Xây dựng kịch bản giảm phát thải CO2 từ tài nguyên rừng huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020

Nghiên cứu tiến hành đánh giá biến động rừng, nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng tại huyện Tuy

Đức - tỉnh Đắk Nông qua giai đoạn 2005 - 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy tài nguyên rừng huyện Tuy Đức

giai đoạn 2005 - 2015 có biến động lớn, cụ thể: Tổng diện tích mất rừng là 16.753,71 ha, diện tích suy thoái

rừng là 2.945,16 ha; trong đó diện tích rừng tự nhiên tăng 9.588 ha, diện tích rừng trồng tăng 929,16 ha. Tổng

diện tích mất rừng và suy thoái rừng huyện Tuy Đức lớn hơn tổng diện tích rừng tự nhiên tăng và tăng rừng

trồng, có thể thấy được tình trạng người dân phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép để lấy đất cho mục đích

khác dẫn tới việc mất rừng và suy thoái rừng tại Tuy Đức diễn ra mạnh. Từ dữ liệu biến động, các nguyên nhân

gây mất rừng, suy thoái rừng, nghiên cứu tính toán được lượng phát thải - hấp thụ ròng CO2 của huyện Tuy

Đức giai đoạn 2005 - 2015 có giá trị dương khoảng 161.147,84 tấn CO2/năm. Điều này cho thấy rừng của Tuy

Đức đang tạo ra sự phát thải CO2 lớn hơn lượng rừng có thể hấp thụ được. Nghiên cứu xây dựng được 3 kịch

bản giảm phát thải CO2 huyện Tuy Đức giai đoạn 2016 - 2020. Lợi ích ròng của cả ba kịch bản đều cho giá trị

khá cao. Kịch bản xây dựng này dự kiến đều làm giảm lượng phát thải xuống dưới mức tham chiếu giá trị và có

khả năng đạt được nhiều lợi ích từ carbon.

pdf 12 trang phuongnguyen 1700
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng kịch bản giảm phát thải CO2 từ tài nguyên rừng huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng kịch bản giảm phát thải CO2 từ tài nguyên rừng huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020

