Xử lý Asen trong nước ngầm tại Tiểu đoàn 3/Lữ đoàn 962/QK9 bằng công nghệ keo tụ điện hóa sử dụng điện cực sắt

Tóm tắt: Tại Việt Nam, mức độ ô nhiễm Asen trong nước ngầm trên địa bàn

Quân khu 9 là khá phổ biến. Nồng độ Asen trung bình trong nước đều vượt ngưỡng

10 ppb theo tiêu chuẩn nước cấp ăn uống QCVN 01:2009/BYT và khuyến cáo của

Tổ chức y tế thế giới WHO. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy phương pháp keo

tụ điện hóa (electrocoagulation) có hiệu quả cao trong việc xử lý nước bị nhiễm

Asen. Tiếp theo kết quả nghiên cứu trước đó, mô hình thử nghiệm xử lý Asen trong

nước ngầm lấy tại tiểu đoàn 3/Lữ đoàn 962/QK9 đã được thiết lập tại phòng thí

nghiệm với điện cực sắt, dung tích 6,8 lít, mật độ điện tích 2,5mA/cm². Thử nghiệm

đã cho kết quả tốt, HRT=15 phút (tương ứng mật độ điện tích 168 C/L), hiệu quả

loại bỏ As đạt trên 98%, hàm lượng Asen sau xử lý nhỏ hơn 10 ppb. Bên cạnh đó,

kết quả thử nghiệm cũng đã ghi nhận mức độ tiêu hao điện năng ước tính xấp xỉ 6

W.h, lượng điện cực hao mòn 1,3 gFe2+/giờ.

pdf 9 trang phuongnguyen 3700
Bạn đang xem tài liệu "Xử lý Asen trong nước ngầm tại Tiểu đoàn 3/Lữ đoàn 962/QK9 bằng công nghệ keo tụ điện hóa sử dụng điện cực sắt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xử lý Asen trong nước ngầm tại Tiểu đoàn 3/Lữ đoàn 962/QK9 bằng công nghệ keo tụ điện hóa sử dụng điện cực sắt

