Xây dựng phần mềm tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt kết hợp ống nhiệt trọng trường
TÓM TẮT
Bài báo giới thiệu phần mềm tính toán và thiết kế máy sấy bơm nhiệt kết hợp ống nhiệt
trọng trường. Phần mềm này được xây dựng trên nền tảng phần mềm EES (Engineering
Equation Solve), có khả năng giúp cho người sử dụng tính toán một cách nhanh chóng khi
thiết kế máy sấy bơm nhiệt kết hợp ống nhiệt trọng trường. Để đánh giá độ tin cậy của phần
mềm, một mô hình thực nghiệm đã được thiết kế, chế tạo và làm thí nghiệm với mẫu sấy là
rau má. Kết quả cho thấy phần mềm có độ tin cậy cao. Bài báo còn trình bày hiệu quả về mặt
năng lượng và lợi ích về mặt bảo quản các vi lượng của sản phẩm sấy khi sử dụng bơm nhiệt
để sấy trà rau má thay cho việc sử dụng điện trở như hiện nay.
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng phần mềm tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt kết hợp ống nhiệt trọng trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng phần mềm tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt kết hợp ống nhiệt trọng trường
Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 50 (11/2018) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh 57 XÂY DỰNG PHẦN MỀM TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BƠM NHIỆT KẾT HỢP ỐNG NHIỆT TRỌNG TRƯỜNG PROGRAM CALCULATION AND DESIGN HEAT PUMP DRYER COMBINED GRAVITATIONAL HEAT PIPE Nguyễn Thành Luân, Nguyễn Thế Bảo Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM, Việt Nam Ngày toà soạn nhận bài 28/5/2018, ngày phản biện đánh giá 5/6/2018, ngày chấp nhận đăng 28/6/2018. TÓM TẮT Bài báo giới thiệu phần mềm tính toán và thiết kế máy sấy bơm nhiệt kết hợp ống nhiệt trọng trường. Phần mềm này được xây dựng trên nền tảng phần mềm EES (Engineering Equation Solve), có khả năng giúp cho người sử dụng tính toán một cách nhanh chóng khi thiết kế máy sấy bơm nhiệt kết hợp ống nhiệt trọng trường. Để đánh giá độ tin cậy của phần mềm, một mô hình thực nghiệm đã được thiết kế, chế tạo và làm thí nghiệm với mẫu sấy là rau má. Kết quả cho thấy phần mềm có độ tin cậy cao. Bài báo còn trình bày hiệu quả về mặt năng lượng và lợi ích về mặt bảo quản các vi lượng của sản phẩm sấy khi sử dụng bơm nhiệt để sấy trà rau má thay cho việc sử dụng điện trở như hiện nay. Từ khóa: Ống nhiệt trọng trường; tính toán ống nhiệt; máy sấy bơm nhiệt; máy sấy bơm nhiệt cải tiến; sấy rau má. ABSTRACT The article describes the program for calculating and designing heat pump dryers combined with gravitational heat pipes. This program, which has been witten in EES ((Engineering Equation Solve) Platform. An experimental model of a heat pump dryer combined with gravitational heat pipes was designed and manufactured to validate the written program. The comparisons between the calculated results from the program and experimental results showed that the written program gave acceptably accurate computational results and could be used to calculate and design heat pump dryers combined with gravitational heat pipes. The use of heat pump technology to dry Centella Asiatica tea can help to save energy consumption and improve the quality of the product compared with those from traditional drying technology. Key words: Gravitational heat pipes; calculating heat pipes; heat pump dryers; advances heat pump drying; drying Centella Asiatica. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nhu cầu sử dụng năng lượng trên thế giới ngày càng cao, vấn đề tiết kiệm năng lượng càng trở nên cần thiết. Một trong những biện pháp tiết kiệm năng lượng là thu hồi nhiệt của dòng lưu chất thải ra, để gia nhiệt cho dòng lưu chất lạnh hơn. Ống nhiệt là thiết bị có khả năng thực hiện việc này mà không tốn chi phí vận hành. Từ những năm 1970 đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng bộ trao đổi nhiệt ống nhiệt. Đơn cử một số nghiên cứu như: Nghiên cứu sử dụng ống nhiệt để làm mát CPU máy tính [1], nghiên cứu sử dụng ống nhiệt thu hồi nhiệt khói thải để sưởi ấm không khí trong ôtô [2]. Nghiên cứu bộ trao đổi nhiệt kiểu ống nhiệt để nâng cao hiệu quả máy lạnh hấp thụ carbon- amoniac [3]. Nghiên cứu bộ hồi nhiệt kiểu ống nhiệt để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong hệ thống điều hòa không khí [4]. Đối với máy sấy bơm nhiệt, cũng có nhiều nghiên cứu để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng như: Kết hợp máy sấy bơm nhiệt 58 Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 50 (11/2018) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh với vi sóng [5], kết hợp máy sấy bơm nhiệt với tia hồng ngoại [6], kết hợp máy sấy bơm nhiệt với sóng radio [7], kết hợp máy sấy bơm nhiệt với năng lượng mặt trời [8]. Đặc biệt là sự kết hợp máy sấy bơm nhiệt với ống nhiệt của tác giả Wera và ctv (2005), kết luận mức tiêu hao năng lượng của máy sấy giảm khoảng 12÷20% khi kết hợp ống nhiệt [9]. Các nghiên cứu trên cho thấy việc sử dụng ống nhiệt để thu hồi nhiệt là hiệu quả, đặc biệt có thể áp dụng trong máy sấy bơm nhiệt. Tuy nhiên việc xây dựng phần mềm để tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt kết hợp ống nhiệt trọng trường chưa được đề cập trong các nghiên cứu trên. Vì vậy bài báo này sẽ trình bày việc xây dựng phần mềm để tính toán thiết kế loại máy sấy này. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Máy sấy bơm nhiệt kết hợp ống nhiệt trọng trường Hình 1 trình bày cấu tạo nguyên lý của ống nhiệt trọng trường. Ống nhiệt là một phần tử trao đổi nhiệt kín, bên trong có chứa môi chất công tác 2 pha. Quá trình truyền nhiệt được thực hiện như sau: Nhiệt từ nguồn bên ngoài truyền qua phần sôi của ống nhiệt, tại đây môi chất lỏng sẽ nhận nhiệt, hóa hơi. Sau đó môi chất đi về phần ngưng nhả nhiệt ra môi trường bên ngoài, ngưng tụ thành lỏng, rồi quay trở lại phần sôi dưới tác dụng của trọng lực. Hình 2 trình bày sơ đồ nguyên lý của máy sấy bơm nhiệt hồi lưu toàn phần kết hợp ống nhiệt trọng trường. Hình 1. Cấu tạo nguyên lý ống nhiệt trọng trường A L B C D E F G H K M M N 4 5 1 6 2 3 A: Máy nén, B: Van 3 ngã, C: Dàn nóng phụ, D: Bình chứa cao áp, E: Van tiết lưu, F: Dàn lạnh, G: Ống nhiệt, H: Dàn nóng chính, K: Buồng sấy, L: Cánh đảo gió, M: Quạt, N: Khay hứng nước Hình 2. Sơ đồ nguyên lý máy sấy bơm nhiệt hồi lưu toàn phần kết hợp ống nhiệt trọng trường Nguyên lý làm việc: Tác nhân sấy (TNS) sau khi ra khỏi buồng sấy (K) sẽ đi qua phần sôi của ống nhiệt (G), tại đây TNS sẽ nhả nhiệt cho môi chất trong ống nhiệt (G). Kết quả môi chất trong ống nhiệt (G) nhận nhiệt, sôi và hóa hơi chuyển động về phần ngưng ống nhiệt (G); còn dòng TNS sau khi nhả nhiệt thì nhiệt độ giảm xuống, tiếp tục đi qua dàn lạnh (F) thực hiện quá trình tách ẩm. Sau khi thực hiện quá trình tách ẩm, dòng TNS đi qua phần ngưng của ống nhiệt (G), tại đây môi chất trong ống nhiệt sẽ nhả nhiệt cho TNS, ngưng tụ thành lỏng, nhờ trọng lực quay trở lại phần sôi của ống nhiệt (G). Dòng TNS sau khi được gia nhiệt, nhiệt độ tăng lên; tiếp tục đi vào dàn nóng và được gia nhiệt đến nhiệt độ yêu cầu. Sau đó dòng TNS được đưa vào buồng sấy (K), tại đây dòng TNS thực hiện quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu sấy. Chu trình cứ thế tiếp diễn. Như vậy nhờ có ống nhiệt (G) mà dòng TNS được làm lạnh trước khi qua dàn lạnh và được gia nhiệt trước khi đi qua dàn nóng; nhờ đó mà hiệu quả máy sấy được nâng cao. Quá trình sấy thực tế của máy sấy được thể hiện trên đồ thị I-d như hình 3. Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 50 (11/2018) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh 59 I (kJ/kg) d (kg/kg) 0 6 1 2 3 4 5 t1 t6 t2 t5 t4 t3 I=const Hình 3. Đồ thị I-d quá trình sấy thực tế máy sấy bơm nhiệt hồi lưu toàn phần kết hợp ống nhiệt trọng trường 2.2 Tính toán quá trình sấy Lượng ẩm cần tách ra trong 1 mẻ sấy 1 2 2 1 ω -ω 10 W G . 0-ω = ;kg/mẻ (1) Trong đó: W: Lượng ẩm cần tách ra trong 1 mẻ sấy; kg/mẻ G1: Khối lượng sản phẩm sấy đưa vào; kg 1: Độ ẩm sản phẩm sấy đưa vào; % 2: Độ ẩm sản phẩm sấy lấy ra; % Hình 4 thể hiện sơ đồ cân bằng nhiệt tại thiết bị sấy. Qbs Q1 Qmt Qvl Qvc TBS Q Qbs Q1 Qmt Qvl Qvc TBS Q Qbs Q1 Qmt Qvl Qvc TBS Q Hình 4. Sơ đồ cân bằng nhiệt tại thiết bị sấy Phương trình cân bằng nhiệt Q + Qbs + Q1 = Qvl + Qmt + Qvt (2) Trong đó : Q: Nhiệt cấp cho quá trình sấy; kW Qbs: Nhiệt bổ sung (nếu có); kW Q1: Nhiệt hữu ích do ẩm mang vào; kW Qmt: Nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che; kW Qvl: Nhiệt tổn thất do vật liệu sấy mang ra; kW Qvc: Nhiệt tổn thất theo thiết bị vận chuyển; kW Trong đó: t: Nhiệt độ nhiệt kế khô của tác nhân sấy; 0C : Độ ẩm tương đối của tác nhân sấy; % Pkh: Áp suất khí quyển; bar Các nhiệt lượng trong phương trình (2) được xác định: Q=L.(I4-I2); kW (3) Q1 = W.Cn.tv; kW (4) Qvl =G2.Cvl. tvl ; kW (5) Qmt= q.F; kW (6) Qvc =Gkh.Ckh. tkh; kW (7) Trong đó: L: Lượng tác nhân sấy cấp cho 1 mẻ sấy; kg/mẻ Cn: Nhiệt dung riêng của nước; kJ/kg.K Cvl: Nhiệt dung riêng của vật liệu sấy; kJ/kg.K Ckh: Nhiệt dung riêng của khay sấy; kJ/kg.K tv: Nhiệt độ không khí ngoài trời; 0 C G2: Khối lượng sản phẩm sau khi sấy; kg tvl: Chênh lệch nhiệt độ sản phẩm sấy sau khi ra buồng sấy và trước khi vào buồng sấy; 0C tkh: Chênh lệch nhiệt độ khay sấy sau khi ra buồng sấy và trước khi vào buồng sấy; 0C q: Mật độ dòng nhiệt truyền qua vách buồng sấy; W/m2 F: Diện tích xung quanh buồng sấy; m2 Với giả thiết không cấp nhiệt bổ sung Qbs=0, chia 2 vế phương trình (2) cho W ta có: n v vl mt vc+ . = + +C t Q Q QQ W W W W (8) Đặt n v vl mt vcΔ= - +C . ( +t ) Q Q Q W W W (9) Từ phương trình (3), (8), (9) ta có: 4 2 L (I -I W )=Δ (10) 60 Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 50 (11/2018) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh Đây chính là cơ sở để xác định điểm nút số 4, trạng thái thực tế tác nhân sấy khi ra khỏi buồng sấy. Các hàm xác định các điểm nút [10] Áp suất hơi bão hòa bh 4026,42 P =exp(12- ); bar 235,5+t (11) Dung ẩm của tác nhân sấy bh kk kq bh φ.P d=0,621. ; kg/kg P -φ.P (12) Entanpy của tác nhân sấy I=1,004.t+d.(2500 +1,84.t) ; kJ/kgkk (13) Lượng tác nhân sấy cấp cho 1 mẻ sấy 4 2 1 L=W. d -d ; kg/mẻ (14) Công suất dàn nóng, dàn lạnh, bộ ống nhiệt được xác định: Công suất dàn nóng yêu cầu 2 k 1 3L. I -I Q = η .τ ; kW (15) Công suất dàn lạnh yêu cầu 15 0 2 L. I -I Q = η .τ ; kW (16) Công suất bộ ống nhiệt 4 hp 3 5L. I -I Q = η .τ ; kW (17) Trong đó: 1: Hiệu suất trao đổi nhiệt dàn nóng 2: Hiệu suất trao đổi nhiệt dàn lạnh 3: Hiệu suất trao đổi nhiệt bộ ống nhiệt : Thời gian sấy; giây 2.3 Tính toán chu trình bơm nhiệt Hình 5 biểu diễn đồ thị lgp-h của một chu trình bơm nhiệt một cấp Hình 5. Đồ thị lgp-h chu trình bơm nhiệt 1 cấp Lưu lượng môi chất qua dàn lạnh 0 0 a f Q m = ; kg/s h -h (18) Lưu lượng môi chất qua dàn nóng k k c d Q m = h -h (19) Lưu lượng môi chất qua dàn nóng và dàn lạnh theo tính toán có thể không bằng nhau. Do đó để đảm bảo công suất của toàn hệ thống thì ta chọn lưu lượng lớn nhất: m = max(m0, mk) Công suất dàn nóng phụ được xác định gần đúng theo nhiệt độ ngưng tụ Qsub = (m0-mk).(hc – hd); kW (20) Công tiêu thụ của máy nén Lmn =m.(hc–hb); kW (21) Diện tích các dàn trao đổi nhiệt Dàn nóng chính: 2 k 1 t k b1 F = ;m k .Δt Q (22) Dàn nóng phụ: su 2k b -sub 1 tb1 F = ;m k .