Xuất khẩu rau quả Việt Nam-Thực trạng và giải pháp

TÓM TẮT

Xuất khẩu hàng hóa đóng góp trên dướ 80% tổng GDP của Việt Nam ở giai đoạn 2011-2015, trong đó xuất

khẩu rau quả chỉ chiếm khoảng 2%, tuy nhiên đây là mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng. Trong kim ngạch xuất

khẩu rau quả, mặt hàng quả chiếm tỷ trọng trên dưới 70%, kế đến là mặt hàng rau còn mặt hàng rau quả chế

biến chiếm tỷ lệ rất nhỏ, dưới 10%. Thị trường xuất khẩu chính của rau quả là châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc.

Điểm sáng trong xuất khẩu rau quả là thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, vừa tăng về giá trị, vừa cân đối giữa

cơ cấu các mặt hàng. Song hành cùng những lợi thế sẵn có về đa dạng chủng loại, điều kiện tự nhiên thuận lợi

cho sản xuất và xuất khẩu; rau quả xuất khẩu còn gặp phải nhiều thách thức gay gắt về cơ cấu xuất khẩu chưa

mang lại hiệu quả kinh tế, sản lượng, chất lượng không ổn định, rào cản kỹ thuật Muốn đẩy mạnh xuất khẩu

rau quả cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về sản phẩm, t

pdf 9 trang phuongnguyen 440
Bạn đang xem tài liệu "Xuất khẩu rau quả Việt Nam-Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xuất khẩu rau quả Việt Nam-Thực trạng và giải pháp

Xuất khẩu rau quả Việt Nam-Thực trạng và giải pháp
Kinh tế & Chính sách 
 160 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 
XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
Võ Thị Phương Nhung1, Đỗ Thị Thúy Hằng2, Võ Thị Hải Hiền3 
1,2,3Trường Đại học Lâm nghiệp 
TÓM TẮT 
Xuất khẩu hàng hóa đóng góp trên dướ 80% tổng GDP của Việt Nam ở giai đoạn 2011-2015, trong đó xuất 
khẩu rau quả chỉ chiếm khoảng 2%, tuy nhiên đây là mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng. Trong kim ngạch xuất 
khẩu rau quả, mặt hàng quả chiếm tỷ trọng trên dưới 70%, kế đến là mặt hàng rau còn mặt hàng rau quả chế 
biến chiếm tỷ lệ rất nhỏ, dưới 10%. Thị trường xuất khẩu chính của rau quả là châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc. 
Điểm sáng trong xuất khẩu rau quả là thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, vừa tăng về giá trị, vừa cân đối giữa 
cơ cấu các mặt hàng. Song hành cùng những lợi thế sẵn có về đa dạng chủng loại, điều kiện tự nhiên thuận lợi 
cho sản xuất và xuất khẩu; rau quả xuất khẩu còn gặp phải nhiều thách thức gay gắt về cơ cấu xuất khẩu chưa 
mang lại hiệu quả kinh tế, sản lượng, chất lượng không ổn định, rào cản kỹ thuật Muốn đẩy mạnh xuất khẩu 
rau quả cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về sản phẩm, thị trường, tổ chức và quản lý xuất khẩu. 
Từ khóa: Giải pháp, thực trạng, xuất khẩu rau quả. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Việt Nam là một nước nông nghiệp có 
nhiều lợi thế và tiềm năng về vị trí địa lý, về 
đất đai, lao động, khí hậu và các điều kiện sinh 
thái khác cho phép nước ta phát triển tốt một 
nền nông nghiệp sinh thái bền vững, đa ngành, 
đa canh với nhiều loại nông sản xuất khẩu có 
giá trị kinh tế lớn. Rau quả cũng là một mặt 
hàng nông nghiệp được nhà nước quan tâm 
đầu tư phát triển, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ 
trong nước và xuất khẩu. 
Xuất khẩu hàng hóa là một trong những 
hướng đi nhằm phát triển kinh tế đất nước 
không chỉ của riêng Việt Nam. Mục đích của 
hoạt động kinh doanh xuất khẩu là thu được 
một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác và 
tận dụng những lợi thế so sánh của từng quốc 
gia. Với lợi thế của mình, xuất khẩu rau quả là 
một hướng đi tốt cho các doanh nghiệp và 
mang lại hiệu quả kinh tế. Khi Việt Nam hội 
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các 
hàng hóa xuất khẩu không chỉ riêng rau quả 
của Việt Nam cần được nhìn nhận đa chiều về 
những tồn tại, lợi thế và cả thách thức. 
