Xây dựng trường mầm non chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
Tóm tắt. Xây dựng trường mầm non chất lượng cao nhằm đáp ứng năm tiêu chuẩn để nâng cao
chất lượng, cung cấp dịch vụ giáo dục cao, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ, đáp ứng yêu
cầu của xã hội. Tiêu chí trường mầm non chất lượng cao phải dựa trên cơ sở khoa học là cơ sở tâm
- sinh lý, cơ sở giáo dục học và cơ sở kinh tế; đảm bảo các điều kiện về đội ngũ, chương trình, cơ
sở vật chất, chế độ tài chính và công tác xã hội hoá.
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng trường mầm non chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng trường mầm non chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 9, pp. 104-109 This paper is available online at XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON CHẤT LƯỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Đặng Lộc Thọ1 Tóm tắt. Xây dựng trường mầm non chất lượng cao nhằm đáp ứng năm tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng, cung cấp dịch vụ giáo dục cao, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tiêu chí trường mầm non chất lượng cao phải dựa trên cơ sở khoa học là cơ sở tâm - sinh lý, cơ sở giáo dục học và cơ sở kinh tế; đảm bảo các điều kiện về đội ngũ, chương trình, cơ sở vật chất, chế độ tài chính và công tác xã hội hoá. Từ khóa: Trường mầm non, chất lượng cao, đổi mới giáo dục, cao đẳng sư phạm trung ương. 1. Mở đầu Đáp ứng yêu cầu của xã hội, bậc học mầm non đã tập trung vào định hướng nâng cao chất lượng cơ sở giáo dục trẻ, xây dựng trường chất lượng cao theo tinh thần Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ, thể hiện ở thiết chế nhà trường về phương thức đầu tư, hiệu quả giáo dục của tập thể sư phạm; về sĩ số trẻ/lớp, về cách thức tổ chức hoạt động giáo dục để tăng cường hoạt động tự học, tự rèn luyện giúp trẻ có điều kiện thấm nhuần và rèn luyện nhân cách, đảm bảo được 6 bậc thang tri thức trong quá trình học tập. Trường mầm non chất lượng cao không chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ giáo dục cao, nâng cao cường độ lao động của thầy và trò mà phải đáp ứng được 5 tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng: tổ chức và quản lý nhà trường; chất lượng đội ngũ (cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên); cơ sở vật chất và trang thiết bị; quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội; chương trình, hoạt động giáo dục và kết quả để đảm bảo được 6 bậc thang tri thức trong quá trình học tập. Mô hình trường mầm non chất lượng cao tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành trong cả nước được quan tâm đầu tư từ năm 2013. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có qui định về các tiêu chí nhà trường (đội ngũ, cơ sở vật chất, chương trình, phương pháp và dịch vụ) và qui định về việc bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao căn cứ theo qui định tại điểm b, khoản 5, điều 12 – Luật Thủ đô [3,4]; Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội có Nghị quyết về cơ chế tài chính áp dụng cho các cơ sở công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô theo khoản 4, điều 12 - Luật Thủ đô [5]. Việc xây dựng trường mầm non chất lượng cao phải nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Ngày nhận bài: 17/05/2017. Ngày nhận đăng: 25/07/2017. 1Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương; e-mail: tho1962@gmail.com. 104 THỰC TIỄN JEM., Vol. 9 (2017), No. 9. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Yêu cầu cần đạt đối với trường mầm non chất lượng cao Chất lượng giáo dục mầm non là tổng hòa những tính năng và đặc điểm của các nhân tố mà khi triển khai chúng trong quá trình giáo dục sẽ có tác động thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ, bảo vệ sức khỏe và chuyển tiếp trẻ một cách thành công sang giai đoạn tuổi tiếp theo, đáp ứng sự mong chờ và yêu cầu của xã hội. 2.1.1. Yêu cầu chung Trường chất lượng cao phải là trường đáp ứng được đầy đủ các qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về trường chuẩn quốc gia [3], là nơi đào tạo những con người mới đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cá nhân người học, gia đình của họ và cho cộng đồng. Mục tiêu là đào tạo những con người mới với những phẩm chất tốt đẹp về nhân cách (đức, trí, thể, mỹ, lao động), đáp ứng yêu cầu 4 trụ cột của giáo dục thế giới ngày nay cho người học (học để biết, học để làm, học chung sống và học để tự hoàn thiện mình), đáp ứng nội dung học tập nhằm đạt được 6 bậc thang quan trọng (từ biết, hiểu, vận dụng đến phân tích, tổng hợp và xác định giá trị trong cuộc sống). Từ mục tiêu đào tạo nêu trên, đòi hỏi trường mầm non phải hội đủ những điều kiện đào tạo phù hợp để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ là: 1/ Hội tụ đủ những yếu tố tạo ra kết quả giáo dục cao cho trẻ; 2/ Chương trình và phương pháp giảng dạy tiếp cận với chuẩn mực các nền giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới, nhưng đồng thời phải khả thi, phù hợp với thực tế, có tính thu hút; 3/ Tổ chức được các dịch vụ giáo dục chất lượng cao; 4/ Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục và phối hợp tốt 3 môi trường giáo dục; 5/ Phụ huynh tự nguyện gửi con em theo học và tham gia góp sức cùng với nhà nước cho sự phát triển nhà trường. 