Xác định các thông số cơ bản của thiết bị công tác và lựa chọn máy cơ sở đối với máy đào rãnh hẹp

Tóm tắt: Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định các thông số kỹ thuật cơ

bản của thiết bị công tác và lựa chọn máy cơ sở của các loại máy đào đất có sẵn để tạo ra máy đào rãnh

hẹp - một loại máy để đào các rãnh sâu, hẹp theo tuyến phục vụ thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật,

đặc biệt là các công trình hạ ngầm cáp viễn thông, điện lực, đường ống cấp nước nhỏ đang có nhu cầu rất

lớn ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thực tế.

pdf 5 trang phuongnguyen 2660
Bạn đang xem tài liệu "Xác định các thông số cơ bản của thiết bị công tác và lựa chọn máy cơ sở đối với máy đào rãnh hẹp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định các thông số cơ bản của thiết bị công tác và lựa chọn máy cơ sở đối với máy đào rãnh hẹp

Xác định các thông số cơ bản của thiết bị công tác và lựa chọn máy cơ sở đối với máy đào rãnh hẹp
134 TẬP 11 SỐ 407 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
Phạm Quang Dũng1*, Nguyễn Tiến Nam2, Phạm Văn Minh3 
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định các thông số kỹ thuật cơ 
bản của thiết bị công tác và lựa chọn máy cơ sở của các loại máy đào đất có sẵn để tạo ra máy đào rãnh 
hẹp - một loại máy để đào các rãnh sâu, hẹp theo tuyến phục vụ thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật, 
đặc biệt là các công trình hạ ngầm cáp viễn thông, điện lực, đường ống cấp nước nhỏ đang có nhu cầu rất 
lớn ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thực tế.
Từ khóa: Máy đào rãnh hẹp; thiết bị công tác; máy cơ sở.
Determine the basic specifications os work equipment and select the basic machine of narrow 
trenching machine
Abstract: This paper introduces research results for method building that determine the basic technical 
parameters of work equipment and select the basic machine of the available excavator to produce a narrow 
trenching machine - a type Machines for digging deep trenches, narrow along the route in service of the con-
struction of technical infrastructure works, especially the telecommunication cable laying works, electricity 
and small water pipelines in great demand in Vietnam, meet actual needs. 
Keywords: Narrow trenching machine; work equipment; basic machine.
Nhận ngày 10/5/2017, sửa xong 5/6/2017, chấp nhận đăng 23/6/2017 
Received: May 10, 2017; revised: June 5, 2017; accepted: June 23, 2017
1PGS.TS, Khoa Cơ khí Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng. 
2ThS, Khoa Cơ khí Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng. 
3TS, Khoa Cơ khí Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng. 
*Tác giả chính. E-mail: dungpq@nuce.edu.vn.
1. Đặt vấn đề
Máy đào rãnh hẹp dùng để đào các rãnh có 
chiều sâu lớn, chiều rộng hẹp, có ưu thế thi công 
theo tuyến các công trình hạ ngầm cáp điện lực, cáp 
viễn thông và các đường ống nhỏ trong hệ thống cấp 
nước đô thị. Do máy có thể đào được các rãnh sâu 
với chiều rộng hẹp vừa đủ để đặt các đường ống hoặc 
cáp ngầm mà khối lượng đất cần đào là nhỏ nhất, tiết 
kiệm năng lượng, tăng năng suất rút ngắn thời gian 
thi công. Mặt khác, máy có thể đào rãnh hẹp trên nền 
đất cứng như mặt đường nhựa, đất lẫn đá nên rất 
thích hợp để thi công cải tạo sửa chữa các công trình 
hạ tầng trong đô thị, thay cho việc dùng máy cưa mặt 
đường như hiện nay. Máy đào rãnh hẹp được tổ hợp 
từ máy cơ sở và thiết bị công tác (TBCT) dạng xích có 
gắn các lưỡi hoặc răng cắt đất (Hình 1) [1-3].