Xây dựng kịch bản giảm phát thải CO2 từ tài nguyên rừng huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
94 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 
XÂY DỰNG KỊCH BẢN GIẢM PHÁT THẢI CO2 TỪ TÀI NGUYÊN RỪNG 
HUYỆN TUY ĐỨC, TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 
Nguyễn Thị Thanh Loan1,Trần Quang Bảo2, Bùi Đình Đại3 
1,2,3Trường Đại học Lâm nghiệp 
Nghiên cứu tiến hành đánh giá biến động rừng, nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng tại huyện Tuy 
Đức - tỉnh Đắk Nông qua giai đoạn 2005 - 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy tài nguyên rừng huyện Tuy Đức 
giai đoạn 2005 - 2015 có biến động lớn, cụ thể: Tổng diện tích mất rừng là 16.753,71 ha, diện tích suy thoái 
rừng là 2.945,16 ha; trong đó diện tích rừng tự nhiên tăng 9.588 ha, diện tích rừng trồng tăng 929,16 ha. Tổng 
diện tích mất rừng và suy thoái rừng huyện Tuy Đức lớn hơn tổng diện tích rừng tự nhiên tăng và tăng rừng 
trồng, có thể thấy được tình trạng người dân phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép để lấy đất cho mục đích 
khác dẫn tới việc mất rừng và suy thoái rừng tại Tuy Đức diễn ra mạnh. Từ dữ liệu biến động, các nguyên nhân 
gây mất rừng, suy thoái rừng, nghiên cứu tính toán được lượng phát thải - hấp thụ ròng CO2 của huyện Tuy 
Đức giai đoạn 2005 - 2015 có giá trị dương khoảng 161.147,84 tấn CO2/năm. Điều này cho thấy rừng của Tuy 
Đức đang tạo ra sự phát thải CO2 lớn hơn lượng rừng có thể hấp thụ được. Nghiên cứu xây dựng được 3 kịch 
bản giảm phát thải CO2 huyện Tuy Đức giai đoạn 2016 - 2020. Lợi ích ròng của cả ba kịch bản đều cho giá trị 
khá cao. Kịch bản xây dựng này dự kiến đều làm giảm lượng phát thải xuống dưới mức tham chiếu giá trị và có 
khả năng đạt được nhiều lợi ích từ carbon. 
Từ khóa: Mất rừng, phát thải CO2, REDD+, suy thoái rừng. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Biến đổi khí hậu và những tác động trong 
thời gian gần đây là mối quan ngại to lớn của 
nhân loại. Mối liên hệ giữa phát thải khí CO2 
từ suy thoái và mất rừng với BĐKH (Biến đổi 
khí hậu) đang là vấn đề được quan tâm trên thế 
giới. Sự ra đời của chương trình REDD+ 
(Reducing Emissions from Deforestation and 
Degradation) giúp hạn chế sự phá hủy rừng, 
giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính 
ở một số nước đang phát triển trong đó có Việt 
Nam. REDD+ được coi là một trong những 
sáng kiến quan trọng góp phần quản lý, sử 
dụng bền vững tài nguyên rừng thông qua các 
hoạt động bảo vệ diện tích rừng hiện có, bảo 
tồn đa dạng sinh học, nâng cao độ che phủ và 
giá trị của rừng, giảm phát thải khí nhà kính... 
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế 
giới, trong đó có Việt Nam đều khẳng định với 
bối cảnh của Việt Nam hiện nay việc thực hiện 
các hoạt động REDD+ là khá phù hợp, nhằm 
thúc đẩy quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền 
vững. Các dự án về lâm nghiệp, phát triển sinh 
kế cho cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng mà 
Việt Nam đã và đang thực hiện sẽ là nền tảng 
tốt, là cơ sở cho việc thực hiện các chương 
trình REDD+ ở Việt Nam (Lã Nguyên Khang, 
2015). 
Huyện Tuy Đức - Tỉnh Đắk Nông được 
chọn là một trong những địa phương thực hiện 
thí điểm Chương trình hợp tác của Liên Hợp 
Quốc về “Giảm phát thải khí nhà kính thông 
qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, 
quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và 
tăng cường trữ lượng các bon rừng tại Việt 
Nam”. Là huyện có diện tích rừng lớn nhất của 
tỉnh (với diện tích là 46.491,46 ha, chiếm 
20,68% diện tích có rừng của cả tỉnh - theo số 
liệu Kiểm kê rừng năm 2015); Công tác trồng 
rừng và bảo vệ rừng đã và đang được thực hiện 
rất nghiêm ngặt. Song bên cạnh đó hiện trạng 
chặt phá rừng, lấn chiếm rừng bừa bãi, thay đổi 
mục đích sử dụng diện tích đất có rừng gây suy 
giảm nhanh chóng diện tích và trữ lượng rừng 
của huyện. Việc hướng tới giảm phát thải khí 
nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, 
suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên 
rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon 
rừng là rất cần thiết. Vì vậy nghiên cứu xác 
định lượng phát thải - hấp thụ ròng CO2 của 
huyện Tuy Đức giai đoạn 2005 - 2015, trên cơ 
sở đó đề xuất xây dựng được các kịch bản 
giảm phát thải CO2 từ tài nguyên rừng huyện 
