Xây dựng quy trình định lượng các flavonoid và acid clorogenic trong nữ lang (Valeriana hardwickii) bằng UHPLC-MS

TÓM TẮT

Mở đầu: Nữ lang (Valeriana hardwickii Wall. Caprifoliaceae) đã được dùng từ lâu trong y học cổ

truyền để điều trị mất ngủ, chống co giật, chống mệt mỏi và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, dược

liệu này còn dùng ngoài để điều trị côn trùng đốt và các bệnh ngoài da. Cho tới nay, các công trình nghiên

cứu về Nữ lang chủ yếu là phân tích các thành phần bay hơi. Ngoài ra, các thành phần khác được phân lập

như các iridoid, flavonoid, triterpen. Về định tính, định lượng, chưa có nhiều tài liệu công bố.

Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xây dựng quy trình định lượng các flavonoid có trong

Nữ lang bao gồm linarin, neobudofficid, rhoifolin và acid clorogenic bằng phương pháp UHPLC-MS.

Phương pháp xây dựng giúp cho việc kiểm nghiệm và xây dựng tiêu chuẩn cho Dược Điển Việt Nam.

Nguyên liệu và phương pháp: Nguyên liệu là cây Nữ lang (V. hardwickii) thu hái mọc hoang tại

Cổng Trời (vùng Bidoup núi Bà), thành phố Đà Lạt vào tháng 4/2015. Nguyên liệu được định danh bằng

cách so sánh về mô tả hình thái thực vật với các thông tin trên các tài liệu tham khảo thực vật học chuyên

ngành. Mẫu Valeriana officinalis được thu thập tại vườn dược liệu trường Vetmeduni – Vienna, Cộng hòa

Áo đuợc thu vào tháng 4 năm 2015. Hệ dung môi và điều kiện MS được tối ưu hóa. Phương pháp được

đánh giá với tính tương thích hệ thống, tuyến tính, độ chính xác, độ đúng, LOD và LOQ theo hướng dẫn

của ICH.

pdf 12 trang phuongnguyen 11160
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng quy trình định lượng các flavonoid và acid clorogenic trong nữ lang (Valeriana hardwickii) bằng UHPLC-MS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng quy trình định lượng các flavonoid và acid clorogenic trong nữ lang (Valeriana hardwickii) bằng UHPLC-MS