Khi máy đào rãnh hẹp làm việc, động cơ thiết 
bị công tác dẫn động xích mang lưỡi cắt chuyển 
động với vận tốc vx, đồng thời cho máy di chuyển với 
tốc độ vm, các lưỡi cắt sẽ cắt đất và vận chuyển lên 
miệng rãnh, đất ở miệng rãnh sẽ được gạt ra ngoài 
nhờ vít gạt đất lắp đồng trục với đĩa xích chủ động.
XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN 
CỦA THIẾT BỊ CÔNG TÁC VÀ LỰA CHỌN MÁY CƠ SỞ
ĐỐI VỚI MÁY ĐÀO RÃNH HẸP
Hình 1. Máy đào rãnh hẹp
1. Thiết bị công tác dạng xích có gắn các lưỡi hoặc
răng cắt đất; 2. Xi lanh nâng hạ và điều chỉnh
góc nghiêng của thiết bị công tác; 3. Máy cơ sở;
a. Trạng thái thiết bị công tác được hạ xuống gương
đào khi máy đào rãnh; b. Trạng thái thiết bị công tác
được nâng lên khỏi gương đào
khi máy di chuyển không tải
135TẬP 11 SỐ 407 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
Có thể thiết kế, chế tạo máy đào rãnh hẹp theo 1 trong 2 phương án sau:
- Thiết kế chế tạo mới, đồng bộ để tạo thành máy đào rãnh hẹp chuyên dùng. Phương án này đòi 
hỏi vốn đầu tư lớn, trình độ công nghệ cao, do các hãng sản xuất lớn thuộc các nước phát triển chế tạo loại 
máy này với giá thành cao như Vermeer, Ditch Witch (Mỹ) Phương pháp tính toán thiết kế và công nghệ 
chế tạo là bản quyền của các hãng, không phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, có thể nhập các chi tiết, cụm chi tiết 
như: Xích, răng cắt với giá thành chấp nhận được.
- Thiết kế chế tạo thiết bị công tác của máy và lắp trên máy cơ sở của các loại máy làm đất sẵn có 
như: Máy đào một gầu, máy ủi, máy xúc lật nhằm tăng tính vạn năng của máy và giảm giá thành đầu tư. 
Đây là phương án có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay, đáp ứng được nhu cầu cấp 
thiết của thực tiễn. Bước đầu, ta nghiên cứu cho loại máy đào rãnh hẹp trên nền đất thông dụng là đất á sét, 
á cát có độ cứng đến cấp III.
2. Xác định các thông số cơ bản của thiết bị công tác
2.1 Các thông số yêu cầu 
Các thông số yêu cầu cho trước bao gồm: Năng suất đào Q (m3/h); kích thước rãnh: Chiều sâu H 
(m), chiều rộng B (m); Loại nền đất (tính chất cơ lý của nền đất).
2.2 Xác định sơ bộ các thông số kết cấu của thiết bị công tác 
Trên cơ sở các thông số yêu cầu cho trước và tham khảo mẫu máy tương tự có sẵn, ta có thể xác 
định sơ bộ các thông số kết cấu của TBCT bao gồm [4,5]: Góc nghiêng của TBCT khi đào α (góc nghiêng 
lớn nhất để đạt được chiều sâu yêu cầu H), thường lấy α = 45o; Loại xích, loại lưỡi cắt đất, gạt đất (nếu có), 
đĩa xích, khoảng cách trục,; Cách bố trí lưỡi cắt, gạt đất trên xích (bước lưỡi cắt, gạt đất ac).
2.3 Xác định các thông số động học của 
thiết bị công tác
Trên cơ sở các thông số yêu cầu cho trước, 
ta xác định được vận tốc di chuyển của máy khi 
đào đất: 
, m/s (1) 
Với bước lưỡi cắt ac (m), sau khoảng thời 
gian 2 lưỡi cắt liên tiếp ra khỏi gương đào (xích dịch 
chuyển một khoảng ac) thì máy dịch chuyển được 
theo phương ngang 1 khoảng lo = ac.vm/vx và chiều 
dày phoi đất mà lưỡi cắt được là h = lo.sinψ (Hình 2), 
do vm/vx rất nhỏ nên ψ ≈ α. Vì vậy mà chiều dày phoi 
đất có thể tính theo công thức:
, m (2)
Thể tích đất chặt mà mỗi cặp lưỡi cắt tách khỏi gương đào là: . Thể tích đất 
này không được lớn hơn khả năng chứa đất q của lưỡi cắt để đất không bị rơi ngược lại trong quá trình gạt 
đất lên: , m3, từ đó ta suy ra được vận tốc yêu cầu của xích là:
. . . .