Tuy Đức giai đoạn 2016 - 2020. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu nghiên cứu 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 95 
- Sử dụng lớp bản đồ hiện trạng rừng huyện 
Tuy Đức các năm 2005, 2010 và 2015 do Cục 
Kiểm lâm quản lý; 
- Báo cáo PRAP Đắk Nông (FCPF, 2016); 
- Kế thừa những tư liệu, báo cáo liên quan 
đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và 
chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông 
qua nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng 
được thu thập và phân tích. 
2.2. Phương pháp thu thập số liệu 
2.2.1. Phương pháp thu thập và phân tích tài 
liệu thứ cấp 
Các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu và 
số liệu có liên quan đến quản lý, BV&PTR và 
chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông 
qua nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng 
được thu thập và phân tích. 
2.2.2. Phương pháp xác định biến động tài 
nguyên rừng trong giai đoạn 2005 - 2015 
Để xác định biến động tài nguyên rừng giai 
đoạn 2005 – 2015, nghiên cứu kế thừa bản đồ 
hiện trạng rừng các năm 2005, 2010, 2015. 
Bản đồ biến động được tạo ra bằng cách sử 
dụng phương pháp chồng ghép các lớp bản đồ 
trong Mapinfo. Các bước thực hiện như hình 1. 
Hình 1. Các bước xây dựng bản đồ biến động tài nguyên rừng 
Từ bản đồ biến động rừng giai đoạn 2005 - 
2015, nghiên cứu xác định 2 bảng ma trận biến 
động rừng của 2 giai đoạn 2005 - 2010 và giai 
đoạn 2010 - 2015. Các kiểu biến động này sẽ 
được tổng hợp thành 6 nhóm biến động chính 
là: (1) Không biến động: là những đối tượng 
được duy trì hiện trạng từ 2000 đến 2010, (2) 
Mất rừng: là những đối tượng là đất có rừng 
chuyển thành trạng thái đất không có rừng, (3) 
Suy thoái rừng: là những đối tượng là đất có 
rừng bị giảm về chất lượng như rừng giàu 
chuyển thành các trạng thái rừng khác hay 
rừng trung bình chuyển thành rừng nghèo, (4) 
Phục hồi rừng: là những đối tượng đất trống 
được phục hồi thành rừng, (5) Trồng rừng: là 
các đối tượng được trồng mới trên đất trống 
hoặc các trạng thái khác không phải là rừng và 
(6) Các thay đổi khác: bao gồm các đối tượng 
biến động ngoài các nhóm biến động đã nêu. 
Như vậy nghiên cứu tính toán được diện tích 
mất rừng, suy thoái rừng, tăng diện tích rừng 
giai đoạn 2005 - 2015. 
Lớp bản đồ 1 Lớp bản đồ 2 
Chồng xếp lớp 2 vào lớp 1 
(Sử dụng lệnh Split) 
Phân tách đối tượng đa thành phần 
(Sử dụng lệnh Pack table) 
Chuyển thông tin rừng từ lớp 2 vào lớp 1 
Cập nhật diện tích, mã hóa biến động 
(Sử dụng lệnh Update column) 
Xây dựng lớp bản đồ biến động 
(Sử dụng lệnh Region Style) 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
96 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 
2.2.3. Xây dựng kịch bản phát thải khu vực 
nghiên cứu 
- Phân tích bảng ma trận biến động rừng 
cho 2 giai đoạn 2005 - 2010 và giai đoạn 2010 
- 2015; 
- Xác định hệ số phát thải - hấp thụ CO2 của 
huyện Tuy Đức giai đoạn 2005 - 2015: 
Để tính toán lượng phát thải - hấp thụ CO2 
của huyện Tuy Đức giai đoạn 2005 - 2015, 
Nghiên cứu sử dụng hệ số phát thải tham chiếu 
theo nguồn Báo cáo FREL/FRL quốc gia 2015 
(Báo cáo FREL/FRL quốc gia, 2015). 
- Tính toán lượng phát thải - hấp thụ CO2 
huyện Tuy Đức giai đoạn 2005 - 2015; 
- Xây dựng kịch bản phát thải - hấp thụ CO2 
cho giai đoạn 2016 - 2020. 
Hiện nay Chính phủ Việt Nam chưa lựa 
chọn một quy trình chính thức nào để thiết lập 
mức phát thải tham chiếu. Đã có một số đề 
xuất về mức phát thải và cấp chứng chỉ ở cấp 
quốc gia cũng như cấp vùng và quốc tế, tuy 
nhiên chưa thống nhất lựa chọn phương án nào 
là tốt nhất. Trong trường hợp các quốc gia thực 
thi REDD+ có những đặc thù riêng thì mỗi 
quốc gia phải lựa chọn và xây dựng các 
phương pháp phù hợp với hoàn cảnh và tình 
hình đặc trưng của quốc gia đó. 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Phân tích biến động tài nguyên rừng 
giai đoạn 2005 - 2015 tại huyện Tuy Đức 
3.1.1. Biến động tài nguyên rừng giai đoạn 
2005 - 2015 
* Giai đoạn 2005 - 2010 
Bản đồ biến động tài nguyên rừng huyện 
Tuy Đức giai đoạn 2005 - 2010 (hình 2): 
Hình 2. Bản đồ Biến động tài nguyên rừng huyện Tuy Đức giai đoạn 2005 - 2010 
Năm 2010 trạng thái rừng giàu là 3.456,07 
ha được bổ sung 216,46 ha từ rừng trung bình; 
Diện tích rừng trung bình năm 2010 giảm 
31,26 ha với năm 2005; trong đó 236,85 ha bị 
suy thoái thành rừng nghèo, rừng phục hồi, 
rừng HG-TN, và được bổ sung 422,05 ha từ 
rừng nghèo phát triển lên. 
Rừng nghèo với diện tích là 23.610,09 ha so 
