Xây dựng chỉ số bảo tồn rừng (FCI) và sử dụng để đánh giá mức độ bảo tồn rừng, trường hợp xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

TÓM TẮT

Trong vài ba thập kỷ gần đây, việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là một vấn đề quan trọng

sống còn cả ở tầm quốc gia và địa phương. Việc đánh giá mức độ bền vững rừng nhằm đảm bảo

các giá trị kinh tế - xã hội và môi trường được duy trì theo thời gian là hoạt động cần thiết. Nghiên

cứu của chúng tôi xây dựng chỉ số bảo tồn rừng (FCI, Forest Conservation Index) dựa vào 4 nhóm

tiêu chí: tỷ lệ che phủ rừng, cường độ khai thác, tỷ lệ rừng tự nhiên và thời gian trồng rừng sau khi

khai thác. Đánh giá mức độ đóng góp của 4 nhóm tiêu chí bằng tham khảo ý kiến của các chuyên

gia lâm nghiệp từ đó phân loại mức độ bền vững rừng áp dụng cho các địa phương cho mục tiêu

bảo tồn rừng. FCI được xây dựng dựa vào cách xây dựng chỉ số chất lượng nước của Hoa Kỳ. Sử

dụng chỉ số FCI đánh giá công tác bảo tồn rừng của một trường hợp cụ thể, xã Tam Lãnh, một xã

miền núi của huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam với hơn 50% số hộ dân sống phụ thuộc vào rừng.

Dựa vào mức độ đáp ứng các tiêu chí đặt ra đối với tài nguyên rừng, kết quả cho thấy tài nguyên

rừng của xã Tam Lãnh đang được bảo tồn ở mức khá. Độ che phủ dựa vào rừng trồng tăng do biết

kết hợp giữa lợi ích kinh tế của người dân sống phụ thuộc vào rừng với với việc phát triển rừng. Tuy

nhiên chất lượng rừng lại có xu hướng giảm và hệ sinh thái rừng ở xã dần trở nên đơn giản hơn.

Từ khoá: chỉ số bảo tồn rừng, xã Tam Lãnh, tài nguyên rừng

pdf 6 trang phuongnguyen 760
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng chỉ số bảo tồn rừng (FCI) và sử dụng để đánh giá mức độ bảo tồn rừng, trường hợp xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng chỉ số bảo tồn rừng (FCI) và sử dụng để đánh giá mức độ bảo tồn rừng, trường hợp xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