2
c m t
x
H B a v kv
q
= , m/s (3)
2.4 Xác định lực cản công tác của thiết bị công tác
Lực cản công tác cắt đất cho mỗi lưỡi cắt, bao gồm lực cản tiếp tuyến Pc, pháp tuyến Nc, được xác 
định theo lý thuyết cắt đất của Vetrov [3] như sau (Hình 3):
Lực cản tiếp tuyến Pc:
, N (4)
trong đó: ηcc = pcc/pM = pcc/φmM, (m) là hệ số thực nghiệm theo các loại đất khác nhau; pM là lực cản riêng 
tại vùng mũi lưỡi cắt, (N/m2); pcc là lực cản cắt riêng cạnh lưỡi cắt (N/m); mM là lực cản riêng phần mũi khi 
Hình 2. Sơ đồ thiết bị công tác
136 TẬP 11 SỐ 407 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
góc cắt δ=45o, (N/m2); φ là hệ số kể đến ảnh hưởng của góc cắt (khi δ=45o thì φ = 1); kc là hệ số kể đến ảnh 
hưởng của lưỡi cong [6] (lưỡi phẳng kc = 1, lưỡi cong 90
o ÷ 120o lấy kc = 1,15 ÷ 1,2); ko = 1,1 là hệ số tính 
đến ma sát khi xích tỳ vào khung; b là bề rộng của phoi cắt (có 2 dãy lưỡi cắt nên b = B/2, m); 
Lực cản pháp tuyến Nc:
 (5)
trong đó: δ là góc cắt; μ là góc ma sát giữa đất-thép (lưỡi cắt). 
Lực cản công tác gạt đất lên cho mỗi lưỡi cắt (Hình 3): 
Trọng lượng của khối đất mà mỗi lưỡi cắt gạt lên đến miệng 
rãnh là: Gđ = (1/2)H.B.lo.γ, N, (γ là trọng lượng riêng của đất chặt 
(N/m3)). Lực cản công tác gạt đất của mỗi lưỡi cắt theo phương 
chuyển động xích đào là: Gđ.sinα (lực nâng đất theo phương xích 
đào) và Gđ.cosα.f (lực ma sát giữa lưỡi cắt và nền đất). 
2.5 Xác định các thông số kỹ thuật của thiết bị công tác
Số lưỡi cắt đồng thời cắt và gạt đất trong gương đào Z0 
(của 1 dãy lưỡi cắt) được tính như sau: ; Z là số nguyên 
thì Z0 = Z + 1, nếu Z không là số nguyên thì Z0 là Z làm tròn lên.
Lực cản công tác theo phương xích đào (của 2 dãy lưỡi cắt):
, N (6)
trong đó: f là hệ số ma sát giữa lưỡi cắt và đất.
Công suất dẫn động quay đĩa xích:
, kW (7)
trong đó: ηx là hiệu suất truyền động xích.
Tốc độ quay của đĩa xích chủ động: 
, v/ph (8)
trong đó: Dc là đường kính đường tròn chia của đĩa xích, m.
Mômen trên trục đĩa xích chủ động:
, N.m (9)
Lực cản theo phương di chuyển (chiếu các lực Pc và Gđ lên phương ngang):
, N (10)
Công suất dẫn động thiết bị công tác theo phương di chuyển: 
, kW (11)
Tổng công suất dẫn động thiết bị công tác: , kW (12)
Chi phí năng lượng riêng: (13)
3. Lựa chọn máy cơ sở 
Trong số các loại máy làm đất có sẵn thì máy đào 1 gầu và máy xúc lật là các loại máy thông dụng 
nhất, dễ kiếm và có hệ thống truyền động phù hợp nhất để có thể lắp thiết bị công tác đào rãnh hẹp. Ngoài 
ra, hệ thống di chuyển máy cơ sở của các loại máy này rất phù hợp với yêu cầu đối với máy đào rãnh hẹp 
(yêu cầu có tốc độ rất chậm) và có thể dùng nguồn dẫn động của xi lanh cần, xi lanh tay cần (hoặc gầu) để 
dẫn động cơ cấu quay xích đào và nâng hạ thiết bị công tác.