với năm 2005 diện tích giảm 862,30 ha, diện 
tích được bổ sung từ cấp trạng thái thấp hơn là 
906,84 ha, diện tích rừng bị giảm chất lượng là 
1.501,93 ha, nhìn chung chất lượng rừng giảm 
tại cấp trạng thái rừng nghèo; Rừng phục hồi 
có chất lượng rừng giảm hơn so với năm 2005, 
tăng 23,31 ha từ rừng HG-TN, chuyển 46,63 
ha sang trạng thái rừng HG-TN và rừng trồng. 
* Giai đoạn 2010 - 2015 
Bản đồ biến động tài nguyên rừng huyện 
Tuy Đức giai đoạn 2010 - 2015 như hình 3. 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 97 
Hình 3. Bản đồ Biến động tài nguyên rừng huyện Tuy Đức giai đoạn 2010 - 2015 
Năm 2015 trạng thái rừng giàu với diện tích 
là 1.561,39 ha giảm đi 1.793,7 ha so với năm 
2010; Diện tích rừng trung bình năm 2015 tăng 
lên 21.404,94 ha so với năm 2010 do phát triển 
từ các trạng thái rừng cấp thấp hơn đặc biệt là 
phát triển từ rừng nghèo (năm 2010) lên 
13.296,94 ha... 
Bảng 1. Diện tích mất rừng, suy thoái rừng và tăng cường chất lượng rừng giai đoạn 
2005 - 2015 theo đơn vị hành chính của huyện Tuy Đức 
Đơn vị tính: ha 
Xã 
Giai đoạn 
2005 - 2010 
Giai đoạn 
2010 - 2015 
Giai đoạn 
2005 - 2010 
Giai đoạn 
2010 - 2015 
Giai đoạn 
2005 - 2010 
Giai đoạn 
2010 - 2015 
Giai đoạn 
2005 - 2010 
Giai đoạn 
2010 - 2015 
Diện tích suy thoái rừng Diện tích mất rừng 
Diện tích rừng tự nhiên 
tăng lên 
Diện tích rừng trồng tăng 
Xã Đắk Búk So 70,50 29,31 1.079,60 432,30 44,62 109,90 55,12 0,83 
Xã Đắk Ngo 0,00 175,59 4.546,90 3.419,40 189,64 582,60 0,00 186,64 
Xã Đắk R'Tíh 26,72 22,37 2.084,70 1.285,10 83,57 206,05 11,85 43,88 
Xã Quảng Tâm 126,01 402,25 876,40 1.700,99 48,84 499,12 1,77 59,03 
Xã Quảng Tân 50,93 0,00 1.133,90 310,43 4,04 2,51 34,13 16,32 
Xã Quảng Trực 917,08 4.069,57 4.708,50 11.989,20 740,61 16.666,30 914,55 534,21 
Tổng 1.191,24 4.699,09 14.430,00 19.137,42 1.111,32 18.066,48 1.017,42 840,91 
Tổng kết giai đoạn 2005 - 2015, tổng diện 
tích rừng suy thoái trên toàn huyện trung 
bình là 2.945,16 ha, tổng diện tích mất rừng 
là 16.783,71 ha, tổng diện tích rừng tự nhiên 
tăng 9.588 ha, rừng trồng tăng lên là 929,16 
ha (Smr+str > SRTN+Rtăng). Như vậy, tổng diện 
tích mất rừng và suy thoái rừng huyện Tuy 
Đức lớn hơn tổng diện tích rừng tự nhiên và 
rừng trồng. 
3.1.2. Nguyên nhân gây mất rừng, suy thoái 
rừng và những rào cản trong việc nâng cao 
diện tích, chất lượng rừng 
Trên cơ sở xác định các nguyên nhân chủ 
yếu dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng, 
nghiên cứu đã tìm hiểu và sử dụng kế thừa các 
nguồn tài liệu nhằm xác định các yếu tố kinh tế 
- xã hội dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng 
thông qua công cụ cây vấn đề. Các yếu tố dẫn 
đến mất và suy thoái rừng được tổng hợp lên 
sơ đồ cây vấn đề như hình 4. 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
98 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 
Hình 4. Sơ đồ cây vấn đề nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng 
với sự tham gia của các bên liên quan 
(PTCCN: Phát triển cây công nghiệp; QHPT: Quy hoạch phát triển; SD: Sử dụng; KT: Khai thác; 
HT: Hạ tầng; NC: Nhu cầu) 
Các nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy 
thoái rừng ở Tuy Đức đều chịu sự chi phối của 
các yếu tố kinh tế - xã hội. Việc phát triển kinh 
tế - xã hội được thể hiện đó là nhu cầu sử dụng 
gỗ, phát triển kinh tế hộ gia đình, nhu cầu sử 
dụng củi, phát triển chăn nuôi, nhu cầu lương 
thực, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển cây 
công nghiệp... Việc phát triển kinh tế - xã hội 
là việc làm cần thiết đối với mỗi địa phương, 
đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt 
khó khăn tuy nhiên phát triển kinh tế - xã hội 
phải gắn với bảo tồn và phát triển tài nguyên 
rừng. 
Nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái 
rừng bao gồm nguyên nhân trực tiếp và nguyên 
nhân gián tiếp, cụ thể như sau: 
Nguyên nhân trực tiếp: 
- Chuyển và xâm lấn rừng tự nhiên sang sản 
xuất nông nghiệp và đất khác: Giai đoạn 2005 
- 2015 tổng diện tích rừng tự nhiên chuyển 
sang nông nghiệp và mục đích khác trên địa 
bàn huyện Tuy Đức là 19.383 ha... Diện tích 
rừng tự nhiên bị mất do chuyển đổi sang 
trồng một số cây nông nghiệp như: Cà phê, 
Hồ tiêu, Sắn 
- Chuyển rừng nghèo sang trồng rừng 
nguyên liệu, Cao su, Điều và Hồ tiêu: Diện 
tích rừng trồng của cả huyện Tuy Đức tính đến 
năm 2015 là 10.087,85 ha chủ yếu được trồng 
