Mannich để tổng hợp hợp chất -amino carbonyl 1,3-diphenyl-3-(phenylamino)propan-1-one.
K t quả cho thấy L-prolinamide có hả năng xúc t c cho phản ứng Mannich. Xúc tác
prolinamide và sản phẩm -amino carbonyl được định danh bằng phổ IR và 1H-NMR.
Bạn đang xem tài liệu "Xúc tác L-prolinamide ứng dụng trong phản ứng mannich", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xúc tác L-prolinamide ứng dụng trong phản ứng mannich
Lê Tín Thanh... Xúc tác L-Prolinamide ứng dụng trong... 32 XÚC TÁC L-PROLINAMIDE ỨNG DỤNG TRONG PHẢN ỨNG MANNICH Lê Tín Thanh(1), Phạm Dương Thanh Sang(1), Lê Thanh Thanh(2) (1)Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; (2) Trường Đại học Thủ Dầu Một Ngày nhận bài 20/3/2017; Ngày gửi phản biện 30/3/2017; Chấp nhận đăng 30/6/2017 Email: letinthanh.sp@gmail.com Tóm tắt ài b o tr nh bày t quả về hả năng xúc t c của L-prolinamide trong phản ứng Mannich để tổng hợp hợp chất -amino carbonyl 1,3-diphenyl-3-(phenylamino)propan-1-one. K t quả cho thấy L-prolinamide có hả năng xúc t c cho phản ứng Mannich. Xúc tác prolinamide và sản phẩm -amino carbonyl được định danh bằng phổ IR và 1H-NMR. Từ khóa: L-proline, prolinamide, phản ứng Mannich, hợp chất -amino carbonyl. Abstract L-PROLINAMIDE CATALYSIS FOR MANNICH REACTION The results of catalytic ability of L-prolinamide for Mannich reaction are presented. The obtained results showed that L-prolinamide was able to catalyze for Mannich reaction. The structure of prolinamide and -amino carbonyl compound was confirmed by IR and 1H-NMR spectral data. 1. Mở đầu Phản ứng Mannich là một trong những phương pháp quan trọng trong tổng hợp hữu cơ để tổng hợp các hợp chất -amino ketone và -amino acid, là những hợp chất trung gian trong tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng [1] (ví dụ các -peptide [2]). Xúc tác hữu cơ phi đối xứng là xúc tác thân thiện với môi trường, được ứng dụng nhiều để tổng hợp các đồng phân lập thể tinh khiết, và cũng là một trong những lĩnh vực đang được quan tâm nghiên cứu trong tổng hợp hữu cơ [3]. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng L-proline và dẫn xuất L-proline trong các phản ứng tạo liên kết carbon-carbon đem lại hiệu quả cao, như phản ứng aldol hóa [4], phản ứng Michael [5] Trong đó, xúc tác trong phản ứng Mannich cũng được nghiên cứu rất nhiều nhưng ít các nghiên cứu về việc sử dụng xúc tác là dẫn xuất của L-proline [6]. 2. Thực nghiệm 2.1. Thiết bị và hóa chất Nhiệt độ nóng chảy được đo trên máy Gallenkamp tại ph ng thí nghiệm Hoá ại cương, Trường ại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Phổ IR được đo trên máy đo phổ IR SHIMADZU FTIR 8400S tại ph ng Phân tích trung tâm, Trường ại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Phổ 1H-NMR của các hợp chất được ghi trên máy Bruker Avance - 500MHz trong dung môi CDCl3, được thực hiện tại Ph ng NMR, Trường ại học Khoa học Tự nhiên Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(34)-2017 33 ( ại học Quốc gia Hà Nội). Các hóa chất thương mại (Acros Organics, Sigma Aldrich) với độ tinh khiết cao và được sử dụng mà không cần tinh chế lại. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Điều chế xúc tác Tổng hợp S -tert-butyl 2-(p-tolylcarbamoyl)pyrrolidine-1-carboxylate 1 NH2 X N O OH O O + EDC.HCl N O HN O O X + H2O 1 Et3N, DCM rt, 12h p-Toluidine (160 mg; 1,5 mmol) được h a tan trong dichloromethane (DCM) (10 ml) và triethylamine (0,2 mL; 1,5 mmol) được thêm vào sau đó. [4] Sau khi khuấy hỗn hợp 5 phút, cho tiếp N-Boc-L-proline (322 mg; 1,5 mmol) và EDC.HCl (287 mg; 1,6 mmol) vào. Hỗn hợp phản ứng được khuấy dưới khí quyển nitơ trong 12 giờ. Hỗn hợp sau phản ứng được rửa với nước cất (10ml) rồi chiết bằng ethyl acetate, pha hữu cơ được làm khan bằng Na2SO4. Tiến hành cô quay dưới áp suất thấp để loại dung môi, sản phẩm N-Boc-L-prolinamide sạch được tách ra bằng phương pháp sắc kí cột với dung môi là hexane (hex): ethyl acetate (EA). Sản phẩm (S)-tert-butyl 2-(p-tolylcarbamoyl)pyrrolidine-1-carboxylate 1 (37%) thu được có dạng rắn màu hồng nhạt, nhiệt độ nóng chảy là 178-180°C. Sản phẩm được định danh bằng phổ IR và 1H-NMR. Tổng hợp pyrrolidine-2-carboxylic acid 4’-methylphenyl)-amide trifluoroacetate 2 2 N O HN O O TFA:DCM (1:1) CF3COO 1 N O HNH H 2h, rt N-Boc-L-prolinamide 1 (106 mg, 0,35mmol) được h a tan trong trifluoroacetic acid (TFA)/dichloromethane (DCM) (v:v 1:1) (1 mL) khuấy dưới khí quyển nitơ tại nhiệt độ ph ng trong 2 giờ.[4] Sau đó hỗn hợp phản ứng được cô quay dưới áp suất thấp để loại dung môi và sử dụng xúc tác L-prolinamide 2 dưới dạng muối. Sản phẩm được định danh bằng phổ IR và 1H-NMR. 2.2.2. ng d ng -prolinamide làm xúc tác trong phản ứng Mannich H O NH2 O O HN + + 0,35 mmol 2 THF, 64-66oC, 4,5h 3 (70%) Lê Tín Thanh... Xúc tác L-Prolinamide ứng dụng trong... 34 Hòa tan benzaldehyde (106 mg; 1,0 mmol), aniline (102 mg; 1,1 mmol), acetophenone (360 mg; 3,0 mmol) và xúc tác 2 (0,35 mmol) trong 1 mL tetrahydrofurane (THF).[4] Phản ứng được tiến hành dưới điều kiện khí quyển nitơ nhiệt độ 64-66 C trong 4,5 giờ. Hỗn hợp sau phản ứng được rửa bằng dung dịch NH4Cl (10ml) và chiết bằng ethyl acetate (20 ml x 3). Pha hữu cơ được làm khan bằng Na2SO4, cô quay dưới áp suất thấp để loại b dung môi. Sản phẩm 1,3-diphenyl-3-(phenylamino)propan-1-one 3 (70%) được kết tinh lại trong hexane và ethyl acetate. Sản phẩm thu được có dạng rắn màu trắng, nhiệt độ nóng chảy là 166-167 C. Sản phẩm được định danh bằng phổ IR và 1H-NMR. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. T ng h p -Boc-L-prolinamide 1 NH2 X N O OH O O + EDC.HCl N O HN O O X 1 (37%) Et3N, DCM rt, 12h Phản ứng ghép cặp peptide giữa N-Boc-L-proline và p-toluidine sử dụng EDC.HCl như tác nhân ghép cặp. Hợp chất N-Boc-L-prolinamide 1 tổng hợp được có hiệu suất 37%. Dựa vào phổ 1H-NMR (dung môi CDCl3) của hợp chất 1, tín hiệu tại = 9,34 ppm có cường độ tích phân bằng 1 dạng singlet được quy kết cho proton linh động của NH. Các tín hiệu doublet tại = 7,39 ppm (J = 7,5 Hz) và = 7,11 ppm (J = 7,5 Hz) đều có cường độ tích phân bằng 2 được quy kết cho các proton của nhân thơm. Các cụm tín hiệu tại = 4,20-4,55 ppm (1H, multiplet), = 3,20-3,62 ppm (2H, multiplet), = 2.54 ppm (1H, broad) và = 1,93 ppm (3H, multiplet) được quy kết cho proton của CH và CH2 vòng pyrrolidine. Các tín hiệu singlet tại = 2,30 ppm và tại = 1,47 ppm có cường độ tích phân lần lượt bằng 3 và 9 được quy kết cho proton CH3 của nhóm CH3-arene và CH3 của nhóm tert-butyl. Trên