Xây dựng chương trình tính toán thiết bị trao đổi nhiệt cho hệ thống hâm của tàu chở nhựa đường

Tóm tắt: Tính toán thiết bị trao đổi nhiệt đã được sử dụng phổ biến rộng rãi trong ngành công nghiệp hiện

nay. Tuy nhiên trong lĩnh vực đóng tàu ở Việt Nam, quá trình tính toán được thực hiện khá thủ công, mất

nhiều thời gian tra cứu và chưa thành quy chuẩn. Đặc biệt đối với các tàu chuyên dụng chở các loại hàng

cần hệ thống hâm công suất lớn như nhựa đường, dầu thô, việc tính toán còn rất mới. Bài báo xây dựng

phương pháp tính toán tự động hệ thống hâm cho các két hàng của tàu chở nhựa đường và áp dụng thành

công trong quá trình thiết kế và đóng mới thực tế đối với tàu chở 1.700 m3.

Từ khóa: Tàu chở nhựa đường; thiết bị trao đổi nhiệt; hệ thống hâm nóng; tính toán tự động; thiết kế và

đóng mới.

pdf 5 trang phuongnguyen 5520
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng chương trình tính toán thiết bị trao đổi nhiệt cho hệ thống hâm của tàu chở nhựa đường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng chương trình tính toán thiết bị trao đổi nhiệt cho hệ thống hâm của tàu chở nhựa đường