Nhận thức được vấn đề trên, trong bài báo 
tác giả đã nghiên cứu, phân tích được thực trạng, 
đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách 
thức và đưa ra được một số giải pháp nhằm đẩy 
mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
- Phương pháp thu thập số liệu: tài liệu, số 
liệu được sử dụng trong bài viết này chủ yếu 
được kế thừa từ các nghiên cứu đã được công bố 
trên sách, báo, tạp chí và các trang thông tin điện 
tử chính của các bộ, ngành, tổ chức liên quan. 
- Phương pháp xử lý số liệu: Trên cơ sở số 
liệu thu thập được về thực trạng xuất khẩu rau 
quả tác giả đã tổng hợp các thông tin, tài liệu 
và tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong 
lĩnh vực nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra 
được các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Đặc điểm các mặt hàng rau quả của 
Việt Nam 
Rau quả Việt Nam rất đa dạng về chủng 
loại, mặt hàng rau quả có thể chia ra các nhóm: 
rau quả tươi, khô và rau quả chế biến. Mặt 
hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam có các 
Kinh tế & Chính sách 
 161 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 
đặc điểm sau: 
Thứ nhất là các mặt hàng rau quả chịu ảnh 
hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên như các 
điều kiện về đất đai, thời tiết khí hậu, địa hình, 
nguồn nước Những nhân tố này tác động 
trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của 
cây trồng từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất 
lượng và ảnh hưởng đến giá cả, nguồn hàng 
rau quả cho xuất khẩu. Nếu điều kiện tự nhiên 
thuận lợi, phù hợp thì cây trồng sẽ phát triển 
tốt, cho năng suất cao và ngược lại sẽ ảnh 
hưởng xấu dẫn tới cả năng suất và chất lượng 
đều giảm. 
Thứ hai là mang tính thời vụ: Việc sản xuất, 
thu hoạch thường được tiến hành theo mùa vụ 
rõ ràng cụ thể với từng loại cây và từng khu 
vực nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện thời 
tiết, khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho việc 
trồng, chăm sóc của con người cũng như sự 
sinh trưởng và phát triển của cây trồng, do đó 
chất lượng, giá cả có sự biến động nhất định 
với từng loại rau quả theo từng mùa vụ. Vào 
chính vụ thì chất lượng đồng đều, số lượng 
lớn, phong phú về chủng loại giá cả vì thế mà 
cũng sẽ rẻ hơn. Nếu trái vụ hoặc thời tiết 
không thuận lợi thì hàng rau quả khan hiếm 
chất lượng không đồng đều, giá sẽ cao hơn. 
Thứ ba là mang tính phân tán và tính địa 
phương: Mỗi loại cây khác nhau phù hợp với 
điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau do đó sẽ 
trồng và phát triển ở những vùng khác nhau 
như cây chè thường phù hợp với điều kiện thời 
tiết đất đai của các tỉnh miền núi phía Bắc 
trong khi đó cây cà phê lại thích hợp với môi 
trường đất đỏ bazan của các tỉnh Tây Nguyên 
như Đắk lắk, Lâm Đồng Mặt khác, hàng rau 
quả phân tán ở vùng nông thôn và trong tay 
hàng triệu nông dân nhưng sức tiêu thụ lại tập 
trung ở thành phố và các khu công nghịêp tập 
trung. Phương thức lưu thông hàng rau quả là 
phân tán - tập trung, nông thôn - thành thị vì 
vậy việc bố trí địa điểm thu mua, phương thức 
thu mua, chế biến và vận chuyển đều phải phù 
hợp với đặc điểm nói trên. 
Thứ tư là có tính tươi sống: Hàng rau quả 
phần lớn là các loại rau quả tươi, số ít là rau 
quả đã qua chế biến, nên trong quá trình thu 
hoạch và vận chuyển dễ bị dập, nát dẫn đến 
kém phẩm chất. Hơn nữa chủng loại, số lượng 
chất lượng cũng rất khác nhau khi thu mua cần 
đặc biệt lưu ý phân loại, chế biến, bảo quản, 
vận chuyển nhằm làm cho phương thức kinh 
doanh phù hợp đặc điểm của từng loại. Thu 
mua, vận chuyển phải nhanh chóng, kịp thời 
tránh hao tổn. 