Xây dựng chỉ số bảo tồn rừng (FCI) và sử dụng để đánh giá mức độ bảo tồn rừng, trường hợp xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(SI):SI148-SI153
Open Access Full Text Article Bài Nghiên cứu
1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên
2Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí
Minh
3Trường Đại học Văn Hiến
Liên hệ
Trương Thanh Cảnh, Khoa Môi trường,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
Email: ttcanh@hcmus.edu.vn
Lịch sử
 Ngày nhận: 13/8/2020
 Ngày chấp nhận: 27/10/2020
 Ngày đăng: 21/12/2020
DOI : 10.32508/stdjns.v4i1.1000
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Xây dựng chỉ số bảo tồn rừng (FCI) và sử dụng để đánh giá mức độ
bảo tồn rừng, trường hợp xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh
Quảng Nam
Trương Thanh Cảnh1,2,*, Nguyễn Thị Hưng Thanh3
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Trong vài ba thập kỷ gần đây, việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là một vấn đề quan trọng
sống còn cả ở tầm quốc gia và địa phương. Việc đánh giá mức độ bền vững rừng nhằm đảm bảo
các giá trị kinh tế - xã hội và môi trường được duy trì theo thời gian là hoạt động cần thiết. Nghiên
cứu của chúng tôi xây dựng chỉ số bảo tồn rừng (FCI, Forest Conservation Index) dựa vào 4 nhóm
tiêu chí: tỷ lệ che phủ rừng, cường độ khai thác, tỷ lệ rừng tự nhiên và thời gian trồng rừng sau khi
khai thác. Đánh giá mức độ đóng góp của 4 nhóm tiêu chí bằng tham khảo ý kiến của các chuyên
gia lâm nghiệp từ đó phân loại mức độ bền vững rừng áp dụng cho các địa phương cho mục tiêu
bảo tồn rừng. FCI được xây dựng dựa vào cách xây dựng chỉ số chất lượng nước của Hoa Kỳ. Sử
dụng chỉ số FCI đánh giá công tác bảo tồn rừng của một trường hợp cụ thể, xã Tam Lãnh, một xã
miền núi của huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam với hơn 50% số hộ dân sống phụ thuộc vào rừng.
Dựa vào mức độ đáp ứng các tiêu chí đặt ra đối với tài nguyên rừng, kết quả cho thấy tài nguyên
rừng của xã Tam Lãnh đang được bảo tồn ởmức khá. Độ che phủ dựa vào rừng trồng tăng do biết
kết hợp giữa lợi ích kinh tế của người dân sống phụ thuộc vào rừng với với việc phát triển rừng. Tuy
nhiên chất lượng rừng lại có xu hướng giảm và hệ sinh thái rừng ở xã dần trở nên đơn giản hơn.
Từ khoá: chỉ số bảo tồn rừng, xã Tam Lãnh, tài nguyên rừng
MỞĐẦU
Tính bền vững là một khái niệm khá phổ biến trong
lâm nghiệp từ thế kỷ 18 1. Trước đây, quản lý rừng
bền vững được hiểu là quản lý năng suất bền vững dựa
trên sự cân bằng giữa việc trồng rừng hàng nămvà thu
hoạch hàng năm2. Ngày nay, khái niệm quản lý rừng
bền vững đã được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Rempel
et al.3 đã định nghĩa quản lý rừng bền vững là việc
duy trì tính toàn vẹn về sinh thái của cảnh quan rừng
để tài nguyên rừng tiếp tục đáp ứng các nhu cầu về
kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của con người.
Với khái niệm này, lợi ích kinh tế phải đi đôi với lợi
ích môi trường và xã hội.
Hiện nay có nhiều phương pháp để đánh giá khả năng
bảo tồn rừng. Các phương pháp đánh giá nặng về
định tính dựa trên việc phỏng vấn. Chính vì vậy cách
thực hiện rất khác nhau và kết quả thu được nặng
về định tính, không gắn giữa bảo tồn và phát triển
rừng. Để khắc phục hạn chế này, cần phải có một chỉ
