Vốn chủ sở hữu, sở hữu nhà nước, bán nợ xấu và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bài viết nhằm khảo sát tác động của vốn chủ sở hữu, sở hữu nhà nước và

việc ngân hàng thương mại (NHTM) bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài

sản (VAMC) đến rủi ro tại các NHTM Việt Nam. Bài viết sử dụng dữ liệu

nghiên cứu trong giai đoạn 2005- 2016, bằng phương pháp bình phương

tối thiểu (pool OLS), phương pháp tác động cố định (fixed effect- FE) và

phương pháp tác động ngẫu nhiên (random effect- RE). Kết quả nghiên cứu

đã cho thấy: (1) Vốn chủ sở hữu có tác động tích cực trong việc gia tăng

ổn định và giảm rủi ro ngân hàng. Kết quả chỉ ra tồn tại mối quan hệ chữ

U- mối quan hệ phi tuyến tính giữa vốn chủ sở hữu và rủi ro tại các NHTM

Việt Nam; (2) Sở hữu nhà nước làm giảm ổn định và gia tăng rủi ro tại các

NHTM Việt Nam; (3) Các NHTM bán nợ xấu cho VAMC có tác động tích

cực đến ổn định và làm giảm rủi ro ngân hàng; (4) Tăng trưởng GDP làm

giảm ổn định, gia tăng rủi ro ngân hàng; và lạm phát có tác động tích cực

đến rủi ro ngân hàng.

