Xây dựng công thức bào chế và đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của kem mafenid acetat 8,5%

TÓM TẮT

Mục tiêu: xây dựng công thức bào chế, đánh giá tiêu chuẩn chất lượng và tác dụng kháng

khuẩn in vitro của kem mafenid acetat 8,5%. Phương pháp: xây dựng công thức bào chế kem

thuốc dựa trên thay đổi thành phần pha dầu và pha nước, lựa chọn công thức bào chế thích

hợp nhất dựa trên đánh giá độ bền vững về mặt vật lý của chế phẩm và khả năng giải phóng

hoạt chất qua màng cellulose, từ đó tiến hành bào chế kem theo phương pháp nhũ hóa với tá

dược nhũ tương có sẵn. Kiểm nghiệm chế phẩm kem theo tiêu chuẩn USP 38. Đánh giá tác

dụng kháng khuẩn in vitro bằng phương pháp khuếch tán trên gel thạch có so sánh với thuốc

đối chứng là kem silvirin 1% (Ấn Độ). Kết quả: lựa chọn công thức 7 với thành phần pha dầu:

cetostearyl alcohol, axít stearic, eumulgin HRE 40, dầu parafin, vitamin E; thành phần pha

nước: Tween 80, propylen glycol, mafenid acetat, EDTA, methyl paraben, propyl paraben,

ethanol 96%, nước cất để bào chế kem mafenid acetat 8,5%. Chế phẩm bào chế đạt yêu cầu

chỉ tiêu chất lượng theo USP 38 và có tác dụng kháng khuẩn trên chủng trực khuẩn mủ xanh

với vòng vô khuẩn đạt 21,84 ± 3,12 mm. Kết luận: xây dựng được công thức bào chế kem

mafenid acetat 8,5%, đánh giá tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và đạt yêu cầu của USP 38;

kem mafenid acetat 8,5% có tác dụng kháng khuẩn trên trực khuẩn mủ xanh với đường kính

vòng vô khuẩn lớn hơn 5 lần so với thuốc đối chứng silvirin 1%.

* Từ khóa: Mafenid acetat 8,5%; Công thức bào chế; Trực khuẩn mủ xanh

pdf 7 trang phuongnguyen 3340
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng công thức bào chế và đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của kem mafenid acetat 8,5%", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng công thức bào chế và đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của kem mafenid acetat 8,5%