2.1.2. Yêu cầu cụ thể Đội ngũ sư phạm: Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ tốt để thực thi quan điểm dạy học hiện đại, hướng về người học, phát huy được năng khiếu và thái độ tích cực học tập đối với từng học sinh. Giáo viên được đào tạo đạt và vượt chuẩn sư phạm, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giảng dạy, có trình độ tiếng Anh tốt; mỗi giáo viên là một nhà sư phạm thật sự về phẩm chất và năng lực chuyên môn, được trang bị đủ điều kiện để thực hiện dạy học cá thể theo quan điểm sư phạm hiện đại; tâm huyết với công việc dạy học, luôn thương yêu trẻ, am hiểu tâm lý trẻ, biết cách tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động để tự nhận thức theo các xu hướng và phương pháp mới. Ngoài ra, cần có giáo viên chuyên biệt: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể chất, GD hoà nhập, tiếng Anh... để có thể tổ chức các hoạt động nâng cao bổ sung trong chương trình giáo dục trẻ. Nội dung chương trình: Xây dựng theo hướng tích hợp, đi sâu vào những vấn đề liên quan đến cuộc sống thực tế; chọn lọc bổ sung những nội dung phù hợp với sự phát triển của trẻ đáp ứng qui chuẩn Quốc gia (không hạ thấp, không nâng cao vượt chuẩn theo chủ quan của người dạy và nhà trường). Phương pháp giảng dạy: Tổ chức các hoạt động giáo dục theo phương châm “học thông qua chơi” nhằm khuyến khích trẻ tích cực hoạt động; tăng cường các hoạt động theo nhóm và tiếp cận 105 Đặng Lộc Thọ JEM., Vol. 9 (2017), No. 9. cá nhân, các hoạt động tiếp xúc với thiên nhiên và trải nghiệm thực tiễn. Công tác quản lý nhà trường: Tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên được tự chủ về nội dung và phương trong quá trình dạy học đáp ứng được yêu cầu dạy học cá thể; nâng cao hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, phát huy tốt năng lực sáng tạo của giáo viên để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường; thực hiện tốt qui chế dân chủ, công khai minh bạch, công tác thanh tra, kiểm tra nhằm xác định đúng giá trị và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Dịch vụ giáo dục: Đảm bảo các điều kiện hoạt động của nhà trường về không gian, môi trường và trang thiết bị cho quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ hiện đại; có cam kết về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng; có các dịch vụ tư vấn tâm lý, sức khoẻ, chăm sóc đáp ứng yêu cầu của cha mẹ học sinh. Phối hợp 3 môi trường giáo dục: Sự gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội hiệu quả, đặc biệt là về nhận thức, thống nhất những biện pháp giáo dục trẻ với nhà trường, giải quyết kịp thời những vướng mắc khó khăn nhằm chăm lo tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. 2.2. Biện pháp xây dựng trường Mầm non chất lượng cao 2.2.1. Nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của các lực lượng xã hội Quán triệt nội dung Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng cần giải quyết hai vấn đề cơ bản, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là: 1/ Chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận phát triển năng lực (năng lực quan sát tự học và khả năng vận dụng kiến thức để tự giải quyết các hoạt động thực tiễn khi tham gia các hoạt động; năng lực hợp tác nhằm hình thành phẩm chất và phát triển năng lực của người học); 2/ Xây dựng môi trường học tập Nhà trường - Gia đình - Xã hội [1]. Với quan điểm “Giáo dục mầm non là bậc học nền móng đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân”, cần phổ biến trong nhà trường và tuyên truyền rộng rãi trong xã hội các tiêu chí xây dựng trường chất lượng cao để tạo được sự đồng thuận của các lực lượng xã hội (các tổ chức, đoàn thể xã hội) giúp nhận thức đầy đủ về yêu cầu đổi mới, phát triển hội nhập của nhà trường, đồng lòng chia xẻ với nhà trường trong quá trình triển khai thực hiện; cha mẹ trẻ chấp nhận cùng với Nhà nước đầu tư cho nhà trường các điều kiện tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Nhà trường huy động được sự đầu tư, đóng góp của xã hội (các tổ chức, cá nhân) để đảm bảo trang bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu tự học cho trẻ; có đầy đủ hệ thống phòng bộ môn, phòng thực hành, phòng máy tính, thư viện, hội trường, nhạc – họa, sân chơi, bếp ăn. . . đảm bảo cho trẻ có điều kiện học tập và hoạt động 2 buổi/ngày trong môi trường an toàn. 2.2.2. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ Đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ mầm non theo hướng hiện đại với mô hình “lấy trẻ làm trung tâm”: Chú trọng hình thành, phát triển tính tự tin, sáng tạo, năng động, ham hiểu biết, ý thức về sự thành công trong học tập; giáo dục đạo đức, truyền thống văn hóa, kỹ năng sống và giáo dục thể chất, đảm bảo an toàn cho trẻ; mở rộng các hình thức tổ chức giáo dục đáp ứng nhu cầu đa dạng của trẻ; triển khai mô hình tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường trải 106 THỰC TIỄN JEM., Vol. 9 (2017), No. 9. nghiệm, khả năng giao tiếp và ngôn ngữ (bao gồm cả trải nghiệm ban đầu về các ký hiệu ngôn ngữ viết và biểu tượng toán), phát triển về mặt xã hội và cảm xúc của trẻ... Đảm bảo có ít nhất 95% các hoạt động giáo dục được tổ chức theo hình thức đổi mới nhằm khuyến khích trẻ tích cực hoạt động Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc, giáo dục trẻ để trẻ được sử dụng các phần mềm máy tính phù hợp nhằm phát triển tư duy; xây dựng qui trình và tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ thực hiện Chương trình giáo dục mầm non để phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ...; chú trọng “Giáo dục gia đình” đối với trẻ nhỏ (Thành lập trung tâm tư vấn gia đình về kiến thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ nhằm đa dạng hóa các phương thức chăm sóc giáo dục trẻ cho cộng đồng) để chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục của nhà trường được ít nhất 85% cha mẹ trẻ đánh giá tốt; ít nhất 95% trẻ đạt yêu cầu theo mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non và chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi; tổ chức được các lớp can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập để mọi trẻ đều có thể tham gia học tập tại cộng đồng. Bổ sung chương trình nâng cao trên cơ sở chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2009, đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và xã hội hoá. Cần bổ sung về các nội dung: giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mĩ (các hoạt động âm nhạc, mỹ thuật, đóng kịch...), giáo dục kĩ năng sống, cho trẻ làm quen tiếng Anh, làm quen với công nghệ thông tin, phát triển tâm lý, tình cảm xã hội. . . theo tiếp cận phát triển năng lực. Để thực hiện điều này cần có Hội đồng chuyên môn làm nhiệm vụ chọn lọc, bổ sung những nội dung phù hợp với sự phát triển của trẻ, tăng cường các hoạt động theo chủ đề, nâng cao kĩ năng vận động cho trẻ, kỹ năng giao tiếp...; biên soạn chi tiết các nội dung chương trình (đặc biệt là các nội dung nâng cao bổ sung) và điều kiện thực hiện cho mỗi nội dung (cơ sở vật chất, thời gian, hình thức tổ chức hoạt động, yêu cầu đánh giá...) sát hợp tình hình thực tế và yêu cầu đào tạo của nhà trường nhằm đảm bảo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2.2.3. Đổi mới tư duy trong công tác quản lý, chỉ đạo Cụ thể hóa Chương trình hành động theo các lĩnh vực sau: Chiến lược, kế hoạch và hoạt động giáo dục của nhà trường; tổ chức và quản lý; đội ngũ giáo viên và nhân viên; cơ sở vật chất và thiết bị trường lớp; kế hoạch, phương pháp và kết quả giáo dục; tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ trẻ và cộng đồng. Xây dựng bộ tiêu chí cho từng lĩnh vực; xây dựng hệ thống các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp nhà giáo phù hợp với giáo dục mầm non trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong từng tiêu chí, xây dựng các chỉ báo cần thiết và cụ thể để đo lường và quan sát được nhằm cung cấp các tiêu chuẩn định hướng để đảm bảo hoạt động giáo dục có chất lượng cao, đáp ứng tối đa nhu cầu giáo dục trẻ mầm non; phát huy tính chủ động, sáng tạo, tính tự chịu trách nhiệm của cán bộ, giảng viên. Xây dựng mức thu học phí phù hợp với các quy định chung và trên cơ sở tự nguyện (có sự thoả thuận của phụ huynh học sinh) nhằm tự chủ được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, tương xứng với tiêu chí cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình, phương pháp gảng dạy. Do đó, phải tính toán mức thu trên cơ sở bảo đảm được mọi hoạt động của trường, tạo kinh phí bồi dưỡng chuyên môn, xây dựng chương trình, bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dịch vụ chất lượng cao theo chủ trương xã hội hóa giáo dục mầm non trên cơ sở định mức chung, có tính đến sĩ số lớp, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng chương trình và bồi dưỡng đội ngũ. Mức thu cần được xây dựng 107 Đặng Lộc Thọ JEM., Vol. 9 (2017), No. 9. dựa theo: Mức thu học phí qui định, hệ số sĩ số lớp (sĩ số theo lớp thông thường/ sĩ số theo lớp chất lượng cao), hệ số dịch vụ (xác định theo mức độ dịch vụ về chương trình, nội dung, phương pháp tổ chức, điều kiện cơ sở vật chất và sự thoả thuận của phụ huynh học sinh). Cần