Từ khóa: Vốn chủ sở hữu, Sở hữu nhà nước, Bán nợ xấu, VAMC, Rủi ro

ngân hàng

pdf 20 trang phuongnguyen 40
Bạn đang xem tài liệu "Vốn chủ sở hữu, sở hữu nhà nước, bán nợ xấu và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vốn chủ sở hữu, sở hữu nhà nước, bán nợ xấu và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Vốn chủ sở hữu, sở hữu nhà nước, bán nợ xấu và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
25
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 215- Tháng 4. 2020
Vốn chủ sở hữu, sở hữu nhà nước, bán nợ xấu và rủi ro 
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Thân Thị Thu Thuỷ
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Võ Thị Danh Thuyên
Kho bạc Nhà nước Long An
Ngày nhận: 22/08/2019 Ngày nhận bản sửa: 09/10/2019 Ngày duyệt đăng: 21/10/2019
Bài viết nhằm khảo sát tác động của vốn chủ sở hữu, sở hữu nhà nước và 
việc ngân hàng thương mại (NHTM) bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài 
sản (VAMC) đến rủi ro tại các NHTM Việt Nam. Bài viết sử dụng dữ liệu 
nghiên cứu trong giai đoạn 2005- 2016, bằng phương pháp bình phương 
tối thiểu (pool OLS), phương pháp tác động cố định (fixed effect- FE) và 
phương pháp tác động ngẫu nhiên (random effect- RE). Kết quả nghiên cứu 
đã cho thấy: (1) Vốn chủ sở hữu có tác động tích cực trong việc gia tăng 
ổn định và giảm rủi ro ngân hàng. Kết quả chỉ ra tồn tại mối quan hệ chữ 
U- mối quan hệ phi tuyến tính giữa vốn chủ sở hữu và rủi ro tại các NHTM 
Việt Nam; (2) Sở hữu nhà nước làm giảm ổn định và gia tăng rủi ro tại các 
NHTM Việt Nam; (3) Các NHTM bán nợ xấu cho VAMC có tác động tích 
cực đến ổn định và làm giảm rủi ro ngân hàng; (4) Tăng trưởng GDP làm 
giảm ổn định, gia tăng rủi ro ngân hàng; và lạm phát có tác động tích cực 
đến rủi ro ngân hàng.
Từ khóa: Vốn chủ sở hữu, Sở hữu nhà nước, Bán nợ xấu, VAMC, Rủi ro 
ngân hàng
Equity, government ownership, selling bad debts and risks of Vietnam’s Commercial Banks 
Abstract: This paper explores the effects of equity, government ownership and the selling bad debts of 
commercial banks to Vietnam Asset Management Company (VAMC) to the risks of Vietnam’s Commercial 
Banks in the period of 2005-2016. Employing pooled OLS, fixed effects and random effects estimations, this 
paper shows several concluding remarks: (1) equity capital positively affects bank stability and diminishes 
bank risks. More specifically, the relation between equity capital and bank risks is non-linear; (2) government 
ownership negatively affects bank stability and increases bank risks; (3) the selling bad debts of commercial 
banks to VAMC positively affects bank stability and diminishes bank risks; (4) GDP growth reduces bank stability 
and increases bank risks while inflation has a positive effects on bank risks.
Keywords: Equity, Government ownership, Selling bad debts, VAMC, Bank risks
Thuy Thi Thu Than, PhD.
Email: thuynh@ueh.edu.vn
University of Economics Ho Chi Minh City
Thuyen Thi Danh Vo, M.Ec.
Email: danhthuyenbk@yahoo.com
State Treasury of Long An
Vốn chủ sở hữu, sở hữu nhà nước, bán nợ xấu và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 215- Tháng 4. 2020
1. Giới thiệu
Vai trò của quy định vốn trong các NHTM 
với sự ra đời của Basel I (1988), Basel II 
(2004) và Basel III (2010) đã và đang là 
chủ đề quan trọng. Để nâng cao chất lượng 
vốn và dần chuẩn hoá vốn theo tiêu chuẩn 
quốc tế, tháng 12/2016, 10 NHTM được 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) 
chọn thí điểm áp dụng quản lý rủi ro theo 
tiêu chuẩn Basel II, đó là Vietcombank, 
BIDV, Vietinbank, VPBank, Sacombank, 
MB, ACB, Techcombank, Maritime Bank 
và VIB. Trước đó, sự ra đời của Nghị định 
141/2006/NĐ-CP của Chính phủ được 
ban hành ngày 22/11/2006 qui định các 
NHTM phải có lộ trình gia tăng vốn điều 
lệ lên 3.000 tỷ đồng vào giai đoạn 2008- 
2010, đã tác động đến việc gia tăng vốn tại 
các NHTM Việt Nam và việc gia tăng này 
tác động đến rủi ro tại các NHTM.
La Porta & ctg (2002) khẳng định, sở 
hữu nhà nước trong các ngân hàng là phổ 
biến và khá lớn trên thế giới, đặc biệt tại 
các quốc gia thu nhập đầu người thấp, 
hệ thống tài chính kém phát triển, sự can 
thiệp của chính phủ và quyền bảo vệ tài 
sản yếu. Thực tế tại Việt Nam, NHTM 
nhà nước luôn chiếm thị phần trọng yếu 
trong hệ thống NHTM. Do vậy nghiên cứu 