Δt Q (23) Dàn lạnh: 20 2 t 0 b2 F = ;m k .Δt Q (24) Trong đó: - k1: Hệ số truyền nhiệt tại dàn nóng; W/m 2 .K - k2: Hệ số truyền nhiệt tại dàn lạnh; W/m 2 .K - ttb1, ttb2: Hiệu nhiệt độ trung bình logarit tại dàn nóng và dàn lạnh; 0C Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 50 (11/2018) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh 61 2.4 Tính toán bộ ống nhiệt trọng trường bề mặt trong nhẵn, bên ngoài có cánh Công suất nhiệt toàn bộ của ống nhiệt [11] z w z vs vn w s h n t -tΔt Q= = R R +R +R +R +R +R +R ) ; W (25) Trong đó: Q: Công suất nhiệt toàn phần một ống nhiệt; W tz, tw: Nhiệt độ trung bình dòng lưu chất qua phần sôi, phần ngưng của ống nhiệt; 0C R: Nhiệt trở tổng; K/W Rz,Rw: Nhiệt trở vách ngoài phần sôi, phần ngưng ống nhiệt; K/W Rvs,Rvn: Nhiệt trở dẫn qua vách phần sôi, phần ngưng ống nhiệt; K/W Rs,Rn: Nhiệt trở môi chất khi sôi và khi ngưng; K/W Rh: Nhiệt trở hơi môi chất sôi chuyển động từ phần sôi đến phần ngưng ống nhiệt; K/W tw, w tz, z Rw Rvn Rn Rs Rz Rvs th en in w vn w en n ln(d /d )1 R = , R = α .F 2.π.L .λv es is z vs z es s ln(d /d )1 R = , R = α .F 2.π.L .λ v s n s is n in 1 1 R = , R = α .F α .F h hs hn h h i T .(P -P ) R = ρ .r.Q Hình 6. Nhiệt trở của ống nhiệt Trong đó: Qi: Công suất nhiệt bên trong của ống nhiệt; W Fes, Fen: Diện tích mặt ngoài ống nhiệt phần sôi, phần ngưng; m2 Fis, Fin: Diện tích mặt trong ống nhiệt phần sôi, phần ngưng; m2 den, din: Đường kính ngoài và trong của ống nhiệt phần ngưng; m des, dis: Đường kính ngoài và trong của ống nhiệt phần sôi; m n, s: Hệ số tỏa nhiệt khi ngưng, sôi của môi chất trong ống nhiệt; W/m2.K Phs, Phn :Áp suất môi chất trong phần sôi và phần ngưng ống nhiệt; Pa -r: Nhiệt ẩn hóa hơi của môi chất nạp; J/kg -v: Hệ số dẫn nhiệt của vách ống nhiệt; W/m.K - h: Khối lượng riêng hơi môi chất nạp; kg/m 3 Xác định công suất của một ống nhiệt, giải hệ phương trình theo phương pháp lặp với giả thiết ban đầu nhiệt trở trong Ri= 0 [11]: s z w z w i e 0,75 i 0,25 i i i i n h w vs vn z t -t t -tΔt Q= = = R R +R )+( ) Q=5,24.A.ξ.Δt Δt Δt R = = Q 5,24. (R +R +R A.ξ R +R +R +R (26) Trong đó: A: Hệ số phụ thuộc kích thước ống nhiệt : Hệ số phụ thuộc vào tính chất vật lý môi chất nạp Hệ số A và được xác định 0,75s n is in is s in n L .L A=d .d .( ) d .L +d .L /φ (27) 0,75 0,5 0,25 -0,25 n n nξ=λ .ρ .r .μ (28) Trong đó: : Hệ số nạp, đối với nước =0,44 [11] n: Hệ số dẫn nhiệt của lỏng môi chất nạp ứng với nhiệt độ z wh t +t t = 2 ; W/m.K n: Khối lượng riêng của lỏng môi chất nạp ứng với nhiệt độ z wh t +t t = 2 ; kg/m 3 r: Nhiệt ẩn hóa hơi của môi chất nạp ứng với nhiệt độ z wh t +t t = 2 ; kJ/kg/K n: Độ nhớt động học của lỏng môi chất nạp ứng với nhiệt độ z wh t +t t = 2 ; kg/m.s Chiều dài phần ngưng, phần sôi ống nhiệt z n w s α L β= = α L (29) 62 Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 50 (11/2018) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh Đối với ống nhiệt sử dụng để hồi nhiệt dòng tác nhân sấy trong máy sấy bơm nhiệt, do phần ngưng và phần sôi có chế độ làm việc gần giống nhau nên z w , vì vậy Ln Ls Trường hợp ống nhiệt có cánh, các ống được bố trí so le với bước ống ngang là s1, bước ống dọc là s2 thì hệ số tỏa nhiệt z,, w được xác định [12]: Đường kính tương đương c 0c 2 c c e F F .d +F . 2.n d = F ; m (30) Tốc độ tác nhân sấy lớn nhất khi đi qua phần sôi hoặc phần ngưng ống nhiệt c c2 max 1 2.h .δd ω =ω/[1-( + )]; s s m/s (31) Hệ số Reynolds và Nusselt max eω .dRe= υ (32) 0,67 -0,2 -0,21 2 1 2 2 c s -d s -d Nu=0,251.Re .( ) .( ) d t (33) Hệ số tỏa nhiệt cánh: cc e Nu.λ α = d ;W/m 2 .K (34) Hiệu suất cánh được tra theo đồ thị Hình 7 theo 2 điều kiện (tc1 và tc2) [13] Hình 7. Hiệu suất cách trao đổi nhiệt Trong phần mềm đồ thị sẽ được mã hóa thành phương trình toán học với 2 biến tc1 và tc2. 