phổ hồng ngoại IR (KBr, cm-1) của N-Boc-L-prolinamide 1, ta thấy xuất hiện các mũi của liên kết C=O amide tại 1672 cm-1 chứng t các nhóm acid carboxylic trong proline đã ghép cặp với nhóm amino của p-toluidine. Ngoài ra, các mũi hấp thụ tại 3323 cm -1 và 3286 đặc trưng cho dao động N-H. Trong vùng 2877-2974 cm-1, phổ xuất hiện các vân hấp thụ đặc trưng cho các liên kết Csp3-H. 3.2. T ng h p p rrolidine-2-carbox lic acid (4’-methylphenyl)-amide trifluoroacetate 2 2 (100% conversion) N O HN O O TFA:DCM (1:1) CF3COO 1 N O HNH H 2h, rt N-Boc-L-prolinamide 1 được gỡ nhóm bảo vệ Boc bằng acid trifluoroacetic (TFA) trong DCM (tỉ lệ thể tích 1:1) dưới điều kiện khí trơ tại nhiệt độ ph ng. Sản phẩm sau khi gỡ bảo vệ Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(34)-2017 35 thu được dưới dạng muối trifluoroacetate. Hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng không qua quá trình tinh chế sản phẩm mà được sử dụng trực tiếp làm xúc tác cho phản ứng Mannich. Kết quả chấm sắc ký bảng m ng chỉ thấy xuất hiện một vết duy nhất của muối trifluoroacetate. Thêm vào đó, trên phổ 1H-NMR không c n tín hiệu của nhóm tert-butyl. iều này chứng t độ chuyển hoá của các quá trình gỡ b nhóm Boc là 100%. Do sản phẩm không được tinh chế nên chúng tôi tiến hành định danh sản phẩm gỡ bảo vệ 2 thông qua phổ 1H-NMR của hỗn hợp sau phản ứng. Tín hiệu singlet tại = 9,97 ppm (1H) được quy kết cho proton linh động của NHCO. Hai tín hiệu singlet tại = 9,45 ppm (1H) và = 7,74 ppm (1H) được quy kết cho các proton linh động của +NH2. Các tín hiệu tại = 7,30 ppm (2H, doublet, J = 8,5 Hz), = 7,07 ppm (2H, doublet, J = 8,5 Hz) được quy kết cho các proton của nhân thơm. Các tín hiệu tại = 4,70 (1H, singlet), 3,25 – 3,45 ppm (2H, multiplet), = 2,40 – 2,50 ppm (1H, multiplet), = 2,02 – 2,15 ppm (1H, multiplet) và = 1,90 – 2,02 ppm (2H, multiplet) được quy kết cho proton của CH và CH2 vòng pyrrolidine. 3.3. ng d ng -prolinamide làm xúc tác trong phản ứng Mannich H O NH2 O O HN + + 0,35 mmol 2 THF, 64-66oC, 4,5h 3 (70%) Xúc tác prolinamide 2 được sử dụng làm xúc tác cho phản ứng Mannich ba thành phần của benzaldehyde, aniline và acetophenone để tổng hợp base Mannich 1,3-diphenyl-3- (phenylamino)propan-1-one 3. Phản ứng được tiến hành trong dung môi THF tại nhiệt độ 64- 66C trong 4,5h. Sản phẩm base Mannich 1,3-diphenyl-3-(phenylamino)propan-1-one 3 được cô lập với hiệu suất 70%. Kết quả cho thấy prolinamide 2 xúc tác tốt cho phản ứng Mannich. 3.4. Định danh sản phẩm base Mannich Sản phẩm base Mannich, 1,3-diphenyl-3-(phenylamino)propan-1-one 3, được xác định cấu trúc dựa vào phổ IR và 1H-NMR. Phổ IR của 3 xuất hiện các vân hấp thụ phù hợp với các liên kết đặc trưng trong sản phẩm. Vân hấp thụ sắc nhọn khoảng 3387 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết N-H trong phân tử. Các đỉnh hấp thụ tại 1674 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm C=O. Các vân hấp thụ của Csp3-H no thể hiện vùng 2877-2916 cm -1. Trong vùng 1450-1388 cm-1, phổ xuất hiện các vân hấp thụ đặc trưng cho các liên kết C=C của vòng benzene. Các vân hấp thụ vùng 3024-3055 cm-1 chứng t có các liên kết Csp2-H. Phổ 1H-NMR của sản phẩm thêm một lần nữa khẳng định cấu trúc của sản phẩm base Mannich. Theo