Xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách định giá chuyển giao trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
TÓM TẮT
Định giá chuyển giao được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài
sản được chuyển dịch giữa các các bên liên kết qua biên giới, không theo giá thị trường mà theo
hướng có lợi, nhằm giúp các doanh nghiệp giảm thiểu nghĩa vụ thuế, tối đa hóa lợi nhuận, từ đó
chuyển vốn đầu tư hoặc lợi nhuận về nước, thanh lý các thiết bị, máy móc công nghệ kém hiện đại
với giá cao khi môi trường đầu tư tại những quốc gia tiếp nhận đầu tư không được lành mạnh do
các chính sách về tỷ giá, chính sách giáo dục, môi trường văn hoá, môi trường pháp luật, Từ
thực trạng tại Việt Nam, các nghiên cứu trong và ngoài nước, sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính để tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách định giá chuyển giao của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDIEs) như yếu tố chính sách thuế, lạm phát, chính sách tỷ giá,
chính sách giáo dục, môi trường văn hoá, môi trường pháp luật, thể chế xã hội.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách định giá chuyển giao trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(03) - 2018 13 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỊNH GIÁ CHUYỂN GIAO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM MODELING THE FACTORS AFFECTING TRANSFER PRICING POLICY IN FOREIGN DIRECT INVESTED ENTERPRISES (FDIEs) IN VIETNAM Ngày nhận bài: 30/03/2018 Ngày chấp nhận đăng: 28/06/2018 Phan Đức Dũng TÓM TẮT Định giá chuyển giao được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các các bên liên kết qua biên giới, không theo giá thị trường mà theo hướng có lợi, nhằm giúp các doanh nghiệp giảm thiểu nghĩa vụ thuế, tối đa hóa lợi nhuận, từ đó chuyển vốn đầu tư hoặc lợi nhuận về nước, thanh lý các thiết bị, máy móc công nghệ kém hiện đại với giá caokhi môi trường đầu tư tại những quốc gia tiếp nhận đầu tư không được lành mạnh do các chính sách về tỷ giá, chính sách giáo dục, môi trường văn hoá, môi trường pháp luật, Từ thực trạng tại Việt Nam, các nghiên cứu trong và ngoài nước, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách định giá chuyển giao của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDIEs) như yếu tố chính sách thuế, lạm phát, chính sách tỷ giá, chính sách giáo dục, môi trường văn hoá, môi trường pháp luật, thể chế xã hội. Từ khoá: định giá, doanh nghiệp, chuyển giao, giao dịch, xã hội. ABSTRACT Transfer pricing is understood as the implementation of a pricing policy for goods, services and assets transferred between cross-border, not market-oriented but beneficial parties, to help enterprises reduce the tax obligations, maximize profits, thereby transferring investment capital or profits back to the country, liquidating equipment and machinery of modern technology with high prices ... as the investment environment in the receiving countries is not healthy due to the policies on exchange rates, educational policies, cultural environment and legal environment. From the real situation in Vietnam, researches at home and abroad, use qualitative research methods to find the factors that influence the transfer pricing policies of foreign direct invested enterprises (FDIEs) such as tax policy factors. , inflation, exchange rate policy, education policy, cultural environment, legal environment, social order. Keywords: valuation, business, transfer, transaction, social. 