số thống nhất cho phép lượng hóa mức độ bảo tồn
rừng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này đã xây dựng chỉ
số bảo tồn rừng (Forest Conservation Index – FCI),
một phương pháp hiệu quả trong đánh giá mức độ
bảo tồn rừng hiện nay. Từ nhiều giá trị của các thông
số khác nhau, bằng cách tính toán phù hợp dựa vào
bốn tiêu chí đó là độ che phủ rừng, tỷ lệ rừng tự nhiên,
cường độ khai thác và thời gian trồng rừng sau khai
thác để có một chỉ số duy nhất. Giá trị của chỉ số này
phản ánhmột cách tổng quát về mức độ bảo tồn rừng
của khu vực. Mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng
chỉ số bảo tồn rừng FCI và áp dụng chỉ số này để đánh
giá công tác bảo tồn rừng ở xã Tam Lãnh, huyện Phú
Ninh, tỉnh Quảng Nam.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xây dựng chỉ số bảo tồn rừng
Chỉ số bảo tồn rừng (Forest Conservation Index –
FCI) là chỉ số để đánh giá độ bảo tồn rừng có thể áp
dụng cho từng địa phương cụ thể. Công tác bảo tồn
được đánh giá theo mức độ đáp ứng các tiêu chí đặt
ra của tài nguyên rừng tại khu vực đó. FCI được xây
dựng dựa vào cách xây dựng chỉ số chất lượng nước
của Hoa Kỳ. FCI được xây dựng qua ba bước:
• Bước 1: Xây dựng bộ tiêu chí
Chúng tôi đã tham khảo chỉ số đánh giá bền vững tài
nguyên rừng củaViệtNam, kết hợp với điều kiện thực
tế của địa phương và đưa ra bốn tiêu chí cho FCI.
Trích dẫn bài báo này: Cảnh T T, Thanh N T H. Xây dựng chỉ số bảo tồn rừng (FCI) và sử dụng để đánh 
giá mức độ bảo tồn rừng, trường hợp xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Sci. Tech. 
Dev. J. - Nat. Sci.; 4(SI):SI148-SI153.
SI148
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(SI):SI148-SI153
+ Độ che phủ rừng (Tỷ lệ che phủ rừng) là tỷ lệ phần
trăm giữa diện tích rừng so với tổng diện tích đất tự
nhiên trênmột phạm vi địa lý nhất định 4. Độ che phủ
rừng hàng năm là số đo đánh giá diện tích rừng tăng
hay giảm trong một vùng lãnh thổ. Đây là căn cứ để
nhà nước xây dựng, kiểm tra kế hoạch phát triển lâm
nghiệp; chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai các
biện pháp bảo vệ, phát triển diện tích rừng hiện có,
trồng mới rừng tập trung, trồng cây phân tán. Độ che
phủ của rừng biến động từ 0 – 100%.
+ Cường độ khai thác được tính theo tỷ lệ phần trăm
(%) giữa trữ lượng của những cây gỗ chặt trong lô so
với tổng trữ lượng rừng của lô đó trong thời điểmđiều
tra. Việc quản lý công tác khai thác rừng có ảnhhưởng
lớn đến khả năng tái sinh, độ che phủ cũng như các
giá trị của rừng. Cường độ khai thác biến động trong
khoảng từ 0 – 100%.
+ Tỷ lệ rừng tự nhiên là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích
có rừng tự nhiên và diện tích có rừng của vùng lãnh
thổ. Tỷ lệ rừng tự nhiên biến thiên từ 0–100%. Thêm
vào đó tỷ lệ này còn thể hiệnmức độ đa dạng sinh học
của khu vực.
+ Thời gian trồng rừng sau khi khai thác là khoảng thời
gian tính từ lúc kết thúc khai thác ở một vị trí cho tới
khi bắt đầu gieo hạt hay trồng cây tại vị trí đó (đối với
hình thức tái sinh nhân tạo). Khoảng thời gian này
biến thiên từ 1 tháng cho tới vô cùng.
• Bước 2: Đánh giá mức độ đóng góp của tiêu chí
Trọng số của các tiêu chí được xác định bằng cách
phỏng vấn các chuyên gia về lâm nghiệp dựa trên
phiếu khảo sát có sẵn. Một phiếu khảo sát được gửi
đến các chuyên gia về lâm nghiệp (9 cán bộ của Phân