tìm hiểu tác động của vốn chủ sở hữu, sở 
hữu nhà nước và việc NHTM bán nợ xấu 
cho VAMC đến rủi ro tại các NHTM Việt 
Nam là rất cần thiết. 
2. Các nghiên cứu thực nghiệm về vốn chủ 
sở hữu, sở hữu nhà nước, xử lý nợ xấu và 
rủi ro tại các ngân hàng thương mại
Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm được 
nghiên cứu ở các bối cảnh khác nhau về 
vốn chủ sở hữu, sở hữu nhà nước, xử lý nợ 
xấu và rủi ro tại các NHTM.
Agusman & ctg (2014) nghiên cứu sự 
can thiệp của Chính phủ vào ngân hàng 
Indonesia giai đoạn 1995- 2003. Các công 
cụ được sử dụng để đo lường rủi ro như 
độ lệch chuẩn của lợi nhuận, tỷ số tài sản 
thanh khoản trên tổng tài sản, tỷ lệ dự 
phòng nợ trên tổng nợ. Còn sự can thiệp 
của Chính phủ được đo lường thông qua 
chương trình tái cấp vốn của Chính phủ, 
và hai biến giả thời gian CAR4 (bằng 1 
trong giai đoạn 1998-2000, bằng 0 nếu 
giai đoạn khác) và BNC4 (bằng 1 trong 
giai đoạn 2001-2003, bằng 0 nếu giai đoạn 
khác) cũng được sử dụng, cùng với các 
biến kiểm soát khác như tổng tài sản và tỷ 
giá hối đoái. Thông qua mô hình tác động 
cố định (fixed effect) và mô hình tác động 
ngẫu nhiên (random effect), nghiên cứu 
này đã đi đến kết luận rằng Chính phủ và 
các chủ sở hữu tăng cường bổ sung vốn 
góp, rủi ro thanh khoản sẽ giảm xuống 
đồng thời khi Chính phủ loại bỏ các khoản 
nợ xấu từ các ngân hàng có vấn đề làm rủi 
ro tín dụng của ngân hàng cũng giảm. 
Ngoài ra, mối quan hệ chữ U được tìm 
thấy trong nghiên cứu của Calem & Rob 
(1999). Nghiên cứu của hai tác giả này chỉ 
ra rằng tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính 
giữa vốn chủ sở hữu và rủi ro ngân hàng. 
Đó là lúc đầu tăng vốn, rủi ro sẽ giảm 
nhưng sau đó nếu tiếp tục tăng vốn, rủi ro 
sẽ tăng.
Xét về mặt tác động của sở hữu nhà nước 
đến rủi ro ngân hàng, nhiều ý kiến trái 
chiều xung quanh vấn đề này. Cornett & 
ctg (2010) chỉ ra rằng việc sở hữu nhà 
nước tại các ngân hàng làm cho rủi ro tại 
các ngân hàng gia tăng, và sự khác biệt 
này càng mạnh hơn trong hệ thống ngân 
hàng mà sự can thiệp của Chính phủ lớn 
hơn. Iannotta & ctg (2013) tìm thấy rủi ro 
vỡ nợ từ các ngân hàng thuộc sở hữu nhà 
THÂN THỊ THU THUỶ - VÕ THỊ DANH THUYÊN
27Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
nước thấp hơn ngân hàng tư nhân, nhưng 
rủi ro hoạt động cao hơn. Sự bảo hộ của 
Chính phủ làm cho rủi ro tại các ngân 
hàng sở hữu bởi nhà nước có rủi ro cao 
hơn bởi các ngân hàng sở hữu nhà nước 
ít thận trọng trong cho vay hơn các ngân 
hàng cổ phần. Tuy nhiên, Bertay & ctg 
(2015) lại chỉ ra, trong suốt chu kỳ kinh 
doanh cũng như giai đoạn bất ổn tài chính 
các NHTM nhà nước vẫn đóng vai trò hữu 
ích trong việc ổn định tín dụng.
Hryckiewicz (2014) nghiên cứu tác động 
của sự can thiệp của Chính phủ đến rủi ro 
ngân hàng bằng việc sử dụng dữ liệu của 
23 cuộc khủng hoảng tài chính tại 23 quốc 
gia. Các biến rủi ro như chỉ số Z-score, 
độ biến động lợi nhuận, tỷ lệ vốn chủ sở 
hữu trên tổng tài sản, còn các biến độc lập 
gồm bảo lãnh toàn phần, dự phòng thanh 
khoản, sáp nhập dưới sự hỗ trợ của Chính 
phủ, quốc hữu hóa ngân hàng và công ty 
quản lý tài sản cùng với một bộ biến kiểm 
soát. Thông qua phương pháp ước lượng 
bình phương nhỏ nhất (OLS), tác giả này 
đã tìm thấy rằng sự can thiệp của Chính 
phủ làm giảm sự ổn định của ngân hàng và 
gia tăng rủi ro cho các tổ chức này. 
3. Giả thuyết nghiên cứu
Để khảo sát tác động của vốn chủ sở hữu, 
sở hữu nhà nước và NHTM bán nợ xấu 
cho VAMC đến rủi ro ngành ngân hàng 
của Việt Nam, tác giả đặt ra giả thuyết 
như sau:
H
1
: Vốn chủ sở hữu tác động đến rủi ro tại 
các NHTM Việt Nam, gồm 02 giả thuyết:
H
1.1
: Vốn chủ sở hữu tác động ngược chiều 
(-) đến rủi ro tại các NHTM Việt Nam.
H
1.2
: Vốn chủ sở hữu có mối quan hệ phi 
tuyến tính với rủi ro tại các NHTM Việt 
Nam.
H
2
: Sở hữu nhà nước tại các ngân hàng có 
tác động thuận chiều (+) đến rủi ro tại các 
NHTM Việt Nam.
H
3
: Các ngân hàng bán nợ xấu cho VAMC 
có tác động ngược chiều (-) đến rủi ro tại 
các NHTM Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào nghiên cứu của Hryckiewicz 
(2014), nghiên cứu sử dụng phương trình 
hồi qui như sau:
Riskit = α0 + α1EQUi, t + α2EQUsqit + 
β
1
StateRit + ϑVAMit + δnXi,t + 
θ
k
Mt + εit (1)
Trong đó:
Biến phụ thuộc:
Risk
i,t
: biến phụ thuộc, đo lường rủi ro. 
Các biến đo lường rủi ro là lnZ, lnZ5, 
sdROE.