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng lên rất mạnh, đóng góp vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, khu vực kinh tế này không kém phần phức tạp, việc thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian qua cũng đã lộ ra nhiều bất cập: các dự án nước ngoài tập trung vào khai thác các ưu đãi đầu tư, tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, khai thác tài nguyên thô gây ô nhiễm môi trường, không chú trọng chuyển giao công nghệ, đóng góp ngân sách hạn chế, và đặc biệt là nổi lên hiện tượng định giá chuyển giao, trốn thuế, núp thuế ở một số tập đoàn đa quốc gia, kể cả các tập đoàn hàng đầu của thế giới (Nguyễn Thị Liên Hoa, 2003). Không thể phủ nhận được, đầu tư nước ngoài đã góp phần rất lớn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công Phan Đức Dũng, Trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 14 nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, tăng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách quốc gia, nhưng với số lượng các giao dịch thương mại xuyên biên giới diễn ra giữa các công ty liên kết ngày một tăng, với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt, vấn đề tối đa hoá lợi nhuận cho tổng thể tập đoàn luôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài việc nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đầu tư, định giá chuyển giao hay còn gọi là chuyển giá (transfer pricing) được xem là một trong những phương pháp mà các nhà đầu tư thường áp dụng nhằm mục đích tránh thuế, từ đó tổng lợi ích cuối cùng sẽ được gia tăng, là một trong những vấn đề còn khá mới mẻ trong hoạt động thương mại Việt Nam, nhưng gần đây các giao dịch có yếu tố nước ngoài ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu của hiện tượng định giá chuyển giao. Hiện tượng định giá chuyển giao không chỉ gây thiệt hại cho chính phủ nước chủ nhà do bị thất thu thuế, giảm phần lợi nhuận của bên góp vốn của nước chủ nhà do giá trị góp vốn của họ thấp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế theo quan điểm của nước tiếp nhận đầu tư. Do các quy luật của thị trường tự do, đặc biệt là quy luật cung cầu không hoạt động trong các tập đoàn đa quốc gia, nên gây ra nhiễu loạn quá trình lưu thông quốc tế, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh (Ngô Quang Trung, 2015). Tại Việt Nam, vấn đề định giá chuyển giao dù không còn xa lạ nhưng đã bắt đầu trở thành một chủ đề được tranh luận sôi nổi kể từ cuối năm 2012, khi ngành thuế công bố các báo cáo cho thấy một thực trạng báo động về hiện tượng định giá chuyển giao đi cùng với những nghi án liên quan (Ngọc Ánh, 2013). Định giá chuyển giao không phải là khái niệm mới đối với nền kinh tế thị trường phát triển, khi các quan hệ kinh tế được thiết lập đa dạng, có sự liên kết, phối hợp giữa các chủ thể kinh doanh, khi mà việc xác định lợi ích kinh tế đã vượt ra ngoài phạm vi của một chủ thể riêng lẻ, được tính trong lợi ích chung của cả tập đoàn hay nhóm liên kết. Tuy nhiên, tùy theo cách tiếp cận mà khái niệm định giá chuyển giao, được hiểu là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết (Atul Dua, 2005). Đối tượng tác động chính của hoạt động định giá chuyển giao chính là giá cả (Phương Hà, 2015). Về sâu xa, định giá chuyển giao là việc chia quyền đánh thuế giữa các quốc gia, theo đó, thu nhập sẽ được chuyển về quốc gia, vùng lãnh thổ có thuế thấp hoặc nước xuất khẩu tư bản để tính thu nhập chịu thuế, động cơ cốt lõi của hành vi định giá chuyển giao là lợi nhuận của doanh nghiệp (Phan Thị Thành Dương, 2012). Các bên liên kết định giá chuyển giao hàng hóa, dịch vụ và tài sản với nhau theo hướng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế phải nộp của họ, qua đó làm tăng tổng lợi ích cuối cùng. Về mặt kỹ thuật, các bên liên kết dùng các biện pháp định giá sao cho nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn. Trong thực tiễn hiện nay, về góc độ quản lý nhà nước, thường có cái nhìn