viện Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ, 11 giảng viên
khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh và một cán bộ quản lý rừng ở địa
phương). Trong bảng khảo sát, các chuyên gia được
yêu cầu đánh giá mức độ quan trọng của từng tiêu chí
bằng cách cho điểm. Trọng số được phân bố từ 0 đến
<10 (0 là kém quan trọng nhất và 10 là quan trọng
nhất). Tuy nhiên tổng số điểm của bốn tiêu chí tối đa
là 10. Điểm của từng tiêu chí phải lớn hơn 0 và nhỏ
hơn 10 đồng thời điểm này thể hiện tầm quan trọng
của mỗi tiêu chí trong bộ bốn tiêu chí kể trên:
Trọng số đóng góp của mỗi tiêu chí = (Tổng điểm của
tiêu chí đó)/(Tổng số phiếu khảo sát)
Với phương pháp này, chúng tôi đã xác định được
trọng số các tiêu chí, thể hiện ở Bảng 1.
• Bước 3: Phân loại mức độ bền vững tài nguyên
rừng
Bảng 1: Bảng trọng số đóng góp củamỗi tiêu chí
Tiêu chí Trọng số đóng góp
Độ che phủ 3,50
Tỷ lệ rừng tự nhiên 3,00
Cường độ khai thác 1,75
Thời gian trồng rừng sau khi
khai thác
1,75
Tổng điểm tối đa 10,00
Tiến hành đánh giámức độ thỏamãn các tiêu chí theo
4 cấp (kém, trung bình, khá và tốt). Quản lý rừng
thường chịu tác động của luật và các chính sách lâm
nghiệp của nhà nước và các hiệp định, công ước quốc
tế. Do vậy, mỗi tiêu chí có cách đánh giá khác nhau
dựa vào các quy định, kế hoạch hiện hành của nhà
nước về tài nguyên rừng quốc gia. Đối với những tiêu
chí không có quy định của nhà nước thì chúng tôi lấy
số liệu của quốc gia làm chuẩn và tiến hành đánh giá
tài nguyên rừng khu vực dựa trên số liệu đó. Thang
phân cấp mức độ đánh giá các tiêu chí được trình bày
ở Bảng 2. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo bốn cấp:
kém, trung bình, khá và tốt, dựa vào mức độ đạt được
của tiêu chí.
+ Độ che phủ rừng: Theo Chiến lược phát triển lâm
nghiệp giai đoạn 2006 – 2020, mục tiêu của Việt Nam
là nâng độ che phủ rừng lên 47% vào năm 2020. Còn
theo giáo trình “Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở
Việt Nam” của Thái Văn Trừng5 thì quy định độ che
phủ của mỗi quốc gia là 1/3 diện tích lãnh thổ, tức
33%. Theo FAO, độ che phủ rừng của Việt Nam là
38% vào 2006; 42 – 43% vào 2010; khoảng 50% vào
20206.
+ Tỷ lệ rừng tự nhiên: Không có quy định hay chiến
lược nào của quốc gia về tỷ lệ này. Do đó, tiến hành
lấy số liệu quốc gia về diện tích rừng tự nhiên gần nhất
được công bố. Năm 2010 tỷ lệ rừng tự nhiên của Việt
Nam là 77%7.
+ Cường độ khai thác: Được quy đinh tại điều 5,
thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT cường độ khai
thác gỗ tối đa là 35% đối với rừng sản xuất có độ dốc
từ 15 độ trở xuống và sẽ giảm 1% nếu độ dốc tăng lên
2 độ. Tam Lãnh là một xã miền núi có rừng sản xuất
nằm ở khu vực có độ dốc nhỏ hơn 150 nên quy định
cường độ khai thác tối đa là 35%.
+Thời gian trồng rừng sau khai thác: Được quy định
tại điều 57, luật bảo vệ và phát triển rừng 2004, trồng
lại rừng vào thời vụ trồng rừng ngay sau khi khai thác.
Thời vụ trồng rừng đối với các tỉnh phía Bắc là vụ
Xuân, Thu; các tỉnh phía Nam là mùa mưa tháng 5
– 8.
SI149
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(SI):SI148-SI153
Bảng 2: Bảng phân cấp các tiêu chí
Tiêu chí Cấp đánh giá
Kém Trung bình Khá Tốt
Độ che phủ (%) 60
Tỷ lệ rừng tự nhiên (%) 80
Cường độ khai thác (%) > 60 45 – 60 30 – 45 < 30
Thời gian trồng rừng sau khai thác (tháng) > 24 tháng 12 – 24 6 – 12 < 6