Xử lý Asen trong nước ngầm tại Tiểu đoàn 3/Lữ đoàn 962/QK9 bằng công nghệ keo tụ điện hóa sử dụng điện cực sắt
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 85
XỬ LÝ ASEN TRONG NƯỚC NGẦM 
TẠI TIỂU ĐOÀN 3/LỮ ĐOÀN 962/QK9 BẰNG CÔNG NGHỆ 
KEO TỤ ĐIỆN HÓA SỬ DỤNG ĐIỆN CỰC SẮT 
Phạm Hồng Tuân*, Ngô Văn Thanh Huy, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thanh Tùng 
Tóm tắt: Tại Việt Nam, mức độ ô nhiễm Asen trong nước ngầm trên địa bàn 
Quân khu 9 là khá phổ biến. Nồng độ Asen trung bình trong nước đều vượt ngưỡng 
10 ppb theo tiêu chuẩn nước cấp ăn uống QCVN 01:2009/BYT và khuyến cáo của 
Tổ chức y tế thế giới WHO. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy phương pháp keo 
tụ điện hóa (electrocoagulation) có hiệu quả cao trong việc xử lý nước bị nhiễm 
Asen. Tiếp theo kết quả nghiên cứu trước đó, mô hình thử nghiệm xử lý Asen trong 
nước ngầm lấy tại tiểu đoàn 3/Lữ đoàn 962/QK9 đã được thiết lập tại phòng thí 
nghiệm với điện cực sắt, dung tích 6,8 lít, mật độ điện tích 2,5mA/cm². Thử nghiệm 
đã cho kết quả tốt, HRT=15 phút (tương ứng mật độ điện tích 168 C/L), hiệu quả 
loại bỏ As đạt trên 98%, hàm lượng Asen sau xử lý nhỏ hơn 10 ppb. Bên cạnh đó, 
kết quả thử nghiệm cũng đã ghi nhận mức độ tiêu hao điện năng ước tính xấp xỉ 6 
W.h, lượng điện cực hao mòn 1,3 gFe2+/giờ. 
Từ khóa: Xử lý Asen, Keo tụ điện hóa, Tiểu đoàn 3/Lữ đoàn 962/QK9. 
1. MỞ ĐẦU 
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về Asen (As) trong nước ngầm đã đưa ra kết 
quả đáng chú ý về mức độ nhiễm As trong nước ngầm ở 10 vùng thuộc khu vực 
châu thổ sông MeKong[1, 2]. Mức độ ô nhiễm As trong nước ngầm trên địa bàn QK 
9 là khá phổ biến, nhất là các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Hậu 
Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau [1]. As là một chất độc và gây ung thư, việc 
sử dụng nước có chứa As trong ăn uống sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, 
tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Do đó, USEPA đã đưa ra ngưỡng giới hạn 
nồng độ As tối đa trong nước sinh hoạt từ 50 đến 10 g/L[3]. Nồng độ As trung bình 
tại các tỉnh này đều cao hơn 10 g/L (tiêu chuẩn nước ăn uống theo QCVN và 
WHO), đặc biệt một số nơi có mức độ nhiễm As lên tới gần 1.000 g/L. 
As tồn tại trong môi trường nước tự nhiên dưới 2 dạng chính là Asenit (As (III)) 
và Asenat (As (V)). Nồng độ của mỗi loại As phụ thuộc nhiều vào pH và thế ôxy 
hóa khử. Trong 2 dạng trên, As(III) có tính linh động hơn, độc tính cao hơn 
As(V)[4]. 
As có thể được loại bỏ ra khỏi nước bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao 
gồm: keo tụ với muối sắt hoặc nhôm; hấp phụ bằng than hoạt tính; trao đổi ion; lọc 
thẩm thấu RO và điện thẩm tích [5]. 
Trong thời gian gần đây, phương pháp điện keo tụ đã được các nhà nghiên cứu 
ứng dụng thử nghiệm trong xử lý nước và nước thải [6-8]. Kết quả ghi nhận được 
từ các báo cáo đã mở ra một hướng ứng dụng mới để xử lý các chất ô nhiễm trong 
nước, trong đó có As. 
Tiếp theo kết quả nghiên cứu trước đó [9], mô hình keo tụ điện hóa với điện cực 
sắt tại phòng thí nghiệm đã được thiết lập nhằm đánh giá kết quả thử nghiệm xử lý 
nước ngầm nhiễm As lấy tại tiểu đoàn 3/Lữ đoàn 962/QK9. 
Keo tụ điện hóa (Electrocoagulation) là một quá trình diễn ra các phản ứng 