không thiện cảm về các chính sách định giá chuyển giao của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điều này hoàn toàn đúng nếu xét về hiện tượng. Tuy nhiên, nếu xét về bản chất, vấn đề là tại sao các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường thiết lập một chính sách định giá chuyển giao, thì sẽ có cái nhìn khách quan hơn. Thông thường, xã hội chỉ nhìn vào hiện tượng định giá chuyển giao mà kết luận có doanh nghiệp này đang thực hiện các hành vi chuyển giá (hàm ý không tốt), nhưng lại không nhìn vào bản chất của vấn TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(03) - 2018 15 đề này, chẳng hạn vấn đề bảo toàn vốn đầu tư liên quan đến rủi ro về tỷ giá, rủi ro về lạm phát, hay rủi ro về thảm hoạ môi trường...., thì chính sách định giá chuyển giao là cần thiết cho những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (hàm ý tốt). Do vậy, việc lựa chọn đề tài xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách định giá chuyển giao để có cơ sở hơn khi tiến hành nghiên cứu định lượng, là những nhân tố nào có ảnh hưởng mạnh nhất đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính, và nghiên cứu định lượng sau này sẽ giúp cho các bên liên quan quan tâm đến vấn đề định giá chuyển giao của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có cái nhìn khoa học hơn, đồng thời, giúp cho việc hoàn thiện chính sách kinh vĩ mô ngày càng phù hợp hơn, trong đó, có các chính sách liên quan nhiều hơn đến nội tại của nền kinh tế chứ không chỉ các văn bản pháp quy chỉ để kiểm soát các hoạt động định giá chuyển giao tại các doanh nghiệp này. 2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan Nguyễn Ngọc Thanh, Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị Liên Hoa (2000a), “Các biện pháp chống chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TP HCM” Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở khoa học công nghệ môi trường TP. Hồ Chí Minh, các tác giả đã trình bày các hoạt động của các công ty đa quốc gia ở Việt Nam, nêu lên được những thực trạng của vấn đề chuyển giá và đánh giá các biện pháp chống chuyển giá đang được áp dụng tại Việt Nam trong thời gian này có phù hợp hay không. Hơn nữa, vấn đề chống chuyển giá được Việt Nam cũng như các nước trên thế giới quan tâm đó là làm cách nào để xác định giá thị trường trong các giao dịch liên kết giữa các công ty đa quốc gia, thì mới có thể giải quyết được phần nào vấn nạn chuyển giá. Điều này đòi hỏi cả doanh nghiệp và cơ quan thuế cần phải chuẩn bị làm quen để khắc phục dần những khó khăn này. Đồng thời, các tả đã tập trung tìm hiểu những khái niệm cơ bản liên quan đến công ty đa quốc gia cũng như quá trình chuyển giá, tác động của việc chuyển giá và phương pháp chống chuyển giá. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã phân tích ý nghĩa và các phương pháp cơ bản để xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết nhằm phục vụ cho quá trình chống chuyển giá. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu tập trung tìm hiểu những kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về vấn đề chống chuyển giá để từ đó có thể tìm ra những bài học bổ ích, những ứng dụng thực tiễn giúp hoàn thiện hơn nữa công tác chống chuyển giá ở Việt Nam. Theo Nguyễn Thị Liên Hoa (2003), cho rằng Chính sách chuyển giá và chiến lược bán phá giá tại các công ty có quan hệ liên kết, tác giả đã chỉ ra các dấu hiệu nhận biết hoạt động chuyển giá, những dấu hiệu vi phạm về chế độ kế toán, thống kê và chỉ ra thế nào là có mối quan hệ liên kết, theo tác giả là quan hệ mà bên này trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn, hoặc đầu tư vào bên kia, hoặc trực tiếp, gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác, hoặc