Mỗi tiêu chí có đơn vị khác nhau và có khoảng giá trị
khác nhau. Vì vậy, để tập hợp các tiêu chí vào chỉ số
FCI, chúng tôi chuyển các tiêu chí về cùng một thang
đo (Bảng 3). Dựa vào trọng số đóng góp của từng
tiêu chí mà chúng tôi quy định điểm của từng tiêu chí
và của FCI như sau:
Chỉ số bảo tồn rừng sẽ biến thiên từ 0–10 (0 là kém
nhất và 10 là tốt nhất).
Độ che phủ biến thiên từ 0–3,5 (0 là kém nhất và 3,5
là tốt nhất).
Tỷ lệ rừng tự nhiên biến thiên từ 0–3 (0 là kém nhất
và 3 là tốt nhất).
Cường độ khai thác biến thiên từ 0–1,75 (0 là kém
nhất và 1,75 là tốt nhất).
Thời gian trồng rừng sau khai thác biến thiên từ 0–
1,75 (0 là kém nhất và 1,75 là tốt nhất).
Khi áp dụng, tại mỗi địa phương, tiến hành thu thập
giá trị của từng tiêu chí rồi dựa vào bảng phân cấp và
bảng trọng số của từng tiêu chí, đánh giá mức độ thỏa
mãn các tiêu chí. Tính tổng điểm và dựa vào bảng
phân loại mức bảo tồn của tài nguyên rừng (Bảng 4)
để đánh giá.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sử dụng chỉ số FCI để đánh giá công tác bảo tồn rừng
của một trường hợp cụ thể là xã Tam lãnh, một xã
miền núi thuộc huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Đây là xã cách xa trung tâm hành chính của huyện
nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến việc giao lưu kinh
tế - xã hội do là nơi tiếp nối giữa đồng bằng và miền
núi. Diện tích đất lâm nghiệp của Tam Lãnh là lớn
nhất và là nơi duy nhất có rừng tự nhiên ở huyện Phú
Ninh. Theo cơ cấu kinh tế năm 2011 của xã, ngành
lâm nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao (35%). Tuy nhiên,
hơn 50% dân số của xã sống dựa vào lâm nghiệp là
các hộ nghèo và cận nghèo. Vì thế, Tam Lãnh đang
thực hiện nhiều chính sách để phát triển kinh tế rừng,
giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Cùng với sự phát
triển kinh tế lâm nghiệp, tài nguyên rừng của xã đang
đối mặt với nhiều vấn đề, một trong số đó là việc khai
thác rừng không hợp lý. Nếu khai thác không đi đôi
với công tác tái trồng rừng hoặc khai thác bừa bãi,
quá mức khiến rừng không đủ thời gian tái sinh thì
hiện tượng “đất trống đồi trọc” sẽ xuất hiện và có ảnh
hưởng lớn đến môi trường.
Theo số liệu kiểm kê năm 2012, đất lâm nghiệp của
xã là 3.876 ha chiếm 55,93% diện tích tự nhiên. Diện
tích rừng tại Tam Lãnh đang tăng dần qua các năm.
Từ năm 2006 đến năm 2007 diện tích rừng tăng nhẹ
từ 2461 ha đến 2507 ha. Bắt đầu từ năm 2008 đến
năm 2010 diện tích rừng tăng nhanh từ 2501 ha đến
3367,79 ha nên độ che phủ cũng tăng theo từ 36,09%
năm 2008 lên 48,60% năm 2010 (Hình 1a). Đây là
kết quả từ khi xã Tam Lãnh áp dụng chính sách phát
triển lâm nghiệp địa phương như chương trình phủ
xanh đất trống đồi trọc (327), dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng (dự án 661), chính sách đầu tư và hỗ trợ
người dân trồng rừng. Thêmvàođó, đầunăm2010, xã
tiến hành phương thức quản lý rừng cộng đồng, giao
đất giao rừng, cấp giấy nhận cho các hộ dân. Theo
phương thức này, cộng đồng với tư cách như một chủ
rừng quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài tài nguyên rừng
vào mục đích lâm nghiệp. Hiệu quả của cách quản lý
này được chứng minh khi diện tích rừng trồng tăng
lên đáng kể từ 1597,3 ha năm 2009 lên 2399,4 ha năm
2010 (Hình 1b)
Đáng chú ý là với xu thế tăng nhanh diện tích rừng