Xây dựng chương trình tính toán thiết bị trao đổi nhiệt cho hệ thống hâm của tàu chở nhựa đường
11TẬP 11 SỐ 407 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN
THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT CHO HỆ THỐNG HÂM
CỦA TÀU CHỞ NHỰA ĐƯỜNG
Nguyễn Đại An1*, Trần Thế Nam2
Tóm tắt: Tính toán thiết bị trao đổi nhiệt đã được sử dụng phổ biến rộng rãi trong ngành công nghiệp hiện 
nay. Tuy nhiên trong lĩnh vực đóng tàu ở Việt Nam, quá trình tính toán được thực hiện khá thủ công, mất 
nhiều thời gian tra cứu và chưa thành quy chuẩn. Đặc biệt đối với các tàu chuyên dụng chở các loại hàng 
cần hệ thống hâm công suất lớn như nhựa đường, dầu thô, việc tính toán còn rất mới. Bài báo xây dựng 
phương pháp tính toán tự động hệ thống hâm cho các két hàng của tàu chở nhựa đường và áp dụng thành 
công trong quá trình thiết kế và đóng mới thực tế đối với tàu chở 1.700 m3.
Từ khóa: Tàu chở nhựa đường; thiết bị trao đổi nhiệt; hệ thống hâm nóng; tính toán tự động; thiết kế và 
đóng mới. 
Automatization for calculating the heating system of thermal exchange on asphalt carrier
Abstract: Nowadays, calculating methods of the heating exchange equipment has been widely applied for 
industrial fields, however in shipbuilding aspect of Vietnam, still, this process has not been standadized yet 
as an automatic process, and it has caused a lot of time to re-study upon case by case. Particularly, it seems 
to be very new knowledge to apply for heating systems of the specialy high power cargos vessels such as 
crude oil or asphalt carriers, etc.The article shows a way to automatically calculate the cargo heating system 
of asphalt carrier that has been successully used in designing and building processes of 1,700 m3 vessel.
Keywords: Asphalt vessel; heating exchange equipment; heating systems; automatically calculate; design-
ing and building.
Nhận ngày 10/5/2017; sửa xong 7/6/2017; chấp nhận đăng 23/6/2017 
Received: May 10, 2017; revised: June 7, 2017; accepted: June 23, 2017
1PGS.TS, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
2TS, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
*Tác giả chính. E-mail: nguyendaiandhhh@gmail.com.
1. Đặt vấn đề
Nhựa đường được chuyên chở trên tàu là nhựa đường lỏng, có nhiệt độ duy trì thường xuyên trong 
khoảng 160±10oC. Việc hâm nóng và duy trì nhiệt độ của nhựa đường để tránh nhựa đường chuyển sang 
trạng thái đặc trong suốt quá trình vận chuyển cũng như trong quá trình làm hàng [1]. Theo nguyên lý hâm 
nóng và bảo ôn hàng hóa, trên các tàu chở hàng nhựa đường đặc, nhựa đường lỏng nhũ tương và tùy theo 
dung tích két hàng, trọng tải tàu và khả năng thích ứng mà có thể sử dụng các phương pháp hâm nóng khác 
nhau [1]. Tính toán và thiết kế hệ thống hâm nóng nhựa đường nhằm duy trì độ nhớt và nhiệt độ của nhựa 
đường ở một trạng thái nhất định đòi hỏi phải được lập trình và tính tự động để nhanh chóng đưa ra kết quả 
phù hợp với từng loại tàu, loại hàng hóa và đặc điểm chuyên chở là một yêu cầu cần thiết trong công nghệ 
đóng tàu và khai thác vận chuyển hàng hóa hiện nay.
2. Tính toán hệ thống hâm két hàng tàu chở nhựa đường 
2.1 Các phương pháp hâm két hàng trên tàu chở nhựa đường [6]
- Hâm nóng bằng khí xả của động cơ diesel: Khí xả của động cơ diesel được quạt gió có lưu lượng 
và áp suất phù hợp đẩy đến các tầng đáy đôi hoặc các ống ruột gà bố trí trong các két để hâm nóng. Tại 
đây, khí nóng trực tiếp truyền nhiệt cho công chất thông qua các vách két bố trí độc lập hoặc ống dẫn ruột 
gà bố trí trong két nhựa đường. Một cách khác là khí xả truyền nhiệt cho công chất trung gian trong bộ thiết 