Thứ năm là hàng rau quả phục vụ cho nhu 
cầu thiết yếu của con người, chất lượng của nó 
tác động trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu 
dùng nên yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn 
thực phẩm được đặc biệt coi trọng và quy định 
chặt chẽ trong quá trình sản xuất chế biến, bảo 
quản. Ngày nay chất lượng đã trở thành công 
cụ cạnh tranh khá hiệu quả và để xâm nhập vào 
các thị trường khó tính thì đòi hỏi sản phẩm 
phải có chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu 
chuẩn cần thiết mà thị trường đó đặt ra. 
Thứ sáu là hàng rau quả gồm nhiều chủng 
loại và chất lượng của từng mặt hàng cũng rất 
khác nhau. Mỗi loại hàng khác nhau có tính 
chất, đặc điểm khác nhau, sinh trưởng và phát 
triển trong các điều kiện không giống nhau thu 
hoạch và chế biến theo những cách thức riêng 
nên chất lượng cũng khó đồng đều, ngay trong 
mỗi mặt hàng thì chất lượng cũng đã được quy 
Kinh tế & Chính sách 
 162 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 
định thành rất nhiều loại khác nhau. 
 Hàng rau quả có những nét đặc trưng riêng 
ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu thụ cũng 
như xuất khẩu. Tìm hiểu những đặc trưng của 
hàng nông sản từ đó đưa ra các phương thức 
kinh doanh phù hợp là một cách để tăng cường 
tính cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo xuất 
khẩu thành công trên thị trường thế giới. 
3.2. Thực trạng xuất khẩu rau quả của 
Việt Nam 
3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của 
Việt Nam 
Với bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập 
kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương 
mại tự do, kim ngạch xuất khẩu là một trong 
những thước đo đánh giá mức độ hội nhập. 
Hoạt động xuất nhập khẩu còn là yếu tố quan 
trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo 
thêm vốn đầu tư đổi mới công nghệ, tăng thêm 
việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công 
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. 
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt 
được thành tựu trong xuất khẩu hàng hóa nói 
chung và xuất khẩu rau quả nói riêng. Nhìn 
vào tỷ trọng của xuất khẩu hàng hóa trong 
tổng GDP đều trên dưới 80%, cho thấy xuất 
khẩu hàng hóa đóng góp rất lớn vào GDP của 
nước ta. 
Rau quả không phải là mặt hàng xuất khẩu 
chủ lực trong xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, 
với tỷ trọng xuất khẩu khoảng 2,5% trong tổng 
giá trị xuất khẩu hàng hóa và trên dưới 2% 
tổng GDP. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu của mặt 
hàng này ngày càng tăng lên rõ rệt cho thấy 
những chuyển biến tích cực của xuất khẩu rau 
quả Việt Nam. 
Bảng 01. GDP và xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 
Năm 
GDP 
(triệu USD) 
Xuất khẩu 
hàng hóa 
(triệu USD) 
Tỷ trọng 
XKHH/GDP 
(%) 
Xuất khẩu 
rau quả 
(triệu USD) 
Tỷ trọng 
XKRQ/XKHH 
(%) 
Tỷ trọng 
XKRQ/GDP 
(%) 
2011 120.792 96.906 80,23 2.430 2,51 2,01 
2012 156.030 114.529 73,40 2.858 2,50 1,83 
2013 169.870 132.032 77,73 2.861 2,17 1,68 
2014 184.012 150.217 81,63 3.860 2,57 2,10 
2015 194.114 162.016 83,46 4.138 2,55 2,13 
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục thống kê 
3.2.2. Cơ cấu nhóm hàng rau quả xuất khẩu 
Nhóm hàng rau quả xuất khẩu có thể chia 
làm 3 nhóm chính: nhóm hàng rau (bao gồm: 
cà chua, bắp cải, hành, cà rốt, củ cải, dưa 
chuột tươi hoặc ướp lạnh, các loại rau thái 
lát, vụn, bột nghiền, ngâm dung dịch nhưng 
không ăn được ngay); nhóm hàng quả (bao 
gồm: chuối, cam, quýt, bưởi, nho, táo, thanh 
long tươi, khô, đông lạnh, ngâm trong trong 
dung dịch nhưng không ăn được ngay); nhóm 
rau quả chế biến (bao gồm: rau quả đã qua chế 
biến sâu như: muối, ngâm nước đường, rau quả 
nghiền có thể ăn liền, các lại mứt). Với cách 
phân loại này có thể cho thấy mức độ chế biến 
của rau quả xuất khẩu. 