trồng thì diện tích rừng từ nhiên tại Tam Lãnh lại có
xu hướng giảm. Từnăm2006 đếnnăm2009, diện tích
từng tự nhiên rất ổn định (Hình 1b), giai đoạn từ năm
2009 đến năm 2010, diện tích rừng tự nhiên đã giảm
439,61 ha (gần 1/3 diện tích rừng tự nhiên). Cùng với
việc giảmdiện tích rừng tự nhiên là việc tăng diện tích
rừng trồng. Điều này có thể do tình trạng khai thác
gỗ trái phép vẫn còn diễn ra và tình trạng lấn chiếm
đất rừng để trồng rừng sản xuất của người dân trong
xã. Trong khi đó, giá trị môi trườngmà rừng tự nhiên
đem lại rất cao chiếm khoảng 96,8% tổng giá trị của
rừng; với các loại rừng trồng, giá trị môi trường chỉ
chiếm khoảng 70 – 75% tổng giá trị của rừng8. Rừng
tự nhiên còn là nơi hình thành và phát triển của các
quần thể thực vật, động vật và vi sinh vật. Một khi
diện tích rừng tự nhiên suy giảm thì kéo theo nhiều
loài sinh vật sẽ biếnmất. Hiện nay, Tam Lãnh chưa có
SI150
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(SI):SI148-SI153
Bảng 3: Bảng điểm trọng số với từng cấp củamỗi tiêu chí
Tiêu chí Điểm đánh giá
Kém Trung bình Khá Tốt
Độ che phủ (%) 0 – 1,00 1,00 – 2,00 2,00 – 3,00 3,00 – 3,50
Tỷ lệ rừng tự nhiên (%) 0 – 1,00 1,00 – 2,00 2,00 – 2,50 2,50 – 3,00
Cường độ khai thác (%) 0 – 0,50 0,50 – 1,00 1,00 – 1,50 1,50 – 1,75
Thời gian trồng rừng sau khai thác (tháng) 0 – 0,50 0,50 – 1,00 1,00 – 1,50 1,50 – 1,75
Bảng 4: Phân loại mức bảo tồn của tài nguyên rừng
Loại Giá trị chỉ số FCI Giải thích
I > 8,5 – 10 Tốt
II > 6,0 – 8,5 Khá
III > 3 – 6 Trung bình
IV 0 – 3 Kém
Hình 1: Biểu đồ biểu diễn độ che phủ (a) và diện tích rừng trồng – rừng tự nhiên (b) từ 2006 – 2010 tại xã Tam Lãnh
thống kê về số lượng loài và cá thể cho từng khu vực.
Theo khảo sát của chúng tôi, mức độ đa dạng sinh học
của khu vực rừng tự nhiên và rừng trồng khác nhau
rõ rệt, cụ thể ở Bảng 5.
Thành phần loài ở khu vực rừng trồng khá đơn giản
còn ở khu vực rừng tự nhiên lại khá phong phú. Quần
xã càng phong phú thì mức độ đa dạng sinh học càng
cao, hệ sinh thái đó càng ổn định và có thể đạt được
trạng thái cân bằng. Hệ sinh thái đơn giản là hệ sinh
thái bất ổn, dễ thay đổi khi chịu sự tác động của yếu
tố bên ngoài. Việc trồng duy nhất một loại cây của
người dân khu vực xã Tam Lãnh vô tình đã làm đơn
giản hóa hệ sinh thái rừng. Do trồng keo mang lại
lợi ích kinh tế nên không ít người dân đã phá rừng
để trồng keo khiến cho diện tích rừng tự nhiên giảm
và đa dạng sinh học cũng giảm theo. Trong khu vực
rừng trồng, ngoài keo chỉ có một số ít cây tạp (khoai
mỳ, cây ăn quả, trầu, quế); còn về động vật, phần lớn
không có loài gì sống trong khu vực này chỉ có một
vài hộ nuôi heo trong rừng mà họ sở hữu. Theo nhận
định của dân cư bản địa thì trước đây trong rừng có
rất nhiều loài và rất dễ bắt gặp nhưng hiện giờ do nạn
phá rừng và săn bắt nên chỉ còn một vài loài với số
lượng không nhiều (nai, hươu, vooc, sao đen, lim).
Điều này chứng tỏ, việc suy giảm diện tích rừng tự
nhiên đã khiến cho đa dạng sinh học của khu vực bị
đe dọa nghiêm trọng.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ số FCI
(Forest Convervation Index) đã xây dựng để đánh giá
mức độ bảo tồn rừng của xã Tam Lãnh. Từ những
số liệu thu thập được của từng tiêu chí, chúng tôi tiến
hành so sánh, đánh giá và tính điểm FCI. Kết quả thể
hiện ở Bảng 6.
Dựa vào bảng phân loại mức độ bảo tồn rừng, có thể