Xây dựng quy trình định lượng các flavonoid và acid clorogenic trong nữ lang (Valeriana hardwickii) bằng UHPLC-MS
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 
Chuyên Đề Dược 12 
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CÁC FLAVONOID 
VÀ ACID CLOROGENIC TRONG NỮ LANG (VALERIANA HARDWICKII) 
BẰNG UHPLC-MS 
Huỳnh Lời*, Nguyễn Thùy Vi*, Trần Hùng** 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Nữ lang (Valeriana hardwickii Wall. Caprifoliaceae) đã được dùng từ lâu trong y học cổ 
truyền để điều trị mất ngủ, chống co giật, chống mệt mỏi và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, dược 
liệu này còn dùng ngoài để điều trị côn trùng đốt và các bệnh ngoài da. Cho tới nay, các công trình nghiên 
cứu về Nữ lang chủ yếu là phân tích các thành phần bay hơi. Ngoài ra, các thành phần khác được phân lập 
như các iridoid, flavonoid, triterpen. Về định tính, định lượng, chưa có nhiều tài liệu công bố. 
Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xây dựng quy trình định lượng các flavonoid có trong 
Nữ lang bao gồm linarin, neobudofficid, rhoifolin và acid clorogenic bằng phương pháp UHPLC-MS. 
Phương pháp xây dựng giúp cho việc kiểm nghiệm và xây dựng tiêu chuẩn cho Dược Điển Việt Nam. 
Nguyên liệu và phương pháp: Nguyên liệu là cây Nữ lang (V. hardwickii) thu hái mọc hoang tại 
Cổng Trời (vùng Bidoup núi Bà), thành phố Đà Lạt vào tháng 4/2015. Nguyên liệu được định danh bằng 
cách so sánh về mô tả hình thái thực vật với các thông tin trên các tài liệu tham khảo thực vật học chuyên 
ngành. Mẫu Valeriana officinalis được thu thập tại vườn dược liệu trường Vetmeduni – Vienna, Cộng hòa 
Áo đuợc thu vào tháng 4 năm 2015. Hệ dung môi và điều kiện MS được tối ưu hóa. Phương pháp được 
đánh giá với tính tương thích hệ thống, tuyến tính, độ chính xác, độ đúng, LOD và LOQ theo hướng dẫn 
của ICH. 
Kết quả: Hệ dung môi bao gồm: nước acid formic 0,1% (A) – a. formic 0,1% trong acetonitril (B), 
gradient từ 90% A đến 5% A, thời gian phân tích 14 phút, tốc độ dòng là 0,7 ml/phút và nhiệt độ cột là 
30oC và thể tích tiêm mẫu là 3 ml. Điều kiện phân tích khối phổ được thiết lập với thông số capillary voltage 
ở 0,8 kV; cone voltage là 15 eV, nhiệt độ của mao quản được duy trì ở 350 ºC. Tốc độ khí khử dung môi 
(desolvation gas) là 300 L/h. Phổ khối của các chất phân tích được ghi nhận ở chế độ ion dương (positive). 
Sắc kí đồ của các chất phân tích được theo dõi ở cả hai chế độ TIC (total ion current) (MS scan) (m/z 100-
1000) và SIR (single ion recording). Chế độ SIR của acid clorogenic ở m/z 355,31; rhoifolin ở m/z 579,52; 
neobudofficid ở m/z 739,69; và linarin ở m/z 593,54. Tính tương thích hệ thống đạt với thông số thời gian 
lưu và diện tích đỉnh các pic nhỏ hơn 2%. Tính tuyến tính với R2 ~ 0,999 và khoảng tuyến tính các hợp chất 
có nồng độ 0,7-120 mg/ml. Kết quả cho thấy có sự lặp lại trong phương pháp phân tích bằng UHPLC-MS 
với RSD% < 5%. Tỷ lệ phục hồi 99-106%. Giới hạn phát hiện là của a. clorogenic, rhoifolin, neobudofficid, 
linarin lần lượt là 0,029; 0,0010; 0,00020; 0,015 mg/ml. Acid clorogenic có trong các bộ phận của V. 
hardwickii bao gồm lá là 1,76%, trong thân là 8,23% và trong rễ là 1,68%, hàm lượng các flavonoid trong 
lá V. hardwickii bao gồm rhoifolin là 0,86%, neobudofficid là 0,19% và linarin là 1,95%. Acid clorogenic 
trong rễ và lá của V. officinalis cũng được định lượng với hàm lượng lần lượt là 5,3% và 1,45%. 
Kết luận: Phương pháp UHPLC-MS đã được xây dựng và được đánh giá theo hướng dẫn của ICH. 
Các điều kiện phân tích đã được thiết lập bao gồm các điều kiện về phổ khối, tính tương thích hệ thống tính 
*Trung Tâm Khoa Học Công Nghệ Dược Sài Gòn (SAPHARCEN), Đại học Y Dược Thành phố. Hồ Chí Minh 
**Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Trần Hùng ĐT: 02838295641 Email: tranhung@uphcm.edu.vn 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Dược 13 
tuyến tính, độ lặp lại và độ đúng. Hàm lượng các hợp chất đã được định lượng bao gồm acid clorogenic, 
rhoifolin, neobudofficid, và linarin trong V. hardwickii và acid clorogenic trong V. officinalis. 
Từ khóa: Valeriana hardwickii, Nữ lang, UHPLC-MS 
ABSTRACT 