Nhìn vào cơ cấu nhóm hàng rau quả xuất 
 TẠP CHÍ KHOA HỌ
khẩu qua 5 năm (2011-2015) không có nhi
biến động. Cụ thể, nhóm hàng qu
hàng xuất khẩu chính, với tỷ tr
đều trên dưới 70% kim ngạch xu
quả, tiếp đến là mặt hàng rau v
dưới 20%, còn lại là rau quả ch
nói, mặt hàng quả có nhiều lợi th
khi nhìn vào tỷ lệ xuất khẩu vư
nhóm hàng còn lại. Mặt hàng rau qu
biến (là rau quả có hàm lượng k
biến lớn) chiếm tỷ lệ rất thấp, ch
Bảng 02. Cơ cấu m
Loại mặt 
hàng 
Năm 2011 Năm 2012
Giá trị 
(triệu 
USD) 
TT 
(%) 
Giá tr
(tri
USD)
Rau 558 22,98 694
Quả 1.672 68,82 1.980
RQ chế biến 199 8,19 184
Kim ngạch 
XK rau quả 
2.430 100 2.858
3.2.3. Cơ cấu thị trường xuất kh
Xét kim ngạch xuất khẩu rau qu
cấu thị trường có thế thấy, thị 
chiếm tỷ lệ lớn so với các châu l
châu Á luôn chiếm tỷ trọng gần m
Hình 01. Biểu đồ cơ cấu mặt hàng rau quả xuất khẩu năm 2015
Kinh t
C VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017
ều 
ả là nhóm 
ọng qua 5 năm 
ất khẩu rau 
ới tỷ trọng trên 
ế biến. Có thể 
ế xuất khẩu 
ợt trội so với 2 
ả qua chế 
ỹ thuật chế 
ỉ trên dưới 
10% kim ngạch xuất khẩ
xuất khẩu thường vận chuy
địa lý xa, nếu chỉ xuất kh
quả tươi, sơ chế đơn giả
được chất lượng hàng hóa sau th
chuyển, giá trị hàng xuấ
thấp. Vấn đề cần được đưa ra 
pháp tăng tỷ trọng mặt hàng rau qu
trong tổng kim ngạch xu
hàng này. 
ặt hàng rau quả xuất khẩu giai đoạn 2011 -
 Năm 2013 Năm 2014 
ị 
ệu 
TT 
(%) 
Giá trị 
(triệu 
USD) 
TT 
(%) 
Giá trị 
(triệu 
USD) 
TT 
(%) 
 24,29 532 18,60 993 25,7 
 69,27 2.042 71,36 2.569 66,6 
 6,45 287 10,04 297 7,7 
 100 2.861 100 3.860 100 
 Nguồn: Tổng hợp số liệu t
ẩu rau quả 
ả theo cơ 
trường châu Á 
ục còn lại, 
ột nửa tổng 
kim ngạch xuất khẩu. 
Thị trường truyền thố
quả của Việt Nam là Trung 
về kim ngạch và tốc độ 
quân 5 năm là 14,4%/năm). Trong th
Rau
22%
Quả
71%
Rau quả chế biến
7%
ế & Chính sách 
163 
u. Với đặc điểm hàng 
ển với khoảng cách 
ẩu các mặt hàng rau 
n thì không đảm bảo 
ời gian vận 
t khẩu thu về cũng sẽ 
ở đây là giải 
ả chế biến 
ất khẩu của nhóm 
 2015 
Năm 2015 
TĐ 
PTBQ 
(%) 
Giá trị 
(triệu 
USD) 
TT 
(%) 
1.007 21,9 115,87 
3.271 71,1 118,26 
325 7,1 113,05 
4.604 100 117,32 
ừ Tổng cục Thống kê 
ng của xuất khẩu rau 
Quốc luôn dẫn đầu 
tăng trường tốt (bình 
ị trường 
Kinh tế & Chính sách 
 164 TẠP CHÍ KHOA HỌ
này, mặt hàng rau và quả ở đầ
kim ngạch xuất khẩu tương đương nhau, nhưng 
đến cuối gian đoạn (năm 2015) kim ng
khẩu mặt hàng quả sang thị trư
lên gấp hơn 2 lân kim ngạch xuấ
hàng rau. 