Xây dựng công thức bào chế và đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của kem mafenid acetat 8,5%
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018 
 13 
XÂY DỰNG CÔNG THỨC BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG 
KHÁNG KHUẨN IN VITRO CỦA KEM MAFENID ACETAT 8,5% 
Nguyễn Thị Hồng Thắm1; Lương Quang Anh1; Nguyễn Như Lâm1 
 Trương Thị Thu Hiền1; Lê Việt Đức2 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: xây dựng công thức bào chế, đánh giá tiêu chuẩn chất lượng và tác dụng kháng 
khuẩn in vitro của kem mafenid acetat 8,5%. Phương pháp: xây dựng công thức bào chế kem 
thuốc dựa trên thay đổi thành phần pha dầu và pha nước, lựa chọn công thức bào chế thích 
hợp nhất dựa trên đánh giá độ bền vững về mặt vật lý của chế phẩm và khả năng giải phóng 
hoạt chất qua màng cellulose, từ đó tiến hành bào chế kem theo phương pháp nhũ hóa với tá 
dược nhũ tương có sẵn. Kiểm nghiệm chế phẩm kem theo tiêu chuẩn USP 38. Đánh giá tác 
dụng kháng khuẩn in vitro bằng phương pháp khuếch tán trên gel thạch có so sánh với thuốc 
đối chứng là kem silvirin 1% (Ấn Độ). Kết quả: lựa chọn công thức 7 với thành phần pha dầu: 
cetostearyl alcohol, axít stearic, eumulgin HRE 40, dầu parafin, vitamin E; thành phần pha 
nước: Tween 80, propylen glycol, mafenid acetat, EDTA, methyl paraben, propyl paraben, 
ethanol 96%, nước cất để bào chế kem mafenid acetat 8,5%. Chế phẩm bào chế đạt yêu cầu 
chỉ tiêu chất lượng theo USP 38 và có tác dụng kháng khuẩn trên chủng trực khuẩn mủ xanh 
với vòng vô khuẩn đạt 21,84 ± 3,12 mm. Kết luận: xây dựng được công thức bào chế kem 
mafenid acetat 8,5%, đánh giá tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và đạt yêu cầu của USP 38; 
kem mafenid acetat 8,5% có tác dụng kháng khuẩn trên trực khuẩn mủ xanh với đường kính 
vòng vô khuẩn lớn hơn 5 lần so với thuốc đối chứng silvirin 1%. 
* Từ khóa: Mafenid acetat 8,5%; Công thức bào chế; Trực khuẩn mủ xanh. 
Formulation and Assessment of in Vitro Anti-bacterial Effect of 
8.5% Mafenide Acetate Cream 
Summary 
Objectives: To formulate and evaluate the qualitative standards and in vitro anti-bacterial 
effect of 8.5% mafenide acetate cream. Methods: Preparation of cream was based on changing 
the composition of the oil phase and water phase. Choosing the optimized formulation was 
based on the assessment of the physical isolation and the liberation of active ingredient through 
cellulose acetate membrane. The selected formula was prepared by emulsification method with 
available emulsion excipients. The qualitative standards of cream were tested according to 
specifications of USP 38. The in vitro anti-bacterial effect of cream was conducted by the diffusive 
method on gel agar in comparison with 1% silvirin cream (India). Results: Selecting the formula 
1. Bệnh viện Bỏng Quốc gia 
2. Viện Kiểm nghiệm Nghiên cứu Dược và Trang thiết bị Y tế Quân đội 
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Hồng Thắm (dsthamvbqg@gmail.com) 
Ngày nhận bài: 16/07/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 08/08/2018 
 Ngày bài báo được đăng: 21/08/2018 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018 