QUANTITATIVE ANALYSIS OF FLAVONOIDS AND CHLOROGENIC ACID IN VALERIANA 
HARDWICKII BY UHPLC-MS 
Huynh Loi, Nguyen Thuy Vi, Tran Hung 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 12 – 23 
Background and objectives: V. hardwickii, “Nữ lang in Vietnamese”, are used in Vietnam as a 
traditional medicine with anti-convulsant, sedative, anti-fatigue, and anti-dysmenorrheal properties. The 
topical uses of aerial parts are the treatment of insect bites and various skin diseases. Volatile compounds 
were reported. Flavonoids, iridoids, terpenoids are also isolated from Valeriana hardwickii. The aim of this 
study was to develop the UHPLC-MS method for quantitative analysis of flavonoids including linarin, 
neobudofficide, rhoifolin and chlorogenic acid from Valeriana hardwickii. 
Material and method: Nữ lang (Valeriana hardwickii) was collected in Cổng Trời (Bidoup - núi Bà), 
Đà Lạt in April 2015. V. officinalis was colleced in Botanic Garden of Vetmeduni – Vienna in April 2015. 
The mobile phase and MS conditon were optimized. The analytical method was validated for system 
suitability, linearity, precision, accuracy, limit of detection (LOD) and limit of quantitation (LOQ) 
according to International Council on Harmonization (ICH) Guidelines. 
Results: The method was developed using mobile phase including formic acid 0.1% (A) – formic acid 
0.1% in acetonitril (B), gradient from 90% A to 5% A, 14 min run time, 0.7 ml/min flow rate, 30oC 
column temperature, 3 ml injection volume. MS condition were set as 0.8 kV capillary voltage; 15 eV cone 
voltage, 350 ºC capillary temperature, 300 L/h desolvation gas, ESI+-MS mode, full scan at m/z 100-1000, 
SIR (single ion recording) mode. Chromatogram was recorded at m/z 355.31 for chlorogenic acid; at m/z 
579.52 for rhoifolin; at m/z 739.69 for neobudofficid; and at 593.54 for linarin. System is suitable for 
analysis with RSD of retension time and peak area below 2%. The method was found to be linear within the 
ranges of 0.7-120 mg/ml and R2 ~ 0,999. The precision was determined with RSD < 5%. The LOD was 
0.029; 0.0010; 0.00020; and 0.015 mg/ml for chlorogenic acid, rhoifolin, neobudofficid, and linarin 
respectively. The recovery ranged 99-106%. The content of chlorogenic acid is 1.76%, 8.23% and 1.68% in 
leaves, stems and roots, respectively. The content of flavonoids in leaves including rhoifolin, neobudofficid, 
and linarin is 0.86%, 0.19% and 1.95%, respectively. Acid clorogenic from the roots and leaves of V. 
officinalis was also determined with the content of 5.3% and 1.45%, respectively. 
Conclusions: The UHPLC-MS method was successfully developed and validated. The MS condition 
was optimized. System suitability, linearity, range, precision, recovery was determined. The content of 
chlorogenic acid, rhoifolin, neobudofficid, and linarin in Valeriana hardwickii was also determined. 
Chlorogenic acid in V. officinalis was successful quantitative. 
Key words: Valeriana hardwickii, Nữ lang, UHPLC-MS 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chi Valeriana trước đây thuộc họ 
Valerianaceae (họ Nữ lang) và hiện nay được 
xếp vào họ Caprifoliaceae (họ Cơm cháy)(21,22). 
Ở châu Á, chi Valeriana có các loài V. 
pseudofficinalis, V. fauriei, V. jatamansi, V. 
hardwickii, Nardostachys jatamansi(2,3,18,19). Ở 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 
Chuyên Đề Dược 14 
nước ta có 2 loài: V. hardwickii (Nữ lang) và V. 
jatamansi (Sì to)(22). Thành phần hóa học chi 
Valeriana yếu chứa tinh dầu, iridoid 
(valepotriat), triterpenoid, flavonoid, acid 
phenol, lignan, alkaloid. Ngoài ra còn có 
amino acid (arginin, GABA, glutamin, 
tyrosin), acid béo, cholin và các chất vô cơ 
khác(10). Trên thế giới V. hardwickii mọc ở Ấn 
Độ, Trung Quốc, Mianma, Malaysia, 
Indonesia. Ở nuớc ta, Nữ lang (V. hardwickii) 
mọc ở Ô Quý Hồ, Tả Giàng Phình, núi Hàm 
Rồng, Xà Xén, Sapa, Hà Giang (Đồng Văn, 
Mèo Vạc), Quảng Nam (Trà My: Ngọc Linh), 
Kon Tum (Đắk Tô: Ngọc Linh), Lâm Đồng (Đà 
Lạt)(8). Cho đến nay, nghiên cứu hoá học trên 
loài V. hardwickii không nhiều. Năm 1989, Đỗ 
Ngọc Thanh và cộng sự đã phân lập được 2 
thành phần từ V. hardwickii ký hiệu là N1, N2 