Bảng 3. Cơ cấu thị trư
Thị trường 
1. Châu Á 
Trong đó: - Trung quốc 
- Nhật bản 
- Hàn quốc 
2. Châu Âu 
Trong đó: - Hà lan 
- Nga 
- Anh 
3. Châu Mỹ 
Trong đó: Mỹ 
4. Châu Úc 
5. Châu Phi 
Vùng chưa phân rõ nơi nào 
Tổng kim ngạch 
xuất khẩu rau quả 
Châu Mỹ
Châu Úc
3%
Chấu Phi
1%
Hình 02. Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu của rau quả Việt Nam năm 2015
C VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017
u giai đoạn có 
ạch xuất 
ờng này tăng 
t khẩu của mặt 
Thị trường xuất khẩu 
3 là thị trường Mỹ và Hà Lan,
xuất khẩu truyền thống c
lớn kim ngạch xuất khẩ
này là mặt hàng quả. 
ờng xuất khẩu của rau quả Việt Nam giai đoạ
 (Đơn vị tính: 
Năm 
2011 2012 2013 2014 
1.253 1.658 1.490 1.753 
856 1.166 920 1.079 
55 62 71 108 
33 64 97 113 
526 492 505 680 
249 197 186 264 
85 85 93 95 
53 51 55 76 
486 517 693 806 
427 447 596 695 
126 133 130 143 
21 40 33 51 
142 149 138 567 
2.430 2.858 2.861 3.860 
 Nguồn: Tổng hợp số liệ
Châu Á
47%
Châu Âu:
17%
22%
Vùng chưa phân rõ 
nơi nào
10%
ở vị trí thứ hai và thứ 
 là hai thị trường 
ủa Việt Nam, phần 
u sang các thị trường 
n 2011-2015 
triệu USD) 
TĐPTBQ 
(%) 2015 
2.163 114,62 
1.466 114,40 
109 118,71 
96 130,54 
762 109,68 
347 108,63 
47 86,005 
106 118,81 
997 119,69 
880 119,82 
157 105,54 
57 128,10 
465 134,36 
4.604 117,32 
u từ Tổng cục Thống kê 
Kinh tế & Chính sách 
 165 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 
Điểm sáng trong kim ngạch xuất khẩu theo 
thị trường đó là sự tăng lên của kim ngạch xuất 
khẩu sang các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc và 
Anh. Thị trường nước Anh, qua gian đoạn 5 
năm, kim ngạch xuất khẩu có giá trị tăng gấp 
đôi, với tốc độ phát triển bình quân giai đoạn là 
18,81%. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau 
quả sang thị trường Nhật Bản xếp thứ 7, đến 
năm 2015 đã vượt lên xếp thứ 5, còn kim 
ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc mạnh, từ xếp 
thứ 12 ở năm 2011, đến năm 2015 đã xếp thứ 9 
trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu có 
được ở 2 thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc là 
thành quả khi Việt Nam tham gia các Hiệp 
định thương mại tự do song phương và đa 
phương với 2 nước trên. Một điều đặc biệt ở 2 
thị trường này là tỷ lệ giữa mặt hàng rau và 
mặt hàng quả xuất khẩu là tương đương nhau, 
trong đó mặt hàng rau có phần chiếm ưu thế. 
Bên cạnh đó, mặt hàng rau quả chế biến cũng 
có kim ngạch xuất khẩu ở 2 thị trường này 
khá lớn. 
Có thể thấy thị trường xuất khẩu của mặt 
hàng rau quả vẫn là các nước truyền thống, tuy 
nhiên có sự chuyển biến tăng mạnh ở một số 
thị trường như Nhật Bản, Hàn quốc. Các doanh 
nghiệp, cũng như cơ quan ban ngành cần có 
những nghiên cứu, đánh giá nhằm thúc đẩy 
xuất khẩu tại các thị trường truyền thống và 
các thị trường tiềm năng như Nhật Bản và Hàn 
Quốc, Anh, Đức, Singapore. 
3.2.4. Những thành công, tồn tại, cơ hội, 
thách thức trong xuất khẩu rau quả của 
Việt Nam 
- Những thành công: 
+ Trong những năm qua, xuất khẩu rau quả 
không những mang lại giá trị kinh tế lớn mà 
kim ngạch xuất khẩu còn tăng lên rất đang kể. 