 14 
number 7 with component in oil phase: Cetostearyl alcohol, acid stearic, eumulgin HRE 40, 
parafin oil, vitamin E; water phase including: Tween 80, propylen glycol, mafenide acetate, EDTA, 
methyl paraben, propyl paraben, ethanol 96%, water for the preparation of 8.5% mafenide 
acetate cream. The cream had anti-bacterial effect on Pseudomonas species (21.84 ± 3.12 mm 
in diameter). Conclusion: The 8.5% mafenide acetate cream was prepared sucessfully and 
the optimized product was passed through the specifications of USP 38. The cream showed its 
anti-bacterial effect on Pseudomonas species, that was five times stronger than 1% silvirin 
cream (India). 
* Keywords: 8.5% mafenide acetate cream; Formulation; Pseudomona aeruginosa. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Mafenid acetat là hoạt chất có tác dụng 
kháng khuẩn rộng, đặc biệt với các chủng 
vi khuẩn Pseudomonas và Enterococcus. 
Nhiều báo cáo đã chỉ ra tất cả chất kháng 
khuẩn có tác dụng như nhau nếu sử dụng 
sớm trên vết bỏng, trước khi có nhiễm 
khuẩn nặng [4]. Vì vậy, mafenid acetat 
thường được sử dụng trong điều trị vết 
bỏng có tổn thương toàn bộ da. Chất này 
được xem là lựa chọn thứ hai trong 
phòng ngừa và là lựa chọn chính trong 
điều trị nhiễm trùng tổn thương bỏng [5]. 
Ở Việt Nam, hiện nay chưa có chế 
phẩm chứa hoạt chất mafenid, mà chỉ biết 
đến biệt dược như sulfamylon dạng cream 
8,5% và dạng dung dịch 5% qua chương 
trình hợp tác với nước ngoài. Vì vậy, 
để đáp ứng nhu cầu điều trị và làm đa 
dạng chế phẩm sử dụng tại chỗ trong 
bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: 
Xây dựng công thức bào chế và đánh giá 
tác dụng kháng khuẩn in vitro của kem 
mafenid acetat 8,5%. 
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu. 
- Nguyên liệu: 
+ Mafenid acetat (Mỹ) đạt tiêu chuẩn 
USP. 
+ Mafenid acetat chuẩn - Sigma (đạt tiêu 
chuẩn phân tích hàm lượng 99,4%). 
+ Tá dược dùng trong bào chế thuốc 
mỡ và trong kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn 
dược dụng. 
+ Thuốc đối chứng kem silvirin 1% 
(Ấn Độ). 
- Thiết bị nghiên cứu: máy đánh thuốc 
mỡ, máy khuấy từ gia nhiệt, máy đo quang 
phổ UV-Vis, cân kỹ thuật. 
2. Phương pháp nghiên cứu. 
* Phương pháp bào chế kem mafenid 
acetat 8,5%: 
- Thiết kế 10 công thức bào chế kem 
theo kiểu nhũ tương D/N dựa theo quy 
luật tăng dần lượng tá dược cetostearyl 
alcohol, axít stearic để tăng dần độ đông 
đặc của thuốc và giảm dần lượng dầu 
paraffin để điều chỉnh thể chất kem thuốc. 
- Tiến hành bào chế kem theo phương 
pháp nhũ hóa với tá dược nhũ tương 
chưa có sẵn theo các bước: 
+ Hòa tan hoạt chất và tá dược pha 
nước, đun nóng ở 700C. 
+ Hòa tan tá dược, chất phụ tan trong 
pha dầu, đun nóng ở 650C. 
+ Phối hợp từ từ nước vào pha dầu và 
khuấy mạnh bằng máy đánh thuốc mỡ 
thu được nhũ tương D/N. 
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018 
 15 
+ Trộn đều đến khi kem nguội hoàn toàn. 
+ Đóng hộp. 
- Đánh giá lựa chọn công thức bào chế 
kem dựa trên tiêu chí: 
+ Độ ổn định của kem thuốc: kiểm tra 
sơ bộ độ bền vững về mặt vật lý của chế 
phẩm bằng cách cho thuốc mỡ bào chế 