bị tận dụng nhiệt khí xả. Công chất sau khi đạt đến nhiệt độ phù hợp sẽ đi hâm nóng và duy trì nhựa đường 
ở chế độ nhiệt cần thiết.
12 TẬP 11 SỐ 407 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
- Hâm nóng bằng hơi nước: Hơi sau khi ra khỏi 
nồi hơi, sẽ qua bộ quá nhiệt đi tới các hộ tiêu thụ như 
các bầu hâm, các dàn ống hâm các két dầu, các phòng 
tắm..., trong đó có các két nhựa đường. Sau khi trao 
nhiệt cho nhựa đường, hơi sẽ ngưng tụ thành nước và 
được bơm trở lại trống nước của nồi hơi. Để hâm nóng 
nhựa đường, thường bố trí trong mỗi két chứa nhựa 
đường hệ thống ống ruột gà có đường kính trong từ 
40÷50 mm, hơi nước được đưa đến các ống ruột gà 
thông qua đường ống hơi chính. Việc hâm nóng nhựa 
đường bằng hệ thống ống ruột gà được tiến hành theo 
các két riêng biệt nên tất cả các đường ống dẫn của ống 
ruột gà đều được bố trí van 1 chiều riêng biệt.
- Hâm nóng bằng điện: Những dây có điện trở 
cao, gọi là các thanh điện được lắp đặt trong các ống 
hình chữ U, chế tạo bằng sứ hoặc vật liệu nano, đặt 
trong két chứa nhựa đường. Chiều dài của thanh điện 
phụ thuộc vào bề rộng của két nhựa đường và được cố 
định chặt với két bằng các bu lông kiên kết. Ngoài ra, các 
thanh điện còn có thể được lắp vào các két trung gian 
chứa chất tải nhiệt “thermal oil”, sau đó chất tải nhiệt này 
được dẫn đến các két để hâm nóng nhựa đường bằng 
ống dẫn ruột gà.
- Hâm nóng bằng dầu truyền nhiệt (“Thermal oil” hay “hot oil”): Trong nhiều năm gần đây hệ thống 
hâm nóng nhựa đường bằng dầu truyền nhiệt (Thermal oil hoặc hot oil) đã được áp dụng trên tàu thủy và 
đang từng bước thay thế cho các hệ thống hâm nóng dầu tuyền thống đã lỗi thời. Các thiết bị của hệ thống 
hâm nóng bằng dầu tải nhiệt đã được trang bị trên các tàu chở dầu, chở hóa chất, chở nhựa đường lỏng có 
trọng tải đến 100.000 DWT. Dầu làm công chất được hâm nóng thông qua thiết bị có tên “Exhaust Gas Heater”, 
“Thermal oil heater” hoặc có thể hâm dầu truyền nhiệt bằng hơi nước của nồi hơi phụ khí thải hoặc một số 
biện pháp khác. Sau khi được gia nhiệt, dầu nóng được bơm vận chuyển đi hâm các khoang hàng.
- Hâm nóng bằng phương pháp hỗn hợp dùng khí thải của động cơ diesel và dầu truyền nhiệt 
“thermal oil” hay “hot oil”.
2.2 Cơ sở lý thuyết tính toán thiết bị trao đổi nhiệt cho hệ thống hâm
Trên cơ sở kết cấu két nhựa đường (Hình 1), bài toán tính nhiệt cho két nhựa đường duy trì nhiệt 
độ khoảng 160±10oC bao gồm tổng hợp các bài toán sau: Tỏa nhiệt đối lưu khi chất lỏng (dầu truyền nhiệt) 
chuyển động trong ống; Truyền nhiệt từ ống sang nhựa đường; Truyền nhiệt qua vách phẳng nhiều lớp 
bao gồm vách của két nhựa đường, lớp bọc bảo ôn cách nhiệt, lớp không khí và truyền nhiệt qua lớp vỏ 
tàu ra ngoài.
Tổn thất nhiệt từ các két hàng ra môi trường xung quanh là một bài toán phức tạp do bản chất của 
bài toán truyền nhiệt nhiều phương, do tính chất phức tạp của hàng hóa vận chuyển, do kết cấu phức tạp 
của các két nhựa đường và thân tàu, và do điều kiện khai thác luôn thay đổi.
a) Phương trình cân bằng nhiệt
Phương trình cân bằng nhiệt tổng quát liên hệ các hệ số entanpi ra, vào thiết bị với nhiệt truyền qua 
vỏ thiết bị ra môi trường và biến thiên nội năng của thiết bị. Ở dạng tích phân, phương trình cân bằng nhiệt 
tổng quát có dạng: [3-5]
 ∑Q = (∆I1 + ∆I2 + Qk)τ + ∆U [W] (1)
trong đó: ∆I1 = G1(i1’’ - i1’) = G1Cp1(t1’ - t1’) 0, 
do chất lỏng 2 thu nhiệt; ∆I1 là Hiệu entanpi ra-vào của chất lỏng 1 w/m
2; ∆I2 là Hiệu entanpi ra-vào của 
chất lỏng 2 w/m2; Qk = ΣkiFi(t - tf), [W] là nhiệt truyền từ chất lỏng có nhiệt độ t qua các diện tích Fi của 
vỏ thiết bị ra môi trường nhiệt độ tf. Với thiết bị gia nhiệt thường có: t > tf nên Qk > 0 tức môi trường nhận 
