Xác định trọng số các nhân tố ảnh hưởng và phân cấp nguy cơ cháy rừng tại vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An

Tóm tắt. Phát hiện và hiểu rõ các nhân tố gây cháy rừng góp phần lớn cho việc nghiên cứu

toàn diện về cháy rừng và công tác phòng chống cháy rừng. Nghiên cứu được thực hiện tại

Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát, tỉnh Nghệ An bằng các phương pháp: chuyên gia, GIS – Viễn

thám, phân tích thứ bậc (AHP). Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố gây cháy rừng tại khu

vực gồm: kiểu thảm rừng, nhiệt độ, mức độ khô hạn, khoảng cách đến đường giao thông, mật

độ sông suối, khoảng cách đến điểm dân cư, độ cao địa hình, độ dốc, hướng địa hình. Trong

đó, các nhân tố có trọng số cao nhất là: kiểu thảm rừng (0,219), mức độ khô hạn (0,162),

khoảng cách đến điểm dân cư (0,149). Dựa trên kết quả phân tích các nhân tố và phân cấp bản

đồ thành phần, bản đồ nguy cơ cháy rừng được xây dựng cho VQG Pù Mát gồm 5 cấp: không

có nguy cơ (cấp 1), nguy cơ thấp (cấp 2), nguy cơ trung bình (cấp 3), nguy cơ cao (cấp 4),

nguy cơ rất cao (cấp 5).

pdf 11 trang phuongnguyen 3940
Bạn đang xem tài liệu "Xác định trọng số các nhân tố ảnh hưởng và phân cấp nguy cơ cháy rừng tại vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định trọng số các nhân tố ảnh hưởng và phân cấp nguy cơ cháy rừng tại vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An

Xác định trọng số các nhân tố ảnh hưởng và phân cấp nguy cơ cháy rừng tại vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An
146 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2019-0035 
Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 5, pp. 146-156 
This paper is available online at  
XÁC ĐỊNH TRỌNG SỐ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ PHÂN CẤP NGUY CƠ 
CHÁY RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN 
Trần Thị Tuyến 
Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Trường Đại học Vinh 
Tóm tắt. Phát hiện và hiểu rõ các nhân tố gây cháy rừng góp phần lớn cho việc nghiên cứu 
toàn diện về cháy rừng và công tác phòng chống cháy rừng. Nghiên cứu được thực hiện tại 
Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát, tỉnh Nghệ An bằng các phương pháp: chuyên gia, GIS – Viễn 
thám, phân tích thứ bậc (AHP). Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố gây cháy rừng tại khu 
vực gồm: kiểu thảm rừng, nhiệt độ, mức độ khô hạn, khoảng cách đến đường giao thông, mật 
độ sông suối, khoảng cách đến điểm dân cư, độ cao địa hình, độ dốc, hướng địa hình. Trong 
đó, các nhân tố có trọng số cao nhất là: kiểu thảm rừng (0,219), mức độ khô hạn (0,162), 
khoảng cách đến điểm dân cư (0,149). Dựa trên kết quả phân tích các nhân tố và phân cấp bản 
đồ thành phần, bản đồ nguy cơ cháy rừng được xây dựng cho VQG Pù Mát gồm 5 cấp: không 
có nguy cơ (cấp 1), nguy cơ thấp (cấp 2), nguy cơ trung bình (cấp 3), nguy cơ cao (cấp 4), 
nguy cơ rất cao (cấp 5). 
Từ khóa: Nhân tố gây cháy rừng, VQG Pù Mát, Bản đồ nguy cơ cháy rừng. 
