Xây dựng và hoàn thiện luật pháp tôn giáo nhìn từ đời sống tôn giáo Việt Nam

Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích những thành tựu và một số vẩn đề tồn tại trong nhận thức và hành động về “van đề tôn giáo - tộc người”, “van đề đất đai và tài sản có nguồn gốc tôn giáo”, “vấn đề quan hệ tôn giáo - chính trị ”, “vấn đề pháp nhân tôn giáo ”, tác giả bài viết này cho rằng, việc xây dựng và hoàn thiện luật pháp tôn giáo - nhìn từ đời song tôn giáo Việt Nam hiện nay can quan tâm hơn nữa đến mục đích tối cao là phục vụ con người. Tinh than khoan dung tôn giáo, vượt lên những định kiến của quá khứ, cùng với việc đấy nhanh tiến trình “khoa học hóa” xây dựng pháp luật có lẽ là con đường ngắn nhất đế hoàn thiện luật pháp tôn giáo ở Việt Nam.

doc 9 trang phuongnguyen 1840
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng và hoàn thiện luật pháp tôn giáo nhìn từ đời sống tôn giáo Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng và hoàn thiện luật pháp tôn giáo nhìn từ đời sống tôn giáo Việt Nam

Xây dựng và hoàn thiện luật pháp tôn giáo nhìn từ đời sống tôn giáo Việt Nam
NGUYÊN THỊ VÂN HÀ( NCS., Khoa Tôn giáo học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
)
XÂY DựNG VÀ HOÀN THIỆN LUẬT PHÁP TÔN GIÁO
NHÌN TỪ ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VIỆT NAM
Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích những thành tựu và một số vẩn đề tồn tại trong nhận thức và hành động về “van đề tôn giáo - tộc người”, “van đề đất đai và tài sản có nguồn gốc tôn giáo”, “vấn đề quan hệ tôn giáo - chính trị ”, “vấn đề pháp nhân tôn giáo ”, tác giả bài viết này cho rằng, việc xây dựng và hoàn thiện luật pháp tôn giáo - nhìn từ đời song tôn giáo Việt Nam hiện nay can quan tâm hơn nữa đến mục đích tối cao là phục vụ con người. Tinh than khoan dung tôn giáo, vượt lên những định kiến của quá khứ, cùng với việc đấy nhanh tiến trình “khoa học hóa” xây dựng pháp luật có lẽ là con đường ngắn nhất đế hoàn thiện luật pháp tôn giáo ở Việt Nam.
Từ khóa: luật pháp tôn giáo, xây dựng luật pháp tôn giáo, hoàn thiện luật pháp tôn giáo, đời sổng tôn giáo Việt Nam.
Dần nhập
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra sâu sắc trên nhiều lĩnh vực hiện nay, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đang tìm cách thích ứng bằng con đường tiếp biến văn hóa, nghi lễ tôn giáo, tăng cường giao lưu với nhau và với các tổ chức tôn giáo trên thế giới. Xu hướng này đặc biệt rõ rệt trong Công giáo, Tin Lành, Islam giáo,v.v... Vì vậy, quá trình xây dựng và hoàn thiện luật pháp tôn giáo không chỉ xuất phát từ đời sống tôn giáo Việt Nam, mà còn phải phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế.
Các tổ chức tôn giáo cũng là những tổ chức xã hội dân sự đặc biệt. Bản thân các tổ chức tôn giáo cũng muốn Nhà nước ứng xử từ góc độ ấy khi tham gia các hoạt động xã hội và giao dịch dân sự. Hiện nay, các tổ chức tôn giáo đang thể hiện và đòi hỏi các quyền dân sự cần được hưởng theo pháp luật trong xã hội theo xu hướng này. Điều đó, một mặt thể hiện sự phát triển bình thường của xã hội dân sự, nhưng mặt khác lại gây ra những e ngại đối với các nhà quản lý xã hội. Từ phương diện chính trị học cần thấy, các tổ chức tôn giáo, dù đã được hay chưa được công nhận về mặt tổ chức tôn giáo, đều có khả năng trở thành các “đoàn thể áp lực” đối với Nhà nước. Đó là chuyện tất yếu, tạo trạng thái cân bằng động của xã hội, không nên quá lo ngại vấn đề bất ổn chính trị.