cùng tham gia trực tiếp, gián tiếp vào điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào một bên khác. Nguyễn Thị Quỳnh Giang (2010), đã cho biết chuyển giá là một trong những hình thức gian lận thương mại khá tinh vi đã được áp dụng ở nhiều tập đoàn đa quốc gia trên toàn thế giới từ rất lâu và Việt Nam cũng không nằm trong các quốc gia ngoại lệ. Theo Henry Fayol (1949), “kiểm soát là việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có được thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được thiết lập hay không, từ đó chỉ ra các yếu kém và các sai phạm cần phải điều chỉnh, đồng thời ngăn ngừa chúng không TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 16 được phép tái diễn”. Gravelle, J.G. (2010) cho rằng, tài sản vô hình rất khó xác định đúng giá trị của nó (như tiền bản quyền, tiền sở hữu trí tuệ) và cũng khó xác định giá của chúng trong các DNLK. Trên thực tế, Gruber, H. (2003) đã phát hiện ra nguy cơ định giá chuyển giao trong việc xác định giá tài sản vô hình. Các công ty có cơ hội lớn để tham gia vào định giá chuyển giao thông qua việc chuyển giao tài sản vô hình giữa các doanh nghiệp liên kết có mức thuế khác nhau. Theo Hatem Elsharawy (2006), mỗi quốc gia có một cơ chế chính sách và pháp luật khác nhau, do đó lãnh đạo doanh nghiệp cần phải hiểu biết về pháp luật tại nước sở tại trước khi tiếp nhận nhiệm vụ lãnh đạo tại một quốc gia. Khi ban lãnh đạo có trình độ cao, hiểu biết về pháp luật và có đạo đức kinh doanh thì khả năng gian lận trong định giá chuyển giao rất thấp và ngược lại nhận thức và hiểu biết các quy định pháp luật của Ban lãnh đạo cũng như kế toán trong doanh nghiệp liên kết không cao thì khả năng gian lận trong định giá chuyển giao rất lớn. Hatem Elsharawy (2006) cho rằng môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng đến các hoạt động định giá chuyển giao. Các yếu tố từ nên kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các hoạt động định giá chuyển giao quốc tế. Vì vậy, cần thiết nghiên cứu các yếu tố của nền kinh tế ảnh hưởng đến định giá chuyển giao trong các công ty đa quốc gia. Đặc điểm về thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc doanh nghiệp phải sử dụng công cụ tài chính phái sinh, để: (i) gia tăng giá trị doanh nghiệp (Froot và cộng sự, 1993); (ii) giảm chi phí phá sản dự kiến và tăng giá trị doanh nghiệp (Smith và Stulz, 1985); (iii) giảm nguy cơ rủi ro tiềm ẩn hoặc quản lý rủi ro dự kiến; (iv) bù đắp những rủi ro kinh doanh vốn có (Danthine, 1978); (v) giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí vốn vay, ổn định thu nhập. Do đó, sử dụng công cụ tài chính phái sinh góp phần quản trị rủi ro và kiểm soát nền kinh tế. Theo khái niệm bản chất xã hội của kế toán (Davis và cộng sự, 1982), kế toán góp phần mang lại lợi ích cho xã hội nhằm duy trì và phát triển bền vững xã hội. Tuy nhiên, với sự bất đối xứng thông tin kế toán sẽ dẫn đến sự kém phát triển của thị trường tài chính hệ quả là ảnh hưởng đến các thị trường còn lại. Ngoài ra, theo Young (1996), chức năng kế toán là cung cấp thông tin minh bạch cho thị trường hoạt động. Quan điểm của Hopwood (1994) cho rằng trong việc thiết lập các quy định, nguyên tắc, chuẩn mực lại được thực hiện bởi nhu cầu của thị trường trong đó bao gồm thị trường vốn, thị trường hàng hóa, thị trường chứng khoán... Theo Watts (2006), kế toán góp phần trong quá trình định hướng thị trường. Theo quan điểm này, việc tuân thủ các quy định kế toán nhằm thực hiện công bố báo cáo tài chính sẽ làm cân bằng các mục tiêu của các đối tượng khác nhau, dựa vào các thị trường khác nhau chẳng hạn như việc sử dụng báo cáo tài chính cho các hợp đồng, đầu tư, định giá Có thể dễ nhận diện nhân tố thị trường là nhân tố