vào tủ ấm ở nhiệt độ 40 ± 20C trong vòng 
72 giờ. Quan sát sự phân lớp của thuốc 
mỡ và lựa chọn công thức bền vững nhất 
để tiếp tục nghiên cứu độ giải phóng hoạt 
chất [2]. 
+ Khả năng giải phóng hoạt chất: đánh 
giá khả năng giải phóng của mafenid 
acetat ra khỏi kem bằng phương pháp 
khuếch tán qua màng cellulose acetat và 
xác định phần trăm giải phóng hoạt chất 
bằng phương pháp đo quang phổ tử ngoại 
với điều kiện cụ thể như sau: môi trường 
khuếch tán: dung dịch HCl 0,01N duy trì 
ở nhiệt độ 36 - 380C; màng giải phóng: 
màng cellulose acetat, kích thước lỗ xốp 
0,45 µm; thể tích môi trường khuếch tán 
130 ml; diện tích bề mặt khuếch tán 
6,15 cm2; tốc độ khuấy: 370 vòng/phút. 
* Phương pháp đánh giá chất lượng 
kem mafenid acetat 8,5%: 
Dựa theo chuyên luận kem mafenid 
acetat trong USP 38 và chuyên luận về 
thuốc mỡ trong Dược điển Việt Nam 
(DĐVN) IV, tiến hành đánh giá chất lượng 
sản phẩm theo tiêu chí: 
- Hình thức thể chất: thử bằng cảm quan. 
- Độ đồng nhất: thử theo phụ lục 1.10 - 
DĐVN IV. 
- Độ đồng đều khối lượng: thử theo 
phương pháp DĐVN IV, phụ lục 8.3. 
- Định tính: theo phương pháp quang 
phổ UV-Vis. 
Lấy 1 g chế phẩm vào bình gạn 60 ml, 
làm ấm để kem tan thành dung dịch, thêm 
20 ml cloroform hòa tan hoàn toàn, sau đó 
thêm 20 ml nước cất, lắc trong vòng 2 phút 
cho tách lớp hoàn toàn. Sau đó, loại bỏ 
phần lớp cloroform ở phía dưới, lớp nước 
thu được tiếp tục chiết bằng 20 ml cloroform, 
thu được lớp nước ở phía trên. Tiến hành 
đo phổ hấp thụ tử ngoại và so sánh với 
phổ hấp thụ tử ngoại của chất chuẩn. 
- Định lượng: theo phương pháp quang 
phổ tử ngoại: dung dịch mafenid acetat 
chuẩn nồng độ 200 µg/ml trong axít 
hydroclorid 0,01N. 
Dung dịch mẫu pha theo cách sau: lấy 
một lượng kem chứa 100 mg mafenid 
acetat vào một phễu tách dung tích 60 ml. 
Thêm 20 ml cloroform hòa tan hoàn toàn, 
sau đó thêm 20 ml nước lắc trong vòng 
2 phút cho tách lớp hoàn toàn. Chiết lại 
bằng 20 ml cloroform và loại bỏ lớp 
cloroform ở phía dưới. Chuyển pha nước 
lọc qua phễu lọc vào bình định mức 100 ml, 
bổ sung vừa đủ nước vào bình 100 ml. 
Lấy 30 ml ly tâm cho vào bình định mức 
100 ml, thêm 1 ml axít hydroclorid 0,01N 
và bổ sung nước vừa đủ. Tiến hành đo phổ 
bằng máy UV-Vis tại bước sóng 267 nm. 
Cột 1 cm. Nước trắng là axít hydroclorid 
0,01N. 
Kết quả tính theo công thức: 
At x mc x HLc x dt x 100 X (%) = 
Ac x mt x HLnhãn x dc 
Trong đó, At, Ac: độ hấp thụ của dung 
dịch thử và dung dịch chuẩn; mt, mc: khối 
lượng cân của dung dịch thử và dung 
dịch chuẩn (g); HLc, HLnhãn: hàm lượng 
của dung dịch chuẩn và hàm lượng theo 
nhãn (%); dt, dc: độ pha loãng của dung 
dịch thử và dung dịch chuẩn. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018 
 16 
* Phương pháp đánh giá tác dụng kháng 
khuẩn in vitro của sản phẩm: 
- Sử dụng phương pháp khuếch tán 
trên gel thạch theo nguyên tắc: mẫu thử 
đặt trên lớp gel thạch dinh dưỡng đã cấy 
vi sinh vật kiểm định, hoạt chất từ mẫu 
thử khuếch tán vào môi trường thạch ức 
chế phát triển của vi sinh vật kiểm định 
tạo thành vòng vô khuẩn. 
- Chủng chỉ thị: trực khuẩn mủ xanh 
được phân lập tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, 