1. Mở đầu 
Cháy rừng gây ra nhiều hậu quả lớn như: mất cân bằng sinh thái, giảm đa dạng sinh học, ảnh 
hưởng đến môi trường, tăng khí CO2, hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến kinh tế, cuộc sống của 
người dân. Ngày nay, khí hậu thay đổi, mở rộng phát triển sản xuất, tích lũy nhiên liệu và các yếu 
tố khác làm tăng nguy cơ cháy rừng. Điều này đòi hỏi các phương pháp mới giúp kiểm soát, giảm 
bớt đám cháy và tăng tốc phục hồi rừng (Stephens et al. 2016; Schoennagel et al. 2017) [1]. Các 
nghiên cứu về cháy rừng đã được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới (Gifford Pinchot, Jensen 
and Thompson 2016, Barnett, K., S.A. Parks, 2016,) [2]. Ở nước ta, các nghiên cứu tập trung 
vào xác định vật liệu cháy (Lưu Thế Anh và cộng sự, 2013) [3], phát hiện nhân tố gây cháy như 
yếu tố thời tiết (Nguyễn Văn Quý và cộng sự, 2017) [4], phân cấp nguy cơ cháy rừng (Nguyễn 
Ngọc Thạch và cộng sự) [5], phân tích các điểm cháy và phân vùng nguy cơ cháy rừng bằng công 
nghệ GIS – Viễn thám (Phạm Ngọc Hải, Phạm Văn Cự và cộng sự) [6]. Các nghiên cứu chỉ ra 
rằng, mỗi kiểu rừng, mỗi loại thảm thực vật có nguy cơ cháy khác nhau. Các điều kiện địa lý khác 
nhau (địa hình, khí hậu,) ảnh hưởng đến nguy cơ cháy của từng khu vực. Nghiên cứu này tập 
trung vào xác định tác động của các điều kiện địa lí đến nguy cơ cháy rừng và thành lập bản đồ 
nguy cơ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Pù Mát. 
VQG Pù Mát thuộc Khu Dự trữ sinh quyển Miền Tây Nghệ An, có địa giới như sau: phía 
Nam có chung 61 km đường biên giới Lào; phía Tây giáp với xã Tam Hợp, Tam Đình, Tam 
Quang (huyện Tương Dương); phía Bắc giáp với xã Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn 
(huyện Con Cuông); phía Đông giáp với các xã Phúc Sơn, Hội Sơn (huyện Anh Sơn). Toàn bộ 
Ngày nhận bài: 19/3/2019. Ngày sửa bài: 19/4/2019. Ngày nhận đăng: 1/5/2019. 
Tác giả liên hệ: Trần Thị Tuyến. Địa chỉ e-mail: tuyentt@vinhuni.edu.vn 
Xác định trọng số các nhân tố ảnh hưởng và phân cấp nguy cơ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Pù Mát 
147 
diện tích VQG nằm trong địa giới hành chính của 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương 
tỉnh Nghệ An với diện tích rừng 94.452,7 ha, trong đó, diện tích rừng đặc dụng 93.524,7 ha, rừng 
sản xuất 928,0 ha, với 2.494 loài thực vật, 939 loài động vật trong đó 77 loài nằm trong sách đỏ, 
22 loài có nguy cơ tuyệt chủng. Hàng năm, khu vực VQG Pù Mát đều xảy ra cháy rừng. Năm 
2015, đã có 13 vụ cháy lớn nhỏ, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là vụ cháy rừng ở tiểu khu 800 
thuộc xã Châu Khê huyện Con Cuông kéo dài 4 tiếng, làm thiệt hại 4 ha rừng trong khu vực [7]. 
Việc nghiên cứu, xác định các nhân tố gây cháy rừng, thành lập bản đồ phân cấp nguy cơ cháy 
rừng rất cần thiết để phục vụ công tác quản lí cháy rừng tại khu vực VQG Pù Mát. Trên không 
gian rộng, vấn đề nghiên cứu cần nhiều dữ liệu và công cụ phân tích, xử lý. Bên cạnh phương 
pháp phân tích thứ bậc (AHP), nghiên cứu này sử dụng tư liệu viễn thám để tách chiết các thông 
tin nhiệt, lớp phủ bề mặt, địa hình; công nghệ GIS hỗ trợ đắc lực cho tính toán, xử lý, phân tích 
các thông tin về mặt không gian, thuộc tính, xây dựng bản đồ thành phần và tổng hợp, đánh giá 
nguy cơ cháy rừng. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Tư liệu sử dụng nghiên cứu 
- Ảnh Landsat 8: Ảnh vệ tinh Landsat 8 (năm 2018) được sử dụng để thành lập bản đồ nhiệt 
độ, chỉ số khô hạn trên cơ sở tính toán các chỉ số đặc trưng liên quan đến thảm phủ. 
- Bản đồ: các loại bản đồ sử dụng trong nghiên cứu gồm bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ độ 
cao, độ dốc, hướng sườn (chiết xuất từ mô hình DEM), mật độ sông suối, bản đồ nhiệt độ, khô hạn. 