và chưa xác định được cấu trúc(9). Thành phần 
chính trong tinh dầu V. hardwickii var. 
arnottiana là valeracetat và hàm lượng tinh dầu 
là 0,3%(20). Tinh dầu V. hardwickii mọc ở 
Hymalaya thành phần chính là methyl 
linoleate(16). Tinh dầu trong Valeriana hardwickii 
ở Việt nam có thành phần chủ yếu là bornyl 
acetat(13). Về phân lập, có 2 công trình nghiên 
cứu trên cây này. Epoxysesquithujen được 
phân lập trong tinh dầu V. hardwickii var. 
hardwickii(6). Các chất sitosterol, daucosterol, 
syzalterin, 6-methylapigenin, 5-hydroxy-7,4'-
dimethoxyflavon, genkwanin, acacetin, 
apigenin, quercetin, tricin, farrerol, 
sosakuranetin; 5,3',4'-trihydroxy-7-
methoxyflavanon, linarin, neobudofficid, 
neodiosmin, rhoifolin, valeclorin, isovaleroxy 
valtrat hydrin, acid oleanolic, acid ursolic, 
bornyl ferulat, bornyl caffeat cũng được phân 
lập từ V. hardwickii(5,12). Cho đến nay, ít có công 
trình nghiên cứu về tác dụng sinh học của V. 
hardwickii. Cao chiết thân rễ V. hardwickii gây 
ra sự ức chế phụ thuộc nồng độ sự co thắt tự 
phát hay sự co thắt gây bởi kali trên ruột chay 
thỏ, do đó thể hiện tác dụng chống co thắt(1). 
Các cao chiết từ V. hardwickii bao gồm cao 
nước, cao ethanol 45% và cao DCM có tác 
dụng an thần, giải lo âu(1). Thử nghiệm trên 
dòng tế bào NB18TG2, linarin và 
isovaleroxy valtrat hydrin được phân lập 
từ V. hardwickii không có độc tính trên 
dòng tế bào này(14). Theo y học cổ truyền, 
Nữ lang có vị ngọt, đắng, tính bình, tác 
động vào 2 kinh: tâm, can. Cây có tác dụng 
ninh tâm, an thần, hoạt huyết, thông 
kinh(8). Hoạt chất từ thân rễ dùng làm 
thuốc thần kinh tim, chống co thắt; cả cây 
dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau dạ 
dày, điều kinh, sốt ở trẻ em(23). Ở Ấn Độ, 
thân rễ của V. hardwickii được dùng như 
thân rễ V. officinalis để chữa hysteria, động 
kinh, chứng múa giật, chứng loạn thần 
kinh, chấn thương thời chiến, chứng loạn 
thần kinh chức năng. Thân rễ cũng dùng để 
làm hương liệu. Ở Trung Quốc, toàn cây và 
thân rễ được dùng trị thần kinh suy nhược 
và mất ngủ; có nơi dùng trị kinh nguyệt 
không đều, đòn ngã tổn thương và phong 
thấp đau xương(22). Ở Pakistan, Miến Điện 
và Srilanka, V. hardwickii được sử dụng để 
làm gia vị cũng như làm thuốc. Nữ lang 
được dùng làm thuốc toát mồ hôi, phòng 
bệnh phát lại có định kỳ, chất kích thích, 
thuốc bổ não, thuốc chống động kinh, thuốc 
tẩy giun, thuốc an thần, lợi tiểu, thuốc kích 
thích tình dục, thuốc điều kinh, chống co 
thắt, trị tiêu chảy(1). Nữ lang V. hardwickii 
được dùng với liều 10 g hãm với 100 ml 
nước sôi, để nguội uống trong ngày hoặc 
nghiền dược liệu thành bột uống với liều 1-4 
g/ ngày, có thể thái nhỏ dược liệu, ngâm cồn 
60% với tỷ lệ 1/5, ngày dùng 2-10 g pha 
loãng, ngoài ra còn dùng dạng cao mềm, 
ngày dùng 1-4 g(8). Cho đến nay, công trình 
nghiên cứu về phân tích định lượng các 
thành phần trong Valeriana hardwickii chưa 
đuợc công bố. Công trình nghiên cứu này là 
lần đầu tiên công bố về định lượng các 
flavonoid, acid clorogenic trong V. hardwickii 
bằng UHPLC-MS. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Dược 15 
NGUYÊN LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nguyên liệu 
Nguyên liệu là cây Nữ lang (V. hardwickii) 
thu hái mọc hoang tại Cổng Trời (vùng 
Bidoup núi Bà), thành phố Đà Lạt. Nguyên 
liệu được định danh bằng cách so sánh về 
mô tả hình thái thực vật với các thông tin 
trên các tài liệu tham khảo thực vật học 
chuyên ngành(8). Mẫu Nữ lang V. hardwickii 
được thu hái 4/2015 và được lưu tại Bộ môn 
Dược liệu, Khoa dược, Đại học Y Dược TP. 
Hồ Chí Minh số lưu mẫu 01-BMDL. 
Mẫu Valeriana officinalis được thu thập tại 
vườn dược liệu trường Vetmeduni – Vienna, 
Cộng hòa Áo đuợc thu vào tháng 4 năm 2015. 
Mẫu được lưu tại Viện thực vật ứng dụng và 
dược liệu (Applied Botany and 
Pharmacognosy) thuộc trường Vetmeduni với 
số lưu IAB2012-VAL01. 
Dung môi, hóa chất 
Acid formic, acetonitril được cung cấp bời 
Merck (Đức). Acid clorogenic được cung cấp 
bởi Merck (Đức), rhoifolin, neobudofficid và 
linarin là các hợp chất đối chiếu phân lập 
trong nghiên cứu trước đây(12), độ tinh khiết 
HPLC lần lượt là 97,2%, 99,2% và 98,4%. 