Trước tiên, biến Z_score (viết tắt Z) được 
dùng đo lường rủi ro theo cách tiếp cận 
của Hryckiewicz (2014), Dong & ctg 
(2014).
Cách đo lường biến Z như sau:
Z
i,t
 đo lường nghịch đảo xác suất rủi ro vỡ 
nợ của ngân hàng, đo lường sự ổn định 
của ngân hàng, với ROA: tỷ suất sinh lợi 
trên tổng tài sản; EQU: tỷ lệ vốn chủ sở 
hữu trên tổng tài sản; ϬROA : độ lệch 
chuẩn của ROA. Theo cách tiếp cận của 
Uyemura & Deventer (1993), nghiên cứu 
này sử dụng ϬROA để tính toán đo lường 
rủi ro, với độ lệch chuẩn của ROA được 
lấy trung bình trượt 03 năm; it là tính toán 
Vốn chủ sở hữu, sở hữu nhà nước, bán nợ xấu và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
28 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 215- Tháng 4. 2020
cho ngân hàng i ở thời gian t. Chỉ số Z 
càng cao chỉ ra ngân hàng càng ổn định, 
rủi ro càng thấp. Để giảm tính thiên lệch, 
nghiên cứu này được lấy logarit của Z. 
Bên cạnh đó, bài viết cũng sử dụng trung 
bình trượt 05 năm của độ lệch chuẩn ROA 
để tính chỉ số Z5 theo cách tiếp cận của 
García-Kuhnert & ctg (2015). Tương tự, 
Z5 cũng được lấy logarit để giảm tính 
thiên lệch.
Ngoài ra, Uyemura & Deventer (1993) 
cũng sử dụng độ lệch chuẩn của tỷ suất 
sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (sdROE) để 
đo lường rủi ro. Chỉ số này càng cao, rủi 
ro càng lớn. Chỉ số này được đo lường là 
trung bình trượt 03 năm của tỷ suất sinh 
lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Các biến độc lập vốn chủ sở hữu, sở hữu 
nhà nước, bán nợ xấu cho VAMC:
Để khảo sát mối quan hệ giữa vốn chủ 
sở hữu, sở hữu nhà nước, bán nợ xấu cho 
VAMC và rủi ro ngân hàng, ba biến đo 
lường được sử dụng gồm tỷ lệ vốn chủ sở 
hữu trên tổng tài sản (EQU), tỷ lệ sở hữu 
nhà nước tại NHTM (StateR), bán nợ xấu 
cho VAMC (VAM). Mặt khác, để khảo 
sát tác động phi tuyến tính của vốn chủ sở 
hữu đến rủi ro, biến EQUsq được sử dụng.
- EQU: chỉ số vốn chủ sở hữu trên tổng 
tài sản là chỉ số được sử dụng rộng rãi khi 
khảo sát tác động của vốn chủ sở hữu đến 
rủi ro (García-Kuhnert & ctg, 2015). Chỉ 
số này càng cao rủi ro ngân hàng giảm. 
Nghiên cứu kỳ vọng vốn chủ sở hữu có 
mối quan hệ ngược chiều với rủi ro. Dấu 
kỳ vọng của biến EQU là “-”.
- EQUsq: Theo Calem & Rob (1999) vốn 
chủ sở hữu có mối quan hệ chữ U với 
rủi ro ngân hàng. Do đó, để khảo sát mối 
quan hệ này trong bối cảnh các NHTM 
Việt Nam, tác giả sử dụng biến EQU bình 
phương (EQUsq) với dấu kỳ vọng của 
biến EQUsq trong mối quan hệ với rủi ro 
trong nghiên cứu này là “-; +”.
- StateR: tiếp cận theo Dong & ctg (2014), 
tác giả sử dụng tỷ lệ kiểm soát của chính 
phủ trong ngân hàng. Kế thừa nghiên cứu 
của Cornett & ctg (2010), nghiên cứu kỳ 
vọng tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao, rủi 
ro càng cao. Dấu kỳ vọng của biến StateR 
trong mối quan hệ với rủi ro trong nghiên 
cứu này là “+”.
- VAM: Các NHTM bán nợ xấu cho 
VAMC được đo lường bởi biến VAM. Theo 
Hryckiewicz (2014), VAM= 1 nếu ngân 
hàng bán nợ xấu cho VAMC, VAM= 0 
nếu khác. Nghiên cứu kỳ vọng việc bán nợ 
xấu cho VAMC sẽ làm giảm rủi ro cho các 
NHTM Việt Nam. Dấu kỳ vọng của biến 
VAM trong mối quan hệ với rủi ro là “-”.
Các biến đo lường đặc thù ngân hàng 
(các biến X): Các biến X gồm 3 biến sau:
- lnTS: tổng tài sản thường được dùng để 
đo lường tính kinh tế theo quy mô, được 
nhiều nghiên cứu sử dụng làm kiểm soát 
khi khảo sát rủi ro ngân hàng (Dong & 
ctg, 2014; Hryckiewicz, 2014). Để giảm 
tính thiên lệch, tổng tài sản được lấy 
logarit. Nghiên cứu kỳ vọng tổng tài sản 
tăng sẽ làm giảm rủi ro ngân hàng. Dấu kỳ 
vọng của biến lnTS là “-”.
- CRD: là tổng cho vay khách hàng trên 
tổng tài sản để đo lường hoạt động ngân 
hàng. Theo Hryckiewicz (2014), hoạt 
động cho vay có thể làm gia tăng rủi ro 
ngân hàng, vì vậy, dấu kỳ vọng của biến 
CRD là “+”. 
THÂN THỊ THU THUỶ - VÕ THỊ DANH THUYÊN
29Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
- Listdum: Theo Dong & ctg (2014), việc 
niêm yết sẽ làm cho các ngân hàng hoạt 
động minh bạch hơn, từ đó giảm thiểu rủi 
ro cho các ngân hàng. Do đó, biến ngân 
hàng niêm yết (Listdum) được sử dụng. 
Listdum bằng 1 nếu NHTM niêm yết, 
bằng 0 nếu khác. Kỳ vọng biến Listdum sẽ 
làm giảm rủi ro cho các NHTM Việt Nam. 
Dấu kỳ vọng của biến Listdum là “-”.
Các biến môi trường (các biến M): 
Các biến M gồm có GDPGr và LP. Lý 
do đưa các biến môi trường vào mô hình 