+ Bước đầu xuất khẩu thêm nhiều loại rau 
quả sang một số thị trường mới và triển vọng. 
Bộ NN&PTNT phối hợp với các đơn vị xuất 
khẩu đã nỗ lực mở rộng thêm nhiều mặt hàng 
rau quả mới, như: xuất khẩu chôm chôm sang 
thị trường Mỹ, vải, xoài sản thị trường Úc, 
Xoài sang thị trường Nhật Bản 
+ Chuyển biến trong cơ cấu nhóm hàng xuất 
rau quả ở một số thị trường tiềm năng (Nhật 
Bản, Hàn Quốc) theo hướng tích cực. 
- Những tồn tại: 
+ Tỷ trọng xuất khẩu rau quả trong tổng 
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ở mức thấp. 
+ Nhìn chung cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 
chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. 
+ Xuất khẩu rau quả phần lớn vẫn phụ 
thuộc vào các thị trường truyền thống (Trung 
Quốc, Mỹ) dẫn đến nguy cơ rủi ro lớn. 
- Những cơ hội về xuất khẩu rau quả của 
Việt Nam: 
Từ các đặc điểm của rau quả xuất khẩu và 
ngành trồng trọt rau quả của Việt Nam có thể 
nhận thấy những cơ hội trong xuất khẩu rau 
quả như sau: 
+ Chủng loại rau quả rất đa dạng và có 
nhiều giống đặc sản. Việt Nam là một trong 
những nước có mức độ đa dạng sinh học rất 
cao, nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới rất 
thuận lợi cho các loại rau quả nhiệt đới phát 
triển. Việt Nam có rất nhiều giống cây ăn quả 
đặc sản như: Bưởi Diễn, Nho Ninh Thuận, 
Xoài cát Hòa Lộc, Vải thiều Thanh Hà, Lục 
Ngạn, Bơ sáp Đăk Lăk Đây là một lợi thế 
lớn của xuất khẩu rau quả Việt Nam, tiềm năng 
này giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, đáp 
ứng được sự đa dạng trong nhu cầu của người 
tiêu dùng. Lợi thế cạnh tranh là rất nhiều loại 
rau quả nhiệt đới phù hợp cho xuất khẩu sang 
Kinh tế & Chính sách 
 166 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 
các thị trường ở khu vực khí hậu hàn đới. 
+ Điều kiện tự nhiên và khí hậu ưu đãi 
trong phát triển rau quả. Với sự đang dạng 
trong chủng loại, cộng thêm ưu đãi về điều 
kiện tự nhiên và khí hậu nên ở Việt Nam rất 
thuận lợi trong sản xuất rau quả. Đây là lợi thế 
so sánh so với các nước có điều kiện tự nhiên 
và khí hậu không thuận lợi như Nhật Bản. 
+ Thuận lợi về vị trí địa lý khi tham gia xuất 
khẩu. Với lợi thế đường bờ biển dài, thêm vào 
đó nằm ở vị trí giao thông hàng hóa thuận lợi 
sẽ là cơ hội phát triển xuất khẩu không chỉ 
riêng cho xuất khẩu rau quả mà còn là lợi thế cho 
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung. 
+ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng 
vào nền kinh tế thế giới. Trong những năm gần 
đây Việt Nam đã ký kết rất nhiều hiệp định 
thương mại tự do song phương và đa phương. 
Khi tham giao các hiệp định này, giữa các 
thành viên trong hiệp định sẽ có mức thuế xuất 
khẩu tiệm cận 0%, và các rào cản phi thuế 
quan sẽ được giảm thiểu hoặc được dỡ bỏ. Đây 
là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp 
cận đến với các thị trường mới và là cơ hội tăng 
kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng rau quả. 
+ Bước đầu chuyển đổi mô hình sản xuất và 
xuất khẩu rau quả. Đã có những hộ dân, hợp 
tác xã, doanh nghiệp mạnh dạn sử dụng mô 
hình sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn 
quốc tế, tham gia vào chuỗi liên kết giá trị 
hàng rau quả xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh 
tế cao và ổn định. 
- Những thách thức trong xuất khẩu rau quả 
của Việt Nam: 
Song hành cùng với những cơ hội trong 
xuất khẩu rau quả của Việt Nam là những 
thách thức lớn và gay gắt. 