- Số liệu thống kê: số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội, tình trạng cháy rừng tại 
VQG Pù Mát. 
- Phiếu phỏng vấn chuyên gia được thiết kế để lấy ý kiến chuyên gia về các nhân tố gây cháy 
rừng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Các chuyên gia được phỏng vấn là cán bộ kiểm lâm 
thuộc VQG Pù Mát, cán bộ quản lí rừng thuộc Chi Cục Kiểm Lâm, nhà khoa học nghiên cứu về 
tài nguyên rừng thuộc Viện Nông nghiệp và tài nguyên, Trường Đại học Vinh. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Phương pháp xử lí ảnh vệ tinh 
- Tăng độ phân giải cho ảnh landsat 8 từ 30m lên 15m bằng cách sử dụng kênh ảnh toàn sắc. 
- Tính toán nhiệt độ dựa vào quá trình: 
+ Chuyển giá trị độ xám (DN) sang bức xạ 
+ Tính giá trị nhiệt bề mặt (LST) 
+ Hiệu chỉnh nhiệt độ bề mặt 
+ Chuyển nhiệt độ về đơn vị độ C 
- Tính toán chỉ số khô hạn (NDVI) theo công thức: 
+ NDVI = (B5 – B4)/(B5 + B4), trog đó: B4 là kênh phổ cận hồng ngoại (0,76μm -0,90μm) 
dùng xác định các kiểu thực vật, B5 là kênh hồng ngoại sóng ngắn (1,55-1,75μm), được sử dụng 
để xác định độ ẩm của thực vật và đất). 
+ Tính nhiệt độ bề mặt: 
Tsmax = - 13.98 * NDVI + nhiệt độ K lớn nhất 
Tsmin = - 13.98 * NDVI + nhiệt độ K nhỏ nhất 
+ Chỉ số khô hạn: TVDI= (Ts- Tsmin)/(Tsmax- Tsmin) 
Trần Thị Tuyến 
148 
2.2.2. Phương pháp GIS 
Phương pháp GIS (phần mềm như ArcGIS) hỗ trợ đắc lực, kết hợp phương pháp viễn thám 
trong quá trình xử lí ảnh cũng như quá trình phân loại, chiết tách các giá trị nhiệt, các chỉ số đặc 
trưng. Dữ liệu DEM được xử lý bằng công cụ nội suy để thành lập bản đồ độ cao địa hình, bản đồ 
độ dốc, hướng địa hình. 
Phương pháp GIS sử dụng để phân cấp các bản đồ thành phần, chồng xếp bản đồ, tính toán, 
thống kê số liệu. Các công cụ tính toán trong ArcGIS (caculator) được sử dụng để xác định chỉ số 
cháy rừng và thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng. 
2.2.3. Phân tích thứ bậc (AHP) 
AHP là phương pháp lựa chọn ưu tiên các phương án và tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá, 
phân cấp. Các tham số trong phương trình cháy rừng được xác định định tính bằng cách so sánh 
từng cặp nhân tố và tổng hợp lại thành một ma trận gồm 9 dòng và 9 cột (9 nhân tố). Tỉ số nhất 
quán được sử dụng để kiểm tra mức độ thống nhất ý kiến của các chuyên gia trong quá trình đánh 
giá (CR < 0.1 thì kết quả chấp nhận được).Giá trị trọng số được hỗ trợ tính toán bằng phần mềm 
expert choice. 
2.2.4. Thu thập và phân tích số liệu thống kê, tài liệu, báo cáo 
Các số liệu thống kê, tài liệu tham khảo và các công trình nghiên cứu có liên quan đến cảnh 
báo nguy cơ cháy rừng VQG Pù Mát được thu thập và xử lí phục vụ cho nội dung nghiên cứu. 