Trang thiết bị nghiên cứu 
Hệ UHPLC Waters® model Acquity® H-
class với đầu dò MS QDa (REF186006511), cột 
Cortes® C18 (50 × 4,6 mm, 2,7 µm). Phần mềm 
Empower 3. 
Phương pháp nghiên cứu 
Khảo sát điều kiện chuẩn bị mẫu 
Khảo sát lần lượt các dung môi là MeOH 
với nồng độ khác nhau, điều kiện nhiệt độ, 
thời gian chiết và số lần chiết sao cho các điều 
kiện chiết cho hiệu suất chiết cao nhất. 
Khảo sát pha động và kỹ thuật rửa giải 
Khảo sát trên hai dung môi là acid formic 
0,1% trong MeOH và acid formic 0,1% trong 
acetonitril ở các tỷ lệ sao cho sự tách và độ cân 
đối của đỉnh đạt yêu cầu định lượng. 
Các điều kiện sắc ký được khảo sát trên hai 
kỹ thuật rửa giải đẳng dòng (isocratic) và 
chương trình dung môi (gradient) để chọn 
điều kiện sắc ký có sự phân tách các pic. 
Khảo sát điều kiện MS 
Điều kiện MS được điều chỉnh bằng thủ 
công sao cho ion hóa tốt nhất. Các thông số 
được thăm dò bao gồm điện thế cone (cone 
voltage), điện thế mao quả (capillary voltage), 
nhiệt độ của mao quản, phương thức chọn ion 
(positive hay negative). 
Khảo sát tính tương thích hệ thống 
Tiến hành: tiêm 6 lần liên tiếp mẫu đối 
chiếu có cùng nồng độ, cùng điều kiện. 
Yêu cầu: RSD của thời gian lưu; diện tích 
pic cần định lượng phải ≤ 2%; hệ số bất đối 
(AF) từ 0,5-1,5 và độ phân giải giữa các pic cần 
định lượng Rs ≥ 1,5(4,7). 
Tính đặc hiệu 
Tiến hành sắc ký mẫu trắng, mẫu đối chiếu, 
mẫu thử và mẫu thử thêm chất đối chiếu. 
Sắc ký đồ mẫu trắng không có các tín hiệu 
tại thời gian lưu của các pic cần định lượng 
trong sắc ký đồ của mẫu đối chiếu. Sắc ký đồ 
của mẫu thử có các pic có thời gian lưu tương 
ứng với sắc ký đồ của mẫu đối chiếu. Khi thêm 
một lượng chất đối chiếu vào mẫu thử thì có sự 
tăng về diện tích pic hoặc tỷ số diện tích pic 
được chuẩn hóa so với mẫu thử ban đầu. 
Tính tuyến tính 
Pha các hợp chất cần định lượng trong 
MeOH để có dung dịch với nồng độ tăng dần. 
Tiến hành sắc ký theo điều kiện đã chọn. 
Kết quả được đánh giá bằng cách tính 
đường hồi qui dựa vào phương pháp bình 
phương tối thiểu, phương trình ŷ= ax. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 
Chuyên Đề Dược 16 
Yêu cầu: có sự tương quan tuyến tính giữa 
diện tích pic (hoặc tỷ số diện tích pic chuẩn 
hóa) với nồng độ chất đối chiếu ở khoảng 
nồng độ khảo sát, hệ số R2 ≥ 0,995. 
Độ lặp lại 
Thực hiện định lượng trên 6 dịch chiết 
mẫu thử khác nhau. Độ lặp lại được đánh giá 
dựa vào RSD của hàm lượng các chất phân 
tích có trong bột lá Nữ lang. Mỗi mẫu định 
lượng 2 lần, lấy kết quả trung bình(7). 
Độ đúng 
Độ đúng là tỷ lệ phục hồi giữa nồng độ 
chất đối chiếu tìm thấy so với lượng chất đối 
chiếu thêm vào. Thêm vào mẫu thử dược liệu 
một lượng chất đối chiếu 10%, 20%, 30% so với 
hàm lượng chất phân tích có trong mẫu thử, 
tiến hành định lượng 3 nồng độ, mỗi nồng độ 
thực hiện trên 3 mẫu. 
Yêu cầu: tỷ lệ phục hồi trong khoảng 90 – 
107%(11). 
Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định 
lượng (LOQ) 
Hai giới hạn này được tính trên tỷ lệ tín 
hiệu (S) với tín hiệu nhiễu đường nền (N). 
LOD và LOQ được tính toán theo tỷ lệ 
S/N=3/1 và 10/1 theo thứ tự dựa theo kết 
quả thực nghiệm. 
Áp dụng quy trình định lượng 
Sau khi xây dựng quy trình định lượng, 
quy trình được áp dụng để định lượng các 
thành phần có trong thân và rễ của Nữ lang 
(V. hardwickii) và trong rễ và lá của V. 
officinalis. 
KẾT QUẢ 
Khảo sát điều kiện chuẩn bị mẫu 
Khảo sát dung môi chiết 
Dung môi chiết đuợc khảo sát với phần 
trăm MeOH khác nhau. Kết quả cho thấy 
MeOH 40% cho hiệu suất chiết cao nhất, vì 
vậy dung môi MeOH 40% dùng để chiết các 
thành phần định lượng từ lá Nữ lang. 
Bảng 1: Diện tích đỉnh các polyphenol và dung môi chiết trong khảo sát quy trình định lượng 
Hợp chất MeOH 10% MeOH 20% MeOH 40% MeOH 60% MeOH 80% MeOH 100% 
Acid clorogenic 3061530 2721360 3401700 3571785 3061530 3231615 
Rhoifoolin 210245 194555 209199 173635 215475 171899 
Neobudofficid 16917 18646 18590 15244 16359 18962 
Linarin 454553 341823 363642 338187 316369 356369 
Khảo sát số lần chiết 
Kết quả khảo sát số lần chiết cho thấy chiết 
2 lần được chọn để chiết các hợp chất cần định 
lượng trong lá Nữ lang. 