+ Sản lượng sản xuất không ổn định. Điều 
này xuất phát từ nguyên nhân sản xuất manh 
mún với quy mô sản xuất hộ cá thể là chính, có 
rất ít các vùng sản xuất chuyên canh dẫn đến 
sản xuất không ổn định. Các hộ nông dân trồng 
trọt không theo kế hoạch dẫn đến chủng loại và 
sản lượng biến động lớn làm ảnh hưởng đến 
nguồn cung cho xuất khẩu không ổn định. 
+ Chất lượng hàng rau quả xuất khẩu còn 
thấp. Do sản xuất manh mún, hộ cá thể, rau 
quả được thu mua thông qua các thương lái 
nên chất lượng rau quả không đồng đều. Vấn 
đề giống rau quả không được quan tâm đúng 
mức dẫn đến tình trạng thoái hóa giống ảnh 
hưởng đến chất lượng rau quả. Bên cạnh đó, 
khâu thu hoạch, vận chuyển và bảo quản kém 
dẫn đết rau quả giảm sụt về mặt chất lượng rất 
lớn. Rất ít loại rau quả của Việt Nam đạt các 
tiêu chuẩn kiểm định về chất lượng sản phẩm 
như Vietgap, Globalgap Bên cạnh đó, công 
nghệ chế biến rau quả của nước ta còn rất hạn 
chế. Đây là điểm yếu và là thách thức lớn đối 
với xuất khẩu rau quả của Việt Nam. 
+ Chi phí xuất khẩu cao, giá cả không cạnh 
tranh. Chi phí xuất khẩu cao là một thách thức 
lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu chứ không 
chỉ riêng xuất khẩu rau quả. Đặc điểm của rau 
quả xuất khẩu là có tính tươi sống, và yêu cầu 
có kỹ thuật bảo quản, nếu xuất khẩu đường 
hàng không thì sẽ rất phù hợp với đặc điểm 
này nhưng chi phí vận chuyển cao; xuất khẩu 
bằng đường biển, chi phí thấp hơn nhưng lại có 
thời gian vận chuyển dài sẽ ảnh hưởng đế chất 
lượng sản phẩm. Điều này dẫn đến rau quả của 
Việt Nam không có tính cạnh tranh về giá. Giá 
rau quả xuất khẩu của Việt Nam thường cao 
hơn rất nhiều so với các nước xuất khẩu rau 
quả trong khu vực như Thái Lan, Philippines. 
Đây là thách thức gay gắt ảnh hưởng đến quy mô 
Kinh tế & Chính sách 
 167 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 
và hiệu quả xuất khẩu rau quả của Việt Nam. 
+ Rào cản kỹ thuật đối sản phẩm rau quả 
xuất khẩu. Trong bối cảnh tự do hóa thương 
mại, các nước tham gia tiến hành giảm và tiến 
tới loại bỏ các rào cản thương mại và thuế 
quan, ở các nước nhập khẩu sử dụng tiêu 
chuẩn kỹ thuật làm công cụ hữu ích để bảo vệ 
sản xuất trong nước. Với yếu điểm về chất 
lượng rau quả xuất khẩu thấp, sản xuất manh 
mún, chất lượng không đồng đều, công tác 
quản lý về chất lượng sản phẩm còn hạn chế 
thì rào cản kỹ thuật là một thách thức cam go 
mà xuất khẩu rau quả phải đối mặt. 
3.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả 
Nhận thức được những cơ hội và thách thức 
đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam, tác 
giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy 
mạnh xuất khẩu rau quả như sau: 
- Giải pháp về sản phẩm. Cần xây dựng 
vùng chuyên canh sản xuất rau quả an toàn 
theo tiêu chuẩn Vietgap, Globalgap nhằm 
tạo nguồn cung ổn định về số lượng, đồng đều 
về chất lượng và an toàn về mặt chất lượng. 
Sản xuất và xuất khẩu theo chuỗi liên kết nhằm 
giảm chi phí và tăng hiệu quả xuất khẩu. Cần 
xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu đi 
cùng với các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực 
phẩm cao. Để khắc phục đặc tính tươi sống của 
rau quả, cần các doanh nghiệp nghiên cứu 
chuyển hướng sản xuất và xuất khẩu các sản 
phẩm từ rau quả, vừa khắc phục được hạn chế, 
bên cạnh đó còn mang lại giá trị kinh tế cao hơn. 