Thực tiễn xây dựng và thực thi luật pháp tôn giáo ở Việt Nam thời gian gần đây đặt ra một số vấn đề cần xem xét như chủ thể hoạch định, đối tượng thụ hưởng, quy trình làm chính sách, phương pháp đồng tham gia trong đánh giá luật pháp,... Trong đó, thái độ của các tôn giáo với tư cách là những đối tượng thụ hưởng chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng nên được xem xét kỹ lưỡng. Tuy nhiên, bài viết này không đi sâu vào bình diện đó, mà tiếp cận công tác xây dựng và hoàn thiện luật pháp tôn giáo nhìn từ đời sống tôn giáo Việt Nam hiện nay.
Việc hoàn thiện luật pháp tôn giáo nhìn từ đời sống tôn giáo Việt Nam hiện nay
Vẩn đề tôn giáo - tộc người
Trong quá trình phát triển của các quốc gia, có những cộng đồng tộc người chủ yếu gắn với một tôn giáo, chẳng hạn như người Hồi ở Trung Quốc gắn với Islam giáo, người Khmer ở Campuchia và ở khu vực Nam Bộ của Việt Nam gắn với Phật giáo Nam tông,v.v. Nhiều nhà nghiên cứu gọi hình thức đó là những cộng đồng dân tộc - tôn giáo. Nhưng theo Nguyễn Hồng Dương, các cộng đồng này nên được gọi là cộng đồng tôn giáo - tộc người sẽ chính xác hơn: “Nếu như cộng đồng dân tộc - tôn giáo thì yếu tố dân tộc giữ vai trò chủ thể, còn cộng đồng tôn giáo - tộc người thì tôn giáo giữ vai trò chủ thể. ở đó, tôn giáo là tác nhân, chi phối tộc người. Vai trò văn hóa tộc người bị đẩy xuống hàng thứ yếu, thậm chí là mờ nhạt, thay vào đó là yếu tố tôn giáo. Hệ thống tôn giáo từ chỗ lồng ghép đến chiếm chỗ đơn vị cư trú (bản, phum, sóc,.) để trở thành chi hội hay điểm nhóm. Ban Chấp sự có nhiều quyền hành dựa vào đạo (tôn giáo) để lấn át đời. Vai trò của già làng, trưởng bản dần dần quyền hành bị thu nhỏ”(1). Vấn đề Tin Lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ là một ví dụ. Việc xuất hiện những nhóm tôn giáo khác nhau trong cùng một cộng đồng tộc người làm nảy sinh mâu thuẫn, dễ tạo thành những điểm nóng tôn giáo, từ ly khai tôn giáo sẽ dẫn đến ly khai tộc người, nếu có chính biến sẽ trở thành xung đột chính trị. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề tôn giáo - tộc người ở những khu vực này có ý nghĩa chiến lược.
Khu vực Tây Nguyên: Vấn đề tôn giáo lớn nhất của khu vực này là Tin Lành, gắn liền với một số cuộc bạo loạn chính trị, từ “Phong trào FULRO” (trước thập niên 90 của thế kỷ XX) đến phong trào “Tin Lành Đề Ga” và “Nhà nước Đề Ga” (các năm 2001 và 2004). Từ năm 2005, sau khi có Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề Tin Lành, đời sống tôn giáo ở khu vực này đã tương đối ổn định trở lại, song vẫn còn một số vấn đề đáng lưu tâm.