Bảng 2: Diện tích đỉnh các polyphenol và số lần 
chiết trong khảo sát qui trình định lượng 
Hợp chất Lần 1 Lần 2 Lần 3 
Tỷ lệ % 
chiết 
lần 2 
Tỷ lệ % 
chiết 
lần 3 
Acid 
clorogenic 
3402031 187110 34020 5,16 0,94 
Rhoifoolin 2092002 125520 29288 5,59 1,30 
Neobudofficid 18605 1302 205 6,48 1,02 
Linarin 364110 14564 10923 3,74 2,80 
Khảo sát thời gian chiết 
Thời gian chiết 30 phút được chọn để 
chiết vì cho diện tích đỉnh cao hơn so với 
chiết 15 phút và cũng gần tương đương với 
chiết 45 phút. 
Bảng 3: Diện tích đỉnh các polyphenol và thời gian 
chiết trong khảo sát quy trình định lượng 
Hợp chất 15 phút 30 phút 45 phút 
Acid 
clorogenic 
3401120 3571176 3407922 
Rhoifoolin 2092110 2133952 2194202 
Neobudofficid 18701 18906 18988 
Linarin 365210 373244 376166 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Dược 17 
Khảo sát nhiệt độ chiết 
Nhiệt độ chiết đuợc khảo sát ở 30oC, 40oC 
và 50oC. Kết quả cho thấy nhiệt độ 40oC cho 
hiệu quả chiết cao hơn 30oC và cũng tương 
đương với 50oC. Vậy, nhiệt độ 40oC thích hợp 
cho quy trình chiết. 
Bảng 4: Diện tích đỉnh các polyphenol và nhiệt độ 
chiết trong khảo sát quy trình định lượng 
Hợp chất 30oC 40oC 50oC 
Acid clorogenic 3401800 3571890 3575292 
Rhoifoolin 2092528 2094621 2098806 
Neobudofficid 18705 19078.84 19452.93 
Linarin 365283 381355.5 383181.9 
Sau khi khảo sát dung môi chiết, số lần 
chiết, thời gian chiết và nhiệt độ chiết. Quy 
trình chiết được thiết lập như sau: 
Cân chính xác khoảng 100 mg bột lá Nữ 
lang cho vào ống nghiệm thủy tinh có nắp, 
thêm 10 ml MeOH 40%, siêu âm (mức năng 
lượng 100%) ở nhiệt độ 40 oC trong vòng 30 
phút, lọc, bã được chiết lần 2 với 10 ml MeOH 
40%, gộp dịch lọc, cho dịch lọc thu được vào 
bình định mức 25 ml, bổ sung dung môi cho 
đủ thể tích, lọc qua màng lọc PTTE 0,22 µm 
trước khi phân tích bằng UHPLC. 
Khảo sát pha động và kỹ thuật rửa giải 
Sau khi khảo sát các điều kiện sắc ký, 
chương trình rửa giải được xây dựng như sau: 
Hệ dung môi bao gồm: nước acid formic 
0,1% (A) – a. formic 0,1% trong acetonitril 
(B). Chương trình rửa giải gradient thể hiện 
ở Bảng 5. 
Tốc độ dòng là 0,7 ml/phút và nhiệt độ 
cột là 30oC và thể tích tiêm mẫu là 3 ml. 
Bảng 5: Chương trình rửa giải của quy trình 
định lượng 
Thời gian Pha động 
0-2 phút 90% A 
2-3 phút 90% 78% A 
3-5 phút 78%  75% A 
5-7 phút 75% A 
7-9 phút 75%  5% A 
9-14phút 5% A 
Khảo sát điều kiện MS 
Điều kiện phân tích khối phổ được thiết 
lập với thông số capillary voltage ở 0,8 kV; 
cone voltage là 15 eV, nhiệt độ của mao 
quản được duy trì ở 350oC. Tốc độ khí khử 
dung môi (desolvation gas) là 300 L/h. Phổ 
khối của các chất phân tích được ghi nhận ở 
chế độ ion dương (positive). Sắc kí đồ của 
các chất phân tích được theo dõi ở cả hai chế 
độ TIC (total ion current) (MS scan) (m/z 
100-1000) và SIR (single ion recording). Chế 
độ SIR của acid clorogenic ở m/z 355,31; 
rhoifolin ở m/z 579,52; neobudofficid ở m/z 
739,69; và linarin ở m/z 593,54. 
Khảo sát tính tương thích hệ thống 
Bảng 6: Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống của quy trình định lượng 
Thành phần tR (phút) 
STB 
(µV × s) 
N 
(biểu kiến) 
k’ α Rs As 
Acid clorogenic 
(30 mg/ml) 
TB 1,989 3787040 7817 
3,3 1,13 
RSD% 0,04 0,73 
Rhoifolin 
(18,75 mg/ml) 
TB 5,829 3182400 106680 
11,7 1,04 2,86 1,12 
RSD% 0,02 0,73 
Neobudofficid 
3,75 mg/ml) 
TB 7,11 728291 160595 
14,5 1,10 
RSD% 0,07 0,89 
Linarin 
30 mg/ml) 
TB 7,846 7998000 84759 
16,1 1,04 2,63 1,13 
RSD% 0,05 1,57 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 
Chuyên Đề Dược 18 
Hình 1: Sắc ký đồ ở chế độ SIR và các phổ khối của các hợp chất tương ứng 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Dược 19 
Tính đặc hiệu 
Hình 2: Sắc ký đồ (SIR) trong khảo sát tính đặc hiệu của quy trình định lượng 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 
Chuyên Đề Dược 20 
Tính tuyến tính 
Bảng 7: Mối tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh của các chất đối chiếu 
Acid clorogenic Rhoifolin Neobudofficid Linarin 
C (µg/ml) 
STB 
(µV×s) 
C (µg/ml) 
STB 
(µV×s) 
C (µg/ml) 
STB 
(µV×s) 
C (µg/ml) 
STB 
(µV×s) 
120 14978010 75 11991988 15 2780080 120 31876180 