nhận định công tác bảo tồn rừng ở xã Tam Lãnh đang
được thực hiện khá tốt, quản lý và sử dụng tương đối
SI151
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(SI):SI148-SI153
Bảng 5: So sánhmức độ đa dạng sinh học của 2 loại rừng
Rừng trồng Rừng tự nhiên
Thực vật Keo
Một số cây tạp (khoai mỳ, cây ăn quả, trầu, quế)
Thông dầu, sao đen, chò, lim, gụ mật,
gụ lau, trai lý, me tre, bang
Động vật Heo rừng (có ít) Voọc, gà rừng, vẹt cổ vàng, kỳ đà, cầy
hương
Bảng 6: Đánh giá giá trị các tiêu chí của FCI tại Tam Lãnh năm 2010
Tiêu chí Giá trị Khoảng biến thiên Điểm đánh giá Cấp đánh giá
Độ che phủ (%) 48,6 40 – 60 2,50 Khá
Tỷ lệ rừng tự nhiên (%) 28,75 20 – 50 1,25 Trung bình
Cường độ khai thác (%) 20 < 30 1,65 Tốt
Thời gian trồng rừng sau khai
thác (tháng)
1 – 2 <6 1,75 Tốt
FCI 7,15 Khá
bền vững tài nguyên rừng. Ba trên bốn tiêu chí đã
được xã thực hiện tốt: Độ che phủ rừng của xã vượt
độ che phủ rừng toàn quốc, cường độ khai thác cũng
nhỏ hơn quy định, sau khi khai thác người dân tiến
hành trồng rừng ngay. Điều này cho thấy, Tam Lãnh
đã kết hợp được mục tiêu phát triển kinh tế với phát
triển tài nguyên rừng (tăng độ che phủ).
Tuy độ che phủ tại Tam Lãnh tăng nhưng số liệu cho
thấy phần lớn là diện tích rừng trồng thuần loài, còn
rừng tự nhiên thì trong tình trạng là rừng nghèo hoặc
đang trong quá trình tái sinh. Tỷ lệ rừng tự nhiên của
Tam Lãnh theo đánh giá chỉ đạt mức trung bình và
đáng chú ý hơn khi tỷ lệ này đang có xu hướng giảm.
Điều này có thể dẫn đến việc thay đổi hệ sinh thái, mất
cân bằng sinh thái của khu vực.
KẾT LUẬN
Chỉ số FCI được thiết kế để áp dụng chomột khu rừng
bất kỳ ở Việt Nam, dựa trên hiện trạng sinh học và xã
hội. Nó có thể được áp dụng cho các loại rừng khác
nhau (rừng sản xuất, phòng hộ và đặc dụng) với quy
mô bất kỳ. Với ưu điểm đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng
là công cụ hữu ích cho các nhà quản lý đánh giá mức
độ bảo tồn rừng của từng khu vực. FCI với bộ tiêu
chí xây dựng được là phương pháp đơn giản để định
lượng hóa mức độ bảo tồn tài nguyên rừng. FCI được
ứng dụng để đánh giá mức độ bảo tồn rừng ở xã Tam
Lãnh. Kết quả cho thấy, công tác bảo tồn và phát triển
tài nguyên rừng được xã thực hiện khá tốt (FCI=7,15).
Tuy nhiên tài nguyên rừng vẫn chưa được quản lý bền
vững do tỷ lệ rừng tự nhiên còn thấp. Vì thế trong
tương lai để bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên
rừng, xã nên tiến hành các biện pháp tăng diện tích
rừng tự nhiên, nâng cao độ đa dạng sinh học và chất
lượng rừng.
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp
Quốc
FCI: Chỉ số bảo tồn rừng
NN: Nông nghiệp
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
XUNGĐỘT LỢI ÍCH TÁC GIẢ
Các tác giả tuyên bố rằng họ không có xung đột lợi
ích.
ĐÓNGGÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ
Trương Thanh Cảnh, thiết kế nghiên cứu, thực hiện,
xử lý kết quả và viết bài
NguyễnThịHưngThanh, khảo sát, phỏng vấn chuyên
gia, thu thập và xử lý số liệu
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Wiersum KF. 200 years of sustainability in forestry-lessons from
history. Environmental Management. 1995; 19: 321-329. ;Avail-
able from: https://doi.org/10.1007/BF02471975.
2. Luckert MK, Williamson T. Should sustained yield be part of
sustainable forest management? Canadian Journal of Forest