Bệnh viện Bỏng Quốc gia. 
- Sử dụng thuốc đối chứng kem silvirin 1% 
(Ấn Độ). 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Kết quả bào chế kem mafenid acetat 8,5%. 
* Thiết lập công thức bào chế kem mafenid acetat 8,5%: 
Thiết lập công thức bào chế kem mafenid acetat 8,5% với tỷ lệ các thành phần không 
thay đổi gồm: hoạt chất mafenid acetat 8,5 g; vitamin E 0,4 g; EDTA 0,07 g; methyl 
paraben/propyl paraben/ethanol 96%: 0,186 g/0,54 g/0,93 g; nước cất vừa đủ 100 g. 
Thành phần khác trong kem thay đổi từ công thức 1 đến công thức 10, thay đổi này 
quyết định đến thể chất và độ ổn định của kem thuốc và đánh giá theo phương pháp 
bào chế kem mafenid acetat 8,5% thu được kết quả: 
Bảng 1: Thành phần và độ ổn định của các công thức kem mafenid acetat khảo sát. 
Công thức 
Tên nguyên liệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Pha dầu 
Cetostearyl 
alcohol 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 
Axít stearic 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 
Eumulgin HRE40 0 0 2 2 4 4 6 6 8 8 
Dầu paraffin 9 8,5 8 7,5 7 6,5 6 5,5 5 4,5 
Pha nước 
Tween 80 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7 
Propylen glycol 16 15 14 13 12 11 10 9 8 7 
Khả năng tách lớp 
- - - - + + + + - - 
(-: tách lớp; +: không tách lớp) 
Chỉ có công thức 5, 6, 7, 8 đạt yêu cầu kiểm tra về độ ổn định, kem vẫn mịn đẹp, 
bền vững, không bị tách lớp. Điều này là do ở các công thức này, tỷ lệ chất nhũ hóa 
cũng như tỷ lệ các thành phần tá dược thân dầu, thân nước phù hợp, đảm bảo yêu 
cầu về độ ổn định của kem trong điều kiện lão hóa cấp tốc. 
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018 
 17 
* Kết quả đánh giá khả năng giải phóng mafenid acetat ra khỏi kem thuốc: 
Đánh giá khả năng giải phóng dược chất của 4 công thức kem vừa bào chế được 
(CT5, CT6, CT7, CT8) tại 4 thời điểm 30, 60, 90 và 120 phút. 
Hình 1: Đồ thị so sánh phần trăm mafenid acetat giải phóng. 
Phần trăm giải phóng mafenid acetat 
tăng theo thời gian ở các công thức. Khi so 
sánh giữa các công thức với nhau thấy, 
ở công thức 7, phần trăm giải phóng hoạt 
chất tốt nhất tại cả 4 thời điểm. Điều này 
cho thấy, ở công thức 7, tỷ lệ pha dầu và 
pha nước hoàn toàn phù hợp tạo ra một 
kem thuốc vừa đạt yêu cầu về thể chất, 
độ ổn định vừa có khả năng giải phóng 
hoạt chất ra khỏi cốt tá dược tốt nhất. 
Do đó, công thức 7 được lựa chọn để 
bào chế kem mafenid acetat 8,5% với 
thành phần pha dầu: cetostearyl alcohol, 
axít stearic, eumulgin HRE 40, dầu parafin, 
vitamin E; thành phần pha nước: mafenid 
acetat, Tween 80, propylen glycol, EDTA, 
methyl paraben, propyl paraben, ethanol 96%, 
nước cất. 
2. Kết quả đánh giá chất lượng kem 
mafenid acetat 8,5%. 
- Về hình thức thể chất: kem thuốc 
mafenid acetat bào chế được có màu 
trắng, mịn màng đồng nhất, dễ bám dính 
lên bề mặt da khi bôi. 
- Độ đồng nhất: lấy 0,1 g kem, dàn thành 
lớp mỏng trên lam kính, quan sát thấy 
mẫu kem đều mịn màng, đồng nhất, 
không có tiểu phân lạ, hay tiểu phân có 
kích thước lớn. 
- Về độ đồng đều khối lượng: sai số độ 
đồng đều khối lượng của kem nằm trong 