2.3. Quy trình nghiên cứu 
2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
2.4.1. Các nhân tố gây cháy rừng tại Vườn Quốc gia Pù Mát 
Cháy rừng là quá trình xảy ra do quá trình tương tác giữa các yếu tố môi trường với nhau, 
bao gồm nhiên liệu, địa hình, thời tiết và lửa. Cường độ và tốc độ lan rộng của một đám cháy phụ 
thuộc vào số lượng và sự sắp xếp, độ ẩm của nhiên liệu, tốc độ gió gần khu vực cháy, địa hình và 
Xác định trọng số các nhân tố ảnh hưởng và phân cấp nguy cơ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Pù Mát 
149 
độ dốc, trong đó địa hình, nhiên liệu, thời tiết, lửa là những tương tác tạo nên môi trường cháy. Sự 
thay đổi trạng thái cháy theo không gian và thời gian xảy ra liên quan đến sự thay đổi các thành 
phần môi trường. Nhân tố địa hình không thay đổi theo thời gian nhưng phân hóa mạnh mẽ trong 
không gian. Các thành phần nhiên liệu có sự khác nhau, phân hóa trong không gian và thời gian. 
Khí hậu, thời tiết là thành phần thay đổi nhanh nhất. 
2.4.2. Địa hình 
Địa hình ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cháy rừng và liên quan trực tiếp đến sự phát 
triển của đám cháy, có tác dụng ngăn chặn các hệ thống gió, hình thành các khu vực tiểu khí hậu 
khác nhau, phân hóa thành các khu vực thường xuyên có mưa hoặc ít mưa. Trong đó, độ cao, độ 
dốc và hướng sườn là 3 yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến cháy rừng. Ngoài tác động giảm nhiệt, 
tăng độ ẩm theo đai cao, độ cao địa hình càng lớn sẽ ít ảnh hưởng đến cháy rừng do ít có khả năng 
can thiệp của con người. Độ dốc và hướng sườn ngăn cản hoặc tạo thuận lợi cho quá trình cháy 
rừng: độ dốc càng thấp càng tạo thuận lợi cho quá trình cháy, hướng sườn đón gió làm cho đám 
cháy lan nhanh. VQG Pù Mát nằm trên dãy Trường Sơn Bắc, gồm 4 kiểu địa hình chủ yếu sau: 
núi cao, núi trung bình; núi thấp và đồi cao; thung lũng kiến tạo, xâm thực; các khối đá vôi nhỏ. 
2.4.3. Khí hậu 
Các yếu tố quan trọng nhất của thời tiết ảnh hưởng đến cháy rừng là nhiệt độ không khí, độ 
ẩm tương đối và tốc độ gió. Nhiệt độ là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cháy rừng 
như làm khô, nổ vật liệu cháy, làm độ ẩm không khí giảm và bề mặt đất nóng lên. Thông thường, 
khi nhiệt độ không khí đạt tới 390 trở lên thì thì khả năng bắt lửa là rất cao [1]. Độ ẩm càng thấp 
khả năng bén lửa càng cao. Gió là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến cháy rừng, gió thúc đẩy nhanh 
quá trình làm khô vật liệu cháy; làm bùng phát ngọn lửa và đẩy nhanh tốc độ đám cháy; mang 
theo tàn lửa gây ra các đám cháy khác, làm đám cháy phát triển nhanh và lan rộng. 
VQG Pù Mát nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa 
Đông Bắc, mùa hè nóng do ảnh hưởng của gió Tây Nam. Khí hậu khu vực phân hóa rõ rệt theo vĩ 
độ và theo đai cao. Nhiệt độ trung bình mùa hè từ 26-27°C, do hoạt động của gió Tây nên thời tiết 
rất khô nóng, kéo dài tới 3 tháng nhiệt độ tối cao lên tới 420C ở Con Cuông và 42,70C ở Tương 
Dương vào tháng 4 và 5, độ ẩm trong các tháng này có nhiều ngày xuống dưới 30%. Mùa đông 
nhiệt độ trung bình dưới 20°C. Tổng nhiệt hoạt động từ 8500 - 8700°C. Khu vực nghiên cứu có 
lượng mưa từ ít đến trung bình, 90% lượng nước tập trung trong mùa mưa, lượng mưa lớn nhất là 
tháng 9, tháng 10 và thường kèm theo lũ lụt. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau [8]. 
2.4.4. Thủy văn 
Mật độ sông suối có tác dụng duy trì lượng bốc hơi, tăng lượng ẩm thường xuyên cho bề mặt, 
giảm sự khô nóng. Trong khu vực có hệ thống sông Cả chạy theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam. 
Các chi lưu phía hữu ngạn như khe Thơi, khe Choang, khe Khặng lại chạy theo hướng Tây Nam 
lên Đông Bắc và đổ vào sông Cả. 