Keo, Thông, Cao su, Xoan... Năng suất và chất 
lượng rừng trồng ở Tuy Đức thấp. 
- Ảnh hưởng của khai thác đến suy thoái 
rừng tự nhiên: Đến hết năm 2013, khai thác 
hợp pháp vẫn còn nhà nước cấp phép chỉ tiêu 
khai thác gỗ rừng tự nhiện toàn Huyện. Điển 
hình là Công ty TNHH MTV Nam Tây 
Nguyên được phép khai thác 1.500 m3 và đã 
hoàn thành chỉ tiêu khai thác gỗ năm 2013 tuy 
nhiên việc thực hiện các kỹ thuật khai thác 
theo quy trình còn hạn chế nên ảnh hưởng rất 
lớn đến tính đa dạng sinh học của khu rừng. 
Nguyên nhân gián tiếp: 
- Tăng dân số: Năm 2010 dân số của cả 
huyện là 40.428 người. Phần lớn là người dân 
tộc thiểu số; việc nâng cao nhận thức cho 
người dân trong việc thực hiện chính sách dân 
số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGD) vẫn 
còn rất khó khăn. Theo thống kê của Trung 
tâm DS-KHHGĐ huyện Tuy Đức thì năm 
2015, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của huyện 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 99 
chiếm 34,8%, tăng 5,5% so với năm 2014. Áp 
lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh 
do tăng cơ học, dân di cư tự do từ nơi khác 
đến, dẫn đến nhu cầu về đất ở và đất canh tác, 
một số hộ dân đời sống gặp nhiều khó khăn, 
sinh kế chủ yếu là khai thác lợi dụng tài 
nguyên rừng. Dân di cư tự do diễn biến phức 
tạp, chưa được kiểm soát; việc thực hiện các 
dự án ổn định dân di cư tự do còn chậm. 
- Giá nông sản tăng cao: Giá cả một số mặt 
hàng nông sản tăng cao, dẫn đến nhu cầu về 
đất canh tác cho các mặt hàng này cũng tăng 
theo nên người dân phá rừng, lấn chiếm đất để 
trồng các loại cây có giá trị cao hoặc buôn bán 
đất, sang nhượng trái phép để hưởng lợi nhưng 
chưa ngăn chặn được. 
- Thiếu kinh phí bảo vệ rừng 
Có thể thấy được tình trạng người dân phá 
rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép để lấy đất 
cho các mục đích khác dẫn tới việc mất rừng 
và suy thoái rừng tại Tuy Đức diễn ra mạnh. 
Bên cạnh đó còn có một số rào cản trong việc 
nâng cao diện tích và chất lượng rừng tại 
huyện như: Diện tích rừng tự nhiên ở Tuy Đức 
chủ yếu được giao cho các chủ rừng lớn, tuy 
nhiên ranh g ... c quy 
định tại QĐ 5399/BNN ngày 25/12/2015 là 5 
đô la mỹ/tấn CO2 thì tổng giá trị từ hoạt động 
này là 5.104.561,70 đô tương đương với 
112.300.357,320 đồng. 
Như vậy, căn cứ vào lượng hấp thụ và phát 
thải CO2 trong quá khứ (giai đoạn 2005 - 2015) 
nghiên cứu đã đề xuất được 3 kịch bản đều làm 
giảm lượng phát thải xuống dưới mức tham 
chiếu giá trị và có khả năng đạt được nhiều lợi 
ích từ carbon. Các kịch bản đều xây dựng theo 
hướng mở, hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực 
cũng như khả năng thực hiện các hoạt động 
của dự án; việc giám sát có hiệu quả các hoạt 
động của REDD+ của địa phương. Vì vậy các 
nhà ra quyết định có thể căn cứ theo tình hình 
thực tế của địa phương để có thể xác định được 
mục tiêu cần phấn đấu, hướng tới của huyện 
-1,200,000
-1,000,000
-800,000
-600,000
-400,000
-200,000
0
200,000
400,000
2005-2015 2016-2020
Đường phát thải cơ sở
Đường phát thải (Kịch bản 1)
Đường phát thải (Kịch bản 2)
Đường phát thải (Kịch bản 3)
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
102 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 
trong thời gian tới. 
3.3. Kết quả xác định các hoạt động REDD+ 
tại huyện Tuy Đức 
Xây dựng các hoạt động thực hiện REDD+ 
(hay có thể gọi là các giải pháp) can thiệp cho 
việc giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng, tăng 
cường trữ lượng carbon, bảo tồn trữ lượng 
carbon rừng và quản lý rừng bền vững là một 
nội dung quan trọng của tiến trình thực hiện 
REDD+ ở mỗi địa phương. 
Với kết quả phân tích như đã được đề cập ở 
trên, nghiên cứu đã tiến hành tham vấn các bên 
liên quan (Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm 
huyện Tuy Đức, các xã của huyện Tuy Đức và 
một số công ty lâm nghiệp ở địa phương) trong 
khoảng thời gian 2 tuần với hình thức họp 
tham vấn tại huyện Tuy Đức. Kết quả tham 
vấn các bên liên quan đã xác định được 10 hoạt 
động được đưa vào kế hoạch thực hiện REDD+ 
của huyện Tuy Đức. Tuy nhiên ở đây nghiên 
cứu trình bày cụ thể 3 hoạt động như sau: 
3.3.1. Hoạt động 1: Nâng cao hiệu quả quản 
lý, bảo vệ và phát triển rừng của chủ rừng 
Tuy Đức diện tích có rừng tương đối lớn 
(46.491,46 ha) chiếm hơn 45% diện tích tự 
nhiên của cả huyện. Như vậy cần phải có các 
biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và 