nghiên cứu là tại Việt Nam, tăng trưởng 
kinh tế và lạm phát có tác động khá mạnh 
mẽ đến nền kinh tế cũng như đến hoạt 
động của các NHTM Việt Nam. Chẳng 
hạn vào giai đoạn 2008- 2011, lạm phát rất 
cao làm cho hệ thống tín dụng, bất động 
sản đóng băng, vấn đề trả nợ cho các ngân 
hàng rất khó khăn, gia tăng tiền mặt và rủi 
ro cho các ngân hàng. 
- GDPGr: Biến tăng trưởng tổng sản phẩm 
quốc nội (GDP) được sử dụng trong nhiều 
nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian qua 
khi khảo sát rủi ro ngân hàng (Dong & ctg, 
2014, Hryckiewicz, 2014). Quá trình tăng 
trưởng kinh tế cũng ảnh hưởng sâu sắc tới 
sự phát triển hệ thống tài chính Việt Nam 
khi tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực 
đến tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư, khiến tổng 
lượng tiền gửi gia tăng đáng kể. Khi nền 
kinh tế tăng trưởng tốt, mọi hoạt động sản 
xuất kinh doanh được thúc đẩy, các doanh 
nghiệp làm ăn thuận lợi, khả năng trả nợ 
vay ngân hàng được đảm bảo, nhờ đó mà 
nợ xấu giảm. Nghiên cứu kỳ vọng rằng khi 
nền kinh tế tăng trưởng càng cao, rủi ro của 
các ngân hàng càng thấp. Dấu kỳ vọng của 
biến GDPGr là “-”.
- LP: Ngoài những nhân tố trên, lạm phát 
là nhân tố được hầu hết các nghiên cứu 
quan tâm khi nghiên cứu tác động đến rủi 
ro ngân hàng (Hryckiewicz, 2014). Bài 
nghiên cứu này cũng sử dụng biến này với 
kỳ vọng khi lạm phát càng tăng, các ngân 
hàng hoạt động càng rủi ro. Dấu kỳ vọng 
của biến LP là “+”.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để ước lượng mô hình (1) theo cách tiếp 
cận của Hryckiewicz (2014), bài nghiên 
cứu sử dụng phương pháp bình phương 
tối thiểu (pool OLS). Ngoài ra, phương 
pháp tác động cố định (fixed effect- FE) 
và phương pháp tác động ngẫu nhiên 
(random effect- RE) được sử dụng để kiểm 
tra độ vững của kết quả nghiên cứu.
4.3. Dữ liệu nghiên cứu
- Mẫu nghiên cứu: Vì số lượng NHTM 
Việt Nam không nhiều nên nhóm tác giả 
đã thu thập hết dữ liệu của 35 NHTM. 
Dữ liệu được thu thập thủ công, sau đó 
tiến hành loại bỏ các biến không có đầy 
đủ thông tin cần thiết để tính toán các 
biến trong mô hình. Điều kiện để một 
ngân hàng được lựa chọn nghiên cứu là 
có 05 quan sát trở lên. Dữ liệu còn lại 
sau khi được làm sạch là 26 NHTM Việt 
Nam gồm có 041 NHTM Nhà nước và 22 
NHTM cổ phần.
- Nguồn dữ liệu nghiên cứu: Dữ liệu 
nghiên cứu được thu t ...  chủ sở hữu sẽ làm giảm 
rủi ro và giúp giảm nguy cơ khó khăn tài 
chính của ngân hàng. Một mức vốn chủ 
sở hữu đủ lớn thể hiện nội lực ngân hàng 
mạnh khi có biến cố xảy ra nhờ khả năng 
hấp thụ những khoản thua lỗ lớn phát sinh 
không dự tính trước được, sẽ giúp tránh 
được những vụ phá sản ngân hàng.
Như vậy, việc gia tăng vốn điều lệ của các 
NHTMCP theo Nghị định 141/2006/NĐ-
CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 
10/2011/NĐ-CP) đã phát huy tác dụng 
nhằm hấp thụ các tổn thất cũng như giảm 
thiểu rủi ro đạo đức cho ngành ngân hàng.
Biến bình phương tỷ lệ vốn chủ sở hữu 
trên tổng tài sản (EQUsq): Tồn tại mối 
quan hệ phi tuyến tính- chữ U giữa vốn chủ 
sở hữu và rủi ro tại các NHTM Việt Nam. 
Giả thuyết tiếp theo được đặt ra liên quan 
đến vốn chủ sở hữu là H
1.2
: Vốn chủ sở 
hữu có mối quan hệ phi tuyến tính với rủi 
ro tại các NHTM Việt Nam.
Kết quả chỉ ra tồn tại mối quan hệ chữ U- 
mối quan hệ phi tuyến tính giữa vốn chủ 
sở hữu và rủi ro tại các NHTM Việt Nam. 
Nghĩa là ban đầu tăng vốn chủ sở hữu thì 
rủi ro sẽ giảm, tuy nhiên sau đó nếu tiếp 
tục tăng vốn chủ sở hữu, rủi ro sẽ gia tăng. 
Điều này phù hợp với giả thuyết H
1.2
 cũng 
như phát hiện của Calem và Rob (1999) 
về mối quan hệ này. 
Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 
22/11/2006 yêu cầu các NHTMCP phải 
gia tăng vốn pháp định từ 1.000 tỷ đồng 
lên 3.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2008- 
2010 và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị 
định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 
gia hạn thời gian tăng vốn đến chậm nhất 
vào ngày 31/12/2011. Và phải đến cuối 
năm 2012, tất cả các NHTMCP Việt Nam 
mới hoàn tất tăng vốn theo nghị định này. 
Lợi ích của việc gia tăng vốn này đã được 
minh chứng: Việc gia tăng vốn điều lệ đã 
giúp các NHTM giảm rủi ro, tuy nhiên, 
việc gia tăng vốn này chỉ phát huy mặt có 
lợi là vốn chủ sở hữu thực thông qua huy 
động vốn trên thị trường chứng khoán; 