2.4.5. Thảm thực vật 
Thảm thực vật rừng liên quan trực tiếp tới nguồn vật liệu cháy, tính chất và khối lượng vật 
liệu cháy do đặc điểm của kiểu rừng và loại hình thực bì quyết định, từ đó dẫn đến tính bắt lửa và 
quy mô đám cháy. Độ che phủ rừng ở VQG Pù Mát rất cao 98% (so với năm 1993 là 94%), rừng 
nguyên sinh hoặc rừng bị tác động không đáng kể chiếm 76% diện tích tự nhiên. VQG Pù Mát có 
một số kiểu thảm thực vật rừng sau: rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới; 
kiểu phụ rừng lùn đỉnh núi; rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu phụ thứ sinh nhân tác 
rừng kín thường xanh nhiệt đới sau khai thác và phục hồi sau nương rẫy; trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ 
rải rác thứ sinh nhân tác; đất canh tác nông nghiệp và nương rẫy [8]. Đặc tính thảm thực vật quyết 
định đến nhiên liệu cháy như: loại nhiên liệu (loại cây rừng), số lượng, kích thước, sự liên kết và 
sắp xếp các vật liệu. Khi độ ẩm cao, tác dụng của hơi nước thoát ra từ nhiên liệu cháy có thể làm 
Trần Thị Tuyến 
150 
giảm lượng oxy xung quanh chất cháy dẫn đến làm giảm tốc độ của quá trình cháy. Khi độ ẩm 
thấp, tác động là ngược lại, làm gia tăng quá trình cháy. 
2.4.6. Mật độ điểm dân cư và đường giao thông 
VQG Pù Mát gồm 16 xã với tổng số dân năm 2017 là 93.335 người thuộc 16.954 hộ. Trong 
đó phần lớn dân cư tập trung tại 7 xã của huyện Con Cuông (39.491 người, 7.167 hộ) và 5 xã của 
huyện Anh Sơn (38.163 người, 6.938 hộ). Trong khu vực có ba dân tộc chính sinh sống là Thái, 
Khơ Mú và Kinh. Ngoài ra còn có một số dân tộc ít người hơn như H’mông, Đan Lai, Poọng, Ơ đu 
và một số dân tộc khác; trong đó dân tộc Thái chiếm tỉ lệ lớn nhất (66,89%), người Kinh chiếm tỉ 
lệ nhỏ (11,25%) [8]. Hầu hết các vụ cháy đã xảy ra đều do hoạt động của con người. Các hoạt 
động của con người có khả năng làm tăng nguy cơ cháy như khai thác gỗ, xây dựng đường giao 
thông, tái định cư, Sự bất cẩn trong việc quản lý, sử dụng nguồn lửa của con người là mối nguy 
cơ tiềm ẩn cao như: sử dụng lửa đốt rẫy trong vùng tiếp giáp với rừng, sử dụng lửa trong sinh hoạt, 
lao động của người dân địa phương trong khu vực có rừng và của khách tham quan trong rừng. 
Khi có những đường giao thông xuyên qua rừng nguyên sinh, độ ẩm trở nên thấp hơn, tốc độ 
gió tăng lên và luôn luôn sẵn có nguồn cung cấp nhiên liệu khô, do đó nguy cơ cháy được tăng lên 
đáng kể. Hầu hết các vùng rừng đều tiếp giáp với khu dân cư và sản xuất nông nghiệp, nạn đốt 
nương làm rẫy chưa được kiểm soát chặt chẽ, trong rừng có nhiều đường mòn đi lại của dân và xe 
cơ giới, các điểm du lịch sinh thái trong rừng, mỗi năm có hàng nghìn lượt người đến thăm, việc 
quản lý nguồn lửa vô cùng khó khăn. Trong vùng đệm VQG Pù Mát có quốc lộ 7 là tuyến huyết 
mạch và một hệ thống đường liên thôn, liên xã. Hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến thế 
đã được kéo đến hầu hết các xã trong khu vực VQG. 
Mỗi nhân tố được phân cấp thành 5 cấp độ ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng, từ rất thấp đến 
rất cao (Bảng 1) và thể hiện trên các bản đồ thành phần (hình 1). 