2 c c 1 2 (d +2.h )+t tc = d ; c2 c c c c α tc =(h +0,5.t ) t .λ (35) Hệ số tỏa nhiệt phần sôi hoặc phần ngưng ống nhiệt 20 c c c F F α=α . .(η + ); W/m .K F F c c (36) Trong đó: c: Hệ số dẫn nhiệt cánh; W/m.k d2: Đường kính ngoài ống nhiệt; m nc: Số cánh tại phần sôi (phần ngưng) ống nhiệt tc: Khoảng cách 2 cánh trao đổi nhiệt; m hc: Chiều cao cánh; m c: Chiều dày cánh; m : Tốc độ tác nhân sấy; m/s υ : Độ nhớt động học tác nhân sấy; kg/m.s F0c, Fc: Diện tích không có cánh và có cánh tại phần sôi (phần ngưng) của ống nhiệt; m2 F: Tổng diện tích phần có cánh và không có ... trao đổi nhiệt Stt Thông số Đơn vị 1 Các hệ số truyền nhiệt W/m2.K 2 Hiệu suất trao đổi nhiệt, trong phần mềm được thay bằng hệ số dự trữ - Bảng 8. Thông số đầu vào ống nhiệt trọng trường Stt Thông số Đơn vị 1 Chiều dài phần sôi mm 2 Chiều dài phần ngưng mm 3 Đường kính trong ống nhiệt mm 4 Đường kính ngoài ống nhiệt mm 5 Hệ số dẫn nhiệt của vách ống W/m.K 6 Hiệu suất trao đổi nhiệt tại phần ngưng ống nhiệt % 7 Hệ số dự trữ - Bảng 9. Thông số đầu vào cánh trao đổi nhiệt Stt Thông số Đơn vị 1 Hệ số dẫn nhiệt của cánh W/m.K 2 Khoảng cách giữa 2 cánh mm 3 Chiều dày cánh mm 4 Chiều cao cánh mm Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 50 (11/2018) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh 65 Bảng 10. Thông số bố trí ống nhiệt Stt Thông số Đơn vị 1 Bố trí so le mm 2 Bước ống dọc, bước ống ngang mm 3 Số hàng ống hàng Bảng 11. Thông số đầu vào của quạt và kênh dẫn tác nhân sấy Stt Thông số Đơn vị 1 Loại quạt - 2 Số lượng quạt cái 3 Hiệu suất quạt - 4 Hệ số dự trữ - 5 Bề rộng mặt cắt ngang của kênh dẫn tác nhân sấy mm 6 Chiều dài kênh dẫn tác nhân sấy m 7 Hệ số trở lực cục bộ các thiết bị trên kênh dẫn tác nhân sấy - 8 Số lượng các thiết bị trên kênh dẫn tác nhân sấy cái Bảng 12. Các thông số cần tính toán Stt Thông số Đơn vị 1 Lượng ẩm cần tách kg/mẻ 2 Lưu lượng tác nhân sấy kg/h 3 Diện tích dàn nóng chính m2 4 Diện tích dàn nóng phụ m2 5 Diện tích dàn lạnh m2 6 Công suất máy nén kW 7 Công suất bộ ống nhiệt kW 8 Công suất 1 ống nhiệt W 9 Số lượng ống nhiệt ống 10 Số hàng ống nhiệt hàng 10 Số ống nhiệt trong một hàng ống 11 Kích thước buồng sấy - 12 Kích thước bộ ống nhiệt - 14 Kích thước kênh gió - 15 Các thông số quạt: Số lượng, lưu lượng, cột áp, công suất - 3.3 Xây dựng chương trình Dựa vào các phương trình từ số 1 đến 46, kết hợp với việc lập trình giải các phương trình lặp và mã hóa đồ thị liên quan [13] thành các hàm tương quan. Nhóm tác giả đã xây dựng phần mềm thiết kế máy sấy bơm nhiệt kết hợp ống nhiệt trọng trường với các thông số đầu vào theo Bảng 1 đến Bảng 11 và thông số đầu ra theo Bảng 12. Với kết quả thể hiện như sau: Từ Hình 9 đến Hình 17 thể hiện các thông số đầu vào của chương trình. Từ Hình 18 đến Hình 22 thể hiện các thông số đầu ra của chương trình. Hình 9. Thông số đầu vào sản phẩm sấy và thông số khí hậu địa phương lắp đặt Hình 10. Thông số đầu vào tác nhân sấy Hình 11. Thông số đầu vào khay sấy, buồng sấy Hình 12. Thông số các lớp của vách buồng sấy 66 Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 50 (11/2018) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh Hình 13. Thông số đầu vào chu trình bơm nhiệt Hình 14. Thông số đầu vào các dàn trao đổi nhiệt Hình 15. Thông số đầu vào ống nhiệt trọng trường Hình 16. Thông số đầu vào cánh tản nhiệt và thông số bố trí ống nhiệt Hình 17. Thông số đầu vào quạt và kênh dẫn tác nhân sấy Kết quả tính toán các thông số đầu ra của chương trình được thể hiện từ Hình 18 đến Hình 22, trong đó Hình 18 và Hình 19 là bảng thông số các điểm nút của quá trình sấy thực tế và các điểm nút của chu trình bơm nhiệt. Hình 20 đến Hình 22 thể hiện thông