Research. 2005; 35: 356-364. ;Available from: https://doi.org/10.
1139/x04-172.
3. Rempel RS, Andison DW, Hannon SJ. Guiding principles for de-
veloping an indicator andmonitoring framework. The Forestry
Chronicle. 2004; 80: 82-90. ;Available from: https://doi.org/10.
5558/tfc80082-1.
4. Quốchội. Luật Lâmnghiệp. Luật số 16/2017/QH14. 2017;p. 1–2.
5. Trừng TV. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, NXB
Khoa học và Kỹ Thuật. 1998;314.
6. FAO. Global Forest Resources Assessment. 2015;p. 14–29.
7. Bộ NN&PTNT. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và
cả năm 2010 ngành NN&PTNT. 2011;p. 22.
8. PhươngVT. Vai trò của rừng trongbảovệmôi trường. ViệnKhoa
học Lâm nghiệp Việt Nam. 2007;p. 4.
SI152
Science & Technology Development Journal – Natural Sciences, 4(SI):SI148-SI153
Open Access Full Text Article Research Article
1Faculty of Environment, University of
Science
2Vietnam National University, Ho Chi
Minh City
3Van Hien University
Correspondence
Truong Thanh Canh, Faculty of
Environment, University of Science
Vietnam National University, Ho Chi
Minh City
Email: ttcanh@hcmus.edu.vn
History
 Received: 13/8/2020 
 Accepted: 27/10/2020 
 Published: 21/12/2020
DOI :10.32508/stdjns.v4i1.1000 
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Developing the forest conservation index (FCI) to evaluate the
forest conservation at Tam Lanh commune, Phu Ninh district,
Quang Nam province
Truong Thanh Canh1,2,*, Nguyen Thi Hung Thanh3
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
In recent decades, forest conservation and development have been recognized as the decisive is-
sues at both national and local levels. It is important to evaluate the impact of the local communal
activities on the forest and to come up with a conservation and development solution for the for-
est. Our research developed the Forest Conservation Index (FCI) based on four criteria. Namely
forest coverage, harvesting intensity, ratio of natural forest and replanting period after harvesting.
The contributing level of each criterion in FCI were examined by consulting forest experts. Based
on there, the classification of forest sustainability and the assessment of forest conservation were
conducted. FCI was built using the same approach of the US water quality index. The FCI is used
to evaluate forest conservation of a specific case, Tam Lanh commune. Tam Lanh was a mountain-
ous commune of Phu Ninh district, Quang Nam province, with over fifty percent of household's
livelihoods depending on the forest and its service. The result showed the forest resource of Tam
Lanh commune was conserved at an average level. The area covered with forest increased due to
econmomical benefit of combining of household benefit and forest resources development. How-
ever, the forest quality tended to decrease and the forest ecosystem in the communewas gradually
simpler.
Key words: Forest Conservation Index, Tam Lanh commune, forest resources
Cite this article : Canh T T, Thanh N T H. Developing the forest conservation index (FCI) to evaluate 
the forest conservation at Tam Lanh commune, Phu Ninh district, Quang Nam province. Sci. Tech. 
Dev. J. - Nat. Sci.; 4(SI):SI148-SI153.
SI153

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_chi_so_bao_ton_rung_fci_va_su_dung_de_danh_gia_muc.pdf