nhiệt. Với thiết bị làm lạnh, thường t < tf nên Qk < 0 tức môi trường toả nhiệt vào thiết bị; τ[s] là thời gian 
từ khi khởi động thiết bị ở nhiệt độ to đến nhiệt độ tτ; G1 là lưu lượng chất lỏng 1 kg/s; G2 là lưu lượng chất 
Hình 1. Mặt cắt ngang của két nhựa đường [2]
13TẬP 11 SỐ 407 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
lỏng 2 kg/s; Cp1 là nhiệt dung riêng đẳng áp chất lỏng 1 j/kg; Cp2 là nhiệt dung riêng đẳng áp chất lỏng 
2 j/kg; i1’’, i1’ là Entanpi chất lỏng 1 tại cửa ra, vào w/m2; i2’’, i2’ là Entanpi chất lỏng 2 tại cửa ra, vào 
w/m2; t1’’, t1’ là nhiệt độ chất lỏng 1 tại cửa ra, vào oC; t2’’, t2’ là nhiệt độ chất lỏng 2 tại cửa ra, vào oC; 
∆U = ∑ViρiCi(ti - to) là biến thiên nội năng của các chi tiết tạo ra thiết bị J. 
Phương trình cân bằng nhiệt tổng quát sẽ có dạng:
∆Q = [ρ1ω1f1(i1’’ - i1’) + ρ2ω2f2(i2’’ - i2’) + ∑kiFi(t - tf)]τ ∑ViρiCi(ti - to), [W] (2)
trong đó: ρ1, ρ2 là khối lượng riêng của chất lỏng 1, 2, [kg/m3]; ω1, ω2 là tốc độ chuyển động của chất lỏng 1, 
2, [m/s]; f1, f2 là thiết diện lưu thông của chất lỏng 1, 2, [m].
2.2.2 Phương trình truyền nhiệt
Phương trình truyền nhiệt dạng vi phân là những phương trình mô tả lượng nhiệt trao đổi giữa 2 chất 
lỏng qua mặt trao đổi nhiệt bằng phương thức truyền nhiệt [3-5].
Lượng nhiệt δQ truyền từ chất lỏng nóng nhiệt độ t1 qua diện tích dFx của mặt trao đổi nhiệt đến chất 
lỏng lạnh nhiệt độ t2 là:
δQ = k(t1 - t2)dFx = kδtxdFx, [W] (3)
trong đó: là hệ số truyền nhiệt qua vách, thường được coi là không đổi trong mặt F. 
[W/m2.độ]; δtx = t1(x) – t2(x) = f(Fx) là độ chênh nhiệt độ của 2 chất lỏng hai bên mặt dFx phụ thuộc vị trí Fx, 
[oC]; α1, α2 là hệ số tỏa nhiệt đối lưu của chất lỏng 1 và 2, [w/m
2độ]; δi là chiều dày của vách thứ I, [m]; λi là 
hệ số dẫn nhiệt của vách thứ I, [w/m độ].
2.3 Lựa chọn phương pháp hâm nhựa đường
Theo các số liệu phân tích, nghiên 
cứu, mỗi phương pháp hâm nhựa đường 
đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Trong 
phạm vi bài toán cụ thể cho tàu chở nhựa 
đường 1.700m3 trên tuyến hàng hải biển 
Đông Nam Á, lựa chọn thiết bị hâm là liên 
hợp của 01 bình gia nhiệt tiết kiệm và 01 
bầu hâm dầu truyền nhiệt. Bình gia nhiệt 
tiết kiệm dùng hâm nóng và duy trì nhiệt 
độ của nhựa đường khi tàu đang hành 
hải, bầu hâm dầu truyền nhiệt dùng khi 
tàu đỗ tại cảng và làm hàng. Phương án 
lựa chọn này có các ưu điểm sau:
- Tiết kiệm được nhiên liệu và thời 
gian khai thác, làm hàng. 
- Do tách rời nhau nên kích thước 
của nồi hơi khí xả và nồi hơi đốt dầu nhỏ 
gọn, thuận lợi cho việc bố trí và lắp đặt 
trên tàu.
- Có phương án dự phòng khi một 
trong hai thiết bị gia nhiệt bị sự cố.
Sơ đồ hâm két hàng cho tàu chở 
nhựa đường 1.700 m3 như Hình 2, với 
nguyên lý hoạt động như sau: Dầu truyền 
nhiệt được hâm nóng bằng bầu hâm dầu 
truyền nhiệt hoặc bình gia nhiệt tiết kiệm 
đến nhiệt độ thích hợp sẽ được các bơm 
tuần hoàn đưa đến hâm các két nhựa 
đường. Dầu hồi sẽ lại được đưa về bầu 
hâm dầu truyền nhiệt hoặc bình gia nhiệt 
tiết kiệm tạo thành một vòng tuần hoàn 
Hình 2. Sơ đồ hâm két hàng cho tàu chở
nhựa đường 1.700 m3
14 TẬP 11 SỐ 407 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
Hình 3. Sơ đồ khối tính nhiệt cho hệ thống hâm nhựa đường tàu 1.700 m3
3. Kết quả tính toán
Quá trình tính toán được thực hiện bằng phần mềm có tên gọi là “Heat Calculator” được viết bằng 
ngôn ngữ lập trình Visual Basic. Ngôn ngữ này có ưu điểm là dễ hiểu, thuận tiện, tương đối mạnh và phù 
hợp trong công nghệ tàu thủy. Các thông số đầu vào bao gồm các thông số đặc trưng của tàu, kích thước 
két, đặc tính của công chất, nhựa đường... bảng biểu, đồ thị, Kết quả tính cho 2 trường hợp kích thước 