- Giải pháp về thị trường. Với sự hỗ trợ từ 
phía nhà nước, bản thân các doanh nghiệp cần 
chủ động nghiên cứu, phát triển thị trường, xúc 
tiến thương mại và quảng bá sản phẩm. Tìm 
đến những thị trường mới. Thị trường Châu 
Phi là thị trường có lượng cầu lớn, lại tương 
đối dễ tính, đây là thị trường tiềm năng trong 
xuất khẩu rau quả trong tương lai. 
- Giải pháp về tổ chức, quản lý xuất khẩu: 
Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu, cần có 
đội ngũ chuyên trách về công tác xuất khẩu, 
tìm tòi nhằm đa dạng hóa hình thức xuất khẩu, 
đa dạng hóa điều kiện giao nhận hàng nhằm 
tăng hiệu quả xuất khẩu. Về phía nhà nước, 
cần có các quy định, hướng dẫn, gợi mở các 
sản phẩm cũng như thị trường xuất khẩu cho 
các doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý thuận 
lợi cho xuất khẩu. 
IV. KẾT LUẬN 
Với những lợi thế về xuất khẩu rau quả: đa 
dạng chủng loại, điều kiện tự nhiên thuận lợi, 
xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những 
năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể 
về mức tăng tổng kim ngạch, qua 5 năm (2011 
- 2015) giá trị kim ngạch tăng lên gần gấp đôi. 
Cơ cấu giữa các mặt hàng rau, quả và rau quả 
chế biến không mấy biến động, chủ đạo vẫn là 
quả chiếm trên dưới 70%. Thị trường đã có 
chuyển biến tích cực, mở ra những thị trường 
mới tiềm năng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, thị 
trường châu Phi. 
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những yếu 
điểm của rau quả xuất khẩu như: cơ cấu giữa 
các mặt hàng chưa cân đối, hiệu quả kinh tế 
chưa cao, sản lượng và chất lượng chưa ổn 
định, rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật của rau 
quả xuất khẩu; công tác xuất khẩu từ phía 
doanh nghiệp và nhà nước còn nhiều bất cập. 
Để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả và mang 
hiệu quả kinh tế, các giải pháp về sản phẩm, thị 
trường, tổ chức và quản lý xuất khẩu cần được 
thực hiện một cách đồng bộ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Võ Thị Phương Nhung (2012). Giải pháp đẩy 
Kinh tế & Chính sách 
 168 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 
mạnh hoạt động xuất khẩu rau quả đóng hộp tại Tổng 
công ty rau quả, nông sản – Vegetexco Việt Nam. Luận 
văn Thạc sĩ, Trường Đại học Lâm nghiệp. 
2. Website của Ban Thư ký Trung tâm WTO và Hội 
nhập. 
3. Website của Tổng cục Thống kê. 
VIET NAM’S VEGETABLES AND FRUITS EXPORT - 
SITUATION AND SOLUTIONS 
Vo Thi Phuong Nhung1, Do Thi Thuy Hang2, Vo Thi Hai Hien3 
1,2,3Vietnam National University of Forestry 
SUMMARY 
Goods exporting contributes approximately 80% of Vietnam's total GDP in 2011-2015 period, among them, 
vegetables and fruits exporting makes up only about 2%, however this article has a lot of exporting potential. In 
vegetables and fruits export turn-over, fruit article accounts for the share of 70%, after that is vegetable; as for 
processed products, it has a small share of below 10%. The main export markets are Asia, led by China. Some 
bright spots in vegetables and fruits exporting are South Korea and Japan, both in increasing value and 
balanced structure of products. Accompanied with the available advantages of wide-range of products, 
favorable natural condition for producing and exporting; exported vegetables and fruits still have to face many 
challenges such as low economy efficiency exporting structure, unstable yield and quality, technical barriers... 
We need to execute synchronized solutions for products, markets, exporting organization and management if 
we want to boost the vegetables and fruits export. 
Keywords: Export vegetables and fruits, situation, solutions. 
Ngày nhận bài : 05/10/2016 
Ngày phản biện : 12/4/2017 
Ngày quyết định đăng : 02/5/2017 

File đính kèm:

  • pdfxuat_khau_rau_qua_viet_nam_thuc_trang_va_giai_phap.pdf