góp vốn từ cổ đông chiến lược, cổ đông 
có tổ chức, các đối tác nước ngoài, chứ 
không phải dưới sức ép sáp nhập phải tăng 
vốn chủ sở hữu bằng mọi cách, kể cả từ 
các nguồn không hợp lệ. Điều này sẽ dẫn 
đến ban đầu tăng vốn chủ sở hữu, rủi ro sẽ 
giảm; tuy nhiên sau đó nếu tiếp tục tăng, 
rủi ro sẽ gia tăng. Khi vốn chủ sở hữu tăng 
thì các ngân hàng có xu hướng chấp nhận 
rủi ro cao hơn nhằm tìm kiếm lợi nhuận 
nhiều hơn.Việc tăng vốn sở hữu quá 
nhanh cũng đã gia tăng áp lực trong việc 
chi trả cổ tức cho các cổ đông, do đó các 
ngân hàng để ổn định thu nhập buộc phải 
tăng trưởng tín dụng nhằm tăng trưởng 
tổng tài sản. Khi trình độ quản lý của các 
ngân hàng không theo kịp tốc độ tăng tổng 
tài sản sẽ dẫn đến chất lượng tín dụng 
kém, từ đó gia tăng rủi ro cho các ngân 
hàng. Kết quả này ủng hộ việc Chính phủ 
Vốn chủ sở hữu, sở hữu nhà nước, bán nợ xấu và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
42 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 215- Tháng 4. 2020
quyết liệt giảm thiểu sở hữu chéo trong 
hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, 
nhóm tác giả cũng khuyến nghị nhà hoạch 
định chính sách có những quyết sách quan 
trọng hơn để việc gia tăng vốn cả số lượng 
lẫn chất lượng mang đầy đủ ý nghĩa vốn 
có của vốn chủ sở hữu ngoài vấn đề giảm 
thiểu sở hữu chéo nhằm mục tiêu cốt lõi là 
hấp thụ các tổn thất cũng như giảm thiểu 
rủi ro đạo đức cho ngành ngân hàng. 
Biến sở hữu nhà nước (State): Sở hữu 
nhà nước làm giảm ổn định và gia tăng rủi 
ro cho các ngân hàng. 
Mục tiêu nghiên cứu tiếp theo là xác định tác 
động của sở hữu nhà nước đến rủi ro ngân 
hàng tại các NHTM Việt Nam, và câu hỏi 
gắn với giả thuyết đặt ra là H
2
: Sở hữu nhà 
nước tại các NHTM có tác động thuận chiều 
(+) đến rủi ro tại các NHTM Việt Nam.
Kết quả kiểm định giả thuyết này là sở 
hữu nhà nước làm giảm ổn định và gia 
tăng rủi ro tại các NHTM Việt Nam. 
Kết quả này phù hợp với Cornett và ctg 
(2010), Iannotta và ctg (2013) và cũng phù 
hợp với giả thuyết H
2
.
Tại Việt Nam, những NHTM có tỷ lệ sở 
hữu Nhà nước như Agribank, Vietinbank, 
Vietcombank và BIDV thì ngoài hoạt 
động kinh doanh của một NHTM, các 
ngân hàng này còn có vai trò chi phối, 
dẫn dắt thị trường và là lực lượng chủ đạo 
của hệ thống NHTM Việt Nam. Trong 
quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng 
giai đoạn 2011- 2015, Vietcombank được 
NHNN chỉ định điều hành và tái cấu trúc 
NHTMCP Xây dựng; Vietinbank được chỉ 
định quản trị và điều hành NHTMCP Đại 
Dương và NHTMCP Dầu khí toàn cầu; 
NHNN chỉ định BIDV đảm nhiệm một số 
vị trí lãnh đạo chủ chốt để quản trị, điều 
hành và kiểm soát NHTMCP Đông Á. 
Tuy nhiên, những ngân hàng lớn thường 
tham gia vào nhiều hoạt động có rủi ro 
cao như cho vay các dự án đầu tư lớn 
với thời gian thu hồi vốn dài, đầu tư vào 
những tài sản tài chính có rủi ro cao, 
nhằm mang lại lợi nhuận cao. Và cho đến 
hiện nay thì NHTM Nhà nước là người 
cho vay lớn nhất đối với các doanh nghiệp 
Nhà nước, mặc dù nhiều dự án kém hiệu 
quả và một số doanh nghiệp Nhà nước 
hoạt động yếu kém. Đây là áp lực lớn 
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và rủi 
ro cho các NHTM Nhà nước. “Theo các 
chuyên gia kinh tế thì nợ xấu tập trung chủ 
yếu vào lĩnh vực bất động sản và chứng 
khoán, trong đó, nợ xấu tại khu vực doanh 
nghiệp Nhà nước rất lớn. Số liệu của một 
số nhà nghiên cứu cho thấy khu vực doanh 
nghiệp Nhà nước hiện đóng góp vào 70% 
nợ xấu của toàn hệ thống, trong đó các tập 
đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số 
nợ xấu” (Hoàng Xuân Hoà & cs, 2013).
Hiện nay, một số NHTM Việt Nam có 
tỷ lệ sở hữu Nhà nước rất cao. Điều này 
đồng nghĩa với các thành phần sở hữu 
khác không thể hoặc tham gia sở hữu với 
tỷ lệ rất thấp. Việc duy trì tỷ lệ sở hữu nhà 
nước quá cao tại các NHTM vô hình là 
bước cản trở hiệu quả hoạt động của các 
ngân hàng này. Do đó, trong thời gian tới 
cần phải chú trọng đến việc giảm tỷ lệ sở 
hữu Nhà nước tại các NHTM.
Biến NHTM bán nợ xấu cho VAMC: 
Các NHTM bán nợ xấu cho VAMC có tác 
động tích cực đến ổn định và làm giảm rủi 
ro ngân hàng. 
Mục tiêu nghiên cứu thứ ba là xác định 
tác động của việc các NHTM bán nợ xấu 
cho VAMC đến rủi ro tại các NHTM Việt 
Nam. Theo đó, câu hỏi nghiên cứu cùng giả 
thuyết đặt ra là H
3
: Các ngân hàng bán nợ 