Bảng 1. Phân cấp các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng 
Nhân tố Thành phần Cấp Nhân tố Thành phần Cấp 
Độ dốc (độ) 
< 8° 1 
Độ cao (m) 
< 400 1 
8 - 15° 3 400 – 800 2 
15 - 25° 4 800 – 1200 3 
25 - 35° 5 1200 – 1600 4 
> 35° 2 > 1600 5 
Nhiệt độ 
(
0
C) 
< 21° 1 
Mức độ hạn 
hán 
< 0.2 1 
21 - 24° 2 0.2 – 0.4 2 
24 - 27° 3 0.4 – 0.6 3 
27 - 30° 4 0.6 – 0.8 4 
> 30° 5 > 0.8 5 
Hướng địa 
hình 
Bắc 1 
Mật độ sông 
suối 
< 1 1 
Đông Bắc 4 1 - 2 2 
Đông 3 2 – 3 3 
Đông Nam 2 3 – 4 4 
Nam 4 > 4 5 
Tây Nam 5 Khoảng cách < 1000 1 
Xác định trọng số các nhân tố ảnh hưởng và phân cấp nguy cơ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Pù Mát 
151 
Tây 3 đến đường 
giao thông 
1000 – 2000 2 
Tây Bắc 1 2000 - 3000 3 
Thảm thực 
vật rừng 
Đất trống 1 3000 – 4000 4 
Mặt nước 1 > 4000 5 
Đất khác 2 
Khoảng cách 
đến khu dân cư 
< 1000 1 
Rừng trung 
bình 
2 
1000 – 2000 2 
Rừng giàu 3 2000 - 3000 3 
Rừng nghèo 3 3000 – 4000 4 
Rừng phục hồi 4 > 4000 5 
Rừng tái sinh 4 
Rừng hỗn giao 5 
Tre nứa tự 
nhiên 
5 
Tre nứa trồng 5 
Bản đồ phân cấp độ dốc VQG Pù Mát 
Bản đồ phân cấp độ cao VQG Pù Mát 
Bản đồ phân cấp loại thảm thực vật VQG 
Pù Mát 
Bản đồ phân cấp hướng sườn VQG Pù Mát 
Trần Thị Tuyến 
152 
Bản đồ phân cấp nhiệt độ VQG Pù Mát 
Bản đồ phân cấp chỉ số khô hạn tại VQG Pù 
Mát 
Bản đồ phân cấp khoảng cách đến đường 
giao thông VQG Pù Mát 
Bản đồ phân cấp khoảng cách đến điểm 
dân cư VQG Pù Mát 
Bản đồ phân cấp mật độ sông suối 
VQG Pù Mát 
Hình 1. Các bản đồ phân cấp mức độ ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng của các nhân tố 
Xác định trọng số các nhân tố ảnh hưởng và phân cấp nguy cơ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Pù Mát 
153 
2.5. Xác định trọng số các nhân tố gây cháy rừng 
Trên cơ sở khảo sát và tổng hợp ý kiến các chuyên gia, ma trận so sánh cặp nhân tố được 
nhóm nghiên cứu xây dựng (bảng 2). Dựa vào ma trận so sánh tổng hợp, trọng số trung bình tiến 
được tính toán nhằm xác định mức độ quan trọng của từng nhân tố. 
Bảng 2. Ma trận so sánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố gây cháy rừng 
Nhân tố Thảm 
TV 
rừng 
Mức 
độ 
khô 
hạn 
Nhiệt 
độ 
Độ 
cao 
Hướng 
địa 
hình 
Độ 
dốc 
Mật độ 
sông 
suối 
Khoảng 
cách 
đến 
đường 
giao 
thông 
Khoảng 
cách 
đến điểm 
dân cư 
Thảm TV 
rừng 
 2 3 3 2 3 2 3 2 
Mức độ khô 
hạn 
 2 3 2 3 2 3 1 
Nhiệt độ 2 1 2 3 3 1/2 
Độ cao 1/3 1 2 1 1/3 
Hướng địa 
hình 
 3 2 3 1 
Độ dốc 2 2 1/3 
Mật độ sông 
suối 
 2 1/2 
Khoảng cách 
đến đường 
giao thông 
 1/3 
Khoảng cách 
đến điểm 
dân cư 
Tỉ số nhất quán CR = 0.01 được cho là đạt yêu cầu. Vì vậy, kết quả tính toán các trọng số 
trung bình tại bảng 3 là thông số phản ảnh khách quan vai trò của từng nhân tố gây cháy rừng tại 
VQG Pù Mát. 