Khu vực Tây Bắc: Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, khi Tin Lành đã phát triển tương đối ổn định ở Tây Nguyên, thì khu vực các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc vẫn còn có những bất ổn. Một số hệ phái Tin Lành trên địa bàn tranh giành tín đồ người Mông, người Dao mới gia nhập Tin Lành, niềm tin tôn giáo chưa ổn định. Do những đặc thù về kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng bào dễ bị các thế lực xấu lôi kéo, từ điểm nóng tôn giáo có thể chuyển hóa thành phong trào chính trị. Việc dự định thành lập “Vương quốc Mông” ở khu vực miền núi phía Bắc, tương tự như việc dự định thành lập “Nhà nước Đề Ga” ở khu vực Tây Nguyên, là ví dụ điển hình.
Khu vực Tây Nam Bộ: Một bộ phận không nhỏ cư dân vùng Tây Nam Bộ là người Khmer theo Phật giáo Nam tông, gắn với những vấn đề lịch sử lâu dài và phức tạp của Vương quốc Phù Nam và những sự đổi thay về thể chế nhà nước, cộng đồng văn hóa, tạo nên sự kiện “Nhà nước Khmer Krom”, một phong trào chính trị - tôn giáo điển hình.
Vấn đề tôn giáo ở Tây Nguyên, Tây Bắc và Tây Nam Bộ quan hệ mật thiết với vấn đề dân tộc. Thực tiễn đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước Việt Nam phải thể chế hóa chủ trương, chính sách thành pháp luật làm công cụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng để giải quyết vấn đề đoàn kết tôn giáo - dân tộc.
Ngoài ra, cộng đồng người Chăm theo Bà La Môn giáo và Islam giáo ở Miền Trung và khu vực Nam Bộ, tuy số lượng không nhiều (100.000 người, thời điểm năm 2010), nhưng cũng vẫn có thể phát sinh vấn đề cần giải quyết khi mở cửa hội nhập. Islam giáo ở Việt Nam đang có xu hướng kết nối với cộng đồng cùng tôn giáo ở các nước Đông Nam Á và khu vực Trung Đông. Việc các tín đồ Islam giáo ở Việt Nam quan hệ đồng đạo với người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam cũng là một trong những vấn đề đặt ra cần được quan tâm hiện nay.
Vẩn đề đất đai và tài sản có nguồn gốc tôn giáo
Kinh tế phát triển, dân trí nâng cao, hội nhập quốc tế mạnh mẽ, trong khi hệ thống luật pháp về đất đai ở Việt Nam còn nhiều bất cập, tất yếu dẫn đến khiếu kiện, tranh chấp đất đai. Việc khiếu kiện, tranh chấp đất đai và tài sản của các tổ chức tôn giáo thời gian gần đây, trong một số vụ việc cụ thể, đã trở thành những sự kiện tôn giáo - xã hội gay gắt, phức tạp.
Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, trong 10 năm, từ năm 1996 đến năm 2005, trên phạm vi cả nước đã xảy ra hàng ngàn vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai, tài sản có nguồn gốc tôn giáo. Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ khiếu kiện liên quan đến đất đai, cơ sở thờ tự tôn giáo cao như Hà Nội (105/113 vụ, chiếm 92,92%, chủ yếu của Phật giáo), Thành phố Hồ Chí Minh (63/68 vụ, chiếm 87,7%, chủ yếu của Công giáo),v.v... Khiếu kiện đất đai, tài sản có nguồn gốc tôn giáo liên quan đến các vấn đề pháp lý như đất hiến tặng, cho mượn, tịch thu, trưng mua; các loại đất đai tôn giáo bị lấn chiếm, không sử dụng hoặc bị thu hồi để phục vụ cho các công trình công cộng. Khó khăn và mâu thuẫn hiện nay nằm ở chỗ có sự khác biệt trong quan niệm về sở hữu đất đai. Tư duy “đất đai tôn giáo là sở hữu vĩnh viễn của Giáo hội”(2) mâu thuẫn với nguyên tắc pháp lý hiện hành: “đất đai là sở hữu toàn dân”. Luật pháp Việt Nam quy định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn theo quy định của pháp luật; không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai.