giới hạn cho phép, vì vậy kem thuốc đóng 
hộp đạt yêu cầu về độ đồng đều khối lượng. 
- Định tính: tiến hành thực hiện theo 
phương pháp đánh giá chất lượng kem 
mafenid acetat 8,5% cho kết quả: phổ UV 
của dung dịch chuẩn và dung dịch thử có 
hình dạng giống nhau, hai đỉnh cực đại 
hấp thụ ở 267 nm và 274 nm, chứng tỏ 
hoạt chất mafenid acetat có mặt trong 
kem thuốc. 
- Định lượng: tiến hành thực hiện theo 
phương pháp đánh giá chất lượng kem 
mafenid acetat 8,5% cho kết quả: 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018 
 18 
Bảng 2: Kết quả định lượng kem mafenid acetat. 
Lần Hàm lượng (%) 
Mẫu 1 2 3 
X ± SD 
1 103,44 103,41 103,48 103,44 ± 0,55 
2 102,34 102,42 102,41 102,39 ± 0,04 
Hàm lượng mafenid acetat trung bình nằm trong giới hạn từ 90 - 110%. Vì vậy, chế phẩm 
đạt yêu cầu về hàm lượng quy định trong chuyên luận của UPS 38. 
3. Kết quả đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của kem mafenid acetat 8,5%. 
Tiến hành thử khả năng kháng khuẩn của kem mafenid acetat 8,5% trên chủng vi 
khuẩn trực khuẩn mủ xanh theo phương pháp khuếch tán trên gel thạch, tiến hành 
song song với thuốc đối chiếu silvirin 1%, kết quả đo đường kính vòng vô khuẩn trình 
bày ở bảng 3 và hình 2. 
Hình 2: Hình ảnh thử tác dụng kháng khuẩn trên trực khuẩn mủ xanh. 
(A: kem mafenid acetat; B: kem silvirin) 
Bảng 3: So sánh đường kính vòng vô khuẩn của kem mafenid acetat 8,5% và 
thuốc đối chứng (n = 5). 
Đường kính vòng vô khuẩn (mm) (X ± SD) 
Vi khuẩn 
Mafenid acetat 8,5% Silvirin 1% 
p 
P. aeruginosa 21,84 ± 3,12 4,23 ± 0,12 < 0,05 
Kết quả ở hình 2 và bảng 3: đường kính vòng vô khuẩn của kem mafenid acetat 
8,5% rất rộng, lớn hơn gần 5 lần so với kem silvirin 1%. Điều này cho thấy, tác dụng 
kháng khuẩn lên chủng trực khuẩn mủ xanh của kem mafenid acetat rất hiệu quả và 
đạt yêu cầu của sản phẩm điều trị tại chỗ vết thương, vết bỏng. 
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018 
 19 
KẾT LUẬN 
Đã xây dựng được công thức bào chế 
kem mafenid acetat 8,5% đạt tiêu chuẩn 
chất lượng theo các tiêu chí được ghi 
trong chuyên luận thuốc mỡ của DĐVN IV 
và tiêu chuẩn của USP 38. Đồng thời, 
kem mafenid acetat 8,5% có tác dụng 
trên chủng trực khuẩn mủ xanh, đường 
kính vòng vô khuẩn lớn gấp 5 lần so với 
thuốc đối chứng kem silvirin 1% (Ấn Độ) 
trên cùng điều kiện thí nghiệm (p < 0,05). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ môn Bào chế, Trường Đại học 
Dược Hà Nội. Kỹ thuật bào chế và sinh 
dược học các dạng thuốc. 1997, tập I, 
tr.25-48. 
2. Hướng dẫn của ASEAN về nghiên cứu 
độ ổn định của thuốc. 2005, tr.204-205. 
3. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam IV. NXB 
Y học. Hà Nội. 2009. 
4. Afshari et al. 2.5% mafenide acetate: 
A cost-effective alternative to the 5% solution 
for burn wounds. Journal of Burn Care & 
Research. 2016, pp.26-30. 
5. Maggi S.P et al. The efficacy of 5% 
sulfamylon solution for the treatment of 
contaminated explanted human meshed skin 
graftsp. 1999, pp.237-241. 
6. United State Pharmacopeia 38. NF33. 
2015, p.4168. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_cong_thuc_bao_che_va_danh_gia_tac_dung_khang_khuan.pdf