có ảnh hưởng đến kế toán tài chính, giữa hàng hóa – kế toán và nhân tố thị trường có mối quan hệ tương quan cùng chiều. Như vậy, một thị trường cạnh tranh hoàn hảo và hoạt động hiệu quả với đầy đủ thông tin về giá cả, chất lượng sẽ làm tăng khả năng áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh và ngược lại. Thị trường sẽ phân bổ vốn và phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong điều kiện thông tin kế toán hoàn hảo. Do đó, kế toán tài chính đóng vai trò quan trọng để đảm bảo các thông tin có liên quan và đáng tin cậy được công bố (Merino và Neimark, 1982). Nhân tố pháp lý là cơ sở không thể thiếu để mô tả, đánh giá, phân tích, góp phần th ... diện mạo của nền công nghiệp nước nhà, nhưng làn sóng đầu tư này cũng đang khiến cho Việt Nam nhận về những hệ lụy không nhỏ cho môi trường kinh doanh và cho cả nền kinh tế trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã cố gắng đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách định giá chuyển giao của các FDIEs, để có một góc nhìn khách quan hơn trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cũng như kiểm soát được các hành vi gian lận của những FDIEs. TÀI LIỆU THAM KHẢO Adams, M. B. (1994). Agency theory and the internal audit. Managerial Auditing Journal, 9(8), 8-12. Atul Dua (2005), Tranfer Pricing-Atax: Corporate and Securities Perspective, IPBA Journal, số 40, tr.22. TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(03) - 2018 25 Anh Vũ (2015), Bóc trần thủ đoạn định giá chuyển giao của Metro Việt Nam, 554476.html. Burns, J. (1980): Transfer Pricing in U. S. Multinational Corporations, Journal of International Business Studies, 11(2): 23-39. Bộ Tài Chính, Thông tư số 117/2005/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Bộ Tài Chính, Thông tư số 13/2001/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bộ Tài Chính, Thông tư số 201/2013/TT-BTC hướng dẫn việc áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế. Bộ Tài Chính, Thông tư số 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Bộ Tài Chính, Thông tư số 74/1997/TT-BTC hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Bộ Tài Chính, Thông tư số 89/1999/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Canri Chan; Steven P. Landry; Terrance Jalbert (2000): Effects of Exchange Rates On International Transfer Pricing Decisions. Chính phủ (2016), Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết ban hành ngày 24/2/2017. Danthine, J. P., (1978). Information, futures prices, and stabilizing speculation. Journal of Economic Theory, 17 (1), 79-98. Davis, S. W, Menon, K., Morgan, G., (1982). The images that have shaped accounting theory. Accounting, Organizations and Society, 7(4), 307-318. Davenport, T. H. (2000). The Future of Enterprise System-Enabled Organizations. Information Systems Frontiers, 2(2), 163-180. Đoàn Thanh Nga & Tạ Thu Trang (2017): “Nâng cao khả năng áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) tại Việt Nam” Hội thảo khoa học tổ chức tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Mã số ĐKXB: 3417-2017/CXBIPH/51-70/HĐ cấp ngày 05 tháng 10 năm 2017 và ISBN: 978-604-89-1299-4. Elliott, R. K. (1992). The Third Wave Breaks on the Shores of Accounting. Accounting Horizons, 6(2), 61-85. Elliott, R. K. (1994b). Confronting the future: Choices for the attest function. Accounting Horizons, 8(3), 106-124. Elliott, R. K. (1995). The Future of Assurance Services: Implications for Academia. Accounting Horizons, 9(4), 118-127. Elliott, R. K. (1997). Assurance Service Opportunities: Implications for Academia. Accounting Horizons, 11(4), 61-74. Elliott, R. K. (2002). Twenty-first century assurance. Auditing: A Journal of Practice & Theory, 