khai thác cơ chế, chính sách phù hợp và thực hiện hiệu quả công tác xã hội hoá để có sự hỗ trợ đầu tư ban đầu về tài chính nhằm đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, xây dựng chương trình, bồi dưỡng nâng cao năng lực đổi ngũ, tổ chức các hoạt động dịch vụ. 2.2.4. Chú trọng công tác bồi dưỡng tập huấn, xây dựng lực lượng, phát triển đội ngũ Chú trọng đào tạo đội ngũ để 100% giáo viên có trình độ đào tạo chuyên ngành trên chuẩn, 60 - 70% giáo viên có chứng chỉ tiếng Anh đạt trình độ bậc 2 trở lên, ít nhất 80% giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, có 100% giáo viên được đánh giá, xếp loại khá trở lên theo chuẩn Nghề nghiệp giáo viên; trường có đủ giáo viên chuyên biệt (giáo viên dạy các môn tạo hình, âm nhạc, thể chất, tiếng Anh...), có giáo viên tâm lý và giáo dục hoà nhập. Tập huấn nâng cao trình độ và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy lớp, kỹ năng soạn bài từ chuẩn kiến thức của chương trình đến điện tử hóa bài dạy; kỹ năng giao việc tổ chức hoạt động giáo dục; nâng cao năng lực kiểm tra và cách đánh giá, động viên trẻ; đổi mới phương pháp giáo dục trẻ... để người dạy hướng về trẻ tốt hơn; thời gian trẻ được tự tham gia các hoạt động khám phá, trải nghiệm nhiều hơn theo đúng nguyên lý giáo dục mầm non: “giáo dục trẻ thông qua chơi” với mô hình “trường học lấy trẻ làm trung tâm”. Xây dựng lực lượng nòng cốt nắm vững yêu cầu, biện pháp và những định hướng đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình, đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. 2.3. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế Tăng cường giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới về quản lý giáo dục, nội dung chương trình, nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non và đặc biệt là phương pháp giáo dục mầm non tiên tiến để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế để có đội ngũ giáo viên tình nguyện quốc tế, sinh viên quốc tế thực tập tại trường và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm tạo ra các cơ hội tiếp cận nền giáo dục của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ cốt cán đi học tập ở nước ngoài bằng các nguồn vốn của nhà trường và các nguồn khai thác theo hình thức xã hội hoá. 3. Kết luận Để có nền giáo dục tiên tiến, trước hết phải có nhà trường tiên tiến có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; tiếp cận được với thiết chế tổ chức nhà trường của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới về quản lý giáo dục, nội dung chương trình và đặc biệt là phương pháp giáo dục. Việc xây dựng trường mầm non chất lượng cao cần phải được thực hiện theo đúng lộ trình, có sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tạo được sự đồng thuận trong nhà trường và sự ủng hộ của cha mẹ trẻ, đáp ứng được nhu cầu xã hội nhằm tạo sự chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng đối với giáo dục mầm non. 108 THỰC TIỄN JEM., Vol. 9 (2017), No. 9. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Hội nghị lần thứ tám - Khoá XI, Ban chấp hành Trung ương, 2012. [2] Quốc hội (2009), Nghị quyết 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và đào tạo cho phép thu phí trường chất lượng cao. [3] Qui định cụ thể tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục chất lượng cao tại một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao, Quyết định 20/2013/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 ban hành, Thành phố Hà Nội, 2013. [4] Qui định về việc bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao, ngoài chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông để áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao, Quyết định 21/2013/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 ban hành, Thành phố Hà Nội, 2013. [5] Cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô, Nghị quyết số 15/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013, Thành phố Hà Nội, 2013. ABSTRACT Building high quality kindergartens to meet the demands of radical and comprehensive reform in market economy and international integration Building highquality kindergartens aims at complying with 5 standards to improve the quality, provide high educational services, promote the comprehensive development of children, and to meet the expectations and requirements of society. The criteria of high quality kindergartens must be based on the scientific bases that include psycho-physiological basis, pedagogical basis and economic basis. Several conditions must also be ensured, which consist of staff, programs, facilities, financial regulations and socialization activities. Keywords: Kindergarten, high quality, educational reform, central college of education. 109
File đính kèm:
- xay_dung_truong_mam_non_chat_luong_cao_dap_ung_yeu_cau_doi_m.pdf