phát triển rừng cụ thể như sau: 
- Rà soát đánh giá năng lực BV&PTR đối 
với chủ rừng; 
- Thành lập các tổ hợp tác dịch vụ Lâm 
nghiệp phục vụ bảo vệ và phát triển rừng hoặc 
quản lý rừng cộng đồng. Nâng cao nhận thức 
đối với từng nhóm/tổ/hợp tác xã về quản trị 
doanh nghiệp, quản lý và phát triển rừng bền 
vững... 
3.3.2. Hoạt động 2: Tăng cường các biện pháp 
khoanh nuôi phục hồi rừng, làm giàu rừng 
Với tổng diện tích đất trống có cây gỗ tái 
sinh của huyện là 2.241,8 ha, được phân bổ 
trên toàn huyện. Cần tăng cường các biện pháp 
khoanh nuôi phục hồi rừng, làm giàu rừng 
trên diện tích đất trống có cây gỗ tái sinh này 
như sau: 
- Hỗ trợ xây dựng/nâng cấp các vườn ươm 
nhân giống cây lâm nghiệp: nâng cao năng lực, 
tập huấn - chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ kinh 
phí xây dựng vườn ươm; 
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình khoanh nuôi 
làm giàu rừng, gồm kỹ thuật, kinh phí xây 
dựng... 
3.3.3. Hoạt động 3: Phát triển trồng rừng và 
trồng cung cấp gỗ lớn 
Theo kết quả kiểm kê năm 2015 tổng diện 
tích đất trống trong lâm nghiệp hiện có của 
huyện là 4.061,5 ha. Với diện tích đất trống 
trong lâm nghiệp của huyện khá cao, nghiên 
cứu đề xuất một số nội dung sau: 
- Thực hiện trồng rừng trên diện tích đất 
trống trong lâm nghiệp hiện có của huyện; 
- Trồng rừng cung cấp gỗ lớn bao gồm 
trồng rừng gỗ lớn trên đất rừng sau khai thác 
rừng trồng đã có (1.000 ha) và chuyển đổi 500 
ha rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn. 
- Nghiên cứu, lựa chọn cây trồng phù hợp 
và hiệu quả kinh tế cao; xác định các mô hình 
trồng rừng phù hợp với từng đối tượng; hỗ trợ 
kỹ thuật trong quản lý rừng, cây giống... 
Các hoạt động REDD+ tại huyện Tuy Đức 
được thực hiện và xem là tiền đề cho tiến trình 
nâng cao năng lực của huyện Tuy Đức trong 
việc đóng góp vào thành công của Chương 
trình REDD+ trong tương lai. Đặc biệt là các 
hoạt động này sẽ giảm phát thải khí nhà kính 
thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy 
thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, 
bảo tồn và tăng cường trữ lượng carbon rừng 
huyện Tuy Đức. 
3.3.4. Hoạt động 4: Cải thiện kinh tế hộ từ 
vườn rừng, mô hình nông lâm kết hợp và 
trồng cây phân tán 
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các mô hình 
này gắn với nhóm/tổ/hợp tác xã; 
- Tập huấn năng lực, khuyến nông cho các 
hộ gia đình đồng thuận tham gia; 
- Hỗ trợ xây dựng mô hình gồm có hỗ trợ 
kỹ thuật và hỗ trợ cây giống, vật tư, tín dụng, 
phân bón (mỗi mô hình từ 1 - 2 ha) đến các 
thành viên trong nhóm/tổ/hợp tác xã; 
- Xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường 
và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm của 
nhóm/tổ/hợp tác xã được thành lập từ các chủ 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 103 
rừng quy mô nhỏ. 
3.3.5. Hoạt động 5: Phát triển lâm sản ngoài gỗ 
- Khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển 
LSNG tại khu vực lựa chọn; 
- Xây dựng đề án phát triển lâm sản ngoài 
gỗ gắn với phương án Quản lý rừng bền vững 
hoặc tổ/nhóm/hợp tác xã và xây dựng mô hình 
thí điểm phát triển LSNG; 
- Nhân rộng mô hình phát triển LSNG và 
nghiên cứu/hỗ trợ thị trường đầu ra bền vững. 
3.3.6. Hoạt động 6: Tăng cường hiệu quả 
bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng thông qua 
truyền thông 
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật 
về bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng 
địa phương; 
- Xây dựng nội dung, kế hoạch thực hiện 
công tác truyền thông về bảo vệ rừng; 
- Bổ sung kinh phí, trang bị các phương tiện 
truyền thông; 
- Tập huấn xây dựng mạng lưới truyền 
thông cơ sở; 
- Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm. 
3.3.7. Hoạt động 7: Tăng cường giải pháp 
thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quản lý 
bảo vệ rừng 
- Rà soát, bổ sung, tổng kết đánh giá hàng 
năm kết quả thực hiện quy chế phối hợp đã ký; 
- Cụ thể hóa và thực hiện quy chế tại địa 
phương giáp ranh gồm xã, huyện và nước bạn 
Campuchia; 
- Lập kế hoạch, xây dựng phương án và tổ 
chức thực hiện quy chế phối hợp các hàng năm 
và kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá kết quả 
thực hiện quy chế. 
3.3.8. Hoạt động 8: Tăng cường các biện pháp 
khoanh nuôi phục hồi rừng, làm giàu rừng 
Với tổng diện tích đất trống có cây gỗ tái 
sinh của huyện là 2.241,8 ha, cần tăng cường 
các biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng, làm 
giàu rừng trên diện tích đất trống có cây gỗ tái 
sinh này như sau: 
- Hỗ trợ xây dựng hoặc nâng cấp các vườn 
ươm nhân giống cây lâm nghiệp; gồm nâng 
cao năng lực, tập huấn - chuyển giao kỹ thuật 
và hỗ trợ kinh phí xây dựng vườn ươm; 
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình khoanh nuôi 
làm giàu rừng, gồm kỹ thuật và kinh phí xây 
dựng mô hình; 
- Xây dựng mô hình thí điểm chia sẻ lợi 
ích từ khoanh nuôi phục hồi rừng, làm giàu 
rừng tại các ban quản lý rừng phòng hộ/công 
ty lâm nghiệp. 
3.3.9. Hoạt động 9: Phát triển trồng rừng và 
trồng cung cấp gỗ lớn 
Theo kết quả kiểm kê năm 2015 tổng diện 
tích đất trống trong lâm nghiệp hiện có của 
huyện là 4.061,5 ha. Trong đó: Xã Quảng Trực 
là 3.037,36 ha, xã Quảng Tâm là 418,80 ha, xã 
Đắk Ngo là 254,74 ha, xã Đắk R'Tíh là 277,11 
ha, xã Quảng Tân là 62,08 ha và xã Đắk Búk 
So là 11,4 ha. 
- Thực hiện trồng rừng trên diện tích đất 
trống trong lâm nghiệp hiện có của huyện: Với 
diện tích đất trống trong lâm nghiệp khá lớn 
cần tiến hành thực hiện trồng rừng trên diện 
tích đất trống hiện có của huyện. 
- Trồng rừng cung cấp gỗ lớn: Bao gồm 
trồng rừng gỗ lớn trên đất rừng sau khai thác 
rừng trồng đã có (1.000 ha) và chuyển đổi 500 
ha rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn. 
- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ để nâng 
cao chất lượng rừng trồng, bao gồm hỗ trợ kỹ 
thuật và tài chính như tiếp cận các khoản cho 
vay dài hạn, thử nghiệm và thúc đẩy các hình 
thức khác nhau của sự hợp tác và liên kết trong 
chuỗi giá trị. 
- Nghiên cứu, lựa chọn cây trồng phù hợp 
và hiệu quả kinh tế cao; xác định các mô hình 
trồng rừng phù hợp với từng đối tượng; hỗ trợ 
kỹ thuật trong quản lý rừng, cây giống, sinh kế 
phù trợ từ vườn rừng, lâm sản ngoài gỗ, quỹ 
quay vòng 
3.3.10. Hoạt động 10: Xây dựng và thực hiện 
phương án Quản lý rừng bền vững 
- Điều tra bổ sung tài nguyên rừng, tài 
nguyên đa dạng sinh học; đánh giá tác động 
môi trường, xã hội, khu vực rừng có giá trị bảo 
tồn cao, dịch vụ hệ sinh thái rừng; 
- Xây dựng Đề án bảo vệ, khôi phục và phát 
triển rừng bền vững huyện Tuy Đức giai đoạn 
2016 - 2025; 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
104 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 
- Hỗ trợ năng lực cho chủ rừng đạt được 
chứng chỉ QLRBV; 
- Cải thiện và thực hiện thí điểm các mô 
hình quản lý rừng bền vững để làm giàu rừng, 
bảo vệ và bảo tồn rừng tự nhiên; 
- Cải thiện, xây dựng và thí điểm phương 
pháp tiếp cận để phục hồi rừng phòng hộ và 
rừng bảo tồn, trong đó có mô hình kỹ thuật, 
các công cụ để lựa chọn địa điểm ưu tiên, cơ 
chế và nguồn tài chính; 
- Ban hành quyết định giao trách nhiệm cụ 
thể cho Chủ tịch UBND các cấp (huyện, xã) và 
các đơn vị chủ rừng để tổ chức quản lý, bảo vệ 
và phát triển rừng. Hàng năm, địa phương và 
đơn vị chủ rừng nào để mất hoặc mất so với 
diện tích được giao thì phải xử lý nghiêm theo 
quy định; 
- Khẩn trương hoàn thành công tác lập quy 
hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các 
cấp; rà soát điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng 
và xử lý đối với diện tích rừng ngoài quy 
hoạch. Thực hiện nghiêm túc việc theo dõi 
diễn biến tài nguyên rừng hàng năm; 
- Tăng cường công tác quản lý đất đai: Tổ 
chức rà soát, xác định thực trạng sử dụng rừng 
và đất lâm nghiệp thuộc các chủ quản lý. Các 
cấp các ngành tăng cường công tác quản lý đất 
đai theo pháp luật đảm bảo hiệu quả; 
- Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và 
phát huy kiến thức, kinh nghiệm truyền thống 
trong quản lý, bảo vệ, phát triển, khai thác và 
sử dụng tài nguyên theo hướng thân thiện với 
môi trường, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu; 
- Tăng cường hợp tác, kêu gọi các dự án, 
nguồn vốn đầu tư nhằm đa dạng hóa các nguồn 
lực tài chính thực hiện Kế hoạch REDD+. Tích 
cực, chủ động liên kết với các tổ chức, chương 
trình và sáng kiến quốc tế về thực hiện các 
mục tiêu REDD+, biến đổi khí hậu, tăng 
trưởng xanh, phát triển bền vững nhằm huy 
động sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thúc 
đẩy và triển khai Kế hoạch hành động REDD+; 
- Nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ 
rừng cho kiểm lâm, các chủ rừng và Tổ đội 
BVR của xã; Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo 
vệ và phát triển rừng của chủ rừng quy mô 
nhỏ; Rà soát đánh giá năng lực BV&PTR đối 