xấu cho VAMC có tác động ngược chiều 
(-) đến rủi ro tại các NHTM Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy 
các NHTM bán nợ xấu thông qua VAMC 
THÂN THỊ THU THUỶ - VÕ THỊ DANH THUYÊN
43Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
có tác động tích cực đến ổn định và làm 
giảm rủi ro ngân hàng. Kết quả này phù 
hợp với kết luận của Agusman và ctg 
(2014) và phù hợp với với giả thuyết H
3.
Do đó, Chính phủ cần phải có những 
chính sách kịp thời và khả thi để VAMC 
phát huy hơn nữa trong việc làm lành 
mạnh tài chính cho các NHTM Việt Nam, 
như đã kiên quyết thực thi tăng vốn điều lệ 
của VAMC từ 500 tỷ đồng (NĐ 53/2013/
NĐ-CP) lên 2.000 tỷ đồng (NĐ 34/2015/
NĐ-CP), 5.000 tỷ đồng giai đoạn 2017- 
2018, và sẽ được tăng lên gấp đôi, lên 
10.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2019- 2020 
theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 
19/7/2017 để bổ sung nguồn vốn mua nợ 
xấu theo giá trị thị trường.
Biến tăng trưởng GDP (GDPGr): Tăng 
trưởng GDP làm giảm ổn định và gia tăng 
rủi ro ngân hàng. Kết quả này trái với kỳ 
vọng. Điều này có thể lý giải thông qua 
việc khi nền kinh tế tăng trưởng cao, nhu 
cầu vốn của nền kinh tế gia tăng, các ngân 
Tài liệu tham khảo
1. AGUSMAN, A., CULLEN, G. S., GASBARRO, D., MONROE, G. S. & ZUMWALT, J. K. 2014. Government intervention, 
bank ownership and risk-taking during the Indonesian financial crisis. Pacific-Basin Finance Journal, 30, 114–131.
2. Báo cáo thường niên giai đoạn 2005- 2016 của ABB, ACB, AGR, BID, CTG, EAB, EIB, HDB, KLB, MBB, MSB, NAB, 
NCB, OCB, PGB, SCB, SGB, SHB, STB, TCB, TPB, VAB, VCB, VCP, VIB 
3. Bertay A.C., Demirgüç-Kunt A. & Huizinga H. 2015. Bank ownership and credit over the business cycle: Is lending by 
state banks less procyclical? Journal of Banking & Finance, 50, 326-339.
4. Calem P. & Rob R. 1999. The impact of capital-based regulation on bank risk-taking. Journal of Financial 
Intermediation, 8, 317-352.
5. Chính phủ, 2006, Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 phê duyệt Về ban hành Danh mục mức vốn pháp định 
của các tổ chức tín dụng.
6. Chính phủ, 2011, Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 
141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.
7. Chính phủ, 2013, Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý 
tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
8. Chính phủ, 2015, Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/
NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín 
dụng Việt Nam.
9. Cornett M.M., Guo L., Khaksari S. & Tehranian H. 2010. The impact of state ownership on performance differences in 
privately-owned versus state-owned banks: An international comparison. Journal of Financial Intermediation, 19, 74-94.
10. DONG, Y., MENG, C., FIRTH, M. & HOU, W. 2014. Ownership structure and risk-taking: Comparative evidence from 
private and state-controlled banks in China. International Review of Financial Analysis, 36, 120-130.
11. GARCÍA-KUHNERT, Y., MARCHICA, M.-T. & MURA, R. 2015. Shareholder diversification and bank risk-taking. 
Journal of Finanancial Intermediation.
12. Hoàng Xuân Hoà & cs (2013), Nợ xấu của các tổ chức tín dụng và các giải pháp chiến lược. Tạp chí Cộng sản, năm 
2013
13. HRYCKIEWICZ, A. 2014. What do we know about the impact of government interventions in the banking sector? An 
assessment of various bailout programs on bank behavior. Journal of Banking & Finance, 46, 246-265.
14. Iannotta G., Nocera G. & Sironi A. 2013. The impact of government ownership on bank risk. Journal of Financial 
Intermediation, 22, 152–176.
15. LA PORTA, R., LOPEZ‐DE‐SILANES, F. & SHLEIFER, A. 2002. Government ownership of banks. The Journal of 
Finance, 57, 265-301.
16. Ngân hàng Thế giới, truy cập: https://data.worldbank.org
17. Thủ tướng Chính phủ, 2012, Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức 
tín dụng giai đoạn 2011-2015.
18. Thủ tướng Chính phủ, 2013, Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 về việc Phê duyệt Đề án Xử lý nợ xấu của hệ 
thống các tổ chức tín dụng và Đề án Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
19. Thủ tướng Chính phủ, 2017, Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ 
chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
20. UYEMURA, D. G. & DEVENTER, D. R. V. 1993. Risk management in banking, New York, Irwin.