kết quả phổ 1H-NMR trình bày trong bảng 1, các tín hiệu từ 6,56 ppm đến 7,90 ppm được quy kết cho các proton của nhân thơm (3 v ng thơm). Proton của nhóm CH2 cho các tín hiệu tại = 3,53-3,41 ppm có cường độ tích phân bằng 2 tách mũi multiplet. Tín hiệu tại = 5,00 ppm có cường độ tích phân bằng 1 dạng doublet-doublet (J = 5 Hz; J = 2,5 Hz) được quy kết cho proton của CH. Proton linh động của NH cho tín hiệu tại = 4,63 ppm với cường độ tích phân bằng 1 dạng singlet. Các kết quả quy kết trên hoàn toàn phù hợp với số liệu đã công bố trước đây.[7] Lê Tín Thanh... Xúc tác L-Prolinamide ứng dụng trong... 36 Bảng 1: Số liệu phổ 1H-NMR (dung môi CDCl3 ppm và J Hz của 1 3-diphenyl-3- (phenylamino)propan-1-one 3 NH O 3 HAr HAr HAr HAr HAr HAr HAr HAr CH NH CH2 7,90 (d, 2H, J=7,5) 7,56 (t, 1H, J=7,5) 7,45- 7,42 (m, 4H) 7,32 (t, 2H, J=7,5) 7,23 (t, 1H, J=7,5) 7,08 (t, 2H, J=7,5) 6,66 (t, 1H, J=7,5) 6,56 (d, 2H, J=7,5) 5,00 (dd, 1H, J=5, J=2,5) 4,63 (br, 1H) 3,53-3,41 (m, 2H) 4. Kết luận Từ Boc-L-proline đã tổng hợp thành công xúc tác pyrrolidine-2-carboxylic acid (4’- methylphenyl)-amide trifluoroacetate 2. Xúc tác được sử dụng trực tiếp dưới dạng muối trifluoroacetate cho phản phản ứng Mannich tạo sản phẩm 1,3-diphenyl-3- (phenylamino)propan-1-one với hiệu suất tương đối tốt (70%). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] M. Arend, B. Westermann, N. Risch, “Modern Variants of the Mannich Reaction”, Angew. Chem. Int. Ed. 1998, 37, 1044–1070. [2] S. Krauthäuser, L. A. Christianson, D. R. Powell, S. H. Gellman, “Antiparallel Sheet Formation in β-Peptide Foldamers: Effects of β-Amino Acid Substitution on Conformational Preference” J. Am. Chem. Soc. 1997, 119, 11719–11720; b) D. Seebach, M. Overhand, F. N. M. Kühnle, D. Martioni, L. Oberer, U. Hommel, H. Widmer, “β-Peptides: Synthesis by Arndt-Eistert homologation with concomitant peptide coupling. Structure determination by NMR and CD spectroscopy and by X-ray crystallography. Helical secondary structure of a β-hexapeptide in solution and its stability towards pepsin”, Helv. Chim. Acta 1996, 79, 913–941 [3] S. B. Tsogoeva, “Recent Advances in Asymmetric Organocatalytic 1,4-Conjugate Additions”, Eur. J. Org. Chem. 2007, 2007(11), 1701–1716. b) A. Dondoni, A. Massi, “Asymmetric Organocatalysis: From Infancy to Adolescence”, Angew. Chem. Int. Ed. 2008, 47, 4638–4660. [4] S. Sathapornvajana, T. Vilaivan, “Prolinamides derived from aminophenols as organocatalysts for asymmetric direct aldol reactions”, Tetrahedron, 2007, 63, 10253–10259. [5] Y. Wang, J. Lin, K. Wei, “Aromatic L-prolinamide-catalyzed asymmetric Michael addition of aldehydes to nitroalkenes”, Tetrahedron: Asymmetry, 2014, 25, 1599–1604. [6] B. List, P. Pojarliev, W. T. Biller, Harry J. Martin, “The Proline-Catalyzed Direct Asymmetric Three-Component Mannich Reaction: Scope, Optimization, and Application to the Highly Enantioselective Synthesis of 1,2-Amino Alcohols”, J. Am. Chem. Soc. 2002, 5, 827–833. [7] M. P. Pachamuthu, K. Shanthi, R. Luque, A. Ramanathan, “A solid acid catalyst for three component coupling reactions at room temperature”, Green Chem. 2013, 15, 2158–2166.
File đính kèm:
- xuc_tac_l_prolinamide_ung_dung_trong_phan_ung_mannich.pdf