phức tạp và phụ thuộc, tương tác lẫn nhau trong dung dịch điện ly[4]. Về cơ bản, 
khi điện cực được làm từ sắt, các phản ứng xảy ra như sau[10]: 
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
P. H. Tuân, N. V. T. Huy, , “Xử lý Asen trong nước ngầm  sử dụng điện cực sắt.” 86 
Phản ứng diễn ra trên bề mặt điện cực anốt: 
Fe(s) Fe
2+
(aq) + 2e
- (1) 
Phản ứng trên bề mặt điện cực catốt: 
2H2O(l) + 2e
- H2(g) + 2OH
-
(aq) (2) 
Phản ứng trong dung dịch điện ly 
2Fe2+(aq) + 4H2O(l) + O2 2Fe(OH)3(s) + H2(g) (3) 
4Fe2+(aq) + 10H2O(l) + O2 4Fe(OH)3(s) + 8H
+
(aq) (4) 
Fe2+(aq) + 2OH
- Fe(OH)2(s) (5) 
Sự hình thành phức hợp chất kết tủa khi có mặt As trong dung dịch 
Fe(OH)3(s) + AsO4
3-
(aq) [Fe(OH)3(s)* AsO4
3-](s) (6) 
Phức kết tủa asenat được hình thành có thể bị loại bỏ bằng quá trình lắng, lọc. 
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
2.1. Nguồn nước thử nghiệm 
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành việc khảo sát, lấy mẫu nước ngầm tại Tiểu đoàn 
3/Lữ đoàn 962/Quân khu 9 (xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Kết quả 
phân tích cho thấy trong nước ngầm có chứa hàm lượng As vượt tiêu chuẩn cho 
phép đối với tiêu chuẩn nước sinh hoạt và ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT. 
Bảng 1. Chất lượng nước ngầm tại Tiểu đoàn 3/Lữ đoàn 962/QK9. 
2.2. Mô hình thử nghiệm 
Mô hình thử nghiệm 
theo mẻ được lắp đặt tại 
phòng thí nghiệm như hình 
1. Nước có chứa As được 
cho vào bình phản ứng có 
chứa các cặp điện cực và 
được bơm tuần hoàn liên 
tục, tạo sự khuấy trộn để 
các phản ứng diễn ra trong 
dung dịch điện ly được tốt 
Thông số Đơn vị Giá trị QCVN 
01:2009/BYT 
pH 6,82 6,5 – 8,5 
TDS mg/L 475 1000 
Độ dẫn điện S/cm 970 
Độ cứng mg/L 343 350 
Ca2+ mg/L 15,8 
Mn tổng mg/L 0,005 0,3 
Fe tổng mg/L 0,156 0,3 
As (tổng) g/L 397 10 
Hình 1. Sơ đồ mô hình thử nghiệm. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 87
hơn. Các cặp điện cực được kết nối với dòng điện một chiều thông qua bộ cấp 
nguồn 24V. 
Bình phản ứng có dạng hình chữ 
nhật, được làm từ chất liệu Acrylic 
dày 10mm, kích thước 380 x 100 x 
200 (mm). Các cặp điện cực được 
làm từ sắt CT3 với thành phần chính 
là sắt nguyên chất, ngoài ra còn có 
thêm một số nguyên tố khác chiếm tỉ 
lệ rất nhỏ như: C < 2%, Mn 0,8%, 
Si 0,4 %, P 0,05%, S 0,05%. 
Các điện cực có dạng hình chữ nhật, 
kích thước giống nhau 170 x 100 x 5 (mm). Tổng diện tích ngập trong nước được 
tính toán là 510 cm2; thể thích nước ngầm xử lý là 6,8 lít. 
Trước khi tiến hành thử nghiệm, điện cực sắt được ngâm trong dung dịch 
H2SO4 20%, sau đó được vệ sinh bề mặt bằng giấy nhám, rửa bằng nước sạch để 
loại bỏ các tạp chất trên bề mặt điện cực. 
Sau mỗi mẻ thí nghiệm, bề mặt điện cực được vệ sinh bằng giấy nhám và rửa 
sạch bằng nước. 
2.3. Lấy mẫu và các phương pháp phân tích 
Mẫu nước sau quá trình điện hóa được lọc qua giấy lọc 0,45m (47 mm Φ, 
Whatman GF/C) để loại bỏ cặn. Hàm lượng As trong nước được xác định bằng 
phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử (ICP). 
Năng lượng tiêu hao trong quá trình điện phân được xác định dựa trên công 
thức như sau: 
 E = I. U.t (7) 
Trong đó: E-năng lượng tiêu tốn (Wh); I-cường độ dòng điện (ampe); U-hiệu 
điện thế (volt); t-thời gian phản ứng (giờ) 
Lượng sắt từ điện cực anốt bị tiêu hao được tính toán dựa theo định luật Faraday: 
 m = 
.