60 7544520 37,5 6295994 7,5 1425682 60 15998040 
30 3787048 18.75 3182499 3,75 728291 30 7999020 
15 1893524 9,38 1610227 1,88 367899 15 4031245 
7,5 1074029 4,69 829839 0,938 182169 7,5 1908647 
Kết quả cho thấy có sự tương quan tuyến 
tính giữa nồng độ và diện tích đỉnh với 
R2~0,999 và khoảng tuyến tính các chất phân 
tích thể hiện ở Bảng 8. 
Sau khi xét các hệ số hồi quy, phương 
trình tuyến tính thể hiện ở Bảng 8. 
Bảng 8: Phương trình tuyến tính 
Hợp chất Phương trình tuyến tính Khoảng tuyến tính (mg/ml) R2 
Acid clorogenic ŷ = 124100x 7,5 - 120 0,9999 
Rhoifolin ŷ = 158817x 4,69 – 75 0,9994 
Neobudofficid ŷ = 184350x 0,938 – 15 0,9998 
Linarin ŷ = 265886x 7,5 - 120 0,9995 
Độ lặp lại 
Bảng 9: Kết quả khảo sát độ lặp lại của quy trình định luợng (n=6) 
Hợp chất A. clorogenic rhoifolin neobudofficid linarin 
Hàm lượng (%) 
(khối lượng/khối lượng) 
1,76±0,03 
(RSD = 1,61) 
0,86±0,02 
(RSD = 2,07) 
0,19±0,005 
(RSD = 2,42) 
1,95±0,096 
(RSD = 4,95) 
Kết quả cho thấy có sự lặp lại trong phương 
pháp phân tích bằng UHPLC-MS với RSD% < 5%. 
Như vậy, phương pháp đạt độ lặp lại. 
Khảo sát độ đúng 
Tất cả các đỉnh cần định lượng đều có tỷ 
lệ phục hồi trong giới hạn từ 97 – 105%. 
Bảng 10: Kết quả khảo sát tỷ lệ phục hồi của quy 
trình định lượng (n=9) 
Tên hợp chất 
Tỷ lệ phục hồi 
10% 20% 30% RSD 
Acid clorogenic 101,1 99,9 104,5 2,3 
Rhoifolin 101,5 99,3 103,2 1,9 
Neobudofficid 101,3 102,5 98,2 2,0 
Linarin 103,4 102,6 97,5 3,2 
Khảo sát giới hạn phát hiện (LOD) và giới 
hạn định lượng (LOQ) 
Hình 3: Sắc ký đồ (SIR) trong khảo sát LOD của quy trình định lượng 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Dược 21 
Kết quả khảo sát LOD và LOQ được trình 
bày ở Bảng 11. Trong các polyphenol định 
lượng, neobudofficid có LOD thấp nhất với 
nồng độ 0,0002 mg/ml. 
Bảng 11: Kết quả khảo sát LOD và LOQ của quy 
trình định lượng 
A. 
clorogenic 
(mg/ml) 
Rhoifolin 
(mg/ml) 
Neobudofficid 
(mg/ml) 
Linarin 
(mg/ml) 
LOD 0,029 0,0010 0,00020 0,015 
LOQ 0,097 0,0033 0,00067 0,050 
Hàm lượng các hợp chất phân tích 
Bảng 12: Hàm lượng (%) các hợp chất trong lá V. 
hardwickii 
A. clorogenic rhoifolin neobudofficid linarin 
1,76±0,03 0,86±0,02 0,19±0,005 1,95±0,096 
Ghi chú: Hàm lượng được tính bằng% (khối lượng/khối 
lượng), n=6 
Bảng 13: Hàm lượng (%) acid clorogenic trong V. 
hardwickii và V. officinalis 
Lá 
V. 
hardwickii 
Thân 
V. 
hardwickii 
Rễ 
V. 
hardwickii 
Lá 
V. 
officinalis 
Rễ 
V. 
officinalis 
1,76±0,03 8,23±0,13 1,68±0,03 5,30±0,09 1,45±0,02 
Ghi chú: Hàm lượng được tính bằng % (khối lượng/khối 
lượng), n=6 
Hình 4: Sắc ký đồ (SIR) của acid clorogenic trong V. hardwickii và V. officinalis 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 
Chuyên Đề Dược 22 
BÀN LUẬN 
Phương pháp UHPLC với đầu dò MS 
single quadrupole ACQUITY® QDa chưa được 
áp dụng phổ biến. Một vài công trình công bố 
với đầu dò này bao gồm các phân tích acid 
amin (phenylalanin, tyrosin, tryptophan, 
kynurenin) trong chuột(15), phân tích các 
peptid (bleomycin sulfat, tyrothricin, 
vancomycin HCl, bacitracin)(17). Đầu dò này 
cũng được dùng để theo dõi phản ứng, xác 
định các tạp trong thuốc, xác định thuốc trừ 
sâu, flavonoid trong nuớc ép trái cây, các cao 
chiết thấm qua da(24). Lần đầu tiên, phương 
pháp này được áp dụng trong định lượng các 
thành phần trong Valeriana hardwickii và định 
lượng acid clorogenic trong V. officinalis. 
Phương pháp được xây dựng với thời gian 
phân tích ngằn (dưới 10 phút). Trong nghiên cứu 
này, hệ dung môi được thăm dò sao cho tách 
được acid clorogenic ra khỏi đồng phân của nó, 
điều này thể hiện các pic đồng phân này trên sắc 
ký đố (Hình 4), việc thăm dò này tốn nhiều thời 
gian và thừ với nhiều hệ dung môi. 
KẾT LUẬN 
Phương pháp UHPLC-MS đã được xây 
dựng và đánh giá theo hướng dẫn ICH. Hàm 
lượng các hợp chất trong V. hardwickii đã được 
định lượng với acid clorogenic có trong lá là 
1,76%, trong thân là 8,23% và trong rễ là 
1,68%, hàm lượng các flavonoid trong lá bao 
gồm rhoifolin là 0,86%, neobudofficid là 0,19% 
và linarin là 1,95%. Acid clorogenic trong lá và 
rễ của V. officinalis cũng đuợc định lượng với 