với chủ rừng quy mô nhỏ. 
IV. KẾT LUẬN 
- Biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2005 
- 2015 tại huyện Tuy Đức là tương đối lớn, cụ 
thể: Tổng diện tích mất rừng là 16.753,71 ha, 
diện tích suy thoái rừng là 2.945,16 ha; trong 
đó diện tích rừng tự nhiên tăng 9.588 ha, diện 
tích rừng trồng tăng 929,16 ha. Tổng diện tích 
mất rừng và suy thoái rừng huyện Tuy Đức lớn 
hơn tổng diện tích rừng tự nhiên tăng và tăng 
rừng trồng. Tình trạng người dân phá rừng, lấn 
chiếm đất rừng trái phép... dẫn tới việc mất 
rừng và suy thoái rừng tại Tuy Đức diễn ra 
mạnh. Cần phải có các biện pháp quản lý bảo 
vệ rừng, ngăn chặn tình trạng mất rừng và suy 
thoái rừng, duy trì và làm tăng trữ lượng 
carbon rừng của huyện Tuy Đức. 
- Xác định được các hoạt động đưa vào kế 
hoạch thực hiện REDD+ nhằm bảo vệ rừng, 
ngăn chặn tình trạng mất rừng và suy thoái 
rừng, duy trì và làm tăng trữ lượng carbon 
rừng của huyện Tuy Đức. 
- Xác định được lượng phát thải - hấp thụ 
ròng của huyện Tuy Đức giai đoạn 2005 - 2015 
có giá trị dương khoảng 1.611.478 tấn CO2/10 
năm tương đương 161.147,84 tấn CO2/năm. 
Điều này cho thấy rừng của Tuy Đức đang tạo 
ra sự phát thải CO2 lớn hơn lượng rừng có thể 
hấp thụ được. Từ đó xây dựng được 3 kịch 
phản phát thải carbon huyện Tuy Đức giai 
đoạn 2016 - 2020. Lợi ích ròng của cả 3 kịch 
bản đều cho giá trị khá cao. Kịch bản xây dựng 
này dự kiến đều làm giảm lượng phát thải 
xuống dưới mức tham chiếu giá trị và có khả 
năng đạt được nhiều lợi ích từ carbon. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. FCPF (2016). Báo cáo PRAP Đắk Nông. 
2. FCPF (2015). Báo cáo Xây dựng đường phát thải 
(FREL/FRL) cấp quốc gia 2015. 
3. Lã Nguyên Khang, Trần Quang Bảo (2014). Phân 
tích đặc điểm và nguyên nhân biễn biến tài nguyên rừng 
tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2000 - 2013. Tạp chí Khoa học 
và Công nghệ Lâm nghiệp, Số 3/2014. 
4. Lã Nguyên Khang, Trần Quang Bảo (2014). 
Nghiên cứu phân vùng ưu tiên và đề xuất các giải pháp 
thực hiện chương trình REDD+ ở Điện Biên. Tạp chí 
Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, Số 4/2014. 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 105 
DEVELOPING SCENARIOS TO REDUCE CO2 EMISSIONS 
FROM FOREST RESOURCES IN TUY DUC DISTRICT, 
DAK NONG PROVINCE DURING 2016 - 2020 
Nguyen Thi Thanh Loan1, Tran Quang Bao2, Bui Dinh Dai3 
1,2,3Vietnam National University of Forestry 
SUMMARY 
The REDD+ action plan in Tuy Duc district, Dak Nong province builds up on the adoption of activities to 
reduce deforestation, forest egradation, sustainable management of forest resources, and conservation let 
enhancement of reserves foredst carbon. Calculating emissions and absorption to suggest scenarios is 
necessary. The research results show that forest resources in Tuy Duc district in the period 2005 - 2015 have 
changed dramatically: total deforestation area is 16,753.71 ha, area of degraded forest is 2,945.16 ha; Of which, 
natural forest area increased by 9,588 ha, plantation area increased by 929.16 ha. The total area of deforestation 
and forest degradation in Tuy Duc district is higher than the total area of natural forest and increase of forest 
plantation. This indicates that people have been deforesting and encroaching on forest land for other purposes, 
leading to forest degradation and forest degradation in Tuy Duc. From the data of changes, the causes of 
deforestation and forest degradation, the study was conducted to assess the forest changes, the causes of 
deforestation, and forest degradation in Tuy Duc district, Dak Nong province, from 2005 - 2015. Therefore it is 
estimated that the emissions of Tuy Duc district in the 2005 - 2015 period was about 161,147.84 tons of CO2 
per year. This shows that Tuy Duc's forest is generating more CO2 emissions than it can be absorbed by forests. 
Researching developed three scenarios to reduce CO2 emissions in Tuy Duc district from 2016 - 2020. The pure 
benefits of all three scenarios are quite high. These scenarios are expected to reduce emissions below the 
reference value and potentially benefit from carbon. 
Keywords: CO2 emissions, deforestation, forest degradation, REDD+. 
Ngày nhận bài : 19/4/2018 
Ngày phản biện : 07/6/2018 
Ngày quyết định đăng : 20/6/2018 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_kich_ban_giam_phat_thai_co2_tu_tai_nguyen_rung_huye.pdf