Một số ý kiến cho rằng, việc giải quyết thỏa đáng các trường hợp khiếu kiện, tranh chấp đất đai và cơ sở vật chất có nguồn gốc tôn giáo là chuyển số tài sản này sang sử dụng công và chấp nhận đa sở hữu trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, cho đến thời điểm mà dự thảo sửa đổi Luật Đất đai lần thứ 7 và Dự thảo sửa đoi Hiến pháp 1992 năm 2013 đang được lấy ý kiến toàn dân và trình Quốc hội thì quan điểm tổng thể của luật pháp Việt Nam về đất đai vẫn là sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý, nên cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề đất đai cho các tổ chức và cá nhân tôn giáo vẫn còn phức tạp.
Sau các vụ khiếu kiện, tranh chấp đất đai và tài sản có nguồn gốc tôn giáo, nhất là các vụ việc liên quan đến Công giáo xảy ra ở Cồn Dầu (Đà Nang), 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội), các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo đã có sự đánh giá và tìm giải pháp tháo gỡ. Việc ban hành Chỉ thị 1940 về đất đai tôn giáo của Chính phủ (năm 2011) tạm làm lắng dịu sự bức bối về đất đai tôn giáo và tài sản có nguồn gốc tôn giáo, song vẫn ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, nhất là ở góc độ pháp lý.
Nguyên nhân của các vụ khiếu kiện, tranh chấp đất đai và tài sản có nguồn gốc tôn giáo cơ bản do: sự khác biệt về quan niệm sở hữu đất đai giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo; một bộ phận chức sắc và tín đồ các tôn giáo chưa nắm chắc các quy định của Nhà nước về đất đai và đất đai liên quan đến tôn giáo; hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về nhà đất liên quan đến tôn giáo nói riêng qua các giai đoạn lịch sử có nhiều biến động, còn nhiều khúc mắc, khó khăn trong quá trình hoàn thiện; việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và pháp luật về nhà đất liên quan đến tôn giáo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có lúc, có nơi còn thiếu chủ động và thống nhất.
Vẩn đề quan hệ tôn giáo - chính trị
Non sông Việt Nam được thu về một mối, đất nước thống nhất đã gần 4 thập kỷ, song người Việt Nam trong nước và ngoài nước vẫn còn những e ngại khi nói về hòa giải, hòa hợp dân tộc. Những lo ngại về các phần tử cực đoan trong tôn giáo lôi kéo tín đồ và quần chúng tín đồ chống đối chính quyền, tạo điểm nóng gây mất ổn định xã hội, tạo cớ để các thế lực thù địch bên ngoài can thiệp, đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần được quan tâm đặc biệt về nhân quyền, tôn giáo (CPC) là mối quan tâm thường trực của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Nhìn lại chặng đường vừa qua, đời sống tôn giáo Việt Nam đã có những bước tiến dài. Việt Nam tiếp tục giữ được ổn định chính trị - xã hội. Tuy vậy, dường như cứ xung đột nào liên quan đến các tổ chức tôn giáo với chính quyền hoặc với các cộng đồng khác cũng có nguy cơ bị gắn với sự chống đối của các thế lực thù địch. Sự cảnh giác này là cần thiết. Song đây cũng là điểm góp phần gây phức tạp tình hình, chưa thấy rõ căn nguyên của vấn đề, dẫn đến sự thiếu hợp lý trong cách giải quyết một số trường hợp cụ thể.
Trên thế giới, việc lợi dụng tôn giáo vào mục đích chính trị khá phổ biến. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, mỗi thời điểm, mức độ tham gia của tôn giáo vào chính trị có sự khác nhau.
Quan hệ giữa tổ chức Công giáo và Nhà nước Việt Nam hiện nay là mối quan hệ tiêu biểu nhất thử thách tính đúng đắn sáng tạo hay tính bất cập của chính sách pháp luật tôn giáo ở nước ta. Mối quan hệ này luôn là vấn đề phức tạp và tế nhị trên bình diện quốc gia cũng như bình diện quốc tế. Để có thể giải quyết hài hòa mối quan hệ tôn giáo - chính trị, vấn đề cơ bản đặt ra hiện nay đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam là tinh thần khoan dung tôn giáo, vượt lên những định kiến của quá khứ, đẩy nhanh tiến trình “khoa học hóa” xây dựng pháp luật về tôn giáo.