21(1), 139-146. Edmund Malesky (2014): Mười kết quả chú ý từ việc điều tra PCI-FDI và hiệp định TPP. Đại học Duke Froot, K., Scharfstein, D., Stein, J., (1993). Risk management: coordinating corporate investment and financing policies. The Journal of Finance, 48 (5), 1629-1658. Greene, J. and M.G. Duerr (1970): Intercompany Transactions in the Multinational Firm, New York: The Conference Board. Gipper, B., Lombardi, B. J., Skinner D. J., (2013). The politics of accounting standard-setting: A review of empirical research. Australian Journal of Management, 38(3) 523–551. Gravelle, J.G. (2010), Tax Havens: International Tax Avoidance and Evasion, CRS Report for Congres, CRS Washington DC. Gruber, H. (2003), Intangible income, Intercompany transactions, income shifting and the choice of location, National Tax Journal 56 (1, Part 2), 221-242. Geoffrey Hodgson (2006) “What Are Institutions?” Journal of Economic Issues, XL:1, 1-25. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 26 Hatem Elsharawy (2006), Developing Controlling and Performance Evaluation of Multinational Companies Operating in Egypt, Gottingen University, Egypt. Hall, B. H. (2004). Innovation and Diffusion. Trong J. Fagerberg, D. C. Mowery, & R. R. Nelson (Các biên tâp̣ viên), The Oxford Handbook of Innovation (trang 459-484). Oxford: Oxford University Press. Hall, B. H., & Khan, B. (2003). Adoption of New Technology. Berkley: University of California Working Papers No: E03-330 (May). Henry Fayol (1949), General and Industrial Management, Pitman Publishing, New York. Hill, C. W., & Jones, T. M. (1992). Stakeholder-Agency Theory. Journal of Management Studies, 29(2), 131-154. Hopwood, A. G., (1994). Some reflections on “The harmonization of accounting within the EU’’. The European Accounting Review, 3(2), 241–253. Huỳnh Thị Xuân Thùy (2013), “Giải pháp vận dụng giá trị hợp lý để thực hiện đo lường các khoản đầu tư chứng khoán tại các Công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. John, J. F., 1992. Corporate Governance and Disclosure Quality. Accounting and Business Research, 22(86), 111-124. Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (1976). Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs, and ownership structure. Journal of Financial Economics, 3(4), 305-360. Johnson, W. A. & R. J. Kirsch (1991) International Transfer Pricing and Decision Making in United States Multinationals, International Journal of Management, June, 8(2): 554- 561. Kothari S. P., Ramanna K., Skinner D. J., (2010). Implications for GAAP from an analysis of positive research in accounting. Journal of Accounting & Economics, 50, 246–286. Ken Milani PhD., CPA, And Juan Rivera PhD., CPA (2004): The Rigorous Business of Budgeting for International Operations (Effects of Inflation in the Transfer Pricing). Lê Thị Kim Dương (2013), “Vận dụng giá trị hợp lý để trình bày thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Lê Thị Mộng Loan (2013), “Giá trị hợp lý ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa độ tin cậy và thích hợp các thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Lê Văn Sua (2015), Cơ sở pháp lý chống định giá chuyển giao và vấn đề hoàn thiện pháp luật về chống định giá chuyển giao ở Việt Nam, cuutrao-doi.aspx?ItemID=1896 Motiwalla, L. F., & Thompson, J. (2009). Enterprise Systems for Management (1st ed.). Upper Saddle River, New Jersey: Pearson Education, Inc. Merino, B. D., Neimark, M. D., (1982). Disclosure regulation and public policy: A sociohistorical appraisal. Journal of Accounting and Public Policy, 1(1), 33–57. Macionis, J. Jonhn (1987): Xã hội học - Nhà xuất bản Thống kê. Nguyễn Thị Mai Anh (2017): “Bản chất và đặc điểm hoạt động chuyển