Bảng 3. Trọng số trung bình các nhân tố 
Nhân 
tố 
Thảm 
TV 
rừng 
(F1) 
Nhiệt 
độ 
(F2) 
Mức 
độ khô 
hạn 
(F3) 
Khoảng 
cách 
đến 
đường 
giao 
thông 
(F4) 
Mật 
độ 
sông 
suối 
(F5) 
Khoảng 
cách 
đến 
điểm 
dân cư 
(F6) 
Độ 
cao 
(F7) 
Độ 
dốc 
(F8) 
Hướng 
địa 
hình 
(F9) 
Trọng 
số 
0,219 0,110 0,162 0,045 0,062 0,149 0,060 0,065 0,128 
Trần Thị Tuyến 
154 
Kết quả của Bảng 2 cho thấy trong 9 nhân tố được lựa chọn để đánh giá cháy rừng thì nhân tố 
thảm thực vật rừng là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng cháy rừng ở VQG Pù Mát 
(21,9%), mức độ khô hạn (0,162), sau đó là khoảng cách đến điểm dân cư. Điều này phù hợp với 
điều kiện thực tế tại các điểm thường xảy ra cháy rừng tại khu vực nghiên cứu. 
2.6. Phân cấp nguy cơ cháy rừng tại VQG Pù Mát 
Bản đồ nguy cơ cháy rừng VQG Pù Mát được xây dựng trên cơ sở chồng xếp có nhân trọng 
số 9 loại bản đồ thành phần. Sau khi tính toán trọng số của các nhân tố, hàm số nguy cơ cháy với 
9 nhân tố được xác lập như sau: 
Fr = 0,219 * F1 + 0,110 * F2 + 0,162 * F3 + 0,045 * F4 + 0,062 * F5 + 0,149 * F6 + 0,060 * 
F7 + 0,065 * F8 + 0,128 * F9 
Trước khi chồng xếp bản đồ, chuyển tất cả các bản đồ trên ở dạng vector sang raster, trong 
đó tất cả các ảnh chuyển về cùng độ phân giải (kích thước pixel) và cùng hệ tọa độ WGS 84. Kết 
quả sau khi tiến hành tính toán, bản đồ kết quả có giá trị nằm trong khoảng 0 – 5 và được phân 
chia thành 5 cấp nguy cơ cháy rừng như sau: 
- Khu vực có nguy cơ cháy rất thấp có giá trị từ 0 đến 1; 
- Khu vực có nguy cơ cháy thấp có giá trị từ 1 đến 2; 
- Khu vực có nguy cơ cháy trung bình có giá trị từ 2 đến 3; 
- Khu vực có nguy cơ cháy cao có giá trị từ 3 đến 4; 
- Khu vực có nguy cơ cháy rất cao có giá trị từ 4 đến 5; 
Tương ứng, nguy cơ cháy rừng được chia thành 5 cấp, gồm: không có nguy cơ (cấp 1), thấp 
(cấp 2), trung bình (cấp 3), cao (cấp 4), rất cao (cấp 5) và được thể hiện trên bản đồ phân cấp nguy 
cơ cháy rừng VQG Pù Mát (Hình 2). 
Hình 2. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng VQG Pù Mát 
Xác định trọng số các nhân tố ảnh hưởng và phân cấp nguy cơ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Pù Mát 
155 
2.7. So sánh kết quả phân cấp với các điểm nóng cháy rừng tại VQG Pù Mát 
Những năm qua, tại VQG Pù Mát, các xã đều có nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao và cao 
nhưng tập trung chủ yếu ở xã Châu Khê và Môn Sơn. Các khu vực cháy chủ yếu là rừng trồng, 
rừng tre nứa, rừng tái sinh, gần đường giao thông, nguồn nước, gần khu dân cư. Các điểm cháy 
rừng thống kê được trong các năm 2014 đến nay đều tập trung ở khu vực được đánh giá là có 
nguy cơ cao. Trong đó có điểm cháy lớn tại tiểu khu 800 thuộc địa phận xã Châu Khê, Con Cuông, 
Nghệ An [7]. 