 . 


 (8) 
Trong đó: m-khối lượng kim loại bị hao mòn tại điện cực anốt (g); I-cường độ 
dòng điện (ampe); t-thời gian phản ứng (thời gian lưu nước) (giây); F-hằng số 
Faraday = 96.485 C/mol; M-khối lượng phân tử của kim loại (g/mol); z-hóa trị của 
ion kim loại 
Mật độ dòng điện tính toán theo công thức: 
 J =


 (9) 
Trong đó: J- mật độ dòng điện (mA/cm²); I-cường độ dòng điện (mA); A-tiết 
diện ướt của điện cực (cm²). 
Hình 2. Mô hình thử nghiệm. 
Bình phản ứng có 
chứa các cặp điện cực 
bằng sắt 
Bộ cấp nguồn 
điện 1 chiều 
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
P. H. Tuân, N. V. T. Huy, , “Xử lý Asen trong nước ngầm  sử dụng điện cực sắt.” 88 
3. KẾT QUẢ & THẢO LUẬN 
3.1. Đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố dòng điện trong quá trình điện hóa 
Thí nghiệm được thực hiện tại các mật độ dòng điện khác nhau, thay đổi từ 1 
đến 3 mA/cm². Tại mỗi mật độ dòng điện, các mẫu nước sau quá trình điện hóa 
được lấy tương ứng với thời gian phản ứng từ 5 đến 15 phút. Kết quả thử nghiệm 
được ghi nhận như hình 3. 
Từ hình 3(a) cho thấy, khi mật độ dòng điện càng cao, tỉ lệ giữa nồng độ As tại 
thời điểm “t” so với nồng độ As ban đầu (Ce/Ci) càng giảm. Tuy nhiên, mật độ 
dòng điện cao tương ứng với mức điện năng tiêu thụ lớn, lượng sắt tại anốt tiêu 
hao càng nhiều như ghi nhận trên biểu đồ hình 3(b);(c). Do đó, việc lựa chọn mật 
độ dòng điện hợp lý sẽ giúp tiết kiệm chi phí vận hành, cũng như giảm đáng kể 
lượng bùn thải thứ cấp. 
Hình 3. Quá trình keo tụ điện hóa với các mật độ dòng điện khác nhau. 
a).Ảnh hưởng của dòng điện đến việc loại bỏ As trong nước; 
b).Mức độ tiêu thụ điện năng tại các dòng điện khác nhau; 
c).Mức độ hao mòn điện cực tại các dòng điện khác nhau. 
Kết quả đã cho thấy sự ảnh hưởng rõ ràng của mật độ dòng điện đến hiệu suất 
loại bỏ As trong nước. Dòng điện càng cao, các phản ứng ôxy hóa – khử diễn ra 
trên bề mặt các điện cực càng mãnh liệt, lượng ion kim loại và OH- tạo ra càng 
nhiều theo phản ứng (1) và (2), dẫn đến sự hình các chất kết tủa càng lớn. Tuy 
nhiên, khi duy trì tình trạng trên cũng dẫn đến một hệ quả là tạo ra một lượng bùn 
thải thứ cấp lớn hơn, sự tiêu hao về năng lượng và vật liệu điện cực anốt nhiều 
hơn, thiếu khả thi về mặt kinh tế. Do đó, việc lựa chọn dòng điện, thời gian phản 
ứng phù hợp với hàm lượng As có trong nguồn nước là việc làm cần thiết. 
Kết quả thử nghiệm cho thấy, với hàm lượng As nằm trong giải từ 0 – 1.000 
g/L, mật độ dòng điện nằm trong khoảng 2 – 3 mA/cm2 là hợp lý [9], do đó, mật 
độ dòng điện 2,5 mA/cm2 được lựa chọn để thực hiện thử nghiệm tiếp theo đối với 
mẫu nước ngầm lấy tại Tiểu đoàn 3/Lữ đoàn 962/QK9. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 89
3.2. Kết quả thử nghiệm xử lý As trong nước ngầm tại Tiểu đoàn 3/Lữ đoàn 
962/QK9 với mật độ dòng điện 2,5mA/cm² 
Trong thử nghiệm này, mật độ dòng điện được cố định tại 2,5 mA/cm2 và được 
chuyển đổi thành mật độ điện tích trong dung dịch để khẳng định sự ảnh hưởng 
của dòng điện đến tỷ lệ As bị loại bỏ cũng như mức độ tiêu hao điện năng và sự 
hao mòn điện cực. 
Mật độ điện tích (đơn vị là Coulomb/Lít) được hiểu là lượng điện tích 
(Coulomb) đi qua một đơn vị thể tích dung dịch điện ly (Lít). Công thức tính mật 
độ điện tích như sau: 
 =


=
.