xem tiếp trang 13
VÕ XUÂN VINH - MAI XUÂN ĐỨC
13Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
31. Kim, K.A. & Rhee, S.G. (2000), ‘A note on shareholder oversight and the regulatory environment: the Japanese banking 
experience’.
32. Kiruri, R.M. (2013), ‘The effects of ownership structure on bank profitability in Kenya’, European Journal of 
Management Sciences Economics Letters, 1(2), 116-127.
33. La Porta, R., Lopez‐de‐Silanes, F. & Shleifer, A. (1999), ‘Corporate ownership around the world’, The journal of 
finance, 54(2), 471-517.
34. Laeven, L. (2002), ‘Bank risk and deposit insurance’, the world bank economic review, 16(1), 109-137.
35. Laeven, L. & Levine, R. (2009), ‘Bank governance, regulation and risk taking’, Journal of financial economics, 93(2), 
259-275.
36. Mandaci, P. & Gumus, G. (2010), ‘Ownership concentration, managerial ownership and firm performance: Evidence 
from Turkey’, South East European Journal of Economics and Business, 5(1), 57-66.
37. Martinez Peria, M.S. & Schmukler, S.L. (2001), ‘Do depositors punish banks for bad behavior? Market discipline, 
deposit insurance, and banking crises’, The journal of finance, 56(3), 1029-1051.
38. Meslier, C., Morgan, D.P., Samolyk, K. & Tarazi, A. (2016), ‘The benefits and costs of geographic diversification in 
banking’, Journal of International Money and Finance, 69, 287-317.
39. Nier, E. & Baumann, U. (2006), ‘Market discipline, disclosure and moral hazard in banking’, Journal of Financial 
Intermediation, 15(3), 332-361.
40. Pedersen, T. & Thomsen, S. (1999), ‘Economic and systemic explanations of ownership concentration among Europe’s 
largest companies’, International Journal of the Economics of Business, 6(3), 367-381.
41. Saunders, A., Strock, E. & Travlos, N.G. (1990), ‘Ownership structure, deregulation, and bank risk taking’, the Journal 
of Finance, 45(2), 643-654.
42. Shehzad, C.T., de Haan, J. & Scholtens, B. (2010), ‘The impact of bank ownership concentration on impaired loans and 
capital adequacy’, Journal of Banking Finance, 34(2), 399-408.
43. Shleifer, A. & Vishny, R. (1997), ‘A Survey Of Corporate Governance’, Journal Of Finance, 52(2), 737-783.
44. Shleifer, A. & Vishny, R.W. (1986), ‘Large shareholders and corporate control’, Journal of political economy, 94(3, Part 
1), 461-488.
45. Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức (2017), ‘Sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt 
Nam’, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 33(3), 1-11.
46. Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai (2015), ‘Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại 
Việt Nam’, Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(8), 54-70.
47. Wen, Y. & Jia, J. (2010), ‘Institutional ownership, managerial ownership and dividend policy in bank holding 
companies’, International Review of Accounting, Banking Finance, 2(1), 8-21.
mở rộng bao phủ BHXHTN nói riêng 
và BHXH nói chung. Cần đặc biệt nhấn 
mạnh vai trò của các yếu tố (như thiết kế 
các chế độ hưởng BHXHTN, mức đóng- 
mức hưởng, các chế độ hỗ trợ tài chính và 
phi tài chính, thủ tục và quá trình đăng ký 
tham gia, đóng, hưởng BHXH, mở rộng 
BHXHTN với người lao động di cư quốc 
tế) là những vấn đề quan trọng quyết định 
sự thành công của mục tiêu mở rộng sự 
bao phủ BHXHTN mà Việt Nam có thể 
tiếp thu từ kinh nghiệm quốc tế. ■
tiếp theo trang 55
hàng dễ rơi vào tình trạng nới lỏng các điều 
kiện tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn cho 
tiếp theo trang 43
nền kinh tế, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn gia tăng.
Biến Lạm phát (LP): Lạm phát có tác 
động thuận chiều đến rủi ro ngân hàng. 
Tức là lạm phát tăng, rủi ro các ngân hàng 
cũng gia tăng. Bởi ảnh hưởng của khủng 
hoảng năm 2008, lạm phát của nền kinh tế 
Việt Nam năm 2008 là 23,1%, năm 2011 
là 18,68%. Vào những thời điểm này, hệ 
thống NHTM gặp rất nhiều khó khăn khi 
thị trường bất động sản đóng băng, hoạt 
động sản xuất kinh doanh của các doanh 
nghiệp không thuận lợi, nhiều khó khăn 
dẫn đến khả năng kiệt quệ trong việc trả 
nợ ngân hàng... làm cho rủi ro hệ thống 
NHTM Việt Nam cao, và phải đối phó với 
khó khăn bằng nhiều cách như: cắt giảm 
quy mô, giảm nhân sự, siết chặt tín dụng. 

File đính kèm:

  • pdfvon_chu_so_huu_so_huu_nha_nuoc_ban_no_xau_va_rui_ro_tai_cac.pdf