3. Kết luận 
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố gây cháy rừng tại VQG Pù Mát được xác định bằng 
phương pháp phân tích thứ bậc AHP. Kết quả cho thấy nhân tố có vai trò lớn nhất là thảm thực vật 
rừng. Điều này được kiểm chứng trong thực tế bởi các điểm cháy đã diễn ra hầu hết nằm trong 
khu vực rừng tre nứa, ở cấp độ 5 (nguy cơ rất cao) trên bản đồ. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy 
rừng tại VQG Pù Mát gồm 5 cấp độ đã được so sánh với số liệu thống kê cháy rừng tại VQG Pù 
Mát cho thấy có sự phù hợp: vị trí các vụ cháy gần đây, đặc biệt là các vụ cháy lớn đều nằm trong 
khu vực được cảnh báo có nguy cơ cháy cao và rất cao. Như vậy, việc xác định vai trò ảnh hưởng 
của các nhân tố bằng trọng số và phân cấp, chồng xếp bản đồ trong GIS đã cho kết quả khả quan 
trong cảnh báo cháy rừng tại VQG Pù Mát. Phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng cho các 
khu vực có điều kiện tương tự. Kết quả này hữu ích cho chính quyền và các cơ quan chức năng 
trong cảnh báo, phòng chống cháy rừng và đưa ra các chính sách hợp lí để quản lí và phát triển 
rừng có hiệu quả. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Schoennagel, T., J.K. Balch, H. BrenkertSmith, et al. 2017. Adapt to more wildfire in 
western North American forests as climate changes. Proceedings of the National Academy of 
Sciences, 114(18), 4582–4590 (doi:10.1073/ pnas.1617464114). 
[2] Pinchot, The Relation of Forests and Forest Fires, Fire Ecology Volume 7, Issue 3, 2011 
(doi: 10.4996/fireecology.0703002). 
[3] Lưu Thế Anh và cộng sự, 2013. Nghiên cứu vật liệu cháy trong các kiểu rừng ở Đaklac phục 
vụ công tác phòng chống cháy rừng. Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 21. 
[4] Nguyễn Văn Quý, Trần Đăng Khoa và cộng sự, 2017. Nghiên cứu những yếu tố thời tiết ảnh 
hưởng đến nguy cơ cháy rừng khu vực Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và công nghệ 
Lâm nghiệp, số 6. 
[5] Phạm Ngọc Hải, Phạm Văn Cự, Phạm Văn Trọng, Nguyễn Thị Thúy Hồng, 2010. Using 
satellite imagery and GIS for mapping forest risk zones and in hospot analysis in the 
Northwest region, Vietnam, ĐHQG Hà Nội. 
[6] Nguyễn Ngọc Thạch, Phạm Xuân Cảnh, Đoàn Thu Phương, Hà Thị Bích Phượng, 2015. Ứng 
dụng GIS xây dựng bản đồ nguy cơ cháy rừng cấp xã phục vụ cho công tác quản lý, phòng 
chống cháy rừng tại tỉnh Sơn La” Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và 
Môi trường, Tập 33, Số 3 (2017) 53-66. 
[7] Cục kiểm lâm, 2018. Hệ thống theo dõi cháy rừng trực tuyến:  
[8] Vườn Quốc Gia Pù Mát. Báo cáo công tác quản lí, bảo vệ rừng năm 2015, 2016, 2017, 2018. 
Trần Thị Tuyến 
156 
ABSTRACT 
Determined the weight of factors influence and risk of forests 
in Pu Mat National Park, Nghe An Province 
Tran Thi Tuyen 
School of Agriculture and Resources, Vinh University 
Detecting and understanding the factors causing forest fires contribute greatly to 
comprehensive research on forest fire and forest fire prevention. The study was conducted in Pu 
Mat National Park, Nghe An province by methods: expert, GIS - Remote sensing, hierarchical 
analysis (AHP). Research results indicate that factors cause forest fires in the area including: 
forest types, temperature, drought index, distance to roads, river density, distance to residential 
points, terrain elevation, slope, terrain direction. In particular, the most important factors are: 
forest types (0.219), drought level (0.162), distance to residential points (0.149). Based on the 
analysis of factors and decentralization of component maps, the forest fire hazard map developed 
for Pu Mat National Park consists of 5 levels: no risk (level 1), low (level 2), medium (level 3), 
high (level 4), very high (level 5). 
Keywords: Factors causing forest fires, Pu Mat National Park, forest fire hazard map 

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_trong_so_cac_nhan_to_anh_huong_va_phan_cap_nguy_co.pdf