giá trong các doanh nghiệp”. Hội thảo khoa học tổ chức tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Mã số ĐKXB: 3417-2017/CXBIPH/51-70/HĐ cấp ngày 05 tháng 10 năm 2017 và ISBN: 978-604-89- 1299-4. Mai Phương (2017), Chống định giá chuyển giao vẫn khó, gia-van-kho-492678-492678.html. Ngô Thị Thùy Trang (2012), “Phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam” Nguyễn Hữu Ánh, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Thị Hồng Thúy (2016), Định giá chuyển giao và kiểm soát định giá chuyển giao trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Ngọc Ánh (2013), Phát hiện nhiều vụ định giá chuyển giao tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Bình Dương, CAND online ngày 12/3/2013 ( com.vn/ vi-VN/kinhte/2013/3/193886.cand) TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(03) - 2018 27 Nguyễn Thị Quỳnh Giang (2010), “Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia ở Việt Nam” Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Liên Hoa (2003): “Vấn đề chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số đề tài nghiên cứu: CS-2004-14. Nguyễn Thị Mỹ (2017): “Chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Thực trạng và Giải pháp”. Hội thảo khoa học tổ chức tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Mã số ĐKXB: 3417-2017/CXBIPH/51-70/HĐ cấp ngày 05 tháng 10 năm 2017 và ISBN: 978- 604-89-1299-4. Ngô Quang Trung (2015): Vấn đề định giá chuyển giao của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay, Viện Chính sách Nghiên cứu & Phát triển. Nguyễn Xuân Trường, Trần Lâm Thảo My và Nguyễn Dạ Thảo (2017) “Kinh nghiệm chống chuyển giá của một số nước Châu á và bài học cho Việt Nam”. Hội thảo khoa học tổ chức tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Mã số ĐKXB: 3417-2017/CXBIPH/51-70/HĐ cấp ngày 05 tháng 10 năm 2017 và ISBN: 978-604-89-1299-4. Nguyễn Thanh Tùng (2014), “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Nguyễn Ngọc Thanh, Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị Liên Hoa (2000a): “Các biện pháp chống chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TP HCM” Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở khoa học công nghệ môi trường TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Ngọc Thanh, Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị Liên Hoa (2000b) “Vấn đề chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh.” Tài liệu tham khảo. Nhà xuất bản tài chính năm 2000. Nguyễn Văn Trình & Phan Đức Dũng (2005) “Chi phí nghiên cứu phát triển của các công ty đa quốc gia trong chính sách định giá chuyển giao” Tạp chí phát triển kinh tế số 171, 01/2005. OECD. (2005). Oslo Manual: Guidelines For Collecting And Interpreting Innovation Data (lần xuất bản 3rd). Paris: OECD and Eurostat. OECD (2010), Transfer Pricing Guidelines for Multinational Enterprises and Tax Administration. Peltzman S., (1976). Toward a more general theory of regulation. Journal of Law & Economics, 19, 211–240. Posner, R. A., (1974). Theories of economic regulation. NBER Working paper series. Phan Thị Thành Dương (2012) Pháp luật về kiểm soát định giá chuyển giao ở Việt Nam (Law on control of transfer pricing in Vietnam). Phan Đức Dũng (1998): “Chính sách chuyển giá của các Công ty đa quốc gia,” Thời báo tài chính Việt Nam, Số 9 (Số 43) 15/9/1998. Phan Đức Dũng (2004): “Thông tư 128/2003/TT-BTC và vấn đề kế toán chênh lệch tỷ giá” Tạp chí kế toán, Số 47 (4/2004) 15/4/2004 Phan Đức Dũng (2017): “Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế khi Việt Nam là thành viên hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)” Hội thảo khoa học tổ chức tại trường Đại học Thủ Dầu Một, ngày 14/4/2017 Phương Hà (2015): Chống định giá