Gần 3 thập kỷ qua, mối quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo và Nhà nước Việt Nam có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Góc nhìn thu hẹp “chính trị - tôn giáo” ở thời kỳ trước đổi mới đã được mở rộng để có sự tiếp cận tích cực hơn trên cả 3 phương diện: lịch sử - xã hội - văn hóa. Việc xác định rõ quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức tôn giáo; tôn trọng công việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo là những yêu cầu quan trọng trong việc xây dựng và thực thi luật pháp tôn giáo.
Tuy nhiên, thực tế đây đó vẫn còn những rào cản tiềm ẩn nhân tố có thể ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo. Dấu ấn “kiêu ngạo cộng sản” một thời hiện vẫn còn tác động đến sự nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo của một bộ phận cán bộ, nhất là cán bộ địa phương. Việc nhìn nhận tôn giáo còn thiếu khách quan và toàn diện, bộc lộ cả hai thái cực không bình thường: tôn sùng, lệ thuộc hoặc xem thường, phủ nhận; chưa phát huy được mặt tích cực cũng như hạn chế được mặt tiêu cực của tôn giáo với đời sống xã hội, thậm chí còn thổi phồng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để mưu cầu lợi ích kinh tế và chính trị. Trong quá trình quản lý nhà nước còn những tư duy chủ quan, nhìn nhận chưa đúng về sự tồn tại của tôn giáo trong đời sống xã hội; giải quyết vấn đề tôn giáo chưa thực sự thỏa đáng gây ấn tượng không tốt trong một bộ phận chức sắc, tín đồ tôn giáo.
Tuy nhiên, có thể khẳng định, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của các cấp chính quyền đã có những tiến bộ nhất định, nhất là việc coi trọng công tác vận động tín đồ tôn giáo. Quy trình xây dựng luật pháp tôn giáo đã được nhìn nhận và thực thi khoa học hơn. Hệ thống luật pháp tôn giáo được xây dựng theo nguyên tắc dân chủ, có sự tham gia ý kiến của các tổ chức tôn giáo trong các giai đoạn dự thảo, thẩm định, ban hành và thực hiện; chú trọng tới đối tượng thụ hưởng chính sách pháp luật là cá nhân và tổ chức tôn giáo.
Một nội dung quan trọng khác của vấn đề tôn giáo - chính trị ở nước ta hiện nay là việc thực thi nguyên tắc “bình đẳng giữa các tôn giáo”. Trên nguyên tắc các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, với những nhận thức mới về tôn giáo và chính sách tôn giáo, thời gian qua, các tổ chức tôn giáo ở nước ta đều được chính quyền các cấp tạo điều kiện hoạt động theo đúng khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, ứng xử của chính quyền một vài địa phương với các tổ chức tôn giáo vẫn còn bộc lộ những bất cập. Những bất cập này đã bị các lực lượng đối lập triệt để tận dụng tuyên truyền quan điểm Nhà nước Việt Nam đối xử bất bình đẳng giữa các tổ chức tôn giáo, tạo hố sâu ngăn trở một bộ phận chức sắc và tín đồ tôn giáo không hợp tác với chính quyền.
Vẩn đề pháp nhân tôn giáo
Tính đến hết năm 2012, Việt Nam đã có 13 tôn giáo và 40 tổ chức tôn giáo được chính quyền các cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Với riêng Tin Lành, thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành, tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Bình Phước đã có trên 100 chi hội được công nhận, trên 1.000 điểm nhóm được đăng ký sinh hoạt tôn giáo. Khu vực miền núi phía Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng) và tỉnh Thanh Hóa đã có trên 138 điểm nhóm thuộc Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc), 04 điểm nhóm thuộc Hội thánh Liên hữu Cơ đốc được đăng ký sinh hoạt tôn giáo. Điều này góp phần phản ánh tính đa dạng ngày càng rõ nét trong đời sống tôn giáo Việt Nam hiện nay.