số các thiết bị trong máy sấy bơm nhiệt kết hợp ống nhiệt trọng trường . Hình 18. Kết quả bảng thông số các điểm nút quá trình sấy thực tế Hình 19. Kết quả bảng thông số các điểm nút chu trình bơm nhiệt Hình 20. Kết quả kích thước buồng sấy, kênh dẫn tác nhân sấy và thông số quạt Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 50 (11/2018) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh 67 Hình 21. Kết quả thông số các thiết bị trong chu trình bơm nhiệt Hình 22. Kết quả thông số bộ ống nhiệt 4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM Với giả thiết các thông số đầu vào như Hình 9 đến Hình 17. Qua tính toán bằng phần mềm xác định được kết quả như Hình 18 đến Hình 22. Nhóm tác giả tiến hành chế tạo mô hình máy sấy bơm nhiệt kết hợp ống nhiệt trọng trường [15]. Tiến hành cân chỉnh nhiệt độ ngưng tụ và bay hơi của chu trình bơm nhiệt, điều chỉnh tốc độ tác nhân sấy như giả thiết. Quy trình thực nghiệm và các dụng cụ đo thực nghiệm [15]. Trong thực nghiệm, trà rau má được chọn để làm mẫu thí nghiệm, ngoài mục đích là sản phẩm sấy để đánh giá hiệu quả máy sấy, còn có mục đích là so sánh chất lượng mẫu trà rau má khi sử dụng công nghệ sấy bơm nhiệt so với công nghệ sấy điện trở như hiện nay. Từ ngày 10/05/2018 đến ngày 12/05/2018 tiến hành thực hiện các mẻ sấy và xác định được thời gian sấy trung bình 175 phút (gần 3 giờ). Sau đó tiến hành các mẻ sấy và có kết quả đo thực nghiệm tương tự nhau, như mẻ sấy ngày 20/05/2018 với kết quả đo như Bảng 13. Bảng 13. Kết quả đo thực nghiệm ngày 20/05/18 T h ờ i g ia n ( p h ú t) N h iệ t đ ộ T N S r a b u ồ n g sấ y , t 4 (0 C ) N h iệ t đ ộ T N S s au p h ần sô i ố n g n h iệ t, t 5 ( 0 C ) N h iệ t đ ộ T N S s au d àn lạ n h , t 1 (0 C ) N h iệ t đ ộ T N S s au p h ần n g ư n g ố n g n h iệ t, t 2 ( 0 C ) N h iệ t đ ộ T N S v ào b u ồ n g s ấy , t 3 ( 0 C ) Á p s u ất b ay h ơ i, P 0 (b ar ) Á p s u ất n g ư n g t ụ , P k (b ar ) 0 30 30 30 30 30 - - 30 40,8 38,1 16,9 19,1 45,4 4,6 19,2 60 41,6 39,1 17 19,3 45,4 4,6 19,2 90 42,7 40,1 17,4 19,7 45,8 4,8 19,5 120 44 41,4 17,7 20,1 45,6 4,8 19,5 150 44,4 41,9 17,8 20,2 45,9 4,9 19,7 175 44,6 42,1 18 20,4 46,0 4,9 19,7 Khi so sánh các thông số giả thiết đầu vào và các thông số đo thực tế như Bảng 14. Nhận thấy, không có sự sai lệch nhiều giữa thông số đo thực tế và thông số giả thiết ban đầu. Với sai lệch đó có thể chấp nhận được. Bảng 14. Thông số giả thiết và đo thực tế trên mô hình Stt Thông số Giả thiết Thực nghiệm 1 Thời gian sấy 180 phút 175 phút 2 Nhiệt độ tác nhân sấy vào buồng sấy 45 0 C 45,7 0 C 3 Nhiệt độ tác nhân sấy ra buồng sấy 41 0 C 40,5 0 C 4 Nhiệt độ tác nhân sấy sau dàn lạnh 17 0 C 17,4 0 C 5 Nhiệt độ bay hơi 50C 4,6 0C 6 Nhiệt độ ngưng tụ 530C 52,30C Ngoài ra, với máy sấy trên nhóm tác giả tiến hành thí nghiệm với giả thiết chênh lệch nhiệt độ tác nhân sấy qua phần sôi ống nhiệt là 2 0 C, qua phần mềm tính toán xác định được số ống nhiệt là 12 ống. Sau đó tiến hành các mẻ sấy có kết quả thực nghiệm tương tự nhau, như mẻ sấy ngày 21/05/2018 với kết quả như Bảng 15. 68 Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 50 (11/2018) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh Bảng 15. Kết quả đo thực nghiệm ngày 21/05/18 T h ờ i g ia n ( p h ú t) N h iệ t đ ộ T N S r a b u ồ n g sấ y , t 4 (0 C ) N h iệ t đ ộ T N S s au p h ần sô i ố n g n h iệ t, t 5 ( 0 C ) N h iệ t đ ộ T N S s au d àn lạ n h , t 1 (0 C ) N h iệ t đ ộ T N S s au p h ần n g ư n g ố n g n h iệ t, t 2 ( 0 C ) N h iệ t đ ộ T N S v ào b u ồ n g sấ y , t 3 ( 0 C ) 0 30 30 30 80 30 30 36,2 34,5 16,8 82,1 18,3 60 40,1 38,5 17,4 75,9 19 90 41,1 39,5 17,6 74,2 19,2 120 41,7 40 17,7 72,9 19,3 150 42,4 40,7 18 71,9 19,7 180 42,8 41,1 18,2 71,3 19,9 195 43,5 