Hình 3. Sơ đồ lực tác dụng lên thiết bị
công tác
137TẬP 11 SỐ 407 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
Trên cơ sở tính năng kỹ thuật và sơ đồ dẫn động của máy cơ sở lựa chọn, cần phải tính toán kiểm 
tra theo các điều kiện sau:
Tốc độ di chuyển nhỏ nhất của máy cơ sở: (14) 
Công suất dẫn động cơ cấu di chuyển của máy cơ sở: , kW (15)
Điều kiện bám khi di chuyển: (16)
Công suất nguồn (áp lực và lưu lượng dầu) dẫn động xi lanh cần hoặc xi lanh tay cần/gầu của máy 
cơ sở: 
 (17)
trong đó: là trọng lượng máy cơ sở, N; là trọng lượng bám, N; là hệ số cản di chuyển máy; i là độ 
dốc nền đất; φ là hệ số bám; ηdc là hiệu suất truyền động hệ di chuyển; ηqx là hiệu suất truyền động cơ cấu 
quay xích.
Trong trường hợp các điều kiện nêu trên không thỏa mãn thì cần phải tiến hành hiệu chỉnh/cải tạo 
máy cơ sở hoặc chọn lại.
Để nâng cao năng suất của máy đào rãnh 
hẹp khi đào trên nền đất yếu hơn so với yêu cầu 
ban đầu, ta tận dụng hết công suất của máy cơ sở 
bằng cách tăng tốc độ di chuyển máy khi đào và 
tính toán kiểm tra lại theo các bước đã nêu ở trên: 
, m/s (18) 
Sau khi lựa chọn được máy cơ sở phù 
hợp, tiến hành tính toán thiết kế cơ cấu dẫn động 
xích, vít chuyển đất, hệ thống khung bệ liên kết 
TBCT với máy cơ sở; tính toán kiểm tra các bộ 
phận trên TBCT (xích, khung xích, xi lanh nâng 
hạ TBCT). Sơ đồ khối mô tả phương pháp và 
trình tự tính toán thiết kế máy đào rãnh hẹp cho 
ở Hình 4.
4. Áp dụng thử nghiệm
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa 
học cấp Bộ xây dựng “Nghiên cứu, thiết kế, chế 
tạo thiết bị đào rãnh hẹp phục vụ thi công công 
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị” Mã số RD 70-16, 
nhóm tác giả đã tiến hành xác định các thông số 
của TBCT, lựa chọn máy cơ sở, thiết kế chế tạo 
và vận hành thử nghiệm thành công máy đào rãnh 
hẹp ĐRH-01 với kết quả như sau: 
- Thông số kỹ thuật yêu cầu: Năng suất kỹ 
thuật Q = 11,2 m3/h; Chiều sâu rãnh H = 0,7m; 
Chiều rộng rãnh B = 0,2m; Nền đất cấp III có 
mM = 250 000 N/m
2.
- Thông số kết cấu của thiết bị công tác: 
Xích đào có bước xích 0,0508m; Đĩa xích dẫn có 
12 răng, đường kính vòng tròn chia của đĩa xích 
Dc = 0,196m; Bước lưỡi cắt trên 1 dãy ac = 0,2032m.