 (10) 
Trong đó: v-mật độ điện tích (C/L); Q-điện tích (Coulomb); V-thể tích nước 
trong bình phản ứng (lít); I-cường độ dòng điện (ampe); t-thời gian phản ứng (giây) 
3.2.1. Sự thay đổi nồng độ Asen và pH trong quá trình điện hóa 
Kết quả thử nghiệm cho thấy, lượng điện tích trong dung dịch tăng đến 168 C/L 
thì tỉ lệ Ce/Ci giảm xuống xấp xỉ 0,02 (hình 4); tương ứng với hiệu quả loại bỏ As 
đạt 99%. Điều này đã cho thấy hiệu quả loại bỏ As trong nước phụ thuộc mật thiết 
vào lượng điện tích trong dung dịch. Điện tích càng cao, quá trình ôxy hóa - khử 
diễn ra tại bề mặt các điện cực diễn ra càng mãnh liệt theo phản ứng (1) và (2), sự 
hình thành phức kết tủa asenate càng nhiều theo phản ứng (6). Edwards (1994); 
Hering và cộng sự (1996) đã có báo cáo về mối tương quan giữa lượng As bị loại 
bỏ với lượng sắt sử dụng trong phản ứng keo tụ hóa học[11, 12]. Theo đó, trong 
quá trình điện hóa, lượng As bị loại bỏ sẽ phụ thuộc vào sự hình thành lượng sắt 
hydroxit trong dung dịch điện ly, như vậy kết quả ghi nhận được là phù hợp với 
các nghiên cứu trước đó. 
Hình 4. pH thay đổi trong quá trình điện hóa. 
Theo như phản ứng (2), lượng OH- tạo ra trong quá trình điện hóa cũng sẽ tỉ lệ 
thuận với lượng điện tích trong dung dịch, điều này lý giải mức độ tăng nhẹ của giá 
trị pH từ 6,8 lên 8,2 như ghi nhận trên hình 4. Mẫu nước sau quá trình điện hóa 
thường có pH nằm trong khoảng giá trị trung tính, bất kể pH đầu vào [9]. Qua đó 
cũng đã cho thấy một “điểm cộng” của phương pháp này là không cần sử dụng hóa 
chất để điều chỉnh pH nguồn nước như phương pháp keo tụ hóa học truyền thống. 
6.5
7
7.5
8
8.5
00
00
00
01
01
01
0 56 112 168
pH
C
e/
C
i
Mật độ điện tích (C/L)
Ce/Ci pH
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
P. H. Tuân, N. V. T. Huy, , “Xử lý Asen trong nước ngầm  sử dụng điện cực sắt.” 90 
3.2.2. Lượng điện năng tiêu thụ và sự hao mòn điện cực 
Hình 5. Bề mặt điện cực sau quá trình keo tụ điện hóa. 
Kết quả thử nghiệm cũng đã ghi nhận mức độ hao mòn điện cực và lượng điện 
năng tiêu thụ trong quá trình điện hóa và được biểu diễn trên hình 6. Tỉ lệ Ce/Ci 
giảm khi tăng lượng điện tích đi qua dung dịch và có mối tương quan mật thiết đến 
sự hình thành lượng hydroxit sắt dạng kết tủa. Trong quá trình điện hóa, sắt 
hydroxit đưược hình thành từ sự kết hợp ion sắt tan ra từ điện cực anốt với ion OH- 
hình thành tại điện cực catốt. Theo định luật Faraday, lượng sắt từ anốt bị hòa tan 
vào dung dịch sẽ tỉ lệ tương ứng với lượng điện tích đi qua dung dịch [13]. Qua đó 
cho thấy trong quá trình điện hóa, mật độ điện tích càng tăng, hiệu suất loại bỏ As 
càng cao, lượng điện năng tiệu thụ càng lớn, điện cực anốt bị hao mòn càng nhiều. 
Hình 6. Mức độ tiêu hao năng lượng và vật liệu điện cực trong quá trình điện hóa. 
Từ biểu đồ hình 6 cho thấy mật độ điện tích 56 (C/L), tỉ lệ Ce/Ci giảm xuống 
0,1; khi lượng điện tích trong dung dịch tăng lên 112 (C/L) và 168 (C/L), tỉ lệ 
Ce/Ci giảm tương ứng còn 0,05 và 0,02. Lượng điện năng tiêu thụ tăng tuyến tính 
từ 1,98 (W.h) lên 5,93 (W.h); lượng sắt tại anốt bị hao mòn cũng tăng tuyến tính từ 
111 (mg) lên 333 (mg). Từ đó cho thấy tỉ lệ Ce/Ci giảm rất nhanh trong giai đoạn 
đầu của quá trình điện hóa và chậm dần về giai đoạn cuối, trong khi đó mức độ tiêu 
hao về điện năng và điện cực vẫn tăng tuyến tính. Như vậy, mật độ điện tích là một 