41,6 18,3 70,8 20 Các ngày từ 15/05/2018 đến 16/05/2018 nhóm tác giả còn tiến hành các mẻ sấy rau má bằng điện trở, với kết quả thực nghiệm các mẻ sấy tương tự nhau, như kết quả mẻ sấy ngày 15/05/2018 trong Bảng 16. Sau đó sử dụng các mẫu sấy bằng bơm nhiệt và điện trở tiến hành kiểm định và phân tích vi lượng. Bảng 16. Kết quả đo thực nghiệm ngày 15/05/18 T h ờ i g ia n ( p h ú t) N h iệ t đ ộ T N S tr ư ớ c đ iệ n t rở (0 C ) N h iệ t đ ộ T N S v ào b u ồ n g sấ y (0 C ) N h iệ t đ ộ T N S r a b u ồ n g s ấy ( 0 C ) Đ iệ n n ăn g t iê u th ụ k W .h 0 30 30 30 64,7 30 32 56,1 47,5 65,8 60 33 73,6 54,8 66,9 90 32,3 71,2 55,0 67,9 120 32,3 70,4 55,0 68,85 150 33,1 74,1 56,9 69,8 160 32,4 73,6 52,0 70,35 5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN + Theo tính toán, với giả thiết độ giảm nhiệt độ tác nhân sấy sau khi qua phần sôi ống nhiệt là 30C, xác định được số lượng ống nhiệt là 20 ống (với thông số như Hình 22) và độ tăng nhiệt độ tác nhân sấy sau khi qua phần ngưng theo tính toán là 2,40C (như kết quả Hình 18). Qua thực nghiệm, kết quả đo thực tế được thể hiện như Hình 23. Hình 23. Độ giảm nhiệt độ khi qua phần sôi, độ tăng nhiệt độ khi qua phần ngưng của tác nhân sấy trường hợp sử dụng 20 ống nhiệt Với giả thiết, độ giảm nhiệt độ tác nhân sấy sau khi qua phần sôi ống nhiệt là 20C, xác định được số lượng ống nhiệt là 12 ống (với thông số như Hình 22) và độ tăng nhiệt độ tác nhân sấy sau khi qua phần ngưng theo tính toán là 1,6 0 C. Qua thực nghiệm, kết quả đo thực tế được thể hiện như Hình 24. Hình 24. Độ giảm nhiệt độ khi qua phần sôi, độ tăng nhiệt độ khi qua phần ngưng của tác nhân sấy trường hợp sử dụng 12 ống nhiệt Qua kết quả thực nghiệm Hình 23, sai lệch độ giảm nhiệt độ tác nhân sấy khi qua phần sôi ống nhiệt so với giả thiết trung bình là 0,43 0 C và sai lệch độ tăng nhiệt độ tác nhân sấy khi qua phần ngưng ống nhiệt so với kết quả tính toán lý thuyết là 0,070C. Kết quả thực nghiệm Hình 24 cho thấy, sai lệch độ giảm nhiệt độ tác nhân sấy khi qua phần sôi ống nhiệt so với giả thiết trung bình là 0,30C và sai Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 50 (11/2018) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh 69 lệch độ tăng nhiệt độ tác nhân sấy khi qua phần ngưng ống nhiệt so với kết quả tính toán lý thuyết là 0,030C. Thấy rằng, sai số giữa kết quả tính toán bằng phần mềm và kết quả đo thực tế không đáng kể. Vì vậy phần mềm có thể tin cậy sử dụng khi thiết kế máy sấy bơm nhiệt kết hợp ống nhiệt trọng trường. + Phần mềm có nhiều môi chất để lựa chọn cho chu trình bơm nhiệt như: R22, R134a, R290, R600, rất thuận lợi khi tính toán thiết kế, đồng thời có thể dùng làm cơ sở để so sánh hiệu quả khi thay đổi môi chất lạnh. + Phần mềm rất thuận lợi để so sánh khi thay đổi các thông số ống nhiệt, bước ống, thông số cánh trao đổi nhiệt, để lựa chọn phù hợp khi thiết kế. + Phần mềm này có thể sử dụng để thiết kế bơm nhiệt đơn thuần, khi lựa chọn chênh lệch nhiệt độ tác nhân sấy qua phần sôi ống nhiệt 00C. + Kết quả thực nghiệm còn cho thấy, đối với trà rau má, nếu sử dụng công nghệ sấy bơm nhiệt để sấy thay cho công nghệ sấy điện trở như hiện nay thì mức tiêu thụ điện năng 2,47 (kW.h/kg), giảm so với khi sử dụng điện trở 3,53 (kW.h/kg) [15]. Ngoài ra, qua kiểm tra vi lượng 2 thành phần Vitamin C và Beta Caroten với kết quả trình bày trong Hình 25, Hình 26. Trong đó, Beta Caroten là thành phần quan trọng, có chức năng chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư, ngăn chặn mù lòa, hỗ trợ miễn dịch [16]. Hình 25. Kết quả kiểm tra vi lượng mẫu rau má sấy bằng điện trở Hình 26. Kết quả kiểm tra vi lượng mẫu sấy rau má sấy bằng bơm nhiệt Qua đó, nhóm tác giả nhận thấy nếu sử dụng công nghệ bơm nhiệt thay