chuyển giao, cần hơn một đội đặc nhiệm, Enternews. Phạm Huyền (2013), Phi vụ định giá chuyển giao ngàn tỷ bậc nhất của Keangnam, Phạm Huyền (2013), Vô địch định giá chuyển giao trắng trợn hơn cả Keangnam Phan Hiển Minh & Phan Trần Trung Quang (2017): “Phân tích và đánh giá tính minh bạch, hiệu quả và bền vững của các chính sách và hoạt động kiểm soát chuyển giá hiện tại của TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 28 các cơ quan quản lý nhà nước” Hội thảo khoa học tổ chức tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Mã số ĐKXB: 3417-2017/CXBIPH/51-70/HĐ cấp ngày 05 tháng 10 năm 2017 và ISBN: 978-604-89-1299-4. Riley, J. G. (2001). Silver Signals: Twenty-Five Years of Screening and Signaling. Journal of Economic Literature, 39(2), 432–478. Rogers, E. M. (1983). Diffusion of Innovations (3rd ed.). New York: The Free Press. Rogers, E. M. (2003). Diffusion of Innovations (lần xuất bản 5th). New York: The Free Press. Ross, S. A. (1973). The Economic of Theory of Agency: The Principal's Problem. American Economic Review, 63(2), 134-139. Smith, C., Stulz, R., 1985. The determinants of firms’ hedging policies. The Journal of Financial and Quantitative Analysis, 20 (4), 391-405. Shulman, J.S. (1966): Transfer Pricing in Multinational Business, unpublished DBA Thesis, Harvard University. Stigler, G. J., 1971. The Theory of Economic Regulation. The Bell Journal of Economics and Management Science, 2(1), 3-21 Stiglitz, J. E. (1975). The Theory of ''Screening,'' Education, and the Distribution of Income. The American Economic Review, 65(3), 283-300. Stiglitz, J. E. (2000). The contributions of the economics of information to twentieth century economics. Quarterly Journal of Economics, 115(4), 1441-1478. Stiglitz, J. E. (2002). Information and the Change in the Paradigm in Economics. The American Economic Review, 92(3), 460-501. Stiglitz, J. E., & Walsh, C. E. (2006). Economics (4th ed.). New York: W. W. Norton & Company. Shaefer, T. Richard (2003): Xã hội học - Nhà xuất bản Thống kê. Tang, R.Y.W. and Chan, K.H. (1979): Environmental Variables of International Transfer Pricing: A Japan-United States Comparison, Abacus, June, 5: 3-12. Tang, R.Y.W. (1981): Multinational Transfer Pricing: Canadian and British Perspectives, Toronto: Butterworths and Co. Ltd. Tang, R.Y.W. (1982): Environmental Variables of Multinational Transfer Pricing, Journal of Business Finance and Accounting, 9(2): 179-89. Tang, R.Y.W. (1993) Transfer Pricing in the 1990’s: Tax and Management Perspectives, Westport: Quorum Books. Trần Thị Phương Thanh (2012), “Các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam” Võ Thành Hiệu và Phan Đức Dũng (1998) “Đầu tư liên doanh với nước ngoài – Những vấn đề đặt ra,” Thời báo Tài chính Việt Nam, Số 5 (Số 39) 15/5/1998. Vũ Ngọc Nhung & Phan Đức Dũng (1998) “Sử dụng lạm phát như một phương thuốc giúp tăng trưởng kinh tế,” TT kinh tế ngân hàng, Số 10/98 ngày 15/10/1998. Watts, R. L, 2006. What has the invisible hand achieved? Accounting and Business Research, 36, 51–61. Wernerfelt, B., 1984. A resource-based view of the firm. Stragic Management Journal, 5(2), 171-180. Watts, R. L., & Zimmerman, J. L. (1983). Agency Problems, Auditing, and the Theory of the Firm: Some Evidence. Journal of Law and Economics, 26(3), 613-633. Young, J. J., 1996. Institutional thinking: the case of financial instruments. Accounting Organizations and Society, 21(5), 487–512. Yunkers, P.J. (1983): A Survey Study of Subsidiary Autonomy, Performance Evaluation and Transfer Pricing in Multinational Corporations, Columbia Journal of World Business, Fall, 19: 51-64.
File đính kèm:
- xay_dung_mo_hinh_cac_yeu_to_anh_huong_den_chinh_sach_dinh_gi.pdf