0
1
2
3
4
5
6
7
00
00
00
01
01
01
0 56 112 168
N
ăn
g 
lư
ợ
ng
 (
W
h
)
C
e/
C
i
Mật độ điện tích (C/L)
Ce/Ci E (Wh)
0
50
100
150
200
250
300
350
00
00
00
01
01
01
0 56 112 168
F
e 
ti
êu
 h
ao
 (
m
g)
C
e/
C
i
Mật độ điện tích (C/L)
Ce/Ci Fe (mg)
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 91
thông số thích hợp được sử dụng để so sánh các kết quả thí nghiệm khác nhau và 
cũng là một chỉ tiêu thiết kế cơ bản thiết yếu cho quá trình điện hóa. 
Một điểm lưu ý, lượng cặn thứ cấp tạo ra từ quá trình keo tụ điện hóa có thành 
phần chính là sắt và As, cần phải được xử lý theo quy chuẩn hiện hành đối với chất 
thải nguy hại. Do đó, việc điều chỉnh thông số vận hành nhằm tiết giảm lượng bùn 
thải thứ cấp này là rất quan trọng. 
3.2.3. Chất lượng nước sau quá trình điện hóa 
Mẫu nước sau thử nghiệm với mô hình điện hóa được phân tích các chỉ tiêu như 
ghi nhận trong bảng 2. Kết quả cho thấy hiệu suất loại bỏ As trong mẫu nước thử 
nghiệm đạt xấp xỉ 99%, lượng As còn lại nhỏ hơn 10 g/L đạt tiêu chuẩn nước ăn 
uống về chỉ tiêu As theo QCVN01:2009/BYT và theo khuyến cáo của WHO. Bên 
cạnh chỉ tiêu As, các chỉ tiêu đặc trưng cho chất lượng nước ngầm cũng nằm trong 
tiêu chuẩn cho phép. 
Bảng 2. Chất lượng nước ngầm trước và sau quá trình điện keo tụ. 
Ghi chú: 
Mo : Mẫu nước ngầm trước khi qua mô hình thử nghiệm 
M1 : Mẫu nước sau thử nghiệm. 
4. KẾT LUẬN 
Trong phạm vi nghiên cứu, kết quả đã cho thấy việc ứng dụng công nghệ điện 
keo tụ trong xử lý Asen là hoàn toàn khả thi. Hiệu suất loại bỏ As trong nước đạt 
mức xấp xỉ 99%. Hàm lượng As còn lại trong nước sau quá trình điện keo tụ nhỏ 
hơn 10g/L, đạt tiêu chuẩn nước cấp ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT và theo 
khuyến cáo của WHO. 
Trong quá trình điện hóa, pH của nước có xu hướng tăng theo thời gian phản ứng. 
Kết quả đạt được cũng chỉ ra rằng mật độ điện tích là mộ yếu tố quan trọng, ảnh 
hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý As cũng như hiệu quả kinh tế thông qua lượng 
điện năng tiệu thụ và sự hao mòn vật liệu trên bề mặt điện cực. Mật độ điện tích 
càng cao, hiệu quả xử lý As càng tăng, mức độ tiêu hao năng lượng và điện cực 
Chỉ tiêu ĐV Mo M1 QCVN 01:2009/BYT 
pH 6,8 7,4 6,5 - 8,5 
Ec S/cm 970 690 
TDS mg/L 475 340 1.000 
Mn tổng mg/L 0,005 0,005 0,3 
Fe tổng mg/L 0,156 0,032 0,3 
As tổng g/L 397 7,6 10 
Độ cứng mg/L 343 280 300 
SS mg/L 24 407 
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
P. H. Tuân, N. V. T. Huy, , “Xử lý Asen trong nước ngầm  sử dụng điện cực sắt.” 92 
càng nhiều, kéo theo sự hình thành bùn thải thứ cấp nhiều. Do đó, việc lựa chọn mật 
độ điện tích phù hợp trong quá trình thiết kế công trình là hết sức cần thiết. 
Kết quả thử nghiệm hoàn toàn phù hợp với cơ chế loại bỏ As trong nước bởi sự 
hình thành phức hợp kết tủa [Fe(OH)3.AsO4
3-], chất kết tủa này hoàn toàn có thể bị 
loại bỏ khỏi nước bằng quá trình lắng, lọc. Lượng bùn thải cần phải có quy trình 
xử lý phù hợp với quy định hiện hành về chất thải nguy hại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Trịnh Đình Bình. "Tổng quan số liệu nồng độ Arsen trong nước ngầm trên địa 
bàn Quân khu 5, 7, 9 và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo". Phân Viện 
NĐMT Quân Sự. Tp.HCM, 2009. 
[2]. Trần Anh Thư, Trần Kim Tính, and Võ Quang Minh. "Nghiên cứu nguồn ô 