hàm lượng lần lượt là 5,30% và 1,45%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bashir S, et al. (2011), "Antispasmodic and 
Antidiarrheal Activities of Valeriana hardwickii Wall. 
Rhizome Are Putatively Mediated through Calcium 
Channel Blockade". Evid Based Complement Alternat 
Med. 2011: pp. 304960. 
2. Bell CD (2007), "Phylogenetic placement and 
biogeography of the North American species of 
Valerianella (Valerianaceae: Dipsacales) based on 
chloroplast and nuclear DNA". Molecular Phylogenetics 
and Evolution. 44(3): pp. 929-941. 
3. Bell CD, et al. (2005), "Phylogeny and biogeography of 
Valerianaceae (Dipsacales) with special reference to the 
South American Valerians". Organisms Diversity & 
Evolution. 5(2): pp. 147-159. 
4. Bộ Y Tế (2009), Dược Điển Việt Nam IV. NXB Y Học. 
5. Chai SW, et al. (2015), "Chemical constituents from 
whole plants of Valeriana hardwickii". Zhongguo Zhong 
Yao Za Zhi. 40(20): pp. 4007-11. 
6. Chandra SM, et al. (2007), "Epoxysesquithujene, a novel 
sesquiterpenoid from Valeriana hardwickii var. 
hardwickii". Fitoterapia. 78(4): pp. 279-282. 
7. Đặng Văn Hòa, et al. (2011), Kiểm nghiệm thuốc. Hà 
Nội: NXB Giáo dục Việt Nam. 
8. Đỗ Huy Bích, et al. (2004), Cây thuốc và động vật làm 
thuốc ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa Học và Kỹ 
Thuật. 
9. Đỗ Ngọc Thanh, et al. (1989), "Sơ bộ nghiên cứu quá 
trình tách, chiết valepotriat từ rễ cây Nữ lang". Tạp chí 
Dược học. 2: pp. 19-20,26. 
10. Houghton PJ (1997), Valerian: The Genus Valeriana. 
Medicinal and Aromatic Plants - Industrial Profiles, ed. 
Roland Hardman. Vol. 1. Amsterdam - The 
Netherlands: Harwood Academic, pp.142. 
11. Huber L, (2007) Regulations, Standards and Guidelines, 
in Validation and Qualification in Analytical 
Laboratories, Second Edition., CRC Press. p. 9-24. 
12. Huynh L, et al. (2016), "Iridoids and flavonoids from 
Valeriana hardwickii Wall". Journal of Pharmacognosy and 
Phytochemistry. 5(3): pp. 245. 
13. Huynh L, et al. (2013), "Comparative analysis of the 
essential oils of Valeriana hardwickii Wall. from Vietnam 
and Valeriana officinalis L. from Austria". Journal of 
Essential Oil Research. 25(5): pp. 409-414. 
14. Huỳnh Lời, et al. (2015), "Nghiên cứu về cây Nữ lang 
Hardwicke III – Độc tính trên dòng tế bào thần kinh 
của isovaleroxyvaltrat hydrin và linarin phân lập từ 
Nữ lang Hardwicke (Valeriana hardwickii Wall. 
Valerianaceae) và tác dụng chống oxy hoá của Valeriana 
hardwickii và Valeriana officinalis". Chuyên đề Dược, Y 
Học TP. Hồ Chí Minh. Phụ bản 19(3): tr. 574-580. 
15. Jaroslav G, et al. (2016), "Quantitative analysis of 
phenylalanine, tyrosine, tryptophan and kynurenine in 
rat model for tauopathies by ultra-high performance 
liquid chromatography with fluorescence and mass 
spectrometry detection". Journal of Pharmaceutical and 
Biomedical Analysis. 117: pp. 85-90. 
16. Jayashankar D, et al. (2011), "Volatile Constituents of 
Valeriana hardwickii Wall. Root Oil from Arunachal 
Pradesh, Eastern Himalaya". Records of Natural Products. 
5(1): pp. 70-73. 
17. Matthias DH, et al. (2016), "Implementation of a 
single quad MS detector in routine QC analysis of 
peptide drugs". Journal of Pharmaceutical Analysis. 
6(1): pp. 24-31. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Dược 23 
18. Meyer FG (1965), "New species of Valeriana from 
Colombia, Ecuador, and Peru". Brittonia. 17: pp. 112-
120. 
19. Meyer FG (1979), "A new species of Valeriana 
(Valerianaceae) from Venezuela". Brittonia. 31(1): pp. 
101-103. 
20. Sati S, et al. (2005), "Essential oil composition of 
Valeriana hardwickii var. arnottiana from the Himalayas". 
Flavour and fragrance journal. 20: pp. 299-301. 
21. Takhtajan A (2009), Flowering plants. Springer Science & 
Business Media. 
22. Võ Văn Chi (2002), Từ điển thực vật thông dụng. Hà Nội: 
NXB Khoa Học - Kỹ Thuật. 
23. Võ Văn Chi (2010), Tự điển cây thuốc Việt Nam. Hà 
Nội: NXB Y Học. 
24. Xiaodong B, et al. (2016), "The emergence of low-cost 
compact mass spectrometry detectors for 
chromatographic analysis". TrAC Trends in Analytical 
Chemistry. 82: pp. 22-34. 
Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_quy_trinh_dinh_luong_cac_flavonoid_va_acid_clorogen.pdf