- Thông số kỹ thuật của TBCT: Vận tốc di chuyển của máy vm = 0,022 m/s (80m/h); Vận tốc xích 
vx = 2,222 m/s (133,3 m/ph); Lực cản công tác theo phương xích đào X = 1728,71 N; Công suất dẫn động 
quay đĩa xích Nx = 6,98 kW; Tốc độ quay của đĩa xích chủ động nx = 216,65 v/ph; Mô men trên trục đĩa xích 
Hình 4. Phương pháp và trình tự tính toán 
thiết kế máy đào rãnh hẹp
138 TẬP 11 SỐ 407 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
chủ động Mx = 169,41 N.m; Lực cản theo phương di chuyển Pdc = 1532,23 N; Công suất dẫn động thiết bị 
công tác theo phương di chuyển Ndc = 0,03 kW; Tổng công suất dẫn động thiết bị công tác N = 7,01 kW; Chi 
phí năng lượng riêng E = 0,6267 kWh/m3.
- Lựa chọn máy cơ sở: Máy cơ sở là máy xúc lật MS500 của hãng TAIAN Trung Quốc có công suất 
động cơ Nđc = 16 kW, tốc độ di chuyển máy nhỏ nhất vcs
min = 60m/h, kích thước máy (rộng × cao × dài: 1100 
× 1295 × 1760), trọng lượng máy Gm = 12000 N. Kiểm tra máy cơ sở theo các điều kiện (14), (15), (16), (17): 
 (đạt).
- Vận tốc di chuyển máy và năng suất kỹ thuật khi đào trên nền đất yếu hơn so với yêu cầu ban đầu: 
Đất cấp II: vm = 0,029 m/s (104 m/h), Q = 14,55 m
3/h; Đất cấp I: vm = 0,037 m/s (133 m/h), Q = 18,6 m
3/h.
- Kết quả thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm máy đào rãnh hẹp MĐR-01 (Hình 5,6) với tính 
năng kỹ thuật: Kích thước rãnh: chiều sâu H = 0,7 m, chiều rộng rãnh B = 0,2 m; Nền đất cấp III: Q = 11,2 
m3/h; vm = 0,022 m/s (80m/h); Nền đất cấp II: vm = 0,029 m/s (104m/h), Q = 14,55 m
3/h; Đất cấp I: vm = 0,037 
m/s (133 m/h), Q = 18,6 m3/h. Công suất động cơ máy cơ sở Nđc = 16 (kW).
Hình 5. Hình chung máy ĐRH-01 Hình 6. Máy ĐRH-01 đang thi công
5. Kết luận và kiến nghị
Trên cơ sở kiến thức chuyên ngành và các thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực máy làm đất, nhóm 
tác giả đã xây dựng được phương pháp xác định các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị công tác và lựa 
chọn máy cơ sở của các loại máy đào đất có sẵn để tạo ra máy đào rãnh hẹp-một loại máy mới và có nhu 
cầu rất lớn ở Việt Nam.
Kết quả áp dụng thử nghiệm cho thấy hướng nghiên cứu là đúng đắn và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tế.
Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện phương pháp theo hướng tối ưu hóa các thông số của TBCT và 
lựa chọn hợp lý máy cơ sở với chuẩn tối ưu là chi phí năng lượng riêng nhỏ nhất cũng như nghiên cứu triển 
khai cho loại máy đào rãnh hẹp trên nền đất cứng.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Hữu Đỗng, Hoa Văn Ngũ, Lưu Bá Thuận (2004), Máy làm đất, NXB Xây dựng.
2. Lưu Bá Thuận (2005), Tính toán Máy thi công đất, NXB Xây dựng.
3. Phạm Quang Dũng, cs. (2013), “Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài năm 2013 Nghiên cứu, thiết 
kế và chế tạo máy đào cỡ siêu nhỏ có chế độ làm việc liên tục”, Đề tài NCKH cấp thành phố Hà Nội, mã số 
01C-01/06-2013-2.
4. Mellor M. (1976), Mechanics of Cutting and Boring, Publisher: Cold Regions Research and Engineering 
Laboratory (U.S.) Engineer Research and Development Center (U.S.).
5. Ditchwitch (2016), Digging systems parts catalog, U.S.A
6. Зеленин A.H. (1968), OснoвЫ разpyшeнuя гpyнmoв мexaнuчecкuмu cnocoбaмu, Maшинocтpoeниe.

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_cac_thong_so_co_ban_cua_thiet_bi_cong_tac_va_lua_ch.pdf