nhiễm Arsen trong nước ngầm tại huyện An Phú, tỉnh An Giang". Tạp chí 
khoa học ĐH Cần Thơ, 2011. 17a: p. 118-123. 
[3]. P. Ratna Kumar, et al. "Removal of arsenic from water by 
electrocoagulation". Chemosphere, 2004. 55(9): p. 1245-1252. 
[4]. N. Balasubramanian, et al. "Removal of arsenic from aqueous solution using 
electrocoagulation". Journal of Hazardous Materials, 2009. 167(1–3): p. 
966-969. 
[5]. Dinesh Mohan and Charles U. Pittman Jr. "Arsenic removal from 
water/wastewater using adsorbents—A critical review". Journal of Hazardous 
Materials, 2007. 142(1–2): p. 1-53. 
[6]. N Balasubramanian and K Madhavan. "Arsenic removal from industrial 
effluent through electrocoagulation". Chemical Engineering & Technology, 
2001. 24(5): p. 519-521. 
[7]. A Arulmurugan, et al. "Degradation of textile effluent by electro coagulation 
technique". Bulletin of Electrochemistry, 2007. 23: p. 247-252. 
[8]. S.Chakravarty, et al. "Removal of arsenic from groundwater using low cost 
ferruginous manganese ore". Water Research, 2002. 36: p. 625-632. 
[9]. Pham Hong Tuan, Ngo Van Thanh Huy, and Tran Minh Chi. "Arsenic 
removal from groundwater by electrocoagulation using iron electrodes". in 
ICERN. 2016. HoChiMinh, VietNam. 
[10]. Henrik K Hansen, Patricio Núñez, and Rodrigo Grandon. "Electrocoagulation 
as a remediation tool for wastewaters containing arsenic". Minerals 
Engineering, 2006. 19(5): p. 521-524. 
[11]. Marc Edwards. "Chemistry of arsenic removal during coagulation and Fe-Mn 
oxidation". Journal of the American Water Works Association;(United 
States), 1994. 86(9). 
[12]. Janet G Hering, et al. "Arsenic removal by ferric chloride". American Water 
Works Association. Journal, 1996. 88(4): p. 155. 
[13]. Eilen A Vik, et al. "Electrocoagulation of potable water". Water Research, 
1984. 18(11): p. 1355-1360. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 93
ABSTRACT 
ARSENIC REMOVAL FROM GROUNDWATER AT BATTALION 
3/BRIGADE 962/SECTOR 9 BY ELECTROCOAGULATION USING IRON 
ELECTRODES 
In VietNam, the groundwater containing arsenic is quite common in 
Military Zone 9. The average concentration of arsenic in water is higer than 
the drinking water standard QCVN 01:2009/BYT and recommendation from 
World Health Organization (WHO). Recent stuies have shown that 
electrocoagulation is a effective method for arsenic removal from water. 
Following previous study, experiment was carried out in Lab-scale (6,8 L) 
electrocoagulation using iron electrodes to remove arsenic from 
groundwater that taken at Battalion3/Brigade 962/Sector 9. At opearating 
parameters as current density 2,5 mA/cm², HRT=15 min (convert to charge 
density is 168 C/L), arsenic removal efficiency was over 98%, the effluent 
arsenic concentration was less than 10 ppb. Addition, the result recorded the 
energy consumption and iron consumption was approximate 6 W.h and 1,3 
gFe2+/h, respectively. 
Keywords: Arsenic removal, Electrocoagulation, Battalion3/Brigade 962/Sector 9. 
Nhận bài ngày 01 tháng 8 năm 2017 
Hoàn thiện ngày 25 tháng 8 năm 2017 
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 09 năm 2017 
Địa chỉ: Viện Nhiệt đới môi trường, 
 57A, Trương Quốc Dung, P.10, Quận Phú Nhuận, TpHCM. 
 * Email: tuan140482@gmail.com. 

File đính kèm:

  • pdfxu_ly_asen_trong_nuoc_ngam_tai_tieu_doan_3lu_doan_962qk9_ban.pdf