Tư cách pháp nhân là một trong những mấu chốt nổi cộm trong quan hệ pháp lý liên quan đến tôn giáo ở nước ta hiện nay. Khi Nhà nước công nhận các tổ chức tôn giáo, dù ở cấp độ “đãng ký hoạt động” hay “tư cách pháp nhân” thì ở nước ta vẫn còn tình trạng các tổ chức tôn giáo thực sự chưa được thừa nhận cả hai chủ thể quyền lợi là thể nhân và pháp nhân. Sự bất cập này đã gây bức xúc cho một số tổ chức tôn giáo và chức sắc tôn giáo, nhất là chức sắc Công giáo. Trong Bản góp ý của Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh về xây dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 22/2005 NĐ-CP do Tổng Giám mục Phạm Minh Man ký ngày 20 tháng 5 năm 2011 có đoạn:
“Trong các điều khoản của Pháp lệnh năm 2004 và Nghị định 22/2005/NĐ-CP đã có nhiều bất cập và bất bình đẳng đối với các tôn giáo và các chức sắc. Đó là, Nhà nước công nhận sự hiện diện, tồn tại của các tôn giáo, nhưng không công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo và các chức sắc. Do đó, chức sắc tôn giáo không được hưởng nhận những quyền công dân như các công dân khác và quyền đại diện cho tổ chức tôn giáo trước mặt pháp luật. Đồng thời, tổ chức tôn giáo không được hưởng quyền pháp nhân như các tổ chức xã hội hợp pháp khác theo hiến pháp và pháp luật. Vì thế, pháp luật cần phải xác định rõ ràng tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo và các chức sắc. Các tổ chức tôn giáo và chức sắc bị hạn chế; thay vì được hưởng những quyền lợi chính đáng thì phải đi xin những quyền đó như tự do tổ chức lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, đào tạo, phong chức, ...”CHÚ THÍCH
 	PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương (2010), “Một số vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 8.
 	Dan theo: GS.TS. Đỗ Quang Hưng chủ nhiệm (2013), Chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay - Lý luận và thực tiễn, Đe tài trọng điểm Đại học Quốc gia Hà Nội: 289.
.
Tạm kết
Với những phác thảo bước đầu nêu trên, chúng tôi cho rằng, việc xây dựng hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay, trong đó có pháp luật tôn giáo, phải lấy mục đích tối cao là phục vụ con người. Nói cách khác, nền tảng pháp luật mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện phải thực sự “vị nhân sinh”, tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền, tôn trọng sự bình đẳng giữa mọi thành phần và giai cấp xã hội, sự tự do làm người hữu ích cho cộng đồng xã hội, hướng đến một trật tự xã hội nhân bản hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Tôn giáo Chính phủ (2010), Đe án tong thế về moi quan hệ Nhà nước và Giáo hội, Hà Nội.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương (2010), “Một số vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 8.
GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2013), Chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay - Lý luận và thực tiễn, Đe tài trọng điểm Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
MAKING AND COMPLEMENT OF RELIGIOUS LAW
ON THE BASIC OF RELIGIOUS LIFE IN VIETNAM
Basing on analyzing the achievements and some existing matters both perception and action on “ethno - religion”, “land and property that deriving from religion”, “the political - religion relationship”, and religious legal status issues, the author suggests that making and complement of religious law, viewed from religious life in Vietnam today, need attention further to a supreme purpose as to serve people. It is possible to complete of religious law in Vietnam such as the spirit of religious tolerance, overcoming the prejudices and making law in science way.
Key words: religious law, making religious law, complement of religious law, religious life in Vietnam.

File đính kèm:

  • docxay_dung_va_hoan_thien_luat_phap_ton_giao_nhin_tu_doi_song_t.doc
  • pdf22580_75435_1_pb_1415_556380.pdf