ống hâm khác nhau Ø60×6.3 (mm) và Ø60.3×8.7(mm). Kết quả tính toán thử nghiệm cho 8 két hàng nhựa 
đường mạn trái và mạn phải được thể hiện trong Bảng 1 và các đồ thị Hình 4. Các đại lượng tính toán bao 
gồm: Các thành phần tổn thất nhiệt lượng: Q1 và Q4 (qua các mặt bên két), Q2 (qua mặt trên két), Q3 (qua 
mặt đáy két); Hệ số tỏa nhiệt: từ dầu sang ống, từ ống sang nhựa đường; Hệ số truyền nhiệt qua vách ống 
và qua các thành vách két; Chiều dài đường ống hâm nhựa đường.
khép kín. Hơi nóng thoát ra của dầu truyền nhiệt sẽ được gom lại trên két giãn nở. Việc bổ sung lượng dầu 
hao hụt vào hệ thống sẽ được bơm vận chuyển dầu truyền nhiệt hút từ két dự trữ tới bầu hâm dầu truyền 
nhiệt hoặc bình gia nhiệt tiết kiệm.
Sơ đồ khối tính toán lượng nhiệt tổn thất và chiều dài đường ống hâm cần thiết được thể hiện trên 
Hình 3.
15TẬP 11 SỐ 407 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
Kích 
thước 
ống
Tên két
Nhiệt lượng tổn thất (W)
Hệ số tỏa nhiệt 
(W/m2.oC) Hệ số 
truyền 
nhiệt đối 
lưu 
(W/m2. oC)
Chiều dài 
đường 
ống hâm 
(m)Q1 Q2 Q3 Q4 ΣQ
Từ dầu 
sang 
ống
Từ 
ống 
sang 
nhựa 
đường
Ø60×6.3
(mm)
Két số 
1 & 2
6469.305 6496.226 6024.182 2771.866 21761.579 145.676 110.5 3.37 253
Két số 
3 & 4
7348.023 7645.839 6713.118 3206.231 24913.211 145.676 110.5 289.8
Ø60.3×8.7
(mm)
Két số 
1 & 2
6469.305 6496.226 6024.182 2771.866 21761.579 151.506 110.5 3.25 292
Két số 
3 & 4
7348.023 7645.839 6713.118 3206.231 24913.211 151.506 110.5 334.1
Có thể thấy được tại các mặt bên, đỉnh két và đáy két, nơi có kết cấu vỏ tàu bao che, lượng nhiệt tổn 
thất là rất lớn. Với cùng kích thước, kết cấu két, kết cấu cách nhiệt và bố trí đường ống hâm, đường kính 
và chiều dày ống càng lớn thì chiều dài đường ống hâm tăng lên tỷ lệ thuận, mặc dù hệ số truyền nhiệt đối 
lưu giảm đi.
Hình 4. Các thành phần nhiệt lượng tổn thất và chiều dài ống hâm tính toán
4. Kết luận
Trên cơ sở lý thuyết về các phương pháp hâm nhựa đường sử dụng hiện nay và các phương pháp 
tính nhiệt, bài báo đưa ra mô hình tính toán tự động trên máy tính áp dụng thực tế trong thiết kế các tàu chở 
nhựa đường. Quá trình này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và lựa chọn được nhanh chóng chiều dài đường ống 
hâm với kích thước đường ống hợp lý. Việc tính toán đã được áp dụng thử nghiệm cho tàu chở nhựa đường 
1.700m3 trong suốt quá trình thiết kế và đóng mới, mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, phương pháp tính 
và chương trình tính cũng có thể sử dụng để tính toán các hệ thống ống hâm khác trên các đội tàu.
Bảng 1. Kết quả tính toán chiều dài đường ống hâm trong hệ thống hâm nhựa đường tàu 1.700 m3
Tài liệu tham khảo
1. 22TCN 279-01 (2001), Tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường đặc, Bộ Giao thông Vận tải.
2. Công ty CP tư vấn thiết kế và giám sát tàu thủy Viễn Đông (2013), Hồ sơ kỹ thuật tàu chở nhựa 
đường 1700m3.
3. Nguyễn Đại An (2008), Nhiệt kỹ thuật, Nhà xuất bản Hải Phòng; 
4. Bùi Hải (2008), Tính toán thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội; 
5. Đặng Quốc Phú, Trần Thế Sơn, Trần Văn Phú (2006),Truyền nhiệt, Nhà xuất bản Giáo dục;
6. Phạm Tường Tam (2008), Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thử thiết bị hâm nóng dầu thô và thiết bị bảo vệ 
hệ thống khí trơ và khoang hàng cho quá trình khai thác an toàn tàu chở dầu thô 100.000T, Đề tài khoa học 
kỹ thuật, Viện khoa học Công nghệ tàu thủy;
7. MIURA CO., Ltd. (Japan) (2014), Marine thermal oil heater HTB type.
8. Heywood J.B. (1988), Internal Combustion Engine Fundamentals, McGraw-Hill Book.

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_chuong_trinh_tinh_toan_thiet_bi_trao_doi_nhiet_cho.pdf