thế cho công nghệ điện trở để sấy trà rau má như hiện nay, thì tiết kiệm được chi phí điện năng, đảm bảo các vi lượng trong sản phẩm sấy. Vì vậy nhóm tác giả đề xuất, nên sử dụng công nghệ sấy bơm nhiệt, để thay thế công nghệ sấy điện trở đang được sử dụng phổ biến hiện nay. 6. KẾT LUẬN Bài báo đã trình bày việc thiết lập phần mềm tính toán và thiết kế máy sấy bơm nhiệt kết hợp ống nhiệt trọng trường. Phần mềm này được xây dựng trên nền tảng phần mềm EES (Engineering Equation Solve), giúp cho người sử dụng tính toán một cách nhanh chóng máy sấy. Để đánh giá độ tin cậy của phần mềm, một mô hình thực nghiệm đã được thiết kế, chế tạo và làm thí nghiệm với mẫu sấy là trà rau má. Kết quả cho thấy phần mềm có độ tin cậy cao. Bài báo còn trình bày, hiệu quả về mặt năng lượng và lợi ích về mặt bảo quản các vi lượng của sản phẩm sấy khi sử dụng bơm nhiệt để sấy trà rau má, thay cho việc sử dụng điện trở như hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Kwang-Soo Kim, Myong-Hee Won, Jong-Wook Kim, Byung-Joon Back Heat pipe cooling technology for desktop PC CPU, Applied Thermal Engineering, Volume 23, Issue 9, Pages 1137-1144, June 2003 70 Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 50 (11/2018) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh [2] Feng Yang, Xiugan Yuan,Guiping Lin, Waste heat recovery using heat pipe heat exchanger for heating automobile using exhaust gas, Applied Thermal Engineering, February 2003 [3] R.E. Critoph, The use of thermosyphon heat pipes to improve the performance of a carbon–ammonia adsorption refrigerator, in: Procceedings IV Minsk International Seminar‘‘Heat Pipes, Heat Pumps, Refrigerators’’, 12–15, Minsk, Belarus, pp. 35–41, September 2000 [4] Y.H. Yau, M. Ahmadzadehtalatapeh, A review on the application of horizontal heat pipe heat exchangers in airconditioning systems in the tropics, Applied Thermal Engineering, 30, 77-84, 2010 [5] W. Trirattanapikul, S. Phoungchandang, Microwave blanching and drying characteristics of Centella asiatica (L.) urban leaves using tray and heat pump-assisted dehumidified drying, Journal of Food Science and Technolog, Volume 51, pp 3623– 3634, December 2014 [6] Yun Deng, Yuegang Wang, Jin Yue, Zhenmin Liu, Yuanrong Zheng, Bingjun Qian, Yu Zhong, Yanyun Zhao, Thermal behavior, microstructure and protein quality of squid fillets dried by far-infrared assisted heat pump drying, Food Control , February 2014 [7] Kudra T, Mujumdar AS, Advanced drying technologies, Radio frequency assisted heat pump drying-chapter 31: 407–408, 2002 [8] Othman MY, Ruslan MH, Sopian K, Abdulmajid ZA, Heat pump drying multifunctional solar thermal collector. World renewable energy congress, pp 1665–1670, 2008 [9] Wera, P, Raghavan, G.S.V, Terdtoon, Loop thermosyphon application for heat pump drying, 3rd Inter American Drying Conference, Montre al,Canada, August, 2005. [10] Trần Văn Phú, Tính toán và thiết kế hệ thống sấy, NXB GD, 2002. [11] Bùi Hải-Trần Văn Vang, Ống nhiệt và ứng dụng ống nhiệt, NXB.BKHN, Tp.HN, 2008 [12] Bùi Hải, Tính toán thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt, NXB.GTVT, Tp.HN, 2002. [13] Yunus A. Cengel, Heat Transfer:A Practical Approach 2nd Edition, 2003 [14] Võ Chí Chính, Tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí, NXB GD, 2003 [15] Nguyễn Thành Luân & Nguyễn Thế Bảo Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng ống nhiệt trọng trường trên máy sấy bơm nhiệt. Tạp chí Cơ khí Việt Nam, 2018 [16] Tác giả chịu trách nhiệm bài viết Nguyễn Thành Luân Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc Gia TP.HCM, Việtnam Email: nguyenthanhluan.bkdn@gmail.com
File đính kèm:
- xay_dung_phan_mem_tinh_toan_thiet_ke_may_say_bom_nhiet_ket_h.pdf